Báo chí giám sát xã hội pot

12 115 0
Báo chí giám sát xã hội pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo chí giám sát hội Đăng ngày: 19:09 22-02-2007 Thư mục: Tổng hợp Gần đây, trong dư luận hội đã xuất hiện nhiều bài viết bàn về vai trò phản biện hội, giám sát hội theo hướng cởi mở hơn trong tiến trình phát huy sức mạnh dân chủ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta. Nhân khai bút đầu xuân, xin giới thiệu và mong bạn đọc chia sẻ bài viết về Vai trò giám sát hội của báo chí. Bài đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số 1-2 năm 2007. NĂNG LỰC GIÁM SÁT HỘI CỦA BÁO CHÍ PGS,TS Nguyễn Văn Dững Học viện Báo chí và Tuyên truyền Kinh tế thị trường càng phát triển, độc quyền càng thu hẹp và cạnh tranh bình đẳng càng nới rộng là điều kiện giải phóng năng lượng hội cho sự phát triển và đem lại lợi ích cho đông đảo dân cư. hội càng phát triển, dân trí và quan trí càng nâng cao thì dân chủ được mở rộng và do đó sẽ hạn chế lạm dụng quyền lực thông qua cơ chế giám sát hội (GSXH). GSXH là phương cách đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, hội công dân. 1. Giám sát, theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, nxb Đà Nẵng năm 1997, là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không.” Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Cũng theo từ điển nói trên, theo dõi là “chú ý theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để biết rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời.(ví dụ, theo dõi kẻ lạ mặt, theo dõi những diễn biến của con bệnh, ). Và theo dõi là một công việc chuyên chú, miệt mài-vừa chuyên sâu, có nghề, vừa bao quát diện rộng vừa chăm chú trọng tâm. Còn kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Kiểm tra không tiến hành thường xuyên mà có thời điểm, trọng điểm với chủ đích cụ thể. Như vậy, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Và giám sát được tiến hành một cách khách quan, độc lập, có chuyên môn và được thực hiện bởi một lực lương khác, độc lập, ngoài chủ thể tiến hành hoạt động ấy. Chính vì lẽ đó, giai cấp tư sản sau khi đánh bại nhà nước phong kiến chuyên quyền độc đoán, trong quá trình tự hoàn thiện của mình đã hình thành thiết chế tam quyền phân lập để giám sát lẫn nhau, chống lạm dụng quyền lực-một trong ba thứ lạm dụng phổ biến và nguy hiểm nhất của nhân loại (Lạm dụng quyền lực, lạm dụng tiền và lạm dụng tình). Bởi vì giành được quyền lực đã khó, sử dụng quyền lực đúng đắn và có hiệu quả, chống lạm dụng quyền lực lại càng khó hơn. 2.Có thể nói từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, con người ta khi tiến hành bất kỳ công việc gì liên quan, ảnh hưởng đến nhiều người cũng đều có sự giám sát của người khác. Trong gia đình Việt Nam ta, để giáo dục con cái ngoan và trở thành người có ích, bố mẹ thương phải theo dõi, giám sát và kiểm tra các hoạt động của các con để khuyên bảo, động viên. Trong việc họ, việc làng, những người đứng đầu cũng dõi theo hoạt động của các thành viên trong họ, trong làng để ai làm tốt thì biểu dương, ai làm sai, làm bậy thì góp ý, đấu tranh làm cho họ, làng mình bình yên, phát triển bền vững. Những hoạt động kiểm tra, theo dõi trên đây chủ yếu dựa theo nền nếp gia đình, gia phong, những tục lệ của họ, của làng nhằm bảo vệ cho dòng họ và làng được phát triển ổn định, bền vững. Trong hoạt động kinh tế-xã hội, để bảo đảm cho hệ thống hội vận hành một cách nhịp nhàng, phát triển bền vững, hệ thống luật pháp được ra đời. Trong hội dân chủ (dù là dân chủ hội chủ nghĩa, hay dân chủ tư bản chủ nghĩa) thì luật pháp chính là bản quy ước giữa nhà nước-tập đoàn giữ quyền thống trị và nhân dân-những người bị cai trị. Một hội tiến bộ là hội xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật thể hiện được nguyện vọng của nhân dân và ý chí của nhà nước. Và khi hệ thống văn bản pháp luật được ban hành, tức là được nhân dân đồng thuận và cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân thông qua thì tất tần tật mọi người đều phải tuân thủ, không trừ một ngoại lệ nào, không ai được “ngồi”trên hệ thống pháp luật ấy. Nói theo ngôn ngữ bình dân, pháp luật là bản hợp đồng giữa nhà nước và nhân dân, hai bên đều phải tuân thủ, ai vi phạm hợp đồng đều phải bị xử lý. Tư tưởng tiến bộ cũng như các hình thức tổ chức nhà nước tiến bộ xưa nay đều thể hiện điều đó. “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, về bản chất cũng thể hiện triết lý ấy. Trong hội hiện đại đã hình thành khái niệm hiện thưc về nhà nước pháp quyền và hội công dân, hội dân sự. Tuy nhiên, cũng “nhà nước của dân, do dân và vì dân” nhưng mô hình tổ chức cụ thể lại tuỳ thuộc vào quan điểm chính trị của thế lực cầm quyền và thiết chế văn hoá của mỗi cộng đồng dân tộc. Văn hoá là cơ sở nền tảng mà mọi thiết chế chính trị, kinh tế, hội đều phải có sự thích ứng với nó; nếu không, sẽ có nguy cơ bị đào thải. Cho dù là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nhưng nhà nước và nhân dân không là một thực thể. Nhà nước là cơ quan quyền lực, là bộ máy cai trị có trong tay các công cụ bạo lực bảo đảm cho luật pháp được thực thi. Cho dù là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nhưng mỗi khi nhà nước nắm quyền cai trị, quyền duy trì trật tự hội trong khuôn khổ pháp luật thì vẫn luôn luôn có nguy cơ lạm dụng quyền lực để chiếm đoạt của cải chung-dưới mọi hình thức, mưu lợi cá nhân hoặc vì lợi ích của một nhóm người có quyền uy. Còn nhân dân nói chung thì không thể có cơ hội ấy. Để chống lạm dụng quyền lực nhằm chiếm đoạt tài sản chung, trong chính trị cần thực hiện chế độ dân chủ; trong kinh tế phải phá bỏ độc quyền, thực hiện cạnh tranh bình đẳng. Một ví dụ nhỏ, khi chưa có sự xuất hiện của Viettel và các công ty viễn thông khác, VNPT liên tục trình chính phủ để tăng giá cước viễn thông, đẩy cước viễn thông của Việt Nam lên vào loại cao nhất thế giới. Dĩ nhiên tờ trình nào cũng có “lý do chính đáng”-nào là bị lỗ nặng, nào là cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nào là cần nâng cao chất lượng dịch vụ Chính phủ đương nhiên là chấp thuận, và cũng đương nhiên lương và thu nhập của ngành này bao giờ cũng vào loại cao nhất nước. Nhưng khi xuất hiện Viettel và một số công ty khác vào cuộc cạnh tranh, ngay lập tức giá cước liên tục “rớt”. Đến lượt ngành điện cũng đang tranh thủ thế độc quyền để tăng giá, và rồi tranh luận kiểu gì, nhân dân ý kiến kiểu gì cũng tăng giá. Bởi quyền quyết định tăng giá không nằm trong tay nhân dân. Người ta rút ra một lẽ đơn giản: Độc quyền trong kinh tế-một nhóm người hưởng lợi; phá độc quyền, đông đảo người dân được hưởng lợi. Vụ đổ bể ở PMU 18 là một ví dụ khá tiêu biểu về độc quyền “ban phát” vốn ODA và tài chính công để tạo ra “quy trình” bòn rút tài sản công. Trong cơ chế này, không chỉ có một PMU 18; chỉ riêng PMU đã có hàng ngàn “cái”. Phá độc quyền trong kinh tế, thực chất là phá bỏ cơ chế lạm dụng quyền lực nắm giữ những lợi thế trong kinh doanh để trục lợi, thực hiện cơ chế cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực này và đem lại lợi ích chính đáng và bình đẳng cho người tiêu dùng. Trong chính trị, để chống lạm dụng quyền lực, nhất thiết phải thực hiện dân chủ (không chỉ là dân chủ cơ sở, mà dân chủ trong mọi tiến trình hoạt động kinh tế-xã hội). Thực chất của dân chủ, là nhân dân phải có quyền giám sát mọi hoạt động của nhà nước-từ cơ quan lập pháp, hành pháp đến tư pháp, để nhân dân được bàn luận và quyết định những vấn đề liên quan đến dân sinh, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một cách dễ hiểu, dân chủ tức là “để cho người dân được mở mồm ra mà nói.” Và nếu không thực hiện tốt dân chủ trong chính trị, một nhóm người lại trục lợi, mà trục lợi trong chính trị lại nguy hiểm gấp trăm lần trong kinh tế. Để thực thi dân chủ, cần phải được công khai, minh bạch mọi hoạt động, mọi lĩnh vực liên quan đến kinh tế-xã hội, nhất là hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đầu tư cơ sở hạ tầng, việc chi tiêu tài chính công, việc lựa chọn người tham gia bộ máy nhà nước Nhưng nhân dân giám sát thông qua cơ chế nào và bằng công cụ nào ? Thông qua tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp mà mình là thành viên; thông qua cơ sở làm việc; v v Nhưng trong hội hiện đại, nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình một cách hiệu quả nhất là thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Như vậy, cùng với việc giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực và các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đại diện và nhất là thông qua các phương tiện báo chí-truyền thông là điều rất cần thiết và có hiệu quả nhất để thực thi dân chủ và chống việc lạm dụng quyền lực. Trong hội ta hiện nay, theo luật định, báo chí được xác định là cơ quan ngôn luận của tổ chức chính trị, hội, nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân. Theo chúng tôi, cần phải xác định rõ ràng rằng, báo chí của ta đồng thời là công cụ GSXH của nhân dân đối với mọi tiến trình hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, hội công dân, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế-xã hội báo đảm cho tiến trình không ngừng mở rộng dân chủ và phát triển bền vững. 3. Chính vì thế, GSXH là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. Ở các nước phương tây, chức năng này được đề cao với đầy đủ hành lang pháp lý và dư luận hội (DLXH), cho nên báo chí được coi là quyền lực thứ tư, kiểm soát cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; báo chí thật sự trở thành kênh giám sát hội, phản biện họi và kiểm soát hội. Ở Việt Nam, những năm trước đổi mới, không thể quan niệm báo chí có chức năng GSXH, hay chức năng phản biện hội Bởi vì lúc bấy giờ người ta đặt câu hỏi giám sát ai, phản biện cái gì và chỉ quan niệm báo chí chỉ là công cụ tuyên truyền, tuyệt đối hoá chức năng tuyên truyền của báo chí. Do đó, hầu như báo chí chỉ nói một chiều, áp đặt. Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới từ năm 1986, nhưng những tiền đề cho nhân thức đi đến đổi mới có thể nói từ đầu những năm tám mươi khi tiến hành khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Sự nghiệp đổi mới này về bản chất, trong kinh tế là sự coi trọng lợi ích vật chất của người lao động (khởi đầu là khoán sản phẩm trong nông nghiệp) rồi đến vận hành nền kinh tế theo quy luật thị trường, xác định nền kinh tế nước nhà là một bộ phận của kinh tế thế giới; về chính trị là thực hiện từng bước mở rộng dân chủ. Tuy nhiên, hai quá trình này không diễn ra đồng thời, mà đổi mới kinh tế trước, sau đó từng bước đổi mới về chính trị. Và trước thềm Đại hội X, vấn đề đổi mới về chính trị được đặt ra bức xúc như một đòi hỏi tất yếu và cháy bỏng của dư luận hội nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, mở cửa. Trên thực tế, những đòi hỏi, trăn trở về đổi mới chính trị đã được hối thúc từ nửa giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII của Đảng dưới những hình thức tìm kiếm cách chống tiêu cực, tham nhũng trong cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Và dấu móc quan trọng đối với báo chí Việt Nam là lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của mình-Nghi quyết TW 6 (lần hai) khoá VIII, Đảng cộng sản Việt nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống GSXH. Đấy là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng ta về vai trò hội của báo chí, cũng là một dấu móc quan trọng của thực hiện mở rộng dân chủ. Về thực chất đó là sự xác định và đề cao hơn quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời trao cho nhân dân công cụ sắc nhạy (báo chí) trong việc thực hiện quyền GSXH của mình. GSXH của báo chí có thể hiểu là bao gồm nhiều nội dung phong phú. Thứ nhất, là huy động nguồn lực-trí tuệ hội, động viên khích lệ năng lực sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dưng các văn bản quy phạm pháp luật; Thứ hai, là giám sát quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như sự phù hợp của hệ thống văn bản ấy với Hiến pháp, với lợi ích căn bản của nhân dân; Thứ ba, là tuyên truyền giáo dục tri thức luật pháp cũng như ý thức chấp hành luật pháp và chính sách của Nhà nước cho cộng đồng; Thứ tư, là cổ vũ việc thực hiện và giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đối với mọi tổ chức, cá nhân trong hội để kịp thời phát hiện những nơi làm tốt, làm hay cũng như những nơi làm dở, vi phạm pháp luật Trong tình hình hiện nay, việc chống lạm dụng quyền lực, tham nhũng được xác định là chống giặc nội xâm, là quốc nạn gắn liền với sự tồn vong của chế độ hội, ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò và vị thế lãnh đạo của Đảng. Có quyền mới lạm dụng quyền, và có lạm dụng quyền là có tham nhúng, do đó tham nhũng không ai khác, chính là một bộ phận không nhỏ quan chức trong bộ máy công quyền cấu kết với nhau. Cho nên chống lạm dụng quyền lực và tham nhũng là cuộc chiến đấu giưa một bên là đông đảo nhân dân với một bên là một bộ phận quan chức trong bộ máy công quyền của Đảng và Nhà nước. Thứ năm, là tham gia tổng kết thực tiễn góp phần làm phong phú thêm những tri thức, kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách cũng như hệ thống văn bản pháp lụât, hoàn thiện môi trường pháp lý. GSXH của báo chí-truyền thông đại chúng là giám sát chủ yếu bằng tai mắt của nhân dân, giám sát bằng dư luận hội. Đó là quá trình giám sát mọi nơi, mọi lúc. Chức năng giám sát hội của báo chí-truyền thông đại chúng là “theo dõi, kiểm tra, đánh giá” quá trình thực hiện chủ trương chính sách, luật pháp, là để kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời cũng để sớm phát hiện những “trục trặc”, những nơi làm dở, làm sai, những nơi vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp để đấu tranh. Vai trò và sức mạnh GSXH của báo chí trước hết là hội hoá những việc tốt cũng như những sai phạm của tổ các chức hoặc cá nhân náo đó để khơi nguồn và định hướng dư luận hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích, tạo áp lực dư luận hội và buộc các cơ quan công quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước nhân dân, trước công luận. Đó là việc báo chí thực hiện quyền được thông tin, quyền được biết của nhân dân về mọi vấn đề liên quan đến họ, là công cụ thực hiện sự công khai và minh bạch-cơ sở và dấu hiệu thực hiện quyên dân chủ của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh chông tiêu cực-tham nhũng những năm gần đây, nhiều vụ việc lớn do báo chí phát hiện, phanh phui và cơ quan chức trách vào cuộc hoăc báo chí phối hợp chặt chẽvới cơ quan bảo vệ pháp luât để đấu tranh. Hàng loạt ví dụ tiêu biểu hàng ngày trên báo chí, như: vụ điện kế điện tử tại Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, các vụ việc trong ngành giao thông, xây dựng, tại PMU 18, kể cả việc bòn rút tiền ăn hàng ngày của các cháu mẫu giáo mầm non ở cơ sở đã được phong tăng danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới, chiếm đất công dân, biến đất công thành đất tư; lôi kéo tạo dựng êkíp để lũng đoạn bộ máy, trù úm và loại bỏ người có năng lực, người trung thực cũng là nhằm che đậy những hành vi vi phạm pháp luật và trục lợi hầu như nơi nào cũng có. Kinh nghiệm cho thấy, bọn tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, tội phạm và mafia bao giờ cũng quan tâmche chắn từ hai phía : - Phía thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật - Và phía thứ hai, báo chí-DLXH. Người ta cũng cho rằng, việc che chắn từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật không khó khăn phức tạp bằng việc che chắn từ báo chí và DLXH. Bởi vì, các cơ quan bảo vệ pháp luật hay cơ quan công quyền đã có hệ thống, có địa chỉ cụ thể-vấn đề là có “bắn thủng” được không. Trong khi đó, che chắn báo chí và DLXH tức là che chắn tai mắt của nhân dân thì khó khăn gấp bội lần. Bởi vì “sừng có vạch, vách có tai”. Không phải ngẫu nhiên mà băng nhóm tội phạm của Năm Cam từ cuối những năm 90 đã “bắt rễ’ vào các cơ quan công qquyền và các cơ quan báo chí. Cũng như không phải bình thường mà Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng và đồng bọn trong vụ PMU18 tổ chức thành bốn mũi chạy tội, trong đó có mũi tập trung vào báo chí để che chắn DLXH. Kinh nghiệm “đánh án’, chống tiêu cực của chúng ta trong những năm qua cũng luôn luôn phối hợp hai gọng kìm là cơ quan bảo vệ pháp luật và DLXH thông qua báo chí-truyền thông. Áp lực DLXH trong thực tế là rất hiệu nghiệm trong việc đấu tranh với tội phạm, nhất là khi phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với cơ quan điều tra, tố tụng. 4-Như vậy, nếu coi báo chí là quyền lực thứ tư thì có phải trên thực tế hạ thấp vai trò của nhân dân, bởi vì như thế “tách” nhân dân ra khỏi bộ máy nhà nước, ra khỏi hệ thống chính trị ? Hoàn toàn không. Ngược lại, nó đề cao gấp trăm lần vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Vì sao lại như vậy? -Trong hội ta, lợi ích căn bản của nhân dân và nhà nước là thống nhất, vì chúng ta xây diựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Nhưng trong quá trình vận hành hội giữa một bên nhà nước-đại diện quyền lực-những người cai trị, dù là quyền lực của nhân dân và một bên là nhân dân-những người bị quản lý- bị trị (nói theo ngôn ngữ chính trị học) thì hai bộ phận ấy không là một. Do đó, việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng chủ yếu chỉ xẩy ra trong bộ máy cai trị của nhà nước, trong bộ máy công quyền mà thôi. -Do đó, khi nói giám sát để chống lạm dụng quyền lực và chống tham nhũng (chủ yếu diến ra ở cơ quan hành pháp) thì cần có hai lực lượng: bộ máy lập pháp và tư pháp.Cơ quan lập pháp hiện chưa có công cụ và cơ chế giám sát đủ mạnh để thể hiện rõ quyền lực nhân dân. Trong điều kiện thiết chế chính trị được phân công tam quyền nhưng không phân lập như ở nước ta, nguy cơ lũng đoạn, thao túng của các cán bộ chủ chốt trong cơ quan hành pháp, tư pháp là khó tránh khỏi. Như vậy, để bảo đảm “trong sạch và an lành” cho những vị trí nhạy cảm này, cần có một thiết chế dân chủ nhằm bảo đảm huy động sức mạnh toàn dân tham gia (thông qua báo chí) GSXH là một đòi hỏi tất yếu lịch sử. Thiết chế ấy, cần và phải thông qua báo chí-truyền thông. Do đó, nói quyền lực của báo chí, thực chất là khẳng định quyền lực của nhân dân-bản chất nhà nước của chúng ta; chứ hoàn toàn không phải tách nhân dân ra khỏi bộ máy, ngược lại, gắn chặt và đề cao, phát huy thật sự sức mạnh của nhân dân. Bởi vì không chỉ đặt vấn đề “dân chủ vì mục đích gì, mà quan trọng nữa là dân chủ bằng cái gì, thể hiện như thế nào, bằng và thông qua cái gì? -Vì một lẽ khác, DLXH là gì, nếu không phải là ý kiến, thái độ, nguyện vọng, phán xét của nhân dân thông qua các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích của các tầng lớp nhân dân, của số đông. Đó là chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước (như dự thảo luật Thuế thu nhập cá nhân đang bàn thảo giưa cuối tháng 5/2006 này, như dự án tăng giá điện, dự định tạm dừng cấp phép hành nghề karaoke vào cuối năm 2004, dự định cấm xe máy ngoại tỉnh vào Hà Nội, ). Điều đáng lưu ý là, DLXH không phải là trạng thái tinh thần thuần tuý, mà là “trạng thái tinh thần thực tế” như C. Mác đã khẳng định. Tức DLXH không chỉ là nhận thức, thái độ, phán xét, mà đỉnh cao của nó là hành vi, là bạo lực. Tình hình Thái Bính trong 2 năm 1997-1998 là một ví dụ điển hình cho bài học kinh nghiệm quý giá về việc không quan tâm giải quyết những ý kiến, khiếu kiện của nhân dân về những vấn đề liên quan mật thiết đến lợi ích của họ. Trong “Ý kiến báo chí và ý kiến nhân dân”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Dư luận hội nước Anh”, C. Mác cũng đã hơn một lần khẳng định rằng, DLXH là dư luận của nhân dân, sự tiến bộ to lớn của DLXH là tiền đề của các biến đổi hội, “sản phẩm của truyền thông là DLXH”. Điều đó nói lên rằng, hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao thì vai trò hội, chức năng giám sát hội của báo chí càng được thể hiện rõ ràng và hiệu quả. Cũng tương ứng, vai trò của nhân dân ngày càng được đề cao và thể hiện đẩy đủ hơn. 5. Do đó, để báo chí làm tốt chức năng GSXH của mình, cần chú ý tới một số điều kiện sau đây: Thứ nhất, không ngừng mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống hội, trước hết là dân chủ về kinh tế, tài chính, về công tác tổ chức-cán bộ. Tính công khai và dân chủ hoá hội được mở rộng đến đâu thì vài trò và năng lực GSXH của báo chí tăng lên đến đấy. Bộ Chính trị TW Đảng khoá VIII đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở với quyết tâm chính trị là mở rộng và nâng cao chất lượng dân chủ cơ sở, nhưng trong thực tế kết quả đạt được còn chưa được như mong muốn. Mở rộng tính công khai và dân chủ hoá là một quá trình, một cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh và văn hoá chính trị của người lãnh đạo, của bộ máy, sự kiện trì lâu dài và kiên định mục tiêu cũng như đòi hỏi bức xúc của nhân dân, của cuộc sống-của DLXH. Xu hướng của độc quyền là bưng bít thông tin để dung túng, chi phối và trục lợi. Chống độc quyền, hạn chế bưng bít thông tin thực hiện dân chủ phải bằng các quy định pháp luật đồng thời bằng cơ chế giám sát chặt chẽ hạn chế lạm dung quyền lực. Như vậy, công khai, dân chủ không dừng lại ở khẩu hiệu chính trị suông mà phải được bảo đảm bằng thiết chế hội. Dân chủ phải gắn với công khai thông tin, bảo đảm quyền được biết, được thông tin của nhân dân. Nhân dân có quyền được biết tổng số vay nợ nước ngoài, định hướng và hiệu quả đầu tư tiền vay cũng như tiền ngân sách; cần được công khai hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh tế nhà nước cũng như việc chi tiêu tài chính công trong các cơ quan. Chống khuynh hướng dân chủ hình thức, chiếu lệ hoặc lợi dụng “dân chủ” để trục lợi vì động cơ cá nhân. Dân chủ nhân dân về nguyên tắc là thúc đẩy tự do báo chí, bảo đảm cho báo chí làm tốt vai trò GSXH, trước hết là giám sát các cơ quan và cán bộ trong bộ máy công quyền. Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì ttrật tự hôi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện quyền được biết, quyền được thông tin của nhân dân. Thứ hai, nâng cao trình độ dân trí, trước hết và quan trọng nhất là trình độ hiểu biết của dân cư về các văn bản quy phạm pháp luật và thiết chế phân chia quyền lực của Nhà nước. Bởi vì, giám sátgiám sát bằng pháp luật, thông qua và trên cơ sở pháp luật. Trong quá trình hôi nhập vào WTO, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đã được xây dựng mới và bổ sung rất nhanh, nhưng sự hiểu biết của nhân dân về luật pháp còn rất nhiều hạn chế, ý thức chấp hành luật lại càng nhiều vấn đề. Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát của mình, báo chí cần tích cực truyên truyền, giải thích cho nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách và luật pháp của Nhà nước, động viên khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện mà còn có khả năng giám sát quá trình thực hiện ấy. Mặt khác, cũng cần giám sát quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có đúng quy định pháp luật không và các quy định ấy có hợp lý không, có chuyên nghiệp không, có “vừa đá bóng vừa thổi còi” không. Người đứng đầu cơ quan hành pháp có nên là người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng hay cần tách ra, độc lập ? Việc phân chia quyền lực thông thường chỉ thể hiện ngắn gọn trong một văn bản ngắn, thậm chí trong một câu, nhưng có thể theo đó, của cải của nhân dân tuôn chảy vào túi một nhóm người nào đó vì sự lợi dụng và trục lợi do quyền lực không được kiểm soát chặt chẽ. Việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ am hiểu luật pháp của nhân dân liên quan chặt chẽ đến vai trò giám sát của đại biểu quốc hội và của Quốc hội nói chung. Cần phải có cơ chế để Quốc hội không chỉ có tiếng mà còn phải có quyền và cần sử dụng quyền của mình để bảo vệ lợi ích của nhân dân, của đất nước. Thứ ba, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền các cấp, như dư luận hội đặt ra không chỉ nâng cao dân trí mà còn phải nâng cao quan trí. Thái độ trách nhiệm của cán bộ công chức đối với các vấn đề báo chí và dư luận hội nêu ra không chỉ thể hiện trách nhiệm pháp lý trước nhân dân, trước Đảng mà còn thể hiện văn hoá chính trị, đạo đức, lối sống và lương tâm của con người. Thứ tư, không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng nhà nước pháp quyền-xã hội công dân, tích cực làm lành mạnh hoá các quan hệ hội bằng thiết chế phân chia quyền lực một cách khoa học, chặt chẽ, có cơ chế kiểm soát quyền lực để chống lạm dụng quyền lực; chống bao biện làm thay, thậm chí tranh nhau làm nhưng khi có sự cố lại chẳng ai chịu trách nhiệm cụ thể. Đảng ta chủ trương thực hiện tốt dân chủ và kiểm soát được quyền lực để chống tiêu cực, để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước phồn vinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây điều mong muốn cháy bỏng của nhân dân xuất phát từ những bài học lịch sử của đất nước trong những năm đổi mới và truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thiết chế phân chia quyên lực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện nhanh hơn nếu có được thiết chế phân chia quyền lực khoa học, hợp lý. Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính trị, bằng quan điểm định hướng song cũng cần thể chế hoá bằng pháp luật về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hội hội, tránh tình trạng lẫn lộn công việc giữa tổ chức đảng và chính quyền (mà hơn 60 năm nay vẫn còn…lấn sân, vẫn còn lẫn lộn !). Chừng nào chưa có được một cơ chế chống lạm dụng quyền lực một cách hữu hiệu, quyền được biết, được thông tin của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng thì vai trò GSXH của báo chí, của nhân dân sẽ còn bị hạn chế và đương nhiên năng lực lãnh đạo của Đảng ta không được phát huy và niềm tin của nhân dân không những bị xói mòn mà còn tiềm ẩn những nguy cơ ngoài mong đợi.A Thứ năm, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng lực tác nghiệp, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà báo. Nhà báo phải là những người cần có trình độ, am hiểu cuộc sống, nhất là pháp luật-như sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng và năng lực phân tích pháp lý. Họ là những người có năng lực tác nghiệp thành thạo trong môi trường pháp lý, có bản lĩnh hành nghề trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường-khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và phân tích sự kiện pháp lý Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến nên ở họ cần phẩm chất đạo đức trong sáng. Công bố hay không công bố một thông tin là quyền, và quyền thường gắn với tiền bạc, bổng lộc. Cùng [...]... tiêu cực, tham nhũng Thực hiện tốt chức năng GSXH, tức là báo chí và truyền thông đại chúng thể hiện tính độc lập của mình Tính độc lập không có nghĩa là độc lập với chính trị-điều đó không bao giờ có Báo chí và truyền thông là một công cụ thể hiện quyền lực chính trị Tính độc lập ở đây có nghĩa là, khi thực hiện chức năng GSXH của báo chí, nhà báo không “theo đuôi”, nghe một cách thụ động, không dễ... báo chí- truyền thông như một công cụ hữu ích nhất trong việc mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống xã hội, trong cuộc đấu tranh chông tiêu cực, tham nhũng, làm lành hoá các quan hệ kinh tế -xã hội Cần coi báo chí truyền thông không chỉ là diễn đàn rộng rãi nhất để mọi người dân bày tỏ chính kiến, bàn luận những vấn đề quốc kế dân sinh mà còn là công cụ thể hiện và trường học nâng cao năng lực,... số liệu mà mình đưa ra Đảng và Nhà nước cũng cần những chứng cứ độc lập ấy để phản biện chính sách, để đấu tranh chống tiêu cực làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế -xã hội, trên cơ sở ấy có thể góp phần gây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền và chế độ hội Trong quá trình hoạt động, báo chí thực hiện tốt, có hiệu quả chức nănễuGH của mình tức là góp phần tích cực bảo vệ lợi... môn-bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức, cần trang bị cho các nhà báo những phương tiện kỹ thuật-nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin để họ có thể tác nghiệp thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng GSXH, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới Quốc hội vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng, theo đó, trao cho báo chí nhiều quyền hơn trong việc... lý, có chế tài tạo điều kiện và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường diễn biến ngày càng phức tạp Trên thế giới, có kinh tế thị trường là có mafia Vậy ở Việt Nam đã có mafia chưa? Câu hỏi này được nêu ra từ năm 1993, cho đến nay trên văn bản, chưa có câu trả lời trực tiếp Thực tiễn vẫn diễn biến ngày càng phức tạp Thứ sáu, sử dụng báo chí- truyền thông như một công cụ hữu ích nhất... vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc và nhân dân; đồng thời đó cũng là giải pháp quan trọng tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia ở trong nước và nhất là trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững./ HàNội, ngày Mùng Sáu Tết Đinh Hợi . Báo chí giám sát xã hội Đăng ngày: 19:09 22-02-2007 Thư mục: Tổng hợp Gần đây, trong dư luận xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết bàn về vai trò phản biện xã hội, giám sát xã hội theo. biến đổi xã hội, “sản phẩm của truyền thông là DLXH”. Điều đó nói lên rằng, xã hội càng phát triển, trình độ dân trí càng cao thì vai trò xã hội, chức năng giám sát xã hội của báo chí càng. và dư luận xã hội (DLXH), cho nên báo chí được coi là quyền lực thứ tư, kiểm soát cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; báo chí thật sự trở thành kênh giám sát xã hội, phản biện xã họi và

Ngày đăng: 18/06/2014, 17:20

Mục lục

  • Báo chí giám sát xã hội

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan