Báo cáo Bao bì gốm sứ

40 1.6K 4
Báo cáo  Bao bì gốm sứ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo Bao bì gốm sứ MỤC LỤC PHẦN I. LƯỢC SỬ VỀ BAO BÌ GỐM SỨ 2 PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2 I. Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm 2 II. Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng 6 1. Quá trình tạo cốt gốm 6 2. Quá trình trang trí hoa văn và phủ men 8 3. Quá trình nung 10 III. Những đặc điểm của đồ gốm Bát Tràng 14 1. Loại hình 14 2. Trang trí 15 3. Các dòng men 16 4. Minh văn 20 PHẦN III. MEN GỐM 21 I. Công thức và nguyên liệu 21 II. Tính chất 22 III. Lớp trung gian 29 IV. Màu sắc 30 V. Phân loại 32 1. Theo thành phần 32 2. Theo cách sản xuất 32 3. Theo nhiệt độ nung 32 4. Theo thẩm mỹ 33 VI. Sản xuất 35 1. Phương pháp cổ điển 35 2. Phương pháp frit 35 PHẦN IV. SỬ DỤNG GỐM SỨ LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM 37

Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ MỤC LỤC LƯỢC SỬ VỀ BAO GỐM SỨ 1 GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2 MEN GỐM 24 SỬ DỤNG GỐM SỨ LÀM BAO THỰC PHẨM 40 LƯỢC SỬ VỀ BAO GỐM SỨ LƯỢC SỬ VỀ BAO GỐM SỨ Vào thời kì đồ đá mới, con người đã biết cách sử dụng đất sét để chế tạo đồ gốm. Chủ yếu đồ gốm trong thời kì này được dùng chứa đựng các loại lương thực, nước uống, rượu… Theo thời gian nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các tộc người phát triển. Nhiều loại hàng hóa như rượu vang, dầu olive… được xuất khẩu chứa đựng trong các bình gốm nung. Gốm sứ đã trở thành bao bao gói thực phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng phát triển nhiều loại bao khác nhau mang nhiều tính chất ưu việt hơn. Bao gốm sứ không còn ứng dụng nhiều trong sản xuất thực phẩm nữa. Ngành đồ gốm đạt đỉnh cao vào thế kỷ 18 – 19 sau đó nhường chỗ cho các loại vật liệu và bao khác. Trang 1 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG I. Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm 1. Vị trí địa lý − Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. − Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. − Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội như hiện nay. 2. Sự hình thành làng gốm − Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. − Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Sự phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. − Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Trong quá trình phát triển, Bát Tràng có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 3. Sự phát triển a. Thế kỷ 15–16 − Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Trang 2 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứGốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Trang 3 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ b. Thế kỷ 16–17 − Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán Châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. − Nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế, đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á và Nhật Bản. − Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu – Mỹ Xá. Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất Đàng Ngoài. Bát Tràng có thuận lợi lớn khi nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng), trên đường thủy nối liền hai đô thị và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn của các nước, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. c. Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. d. Thế kỷ 18–19 − Chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18, của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu – Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước. e. Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 19 đến nay − Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. Trang 4 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ − Sau Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), tại Bát Tràng thành lập nhiều cơ sở sản xuất cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và hàng xuất khẩu. − Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn. − Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc Trang 5 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ II. Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木), thủy (水), hỏa (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những qui trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Trang 6 Đất Chọn đất Xử lý đất Tạo dáng Phơi sấy Sửa hàng mộc Trang trí Tráng men Sửa hàng men Nung Gốm sứ Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ 1. Quá trình tạo cốt gốm a. Chọn đất − Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. − Khi nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt, người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Tuy nhiên, họ vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ đó, họ khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn. − Đặc điểm đất sét Trúc Thôn: Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al 2 0 3 :27,07; Si0 2 :55,87; Fe 2 0 3 :1,2; Na 2 O:0,7; CaO:2,57; MgO:0,78; K 2 O:2,01;Ti0 2 :0,81 Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng oxide sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng. b. Xử lý, pha chế đất − Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. − Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau. Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3 – 4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thủy của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín", đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự phân tán vào nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Trang 7 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ Hỗn hợp lỏng này được tháo xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng. Hồ loãng được múc từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", phơi khoảng 3 ngày. Sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, oxide sắt (Fe 2 O 3 ) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt. − Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau. c. Tạo dáng − Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lại nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Hình 1 Bàn xoay dạng cổ điển Trang 8 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ Hình 2 Tạo dáng − Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt. − Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành,quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm. − Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm. d. Phơi sấy và sửa hàng mộc − Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. − Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ Trang 9 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách ), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn". − Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm Trang 10 [...]...Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ 2 Quá trình trang trí hoa văn và phủ men a Kỹ thuật vẽ − Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn họa tiết Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hòa với dáng gốm, các trang trí họa tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm là một tác phẩm Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng... sau: Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ Trang 16 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương... lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành liễu, khóm lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê, men lam cùng với men nâu sắc sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh gốm men nhiều màu đồ sộ Đó cũng là bằng Trang 19 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ chứng sinh động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát Tràng được kế thừa và không ngừng tiến triển Trang 20 Kỹ thuật bao thực phẩm... thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều Tuy nhiên, đây không phải là những lò truyền thống của Bát Tràng b Bao nung − Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao nung Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành (đó chính là gạch Bát Tràng nổi tiếng) − Gần đây bao nung... 23 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ MEN GỐM Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15 – 0,4mm phủ lên bề mặt xương gốm Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng IV Công thức và nguyên liệu − Điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn Men gốm tuy bản... Fe2O3:4,5 MnO:4,5 BaO: 3,7 Na2O:1,5 K2O:0,1 Trang 28 Kỹ thuật bao thực phẩm Tìm hiểu về bao gốm sứ Al2O3:6, 2 V2O5:6,1 ZnO:4,7 CoO:4,5 Li2O:4,6 NiO:4,5 ZrO2:4,1 CaF2:3,7 SiO2:3,4 PbO:1,2 TiO2:3,0 B2O3:0,8 Hình III.2 Minh họa hiện tượng thấm ướt Công thức tính sức căng bề mặt có dạng: Trong đó: η: sức căng bề mặt (dyn/cm) fi: hàm lượng % cấu tử i.(0≤ x i . thuật bao bì thực phẩm Tìm hiểu về bao bì gốm sứ MỤC LỤC LƯỢC SỬ VỀ BAO BÌ GỐM SỨ 1 GIỚI THIỆU VỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2 MEN GỐM 24 SỬ DỤNG GỐM SỨ LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM 40 LƯỢC SỬ VỀ BAO BÌ GỐM SỨ LƯỢC. men Nung Gốm sứ Kỹ thuật bao bì thực phẩm Tìm hiểu về bao bì gốm sứ 1. Quá trình tạo cốt gốm a. Chọn đất − Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những. bình vôi, bình, lọ, choé và hũ. Trang 16 Kỹ thuật bao bì thực phẩm Tìm hiểu về bao bì gốm sứ Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm

Ngày đăng: 19/06/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm

    • 1. Vị trí địa lý

      • Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên.

      • Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh.

      • Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội như hiện nay.

      • 2. Sự hình thành làng gốm

        • Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm.

        • Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Sự phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm.

        • Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Trong quá trình phát triển, Bát Tràng có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.

        • 3. Sự phát triển

          • a. Thế kỷ 15–16

            • Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi.

            • Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.

            • b. Thế kỷ 16–17

              • Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán Châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.

              • Nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế, đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á và Nhật Bản.

              • Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu – Mỹ Xá. Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất Đàng Ngoài. Bát Tràng có thuận lợi lớn khi nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng), trên đường thủy nối liền hai đô thị và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn của các nước, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.

              • c. Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18

              • d. Thế kỷ 18–19

                • Chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18, của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu – Mỹ Xá).

                • Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.

                • e. Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 19 đến nay

                  • Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.

                  • Sau Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), tại Bát Tràng thành lập nhiều cơ sở sản xuất cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và hàng xuất khẩu.

                  • Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn.

                  • Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

                  • II. Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng

                    • 1. Quá trình tạo cốt gốm

                      • a. Chọn đất

                        • Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây.

                        • Khi nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt, người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Tuy nhiên, họ vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ đó, họ khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan