Sản xuất giống cá Lăng nha pdf

4 596 4
Sản xuất giống cá Lăng nha pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sản xuất giống Lăng nha Nguồn: Ngô Văn Ngọc - Ðại học Nông Lâm TP. HCM Cũng như lăng vàng (Mystus nemurus Valenciennes, 1839), lăng hầm (Mystus filamentus Chang và Faux, 1949), lăng nha (Mystus wyckioides Chang và Faux, 1949) sống và phát triển trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ nhẹ ở miền Ðông Nam bộ và Ðồng bằng sông Cửu Long. Theo FAO (1996) lăng nha thường hiện diện trong những con sông thuộc lưu vực sông Mekong và Salween; đôi khi chúng được tìm thấy ở vùng biển hồ (Tole Sap) và vùng hạ lưu sông Mekong. Ðây là loài có kích thước cơ thể lớn hơn nhiều so với lăng vàng và lăng hầm. Ngoài tự nhiên, trưởng thành thường có kích thước khoảng 50cm, đôi khi bắt gặp những con dài đến 70cm (FAO, 1996). Theo kết quả điều tra của chúng tôi (2002), trong lòng hồ Trị An (Ðồng Nai) thỉnh thoảng ngư dân bắt được những con có trọng lượng trên 10kg (hình 1). Cuối tháng 04/2005, một ngư dân đã bắt được một cái nặng 18kg trong lòng hồ Trị An. Hiện nay, nguồn cá lăng nha giống và thương phẩm chủ yếu thu ngoài tự nhiên (lòng hồ Trị An) nhưng sản lượng ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng cho nghề nuôi loài này. Trước hiện trạng đó, việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo lăng nha là một vấn đề cấp thiết, nhằm góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, đa dạng hóa đối tượng nuôi và bảo vệ loài này trong tự nhiên. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Gieo tinh nhân tạo lăng nha Kết quả nuôi vỗ cho thấy, lăng nha bố mẹ nuôi vỗ trong ao đất có diện tích lớn (1.200 m 2 ) đạt tỷ lệ thành thục và độ thành thục tốt hơn khi nuôi trong ao đất có diện tích nhỏ hơn (300m 2 ). Mặc dù mật độ nuôi vỗ như nhau (0,5kg/m 2 ) và chế độ cho ăn giống nhau nhưng tỷ lệ thành thục (TLTT) và hệ số thành thục (HSTT) của nuôi trong ao 1.200m 2 cao hơn nhiều so với nuôi trong ao 300m 2 (TLTT trung bình của ở ao 1.200m 2 là 8,5% so với 3,6% ở ao 300m 2 ). Kết quả thu được cho thấy không như lăng vàng (Mystus nemurus) thành thục tốt ở ao từ 300m 2 trở lên (Ngô Văn Ngọc, 2003), lăng nha phát dục và đạt HSTT cao khi chúng được nuôi trong những ao lớn. Hình 2: lăng nha đực cái Hình 1: lăng nha bố mẹ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Hình 3: Thăm trứng lăng nha So với lăng vàng thì HSTT của lăng nha thấp hơn nhiều (3,6-8,5% so với 20,8-25%) nhưng đường kính trứng lăng nha lớn đường kính trứng lăng vàng rất nhiều (1,9-2,1mm so với 1-1,1mm (Ngô Văn Ngọc, 2003)). Sự khác biệt về những chỉ tiêu kỹ thuật trên dẫn đến kết quả là sức sinh sản thực tế của lăng nha rất thấp so với lăng vàng (8.240-12.500 trứng/kg so với 150.000-170.000 trứng/kg (Ngô Văn Ngọc 2003)) Bảng 1: Kết quả gieo tinh nhân tạo lăng nha (nhiệt độ: 29 - 32 o C) Kết quả nghiên cứu cho thấy HCG và LH-RHa hoàn toàn có tác dụng kích thích sự rụng trứng của lăng nha ở một liều lượng thích hợp. Sự khác biệt về thời gian hiệu ứng giữa HCG và LH-RHa đối với lăng nha không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,01), dao động từ 10-13 giờ tính từ lúc tiêm liều quyết định (bảng 1). Như vậy, so với lăng vàng thì thời gian hiệu ứng của lăng nha đối với hai loại CKTSS này dài hơn gấp đối (thời gian hiệu ứng của lăng vàng tính từ lúc tiêm quyết định 4,5-5 giờ (Ngô Văn Ngọc, 2003). Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thụ tinh của ở các NT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng buồng tinh và mức độ hút nước vào xoang bụng của cái trong quá trình rụng trứng chứ không phụ thuộc vào loại CKTSS. Thật vậy, không như các loài khác (kể cả lăng vàng M. nemurus và lăng hầm M. filamentus), trong quá trình rụng trứng, cá lăng nha cái có đặc tính hút nước từ môi trường ngoài vào trong xoang bụng của chúng ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo từng thể. Những cái có mức độ hút nước thấp trong quá trình rụng trứng sẽ cho tỷ lệ thụ tinh rất cao (87,8%) và ngược lại. Qua 8 lần kích thích sinh sản, tỷ lệ thụ tinh dao động rất lớn - thấp nhất 8% và cao nhất 87,8%. Kết quả này càng khẳng định chất lượng buồng tinh và mức độ hút nước của lăng nha cái quyết định đến kết quả gieo tinh. Ương nuôi lăng nha Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Khác với lăng vàng, lăng nha mới nở có kích thước rất lớn và bọc noãn hoàng rất to (cá mới nở có chiều dài 7mm so với lăng vàng mới nở là 4mm. Khi được ba ngày tuổi bắt đầu biết ăn thức ăn ngoài. Vì kích thước cơ thể lớn nên thức ăn ban đầu cho lăng nha thích hợp nhất là Moina. Trong khi đó, thức ăn ban đầu của lăng vàng là Artemia. Bảng 2: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của ở hai NT (bể composite) Kết quả thu được trong 8 lần ương cho từng NT cho thấy chiều dài và trọng lượng bình quân của ương trong giai đặt trong ao đất luôn thấp hơn so với ương trong ao đất trong mỗi lần kiểm tra. Khi phân tích ANOVA chúng tôi đều thu được sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) về chiều dài và trọng lượng của giữa hai NT ở mỗi lần kiểm tra. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ương trong giai (NT I) bao giờ cũng cao hơn khi ương trong ao đất. Như vậy, qua kết quả ương nuôi lăng nha từ giai đoạn hương lên giống cho phép chúng tôi kết luận rằng ương trong ao đất sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh hơn ương trong giai. Tuy nhiên, để tận dụng mặt nước có thể ương cá lăng nha trong giai đặt trong ao nuôi nhưng chất lượng nước của ao nuôi phải đảm bảo độ trong sạch và ít tảo. Hình 4: Ương giai đoạn I Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Hình 5: Ương giai đoạn II KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo lăng nha, chúng tôi rút ra những kết luận như sau: lăng nha hoàn toàn có thể thành thục sinh dục trong ao đất với thức ăn viên và bổ sung tạp tươi sống; HCG và LH-RHa đều có khả năng kích thích sự rụng trứng của ở liều: + HCG: 4.000 IU/kg cái; + LH-RHa: 120  g/kg cái; Sức sinh sản thực tế của lăng nha rất thấp từ 8.240-12.500 trứng/kg cái; Sức sống của bột lăng nha tốt hơn bột lăng vàng; Moina là thức ăn đầu tiên và quan trọng đối với bột lăng nha; Ương lăng nha chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn I: ương trong bể composite với mật độ 6.000 bột/m 3 + Giai đoạn II: ương trong ao đất hoặc trong giai với mật độ 600 con/m 3 . Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . của cá ở liều: + HCG: 4.000 IU/kg cá cái; + LH-RHa: 120  g/kg cá cái; Sức sinh sản thực tế của cá lăng nha rất thấp từ 8.240-12.500 trứng/kg cá cái; Sức sống của cá bột cá lăng nha. Hình 2: Cá lăng nha đực cái Hình 1: Cá lăng nha bố mẹ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Hình 3: Thăm trứng cá lăng nha . trứng cá lăng nha So với cá lăng vàng thì HSTT của cá lăng nha thấp hơn nhiều (3,6-8,5% so với 20,8-25%) nhưng đường kính trứng cá lăng nha lớn đường kính trứng cá lăng vàng rất nhiều (1,9-2,1mm

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan