nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam

87 969 5
nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến Phần I MỞ ĐẦU SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái tài nguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường. Nước ta đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại những hậu quả về mặt môi trường. Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất. Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thực trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu phần lớn là do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất. Chính vì thế, việc xây dựngáp dụng những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích về kinh tế và làm thế nào để cải thiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp. Đây cũng chính là bài toán nan giải không chỉ riêng Việt Nam mà hiện nay các nước trên Thế giới rất quan tâm đặc biệt trong xu thế mà Thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Qua một thời gian dài, các giải pháp quản lý môi trường theo hướng công nghệ xử lý chất thải đã cho thấy những nhược điểm của nó. Đầu tiên là việc giải quyết không triệt để các chất thải, chuyển từ dạng này qua dạng kia, sau đó là việc tốn kém một giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, sản xuất sạch hơn được xem là một giải pháp quản lý môi trường theo hướng chủ động, quản lý chất thải từ đầu vào của sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên Sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình. Ý nghĩa của loại hình sản xuất này là giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn phát sinh, giảm thiểu chất thải đến mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế và môi trường cho công ty. Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Mặt khác trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam” là hết sức cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng ô nhiễm tại công ty. Thông qua áp dụng các giải pháp SXSH, chất thải sẽ được giảm thiểu và không những thế còn có thể thay đổi cả đặc tính của chất thải đem lại lợi nhuận kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho nhà máy bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty bia SABMiller Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung đồ án tốt nghiệp nghiên cứu các vấn đề: − Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới. − Khái quát hoạt động của Nhà máy sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. − Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam và hiện trạng môi trường tại Nhà máy. − Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho Nhà máy. − Dự báo và đánh giá kết quả thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp sau đây: − Phương pháp thu thập thông tin:  Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các thông tin được đăng tải trên các trang mạng có liên quan đến SXSH, đến ngành sản xuất bia. SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến  Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất bia.  Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình công nghệ và các tài liệu về hiện trạng môi trường của Nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam − Phương pháp khảo sát:  Điều tra, khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có của nhà máy.  Khảo sát quá trình quản lý, cách thức vận hành lò hơi, cấp hơi cho quá trình sản xuất của nhà máy. − Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được:  Tổng hợp, phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của nhà máy.  Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho nhà máy. − Phương pháp cụ thể:  Phân tích tổng hợp về phương án xuất sạch hơn trên cơ sở lý luận thực tiễn, từ đó phân tích, thống kê, đánh giá và thu nhận kết quả.  Thu thập và phân tích các tài liệu công ty, cách thức áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty TNHH SABMiller Việt Nam.  Phương pháp phỏng vấn, trao đổi ý kiến dựa theo mẫu phiếu điều tra gồm các câu hỏi với nội dung khảo sát về sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong công ty về môi trường từ đó xử lý kết quả thu được.  Xem xét hiện trạng môi trường của công ty và đặc biệt là quan sát quá trình sản xuất xem công ty đã áp dụng sản xuất sạch hơn như thế nào.  Thu thập và phân tích các tư liệu, tài liệu về sản xuất sạch hơn từ SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 4 Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích kết quả Trình bày kết quả nghiên cứu Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến các cơ quan lưu trữ và quản lý dư liệu như: Sách báo, tạp chí, internet, thư viện …  Phương pháp thí nghiệm: Phân tích mẫu nước thải và khí thải của công ty. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề sau: − Phân tích công nghệ sản xuất − Cân bằng vật chất, tính toán chi phí thất thoát − Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn − Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường − Đề xuất phương án thực hiện 6. Thời gian, địa điểm nghiên cứu − Về thời gian: Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện trong khoảng 12 tuần (30/05 đến 07/09/2011) − Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam tại Lô A, đường NA7, KCN Mỹ Phước II, TT Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 7. Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội − Khoa học:  Phương pháp SXSH đang được thực hiện rộng rãi ở nước ngoài và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta. Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn.  Trong quá trình thực hiện có sự tham khảo tài liệu, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.  Các môn học như: quản lí chất thải, quản lý khu công nghiệp, hoá môi trường, công nghệ sạch, là cơ sở khoa học của SXSH.  Cơ sở lý thuyết của những hoạt động trong quá trình thực hiện tổ hợp sản xuất sạch là kết quả đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiều nước.  Đề tài này đã cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu về sản xuất của công ty TNHH SABMiller Việt Nam. − Thực tế: SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến  Đề tài này được nghiên cứu dựa vào hiện trạng của nhà máy nên các giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao.  Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của nhà máy, thể hiện tính mới, tính sáng tạo của đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung. − Kinh tế:  Đề tài đem lại các giải pháp sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm về kinh tế cho công ty cụ thể như: Giảm thể tích tiêu thụ nước, giảm thất thoát nguyên liệu, …  Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và nâng cao uy tín thương hiệu cho nhà máy. Làm cơ sở để nhà máy xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. 8. Cấu trúc đồ án tốt nghiệp − Mở đầu − Chương 1: Tổng quan về sản xuất sạch hơn − Chương 2: Tổng quan về ngành sản xuất bia − Chương 3: Tổng quan về nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. − Chương 4: Đề xuất các giải pháp áp dụng SXSH cho dây chuyền sản xuất bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. − Chương 5: Kết quả thực hiện – Thảo luận kết quả − Chương 6: Kết luận – Kiến nghị SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến Phần II NỘI DUNG ĐỒ ÁN SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến Chương 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1. Lịch sử hình thành Sản xuất sạch hơn (SXSH). Trong những thập niên 60 khi mức độ sản xuất và phát sinh chất thải còn thấp, các chất thải được thải trực tiếp vào môi trường và tự phân hủy nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường. Đến năm 1969, khi lượng chất thải do các hoạt động của con người ngày càng tăng, vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường, luật Môi trường ở Mỹ đặt ra yêu cầu: cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ, xử lý cuối đường ống. Đến cuối năm 1970, do sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu được đặt ra và đồng thời với yêu cầu giảm thiểu chất thải độc hại tại nguồn được đặt ra vào đầu thập niên 80. Đến cuối thập niên 80, giảm thiểu tại nguồn là vấn đề được đặt ra cho các nhà sản xuất và đi cùng với nó là thuật ngữ “sản xuất sạch hơn”. Ở Việt Nam, khái niệm về việc áp dụng SXSH còn tương đối mới và chỉ mới được thực hiện từ năm 1996 trở lại đây tập trung ở một số ngành nghề như: Giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thủy sản… Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều. Chỉ vài năm trước đây và thậm chí hiện nay lối suy nghỉ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung vào sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không hề chú ý đến làm giảm các nguồn gốc phát sinh của chúng. Vì vậy chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng mà ô nhiễm vẫn không giảm. Các ngành công nghiệp phải gánh chịu những hậu quả về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát ra khỏi sự bế tắc này, công đồng công nghiệp đã trở nên nghiêm túc hơn trong xem xét các tiếp cận SXSH do chương trình của Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra cách đây 10 năm. Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian: 1.1.1. Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution) Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm chưa thực sự nghiêm trọng mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ. 1.1.2. Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse) SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến − Pha loãng: Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. − Phát tán: Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải. Ví dụ minh họa: Một nhà máy sản xuất bia 1 ngày thải ra 50m 3 nước thải, COD của nước thải là 1000 mg/l. Để đáp ứng quy chuẩn cho phép ở Việt Nam đối với COD của nước thải công nghiệp loại A theo QCVN 24:2009/BTNMT COD ≤ 50 mg/l, nhà máy pha loãng 1m 3 nước thải với 19m 3 nước sạch. Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất thải: Các kim loại nặng, PCB đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối. 1.1.3. Xử lý cuối đường ống (EOP = End-of-pipe treatment) Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy dòng thải hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khí thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường phát sinh những vấn đề sau: − Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý. − Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp. − Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp. − Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý. Sản xuất sạch hơn (SXSH) (Cleaner production) (SXSH) Ngăn chặn phát sinh chất thải nguy hại tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm“ (pollution prevention), “giảm thiểu chất thải“ (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn“ (Cleaner production) SXSH được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ các tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn ưa thích vài nơi. SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Hải Yến Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí quản lý quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH. Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phân tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa“. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh“ bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm. Vào năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn“ nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã SVTH: Châu Văn Tùng Lớp: 09HMT03 10 Hình 1.1. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm Xử lý cuối đường ống EOP = End of pipe treatment Sản xuất sạch hơn Cleaner production Pha loãng và phân tán Dilute and disperse Năm 1970 Năm 1980 Ngày nay [...]... cho các loại xốp để bảo vệ các chất dễ vỡ 1.5.4 Các đối tượng có thể áp dụng SXSH − Các dây chuyền sản xuất − Các dạng ngành nghề có sử dụng năng lượng − Sản xuất sạch hơn có thể được áp dụng đối với tồn bộ q trình sản xuất hoặc cho một cơng đoạn cụ thể 1.6 Thuận lợi và khó khăn khí áp dụng SXSH 1.6.1 Thuận lợi SXSH là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gian tăng hiệu quả sản xuất. .. hợp − Hướng Đơng giáp với Cơng ty CP sửa Việt Nam (nhà máy nước giải khát Việt Nam − Hướng Nam giáp với đường NA6 qua đường là Cơng ty CP nhựa Vân Đồn SVTH: Châu Văn Tùng 35 Lớp: 09HMT03 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Vũ Hải Yến Hình 3.1 Cổng nhà máy bia Cơng ty SABMiller Việt Nam tại Bình Dương 3.1.3 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy Hình 3.2 Sơ đồ vị trí nhà máy bia cơng ty SABMiller Việt Nam SVTH: Châu Văn... nghiệp GVHD: ThS Vũ Hải Yến Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA CỦA CƠNG TY TNHH SABMILLER VIỆT NAM 3.1 Giới thiệu tổng quan về cơng ty − Tên doanh nghiệp: Cơng ty TNHH SABmiller Việt Nam − Tên tiếng Anh: SABMiller Vietnam Co., Ltd − Tên viết tắt: SABMiller − Địa chỉ:  Văn phòng cơng ty: 06 Trần Nhật Duật, P Tân Định, Q 1, TpHCM  Nhà máy sản xuất: Lơ A, đường NA7-DA1.2, KCN Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình... nghiệp sản xuất bia phát triển mạnh như Đức, Đan mạch,… Các nhà máy biacơng suất trên 20 triệu lít/năm cho đến nay đã đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất 2.1.6 Về ngun liệu cho ngành bia Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu ngun liệu cho ngành sản xuất bia (chủ yếu là malt và hoa houblon) khoảng 76 triệu USD 2.1.7 Định hướng phát triển nền cơng nghiệp bia Việt. .. ở mức thấp Việt Nam khơng bị ảnh hưởng của tơn giáo trong tiêu thụ bia nên thị trường còn phát triển SVTH: Châu Văn Tùng 27 Lớp: 09HMT03 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Vũ Hải Yến Theo một nghiên cứu của nước ngồi, bia hiện nay chiếm khoảng từ 50% đến 96% tổng mức tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trên thị trường các nước Đơng Nam Á 2.2 Cơng nghệ sản xuất 2.2.1 Ngun liệu sản xuất Bia được sản xuất từ các... tăng nhanh trong khu vực Thị trường bia tại Nhật Bản, và đặc biệt là tại Trung Quốc tăng lên rất nhanh Tổng lượng bia tiêu thụ của các nước khu vực châu Á trong năm 2004 đạt 43,147 triệu lít 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ biaViệt Nam Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự có mặt của Nhà Máy bia Sài Gòn và Nhà Máy Bia Hà Nội Như vậy, ngành bia Việt Nam đã có lịch sử trên 100 năm Hiện... gay gắt, nhiều cơ sở sản xuất quy mơ nhỏ, chất lượng thấp khơng đủ khả năng cạnh tranh đã phá sản hoặc chuyển sang sản xuất sản phẩm khác Trong các cơ sở sản xuất bia đó, Sabeco chiếm năng suất trên 200 triệu lít/năm, Habeco năng suất trên 100 triệu lít/năm, 15 nhà máy bia có năng suất trên 15 triệu lít/năm và khoảng 165 cơ sở sản xuất có năng lực dưới 1 triệu lít/năm Tổng cơng ty Bia – Rượu – Nước giải... www .sabmiller com.vn − Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngồi − Diện tích xây dựng: 10,08 ha − Ngành nghề sản xuất: Sản xuất các sản phẩm bia và nước uống có độ cồn hàm lượng thấp − Tổng vốn đầu tư: 45.000.000 USD − Tổng số nhân viên: 150 – 200 người 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH SAB Miller Việt Nam SABMiller là một tập đồn đa quốc gia hàng đầu thế giới chun về sản xuất. .. Văn phòng Cơng ty TNHH SABMiller Việt Nam đặt tại Tp.Hồ Chí Minh ở địa chỉ: Số 6 đường Trần Nhật Duật, P Tân Định, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh Nhà máy bia của Cơng ty TNHH SABMiller Việt Nam được xây dựng tại KCN Mỹ Phước II, Lơ A, đường NA7, TT Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Nhà máy có các hướng tiếp giáp với: − Hướng Bắc giáp với đường NA7 qua đường là khu liên hợp − Hướng Tây giáp với cơng viên... chi phí xử lý chất thải đồng thời gian tăng hiệu quả sản xuất Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể được tóm tắt như sau: − Nâng cao hiệu quả sản xuất SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào ngun liệu thơ, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp − Giảm chi phí . của sản phẩm cho nhà máy bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty bia SABMiller Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Nội. ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung. Do vậy, đề tài Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMiller. về sản xuất sạch hơn − Chương 2: Tổng quan về ngành sản xuất bia − Chương 3: Tổng quan về nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam. − Chương 4: Đề xuất các giải pháp áp dụng SXSH cho dây

Ngày đăng: 18/06/2014, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan