Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ " pot

19 1K 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

5 ĐÁNH GIÁ DỊCH TỄ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN VÀO KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Nguyễn Tư Thế Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường ăn (DVĐĂ) là một tai nạn rất thường gặp, hàng ngày vào khám điều trị tại khoa Tai Mũi Họng (TMH) với một số lượng đáng kể. Ở Việt Nam hầu như 100% người trưởng thành đều có hóc xương một lần trở lên. Dị vật đường ăn gặp nhiều hơn dị vật đường thở, người lớn hóc nhiều hơn trẻ em. Bản chất dị vật muôn hình muôn vẻ, thường là xương các dị vật lẫn trong thức ăn, nhưng đôi khi là hàm răng giả, hạt trái cây hay tôm cá còn sống [2][3] 6 Dị vật đường ăn tuy phổ biến nhưng do trình độ hiểu biết ít, bệnh nhân (BN) đến bệnh viện thường quá trễ, đôi khi đã có biến chứng nặng nề phải điều trị lâu dài, tốn kém, ảnh hưởng sức khoẻ, có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào bản chất dị vật, tuổi BN, đến khám sớm hay muộn, trang thiết bị khả năng cán bộ cơ sở điều trị. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu “Đánh giá dịch tễ đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bị dị vật đường ăn vào khám điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục đích: - Tìm hiểu dịch tễ đặc điểm lâm sàng dị vật đường ăn - Rút ra các bài học kinh nghiệm, điều trị, phương pháp phòng bệnh nhằm làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, một công tác rất quan trọng của ngành y tế hiện nay. 2. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tất cả BN được khám điều trị DVĐĂ tại khoa TMH BV TW Huế không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở. - Nơi nghiên cứu: Phòng khám, phòng điều trị phòng mổ khoa TMH 7 - Thời gian nghiên cứu: 1/2002 đến 12/2003. - Phương tiện nghiên cứu: + Dụng cụ khám TMH thông thường. + Bệnh án BN DV ĐĂ điều trị nội trú + Phim X quang thực quản cổ nghiêng. + Siêu âm khi cần thiết. - Lập phiếu nghiên cứu chi tiết DVĐĂ sẵn 2.2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu dọc mang tính theo dõi thuộc nghiên cứu thuần tập tương lai không hoàn toàn. - Điền các dữ liệu chuyên môn vào phiếu sau khi khám hỏi bệnh. - Tổng hợp các chỉ số điều tra, phân tích các bảng biểu 8 - So sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả trong ngoài nước. - Sử dụng toán thống kê để so sánh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀN LUẬN Bảng 1: Tổng hợp chung dị vật đường ăn ở trẻ em người lớn theo giới Bệnh nhân Trẻ em Người lớn Tổng cộng P Nam 20 (19,2%) 84 (80,8%) 104 (47,7%) > 0,05 Nữ 19 (16,7%) 95 (83,3%) 114 (52,3%) > 0,05 Tổng số 39 (17,9%) 179 (82,1%) 218 (100%) Tổng số P < 0,01 Qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét: Trong 218 trường hợp hóc chỉ 39 trẻ em (≤ 15 t) chiếm 17,9%, người lớn 179 (82,1%). Như vậy, tỷ lệ người lớn hóc nhiều hơn trẻ em, khác nhau có ý nghĩa thống kê P< 0,01. Trong khi đó, tỷ lệ hóc giữa nam nữ tương đương nhau P>0,05 Bảng 2: Phân loại dị vật đường ăn theo giới lứa tuổi 9 Lứa tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % <1 – 15 19 8,7 20 9,2 39 17,9 16 - 40 45 20,6 58 26,7 103 47,2 41- 60 21 9,6 23 10,6 44 20,2  61 17 7,8 15 6,9 32 14,7 Tổng số 102 46,8 116 53,2 218 100 P >0,05 <0,01 Qua bảng 2 chúng tôi có nhận xét: - Tất cả mọi lứa tuổi đều bị hóc DVĐĂ: Điều này không có gì lạ vì mọi lứa tuổi đều sử dụng thực phẩm có xương, ngược lại, ở nước ngoài trẻ em hóc nhiều hơn người lớn, dị vật không phải xương mà là dị vật là đồ chơi trẻ ngậm rồi nuốt. 10 - Lứa tuổi từ 16 - 40 bị hóc nhiều nhất (P<0,01), phù hợp với nhiều tác giả trong nước nhận xét đây là lứa tuổi lao động chính trong xã hội, ăn nhanh, ăn khỏe nhiều nhất. Đặc biệt là phụ nữ đang độ tuổi nuôi con thường hóc nhiều nhất [5]. - Tỷ lệ hóc giữa nam nữ theo các lứa tuổi không khác nhau. Bảng 3: Phân loại dị vật đường ăn theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Tỷ lệ % Trẻ nhỏ <6t, người già yếu >65t (răng yếu kém) 13 6,0 Học sinh-Sinh viên 52 23,9 Cán bộ công chức 35 16,0 Công nhân, nông dân, buôn bán 118 54,1 Tổng số 218 100 Qua bảng 3 chúng tôi có nhận xét: Đối tượng bị hóc nhiều nhất là lao động chân tay (công nhân, nông dân, buôn bán ) hạn chế hiểu biết về sự nguy hiểm của DVĐĂ. Với người già yếu thường họ hóc khi ngà ngà say rượu [5][7]. 11 Bảng 4: Phân loại thời gian đến khám sau hóc điều trị theo thời gian Nam Nữ Tổng Ngày đến khám sau hóc n % n % N % Ngày thứ 1 41 40,2 45 38,8 86 39,4 Ngày thứ 2 25 24,5 30 25,9 55 25,2 Ngày thứ 3 18 17,6 21 18,1 39 17,9 Ngày thứ 4 10 9,8 13 11,2 23 10,5 Ngày thứ 5 8 7,8 7 6,0 15 6,9 Tổng số 102 47,7 116 52,3 218 100 Đánh giá thời gian đến khám điều trị (bảng 4) chúng tôi có nhận xét: - Bệnh nhân đến khám vào ngày thứ nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (39,4%) sau đó có xu hướng giảm dần. Tuy vậy đến vào ngày thứ 3 trở lên có tới 35,3 % . Đây là thời gian thường đã có biến chứng. 12 So với trước đây bệnh nhân đến khámhóc sớm hơn chứng tỏ nhận thức hóc dị vật bệnh nhân quan tâm sức khỏe hơn [2][3][5] Bảng 5: Phân loại nguyên nhân gây hóc Nguyên nhân n Tỷ lệ % P Cười đùa trong khi ăn 120 55,0 < 0,01 Ăn nhanh, vội 77 35,3 Hóc trong khi say rượu 15 6,9 Vô tình nuốt dị vật 6 2,8 Tổng số 218 100 Qua bảng 5 chúng tôi có nhận xét: Cười đùa trong khi ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 55% (P < 0,01), sau đó là ăn nhanh, ăn vội vàng (35,3%). Ngoài ra, hóc khi say rượu hoặc ngậm vô tình nuốt chiếm gần 10% tổng số hóc. Như vậy để tránh hóc xương chỉ cần giáo dục cộng đồng ăn chậm nhai kỹ nghiêm túc trong khi ăn là tránh được hóc. 13 Bảng 6: Phân loại theo triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng N:218 Tỷ lệ % P Nuốt đau 212 97,2 < 0,01 Ấn máng cảnh đau 150 68,8 Quay cổ hạn chế 82 37,6 Sốt 68 31,2 Triệu chứng khác (mất dấu hiệu chạm cột sống (-), ứ đọng nước bọt ) 62 28,4 Phân loại theo triệu chứng lâm sàng chúng tôi có nhận xét: - Nuốt đau là triệu chứng thường gặp nhất (97,2%), đứng hàng thứ nhì là ấn máng cảnh đau (68,6%) sau đó là lần lượt các triệu chứng quay cổ hạn chế (37,6%), sốt (31,2%) các triệu chứng lâm sàng khác (28,4%). Bảng 7: Phân loại theo nguồn gốc, bản chất dị vật 14 Dị vật N=218 Tỷ lệ % P Hữu cơ 155 71,1 <0,01 Vô cơ 2 0,9 Chất khác (răng giả, các hạt, mảnh gỗ, nhựa,thủy tinh ) 61 28,0 Tổng số 218 100 Nhận xét: Nếu phân loại theo nguồn gốc bản chất dị vật thì chủ yếu DVĐĂ có nguồn gốc chất hữu cơ (là xương trong thức ăn) chiếm >71,1%. Ngoài ra, các loại dị vật khác không phải là xương nhưng không kém phần nguy hiểm như hàm răng giả, các loại hạt trái cây, các mảnh nhựa, gỗ hay thủy tinh lẫn trong thức ăn. Kim loại chỉ có 2 trường hợp, trong đó một trường hợp là ăn cháo gà nhưng lại hóc kim tiêm một bệnh nhân tâm thần hóc mảnh đồ hộp nhiều góc cạnh. Bảng 8: Kết quả soi gắp dị vật Soi gắp dị vật N:218 Tỷ lệ % [...]... giữ lại điều trị theo dõi tiếp Điều này phù hợp với bệnh nhân chúng ta ngại khám chỉ khi đau quá hay không còn cách nào khác mới chịu vào điều trị KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 218 BN bị hóc đường ăn vào khám điều trị tại bệnh viện TW Huế từ 1/2002 đến 12/2003 Chúng tôi có một số kết luận:  Tỉ lệ hóc tương ương nhau giữa nam (47,7%) nữ (52,3%), ở tất cả mọi lứa tuổi (p>0,05), nhưng người lớn (82,1%)... pháp điều trị n Tỷ lệ % P Soi gắp dị vật ngay từ đầu 58 26,6 0,05), nhưng người lớn (82,1%) nhiều hơn trẻ em (17,9%) p . bộ cơ sở điều trị. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu Đánh giá dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bị dị vật đường ăn vào khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế nhằm. 5 ĐÁNH GIÁ DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Nguyễn Tư Thế Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I chúng ta ngại khám chỉ khi đau quá hay không còn cách nào khác mới chịu vào điều trị. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 218 BN bị hóc đường ăn vào khám và điều trị tại bệnh viện TW Huế từ 1/2002

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan