Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp hè dành cho đối tượng khách là các giáo viên trong các trường trung học phổ thông

47 1.9K 11
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp hè dành cho đối tượng khách là các giáo viên trong các trường trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp hè dành cho đối tượng khách là các giáo viên trong các trường trung học phổ thông

Chuyên đề tốt nghiệp Lời nói đầu Công ty du lịch Sao Việt công ty mới đi vào hoạt động và bắt đầu thực hiện kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty phục vụ và thu hút thị trường khách outbound. Khách hàng mà công ty hướng tới khách đi theo đoàn của các tập thể, các tổ chức trong công ty và trong các trường học. Trong quá trình thực tập công ty đã tạo điều kiện cho em đi tìm hiểu thực tế về đối tượng khách đi theo đoàn. Trong dịp dịpcác trường trung học phổ thông được nghỉ đây dịp công ty có thể giới thiệu và chào bán chương trình du lịch của mình tới các trường học. Kế hoạch kinh doanh một phần rất quan trọng trong việc khởi sự kinh doanh của một cá nhân hay một tổ chức. Nó cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng trong việc đưa ra một ý tưởng mới hay việc mở rộng thị trường của công ty. Do đó để có thể đưa sản phẩm du lịch ra thị trường thì cần phải xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh . Chính vì điều này nên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp dành cho đối tượng khách các giáo viên trong các trường trung học phổ thông Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 2 phần: Phần 1: Lý thuyết chung về xây dựng bản kế hoạch kinh doanh Phần 2: Lập kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp dành cho đối tượng khách các giáo viên trong các trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Trương Tử Nhân và công ty du lịch Sao việt đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp này. Bản kế hoạch kinh doanh này sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp quý báu của các bạn. Sinh viên Nguyễn Thị Anh Thư Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 2 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1 Lý Thuyết Chung Về Xây Dựng Bản Kế Hoạch Kinh Doanh 1.1 Bản kế hoạch kinh doanh 1.1.1 Bản kế hoạch kinh doanh gì? Kế hoạch kinh doanh sự mô tả quá trình kinh doanh của bạn trong một khoảng thời gian. Nó mô tả việc kinh doanh của bạn đã thành công tới đâu và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ mô tả mọi mặt trong công ty của bạn và sẽ tài liệu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư, các đối tác tài chính, các đối tác liên doanh sẽ đọc. Khi tạo ra một kế hoạch kinh doanh, bạn cần xem xét đến mọi chi tiết trong kinh doanh của bạn, bao gồm các sản phẩm của bạn và các thị trường. Mọi công ty đều có những vấn đề tồn tại và điều quan trọng nhất không được lẩn tránh hay che giấu chúng. Kế hoạch kinh doanh cần đưa ra một bức tranh tổng thể về các hoạt động và khả năng của bạn. Người đọc bản kế hoạch của bạn mong đợi một ý tưởng kinh doanh rõ ràng và hiện thực, có nhiều khả năng thành công, và những bằng chứng về năng lực quản lý để thực hiện kế hoạch. 1.1.2 Tầm quan trọng của việc lập bản kế hoạch kinh doanh Quá trình hoạch định trong doanh nghiệp buộc công ty của bạn phải nhìn vào những gì đang có ở hiện tại và dự kiến những gì có thể xảy ra với công ty trong tương lai. Vì vậy có nhiều lý do để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh và điều quan trọng nhất cần phải hiểu được các mục tiêu để có thể đưa ra một bản kế hoạch hiệu quả nhất. Dưới đây một số lý do quan trọng nhất để các nhà quản lý phải viết ra kế hoạch kinh doanh của họ: • Lập bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định và tập trung mục tiêu bằng cách sẽ dùng những thông tin và phân tích phù hợp. Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 3 Chuyên đề tốt nghiệp • Doanh nghiệp có thế sử dụng bản kế hoạch kinh doanh như một công cụ khi đàm phán với đối tác quan trọng như bên cho vay, chủ đầu tư và ngân hàng. • Bản kế hoạch kinh doanh có thể dùng để thu thập các ý kiến và tư vấn từ những người khác như: những người trong lĩnh vực mà doanh nghiệp dự định kinh doanh, những người có thể đưa ra cho doanh nghiệp lời khuyên vô giá mà hoàn toàn miễn phí. Sự góp ý của mọi người và của chuyên gia sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và của cải của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp có thể dựa trên bản kế hoạch kinh doanh phát hiện ra những điều bỏ sót hoặc những điểm yếu trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. 1.1.3 Các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh Tính khả thi của một dự án kinh doanh hay một ý tưởng kinh doanh trong việc khởi sự doanh nghiệp hay mở rộng thị trường thì đều có thể thông qua bản kế hoạch kinh doanh để chứng minh. Việc kinh doanh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp có thành công hay không nó dựa trên sự chuẩn bị chu đáo bản kế hoạch. Nếu bản kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt thì có thể giúp cho doanh nghiệp quyết định trong việc kinh doanh một lĩnh vực mới hay mở rộng thị trường. Hơn thế nữa nó có thể giúp doanh nghiệp bạn có nên tiếp tục hay dừng công việc kinh doanh tại đây khi thấy không có tính hiện thực cao. Kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng như kế hoạch hành động, đó kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh của họ. Nó giúp cho doanh nghiệp biết rõ cái gì mình nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Các doanh nghiệp sử dụng bản kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và mở rộng Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 4 Chuyên đề tốt nghiệp doanh nghiệp. Như vậy họ sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định. Bản kế hoạch kinh doanh một tài liệu, điều kiện tiên quyết đầy thuyết phục để đàm phán với đối tác kinh doanh tiềm năng và các nhà đầu tư khác. Đối với ngân hàng nếu doanh nghiệp có ý định vay tiền thì bản kế hoạch kinh doanh tài liệu có thể nói tác động mạnh nhất tới ngân hàng. Nếu doanh nghiệp muốn vay được nhiều vốn hơn nữa thì bản kế hoạch kinh doanh phải được chuẩn bị rất cẩn thận và kỹ. 1.1.4 Chủ đề và cơ cấu của một bản kế hoạch kinh doanh • Tuyên bố về mục đích: Đây bản phác họa chính xác những mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn. • Con người: Bất cứ một doanh nghiệp nào thì nhân tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp thì không thể không nói đến con người. Tập trung vào việc làm thế nào để những kinh nghiệm trước đây của mọi người có thể áp dụng vào công việc kinh doanh mới. Chuẩn bị một bản tóm tắt lí lịch của những người lập bản kế hoạch kinh doanh và của những người cùng lập và sẽ thực hiện bản kế hoạch kinh doanh này. Các thông tin đưa ra đảm bảo tính trung thực và không thổi phồng. Trong bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thì phần thông tin này sẽ được các bên cho vay, chủ đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng. Một điều chú ý đối với người lập kế hoạch kinh doanh không được nói dối. Nếu như một chức năng quan trọng nào đó mà người lập kế hoạch kinh doanh không thực hiện được thì phải nêu trong bản kế hoạch kinh doanh và đưa ra việc sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào. • Sơ lược về hoạt động của doanh nghiệp: Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 5 Chuyên đề tốt nghiệp Xác định và mô tả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dự định tiến hành và kế hoạch chính xác doanh nghiệp thực hiện công việc như thế nào. Hãy tập trung vào thị trường chuyên biệt mà doanh nghiệp dự định hoạt động. • Đánh giá về kinh tế: Đưa một đánh giá hoàn chỉnh về môi trường kinh doanhdoanh nghiệp dự định tham gia. Giải thích về việc phương án kinh doanh mới của doanh nghiệp phù hợp như thế nào với cơ quan quản lý nhà nước và nhân khẩu mà doanh nghiệp sẽ phải làm việc. • Đánh giá dòng lưu chuyển tiền mặt: Đưa ra báo cáo dòng lưu chuyển tiền mặt trong một năm bao gồm cả các yêu cầu về vốn của doanh nghiệp. Đưa ra đánh giá của doanh nghiệp về những gì có thể có vấn đề và cách giải quyết của doanh nghiệp đối với vấn đề đó như thế nào. • Đưa ra kế hoạch marketing và kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh. • Nhắc đến các trang Web hữu ích của chính phủ như hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.5 Các yếu tố cần có trong bản kế hoạch kinh doanh • Thể hiện được sự am hiểu về thị trườngdoanh nghiệp đang kinh doanh. • Cho thấy được sự phát triển ổn định, tăng trưởng khỏe mạnh của ngành. • Thể hiện năng lực của đội ngũ quản lý. • Thể hiện năng lực kiểm soát tài chính. • Thể hiện được trọng tâm kinh doanh nhất quán. • Thể hiện được ý thức về sự thay đổi môi trường. 1.1.6 Các bước để có một bản kế hoạch kinh doanh Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 6 Chuyên đề tốt nghiệp • Phác thảo ra được ý tưởng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. • Thu thập tất cả các số liệu mà doanh nghiệp có thể có về tính khả thi và chi tiết ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp. • Tập trung và sàng lọc ý tưởng kinh doanh trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp. • Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có thể giúp ích tốt cho doanh nghiệp trong việc này. 1.2 Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh 1.2.1 Tóm tắt • Giới thiệu về lịch sử công ty, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty 1.2.2 Mô tả sản phẩm • Nêu mô tả ngắn gọn sản phẩm, dịch vụ của bạn gì • Lợi thế sản phẩm, dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh gì 1.2.3 Thị trường và cạnh tranh 1.2.3.1 Thị trường Nêu được quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đốicác quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Mô tả được thị trường, những thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế. Thị trường mục tiêu: Phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong bản kinh doanh, các nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của bạn hiện nay ai, mô tả thông tin chi tiết về họ: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lí, thu nhập, sức mua tương ứng Kênh phân phối: Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả nhất về sản phẩm, dịch vụ xem sản phẩm, dịch vụ nên được bán trực tiếp hay thông qua trung gian Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 7 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.3.2 Cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh đi trước bạn ai. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh gi? Các đối thủ cạnh tranh những người ảnh hưởng tới sự sống còn của công ty bạn nên cần phải cân nhắc. 1.2.4 Chiến lược và thực hiện 1.2.4.1 Chiến lược marketing: • Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường; • Chiến lược giá cả: • Chiến lược quảng cáo: Quảng cáo phần cần thiết và hấp dẫn, thuyết phục người mua mua sản phẩm, dịch vụ của bạn mà không mua của đối thủ cạnh tranh hay các công ty khác. Công ty định sẽ sử dụng hình thức quảng cáo nào: tờ rơi, dạng quyển, quảng cáo trên các tạp chí, trên truyền thông hay trên mạng internet… 1.2.4.2 Chiến lược bán hàng: • Kế hoạch bán hàng; • Dịch vụ hỗ trợ: Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng với các sản phẩm chính nhằm giúp cho khách hàng thỏa mãn được tối đa các nhu cầu của mình. • Chiến lược phân phối: Xác đinh người trung gian tiềm năng để có thể đạt được mục đích doanh thu. 1.2.5 Kế hoạch nhân sự Cần nêu được những phần sau: • Sơ yếu lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý • Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân lực Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 8 Chuyên đề tốt nghiệp Dựa vào sơ đồ tổ chức, bố trí nhân lực để có kế hoạch thuê thêm nhân sự khi cần thiết, chuẩn bị phần mô tả công việc, các tiêu chí lựa chọn, tiền thù lao và phụ cấp khác cho nhân viên. 1.2.6 Kế hoạch tài chính: • Những giả định quan trọng : đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại. • Phân tích điểm hoà vốn : điểm hoà vốn mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu. • Lỗ lãi dự kiến : bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian. • Dự kiến lưu chuyển tiền mặt : báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn. • Bản dự tính cân đối kế toán : bảng cân đối kế toán báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 9 Chuyên đề tốt nghiệp chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm • Tỉ lệ kinh doanh : trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy. Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B 10 [...]... 43 trường trung học phổ thông quốc lập và có khoảng 55 trường trung học phổ thông dân lập Đây một thị trường khách không phải nhỏ Qua nghiên cứu thị trường đặc đi m của đối tượng khách: - Giáo viên có độ tuổi trung niên chiếm khoảng 67%, giáo viên trẻ chiếm khoảng 23%; - những người có kiến thức, trình độ hiểu biết cao; Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B Chuyên đề tốt nghiệp 21 - Thường đi du lịch. .. thị trường 2.3 Thị trường và cạnh tranh 2.3.1 Thị trường Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 200 công ty du lịch có quy mô lớn và nhỏ Có một số công ty đang khai thác thị trường khách các cán bộ giáo viên trong các trường phổ thông trung học như: Công ty du lịch Đông Phương, Công ty du lịch Hạ Trắng, công ty du lịch Hà Nội Tour, Công ty du lịch Mekong…Họ thường xuyên quảng cáo và chào bán các chương. ..Chuyên đề tốt nghiệp 11 Chương II LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC ĐI DU LỊCH VÀO DỊP 2.1 Sơ lược về công ty và các sản phẩm dịch vụ của công ty 2.1.1 Giới thiệu về công ty  Tên công ty: Công ty TNHH đầu tư và du lịch Sao Việt  Tên tiếng anh: Vietstar investment and tourism-viết tắt VIT  Trụ sở chính: Phòng 502, nhà A6a,... Sao Việt được biết đến như một doanh nghiệp chuyên cung cấp: • Các dịch vụ chuyên nghiệp cho các tổ chức; • Các dịch vụ du lịch chất lượng, tin cậy cho các cá nhân 2.1.4 Nhiệm vụ của giai đoạn tới: Công ty tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhân sự của mình và triển khai kế hoạch kinh doanh khai thác thị trường khách các trường đại học, các trường THPT và các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn Hà Nội... không chỉ doanh thu mà còn tạo dựng uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng với mục đích sẽ trở thành “Người bạn trong suốt cuộc đời du lịch của bạn”  Giá thành: Để tính giá thành và giá bán cho một chương trình có thể theo công thức sau: Z=Vc+Fc/Q Trong đó: - Z: giá thành của một chương trình du lịch dành cho một giáo viên - Vc: Chi phí biến đổi bao gồm: Phòng, vé tham quan, các bữa ăn…... sân bay Nội Bài Chương trình được khép lại khi Hướng dẫn viên của Sao Việt đưa Bạn về đến Hà Nội Dịch vụ bao gồm: - Vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông theo chương trình; - Ô tô du lịch phục vụ theo chương trình; - Vé tham quan vào cửa một lần theo chương trình; - Hướng dẫn viên tiếng Việt theo chương trình; - Khách sạn tiêu chuẩn theo chương trình (2 người/phòng); - Các bữa ăn theo chương trình (không... lịchdịp tháng 6,7 - Độ dài của chuyến đi 5-7 ngày - Đặt chương trình trước 10-20 ngày - Có thu nhập khá - Đi du lịch với mục đích tham quan và nghỉ ngơi chủ yếu - Họ tìm hiểu thông tin khi đi du lịch qua kinh nghiệm của bạn bè và qua các công ty quen - Rất chú ý đến chất lượng của chuyến đi nhưng giá cả cũng phần họ quan tâm vì bị giới hạn về kinh phí - Đi nước ngoài chủ yếu các nước... trên tàu Ngày 7: Kết thúc hành trình Buổi sáng: Bạn về đến Hà Nội vào buổi sáng Hướng dẫn viên của Sao Việt chia tay Bạn Kết thúc hành trình 2.3.2 Kênh phân phối Công ty nên sử dụng kênh phân phối bán hàng trực tiếp: Tức công ty cử các nhân viên marketing của mình đi giới thiệu và chào bán các chương trình du lịch tại các trường trung học phổ thông tiếp xúc trực tiếp với nhóm khách hàng có ảnh... chương trình du lịch tại các trường phổ thông trên địa bàn toàn thành phốdành được nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên các công ty du lịch cạnh tranh với nhau bằng giá cả mà ít có công ty nào để ý tới chất lượng của chương trình du lịch Hơn thế nữa mức cạnh tranh trên thị trường còn rất nhỏ nên áp lực cạnh tranh không lớn Đó chính cơ hội của công ty khi tham gia vào thị trường khách này • Thị trường. .. giải trí: Bia, trò chơi đi n tử, trò chơi dưới nước và trên cạn, bơi lội Nguyễn Thị Anh Thư Du lịch 46B Chuyên đề tốt nghiệp 14 Riêng sản phẩm du lịch thì hiện nay công ty tập trung vào thị trường khách outbound trên địa bàn Hà Nội với đối tượng khách chủ yếu các tổ chức, các đoàn thể trong các công ty, trường học với chất lượng cao Đi u này có thể chứng minh qua một số chương trình của công ty hiện . xây dựng bản kế hoạch kinh doanh Phần 2: Lập kế hoạch kinh doanh cho chương trình du lịch đi dịp hè dành cho đối tượng khách là các giáo viên trong các. Du lịch 46B 10 Chuyên đề tốt nghiệp Chương II LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC ĐI DU LỊCH

Ngày đăng: 30/01/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan