Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 5 pptx

32 598 1
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp-Phần 5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5.1. KHÁI NIỆM BÀN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5.1.1. Khái niệm Đo đạc là bộ môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong. nền kinh tế quốc dân. Quản lý kinh tế lâm nghiệp cớ kế hoạch không thể thiếu việc khảo sát, điều tra tài nguyên rừng. Kỹ thuật hiện đại của công tác đo đạc và chụp ảnh đảm bảo cung cấp các loại bản đồ địa hình chính xác, phản ánh được các cảnh quan địa lý theo các yếu tố cơ bản của chúng. Bản đồ địa hình ngoài việc phục vụ trực tiếp nhu cầu của nền kinh tế quốc dân còn cung cấp cơ sở để nghiên cứu lãnh thổ về mặt địa chất, thuỷ văn, thổ nhưỡng thực vật và các mặt khác. Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình ta xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau. Những kiến thức toàn diện về sử dụng bản đồ cho phép giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thật có liên quan tới việc tổ chức và phát triển lâm nghiệp. Bản đồ được sử dụng trong công tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế trồng rừng, điều tra nguồn tài nguyên rừng khó tìm thấy những lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nào mà không sử dụng bản đồ ở mức độ này hay mức độ khác. Trong công tác điều tra quy hoạch rừng, bản đồ hiện trạng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên rừng, đồng thời cố:ỷ nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu quy hoạch tổng thể. Theo quan điểm địa lý, khi chú ý chủ yếu đến đặc điểm của thảm thực vật trên lãnh thổ nhất định thì việc nghiên cứu kiểu rừng mang tính khái quát hơn. Vì vậy, việc tính toán tài nguyên rừng, phát hiện quy luật đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt. Để nhận được những thông tin như chuyên đề lâm nghiệp người ta dựa vào bản đồ địa hình có sẵn. Công tác thành lập bản đồ lâm nghiệp có ba nhiệm vụ chủ yếu: Phân chia thảm thực vật thành những khu đồng nhất. Phân loại thảm thực vật. + Vạch ra mối liên hệ lẫn nhau giữa các quần xã đã phân chia, xác định về sự phụ thuộc về phân bố các quần thể xã riêng biệt và mối quan hệ của chúng với nhau. 5.1.2. Bản đồ lâm nghiệp Bên cạnh bản đồ địa hình, trong sản xuất lâm nghiệp còn có những bản đồ phản ánh nội dung, tính chất về rừng gọi là bản đồ chuyên đề lâm nghiệp. Nét khác nhau giữa bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề lâm nghiệp thể hiện ở phương pháp xây dựng ở mức độ diễn tả chi tiết các hiện tượng trong nội dung của bản đồ. Đặc điểm cơ bản của bản đồ địa hình là diễn tả trung thành các hiện tượng trên mặt đất theo một tỷ lệ nhất định. Còn bản đồ chuyên đề lâm nghiệp chỉ diễn tả một hiện tượng, một nội dung của bản đồ địa hình. Tài liệu để xây dựng bản đồ chuyên đề lâm nghiệp được xây dựng dựa vào các số liệu thống kê. Các số liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp biểu diễn các hiện tượng và nhiều mặt khác nhau của công tác xây dựng bản đồ. Mục đích của bản đồ lâm nghiệp đó là phương hướng kinh tế rõ rệt của chúng. Hiện nay người ta phân biệt hai kiểu thành lập bản đồ lâm nghiệp: Điều tra rừng và sự đo vẽ các kiểu rừng, trong đó điều tra rừng phổ biến hơn. Ý nghĩa của việc đo vẽ các kiểu rừng chưa được đánh giá đầy đủ, mặc dù nó đóng vai trò quan trọng để hiểu biết một cách đúng đắn kinh tế rừng, việc kế hoạch hoá các vùng nghỉ mát cho nhân dân lao động và việc đánh giá thẩm mỹ cảnh quan. Sựđo vẽ các kiểu rừng một cách trực tiếp có thể được phân chia thành đo vẽ lộ trình, chọn điểm và đo vẽ lộ trình chi tiết. Để thành lập bản đồ các kiểu rừng, người ta xây dựng lộ trình và trong lộ trình người ta theo dõi sự thay đổi các kiểu rừng và đánh dấu ranh giới của chúng. Những quan sát trên lộ trình được ghi vào nhật ký thực địa. Sau này bằng phương pháp nội suy bản đồ các kiểu rừng được thành lập. Việc phân loại bản đồ một cách đấy đủ, toàn diện và chi tiết theo nội dung của nó. Cho đến nay chưa thể làm được. Thông thường việc phân loại các bản đồ này chỉ hạn chếở mức độ nội dung thể hiện các hiện tượng trên bản đồ và tỷ lệ bản đồ. Bản đồ thực vật bao gồm bản đồ chuyên ngành và bản đồ tổng hợp. Bản đồ tổng hợp phản ánh những quy luật địa lý chung về sự phân bố của thảm thực vật các loại riêng biệt. Bản đồ chuyên ngành được thành lập từ các mục đích thực tế cụ thể. Chủ yếu là mục đích kinh tế. Bản đồ lâm nghiệp nằm trong nhóm bản đồ chuyên ngành. Theo nội dung chia bản đồ lâm nghiệp thành bản đồ lâm nghiệp tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp là bản đồ phản ánh tình hình phân bố tài nguyên rừng và tình hình sản xuất lâm nghiệp trong phạm vi một khu vực (anh, vùng, quốc gia). Bản đồ chuyên đề chỉ phản ánh từng mặt riêng lẻ các hiện tượng hay nội dung của sản xuất lâm nghiệp. Dưới đây là một số bản đồ chuyên đề và nội dung thể hiện của nó. (1) Bản đồ lập địa tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: -Phục vụ công tác quy hoạch, phân chia đất đai trên địa bàn xã, huyện. -Cung cấp tài liệu chuyên môn về mặt đất đai phục vụ cho việc thiết kế trồng rừng trong những năm trước mắt Sơ bộ đề xuất tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp. Nội dung thể hiện: -Định ranh giới các lập địa -Xác định loại đất và tầng dầy tàng đất. -Phân chia cấp hàm lượng nước (độ ẩm). (2) Bản đồ hiện trạng thảm che tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: -Phục vụ công tác quy hoạch tổng thể và thiết kế kinh doanh rừng -Cung cấp tài liệu chuyên môn về vốn rừng, sự phân bố tài nguyên rừng, tình hình dân sinh kinh tế. b. Nội dung thể hiện: Các địa danh, địa vật quan trọng. Các đường đồng mức 5 - 10m. Ranh giới hành chính xã Ranh giới các đơn vị phân chia khoảnh, lô. -Các công trình xây dựng: Cơ quan, xí nghiệp, điểm dân cư, ao hồ, đường xá, sông ngòi -Phân chia các loại đất: Đất thổ cư, vườn, đất trống không có cây, đất trống có cây bụi, cây rải rác -Đất có rừng (phân chia theo cấp rừng) -Rừng trồng. -Lúa nước -Nương rẫy cố định. (3) Bản đồ kinh doanh rừng phân khu tỉ lệ 1:25.000 a. Mục đích: -Phục vụ cho việc tổ chức quản lý kinh doanh ở cấp cơ sở như: Xác định biện pháp kinh doanh rừng, bố trí mạng lưới quản lý, bảo vệ và thiết kế sản xuất hàng năm. b. Nội dung thể hiện: -Địa hình thể hiện bằng đường đồng mức 20 - 25m cho những nơi có bản đồ địa hình gốc lệ 25.000. Ranh giới các loại rừng, các loại đất như bản đồ hiện trạng tài nguyên (4) Bản đồ thiết kế trồng rừng tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích: Phục vụ cho công tác trồng rừng và tính toán giá thành cho mỗi ha rừng trồng Nội dung thể hiện -Yếu tốđịa hình (đường đồng mức 5 - 10m -Sông suối. -Điểm dân cư. - Các công trình xây dựng… -Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu. -Ranh giới xã, hợp tác xã, lâm trường, phân trường -Số hiệu lô (đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải -Kí hiệu trên một lô gồm Số hiệu lô, loài cây/ Diện tích. (5) Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp (bản đồ đại cương khu rừng) tỉ lệ 1:50.000 a. Mục đích: -Dùng cho các lâm trường. -Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể, trong công tác mở mang xây dựng khu rừng. b. Nội dung thể hiện: Ranh giới hành chính xã, huyện. Ranh giới phân khụ, phân khoảnh. -Rừng và đất rừng do lâm trường quốc doanh quản lý, rừng và đất rừng giao cho hợp tác xã. Rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng phục hồi Rừng kinh doanh, đất trồng rừng. -Những công trình hiện có và dự kiến mở mang như đường xá, cầu cống, kho, bãi, bến, xưởng, vườn ươm -Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày -Mầu sắc trên bản đồ dược thể hiện đúng quy định. 5.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP Ô TIÊU CHUẨN, Ô DẠNG BẢN PHỤC VỤĐIỀU TRA RỪNG THU THẬP SỐ LIỆU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 5.2.1. Khái niệm ô tiêu chuẩn (ÔTC) Để điều tra nắm bắt tình hình diễn biến tài nguyên rừng, đặc biệt trong quá trình kinh doanh trồng rừng được hiệu quả. Đo đạc còn phục vụ cho quá trình điều tra lâm sinh học, đa dạng sinh học và điều tra sâu bệnh * Khái niệm ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn là một phần diện tích được rút ra ngẫu nhiên từ tổng thể của lâm phần, có tính đặc trưng (hay đại diện) cao về thực bì, địa hình và đất đai. 5.2.2. Đặc điểm ô tiêu chuẩn -Ô tiêu chuẩn có 2 loại ÔTC cố định và ÔTC tạm thời. -ÔTC có diện tích khác nhau (từ 500 m 2 đến vài nghìn, vài chục nghìn ha), tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Thông thường ÔTC lập ở rừng trồng nhỏ hơn ÔTC lập tại rừng tự nhiên bởi tính đồng nhất của rừng trồng cao hơn rừng tự nhiên. 5.2.3. Phương pháp tập ô tiêu chuẩn Để tiến hành lập ÔTC có các phương pháp sau:  Bước 1: Chuẩn bị: Bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình, dụng cụ, máy móc và vật tư. Bước 2: Sơ thám hiện trường nhằm khảo sát lựa chọn vị trí ÔTC thích hợp Bước 3: Xác định vị trí đặt ÔTC và xác định hình dạng, kích thức ÔTC Bước 4: Tiến hành lập ÔTC: Có hai cách đó là dùng địa bàn và không dùng địa bàn. Bảng địa bàn ta đo góc phương vị của 4 góc ÔTC, mỗi góc hơn kém nhau 90 0 . Lập ÔTC khi không có địa bàn ta ứng dụng định lý Py-ta-go để lập, đo từ góc(điểm A) điểm lập ÔTC đến một điểm B có chiều dài 3 m, cũng từđiểm góc (A) đo đến cạnh khác đến điểm C dài 4 m và dịch chuyển sao cho khoảng cách điểm B và C cách nhau 5 m. Sau đó dùng thẳng hàng từ A qua B đến một điểm D, sao cho khoảng cách từ A đến D bằng chiều dài ÔTC cần lập Tại D ta làm tương tự tại điểm A và cứ thế ta lập được ÔTC không cần địa bàn đểđo góc phương vị.  Bước 5: Đo tính các chỉ tiêu cần đo tính trên ÔTC (như HVN; D1,3; DT) Ngoài ra trong công tác nghiên cứu chúng ta còn bắt gặp một loại ô dạng bản (ÔDB) thường phục vụ nghiên cứu sâu bệnh, nghiên cứu tái sinh rừng, nghiên cứu sinh trưởng cây giống… ÔDB có kích thước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, điều tra. Thông thường điều tra sâu bệnh vườn ươm thì ÔDB được bố trí ở đầu luống, giữa luống và cuối luống có chiều rộng bằng chiều rộng luống, có chiều dài 1 đến 2 m. Đối với nghiên cứu tái sinh rừng thì thông thường ÔDB được bố trí ở 5 điểm trong ÔTC theo đường chéo 4 góc là 4 ÔDB và tâm ÔTC là 01 ÔDB. Để đáp ứng vẽ mặt trắc đồ lâm học người ta thường sử dụng ngay ÔTC được lập tiến hành đo vẽ theo mặt cắt ngang hoặc dọc gọi là trắc đó ngang hay trắc đồ dọc lâm học. 5.3. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG Hiện nay ngành lâm nghiệp đang sử dụng một phương pháp thống nhất để đánh giá nguồn tài nguyên rừng. Phương pháp đang được áp dụng để thực hiện. Chỉ thị 286'ng ngày 2/5/1997 của thủ tướng Chính phủ về việc điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc. Có thể mô tả tóm tắt phương pháp đo như sau: 5.3.1. Các bước tiến hành - Khoanh vẽ ranh giới các lô rừng, đất đai khác nhau lên bản đồ địa hình có tỷ lệ 1:25.000 [...]... n sau: Ti n hành xác a v t lên nh ph i tuân nh t l nh L p ư ng chuy n cho các i m tr m o 5. 5 V B N B NG PHƯƠNG PHÁP TH CÔNG có th xây d ng ư c m t b n òi h i ngư i v b n ph i có m t s d ng cc c n th t và n m ư c nguyên t c s d ng các công c ó Hi u bi t m t s v t li u c n thi t cho v b n 5. 5.1 V t li u v b n 5. 5.1.1 Gi y v Trên th c t có nhi u lo i gi y nhưng trong v b n ta c n s d ng các lo i gi y... n nên dùng d ng này 5. 5.1.3 M c v Có nhi u lo i m c, m i lo i có nhi u m u Lo i m c dùng nhi u nh t trong v b n là m c en, nó có th d ng r n (m c th i c a Trung Qu c) có kh năng b o qu n lâu ư c khi dùng ph i mài r t m t th i gian D ng l ng (thư ng g i là m c can) ư c s n xu t t i này hi n nay ư c s d ng r t r ng rãi trong v b n c, Ti p, Liên Xô d ng m c 5. 5.2 D ng c v b n 5. 5.2.1 Bút chì Trong th... ng cong song song v i nhau có th ch nh ư c l c nét cũng như kho ng cách gi a 2 ư ng 5. 5.2 .5 Bút kim Trên th trư ng hi n nay có r t nhi u lo i bút kim do nhi u nư c s n xu t như c, Ti p, Nh t, Thái Lan và Vi t Nam M t b bút kim bao g m nhi u lo i l c nét khác nhau 0,10 mm- 0,20 mm- 0,30 mm- 0, 35 mm- 0,40 mm 0 ,50 mm- 0 ,50 mm- 0,70 mm- 0,80 mm- 0,90 mm 1,0 mm- 1,2 mm Tuỳ theo yêu c u c a ngư v có th ch... n bút v i l c nét b ng 1/7 chi u cao c a ch 5. 5.2.6 Bút lông Dùng tô màu nư c Yêu c u: Bút lông không bám màu, d r a, lông m m Bút lông cũng có các lo i to nh khác nhau tuỳ vào di n tích c n tô 5. 5.2.7 D ng c khác a Thư c th ng Thư c th ng dùng trong v b n có th bàng nh a c ng, b ng g hay b ng thép Chi u dài c a thư c có th 0 ,50 m- 0,60 m- 0,80 m- 1,0 m- 1 ,5 m Trên thư c có chia mm Công d ng th ng ph... c nét quay theo vòng tròn theo ý ngư i v e Bàn v Bàn v yêu c u ph i ph ng nh n, thư ng b ng gô dán kích thư c tuỳ theo nhưng không nh hơn 50 x 100cm, b n v d c t 15- 300 Ch làm vi c ph i ch khác sáng, tư th ng i tho i mái, trên bàn ch bàn v , các d ng c v 5. 5.3 Trình t công vi c v * Tính toán công vi c v có liên quan nb n v -Kích thư c c a hình v trên gi y -V trí c a hình v trên gi y -Hình d ng kích... và trình bày thông tin dư i các d ng khác nhau, v i các bi n pháp khác nhau Ph n m m ư c phân thành 3 l p: H i u hành, các chương trình ti n ích các chương trình ng d ng c bi t và 5. 6.2.3 Cơ s d li u H thông tin a lý ph i bao g m m t cơ s d li u chưa các thông tin không gian (thông tin a lý) và các thông tin thu c tính liên k t ch t ch v i nhau và ư c t ch c theo m t ý chuyên ngành nh t nh Hình 5 -... t o lưu v c) Các mô hình phân tích ch ng x p, ánh giá thư ng dùng trong quy ho ch lâm nghi p (các Vư n Qu c gia, các khu b o t n ) + Các mô hình và nh ng ng d ng c a GIS i v i lâm nghi p 5. 6.3 Ch c năng c a GIS Nhìn chung m t h thông tin 5. 6.3.1 Nh p và bi n a lý i d li u u có nh ng ch c năng cơ b n sau: a lý ây và quá trình bi n i d li u t d ng b n gi y, t tài li u, văn b n khác nhau thành d ng s có... khoanh ph m vi và ghi chú b ng màu n i nghi p v Các ký hi u v núi á khác không nêu trên ph i v theo quy n ký hi u v b n a hình t l : 1:10.000 và t l 1: 25. 000- T ng c c a chính 19 95 5.4.2.4 Quy nh o v bù av t Nh ng y u t quan tr ng như ư ng, công trình ki n trúc, ranh gi i, th c ph xu t hi n sau th i gian ch p nh c n b sung thêm trên nh i u v bi u th các y u t trên là nh i u v : có th t nh ng a v... -V m c và tô màu s c cho b n -Hoàn thi n b n 5. 4.2 Nh ng quy (làm s ch b n v ) nh riêng c a b n lâm nghi p Quy nh i u v nh ngo i nghi p ã ư c quy nh trong quy n "Quy nh i u v nh ngo i nghi p b n a hình t l 1 ~ 1O~000 thành l p theo phương pháp toàn năng - chuyên ngành Lâm nghi p" do vi n i u tra quy ho ch r ng so n th o năm 1998 ây ch h th ng l i như sau 5. 4.2.1 Xác nh ư ng khoanh di n tích i u v ư... dùng màu k th ng 5. 4.2.2 Tu ch nh nh i u v Phía B c cách mép nh 5 mm ghi phiên hi u m nh cao 5 mm b ng màu en, phía dư i ghi s nh i u v g m s ư ng bay và s t nh Víd : F-48-44-A-c-1 VI-42 Góc ông Nam ngoài ư ng khoanh di n tích di u v ghi ngày, tháng, năm i u v , ngư i ki m tra b ng m c màu en cao 3 mm d c theo ư ng khoanh di n tích ghi s hi u ư ng bay và t nh ti p biên b ng màu lơ 5. 4.2.3 i u v n i . Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5. 1. KHÁI NIỆM BÀN ĐỒ LÂM NGHIỆP 5. 1.1. Khái niệm Đo đạc là bộ môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong. nền kinh tế quốc dân. Quản lý kinh tế lâm nghiệp. quan. S đo vẽ các kiểu rừng một cách trực tiếp có thể được phân chia thành đo vẽ lộ trình, chọn điểm và đo vẽ lộ trình chi tiết. Để thành lập bản đồ các kiểu rừng, người ta xây dựng lộ trình. cây/ Diện tích. (5) Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp (bản đồ đại cương khu rừng) tỉ lệ 1 :50 .000 a. Mục đích: -Dùng cho các lâm trường. -Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể,

Ngày đăng: 19/06/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan