Đề cương ôn tập văn học Nam

27 4.4K 133
Đề cương ôn tập văn học Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề 1 : Câu 1 ( 1 điểm ). Trình bày khái niệm “ hiện đại hóa ” trong văn học Việt Nam. Câu 2 ( 6 điểm ). Hình ảnh thiên nhiên,đất nước qua thể loại ca dao, đồng dao, thơ trong chương trình văn học Việt Nam được dạy, học ở trường tiểu học. Câu 3 ( 3 điểm ). Anh chị hãy giới thiệu một số nét chính về nội dung thơ Trần Đăng Khoa. Đề 2 Câu 1 ( 1 điểm ). Nêu ngắn gọn vị trí, ý nghĩa của giai đoạn văn học Việt Nam 1900 – 1945 . Câu 2 (4 điểm ). Phân biệt khái niệm Văn học dân gian và văn học hiện đại Việt Nam ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiếng Việt tiểu học). Câu 3 ( 5 điểm ). Anhchị hãy nhận xét cách sắp xếp văn học Việt Nam trong chương trình dạy học ở trường tiểu học.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM Đề 1 : Câu 1 ( 1 điểm ). Trình bày khái niệm “ hiện đại hóa ” trong văn học Việt Nam. Câu 2 ( 6 điểm ). Hình ảnh thiên nhiên,đất nước qua thể loại ca dao, đồng dao, thơ trong chương trình văn học Việt Nam được dạy, học ở trường tiểu học. Câu 3 ( 3 điểm ). Anh /chị hãy giới thiệu một số nét chính về nội dung thơ Trần Đăng Khoa. Đề 2 Câu 1 ( 1 điểm ). Nêu ngắn gọn vị trí, ý nghĩa của giai đoạn văn học Việt Nam 1900 – 1945 . Câu 2 (4 điểm ). Phân biệt khái niệm Văn học dân gian và văn học hiện đại Việt Nam ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiếng Việt tiểu học). Câu 3 ( 5 điểm ). Anh/chị hãy nhận xét cách sắp xếp văn học Việt Nam trong chương trình dạy học ở trường tiểu học. Đề 3 : Câu 1 ( 7 điểm ). Có ý kiến cho rằng : Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam. Anh/chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Câu 2 ( 3 điểm ). Nội dung của sự “ đổi mới văn học ” trong văn học Việt Nam từ 1975 đến nay. Đề 4 : Câu 1 ( 8 điểm ). Có ý kiến cho rằng : “ Truyện cổ dân gian, nhất là truyện cổ tích rất hấp dẫn tuổi thơ ” Bằng sự hiểu biết của anh (chị ) về truyện cổ dân gian và những truyện cổ dân gian học trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 2 ( 2 điểm ). Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn văn học 1900-1945. Đề 5 : Câu 1 ( 5 điểm ). Có ý kiến cho rằng: “ Nằm trong mạch văn chung của sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh, các sáng tác về thiếu nhi của Người luôn thể hiện tình thương yêu bao la rộng lớn đối với các cháu ” ( Giáo trình Văn học Đào tạo GVTH hệ CCĐSP và 12+2, Nxb GD 2001, trang 116 ). Bằng sự hiểu biết của anh ( chị ) về thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhất là những sáng tác của Người trong Sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 2 ( 2 điểm ). Phân biệt khái niệm Văn học trung đại và Văn học hiện đại ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiểu học ). Câu 3 ( 3 điểm ). So sánh thể loại cổ tích và truyền thuyết ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiểu học ). Đề 6 Câu 1 ( 6 điểm ) . Có ý kiến cho rằng : “ Truyện cổ tích được sáng tác với mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ em ” ( Giáo trình Văn học Đào tạo GVTH tình độ CĐSP và ĐHSP, Nxb GD, Nxb ĐHSP 2007, trang 120 ). Anh/chị hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên. - 1 - Câu 2 ( 2 điểm ). Phân biệt khái niệm Văn học dân gian và Văn học viết ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiểu học ). Câu 3 ( 2 điểm ). So sánh thể loại cổ tích và truyền thuyết ( lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiểu học ). Đề 7 : Câu 1 ( 8 điểm ). Đánh giá về văn học dân gian Việt Nam, Hoài Thanh đã từng viết : “ Văn nghệ dân gian là cơ sở, là miếng đất tốt tươi trên đó sinh ra và lớn lên nền văn học, văn nghệ cổ điển và hiện đại Việt Nam. Văn nghệ dân gian cũng là kho bách khoa từ điển Việt Nam, kho tài liệu vô tận cho mọi nghành khoa học xã hội Việt Nam : sử học, dân tộc học, nhân chủng học, triết học, ngôn ngữ học, mỹ học, …” Anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Câu 2 ( 2 điểm ). Phân biệt sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết ( cho ví dụ minh họa ). Ghi chú : Thí sinh được sử dụng tài liệu ! Đề 8 : Câu 1 ( 8 điểm ). Đánh giá về văn học dân gian Việt Nam, Cù Huy Cận đã từng viết : “ Văn nghệ dân gian ( Folklore ) là văn nghệ gốc. Qua văn nghệ dân gian, nhân dân trước hết là nhân dân lao động tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình. Chính trong văn nghệ dân gian ta tìm thấy những điều cơ bản nhất của bản sắc văn hóa của dân tộc. Mà bản sắc văn hóa lại là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Điều này vô cùng quan trọng ” ( Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc ). Anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Câu 2 ( 2 điểm ). Căn cứ vào đâu để chia lịch sử văn học viết Việt Nam thành hai thời kỳ lớn : văn học Trung đại và văn học hiện đại ? Sự khác biệt cơ bản của hai thời kỳ văn học ? Vẽ sơ đồ sự phân kỳ của văn học viết Việt Nam. Ghi chú : Thí sinh được sử dụng tài liệu . Đề 9 : Câu 1 ( 8 điểm ). Nhận xét về đặc điểm của của văn học Việt Nam, Giáo sư Lê Trí Viễn đã từng viết : “ Quá trình tiến lên của chủ nghĩa yêu nước cũng là quá trình tiến lên của văn học. Nói sát hơn, văn học phát triển trong sự thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước ngày càng phát triển ” ( Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHSP TPHCM năm 1984, trang 178 ). Anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên ( lấy dẫn chứng từ chương trình VHVN trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học ). Câu 2 ( 2 điểm ). Ý nghĩa của giai đoạn văn học Việt Nam1900-1945 . Đề 10 : Câu 1 ( 6 điểm ). Có ý kiến cho rằng : “ Quê hương là nguồn cảm xúc vô tận trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa” ( Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, Tập II, Dự án ĐT GVTHCS, Nxb ĐHSP 2008, trang 374 ). Bằng sự hiểu biết của anh chị về thơ Trần Đăng Khoa và nhất là những sáng tác của tác giả trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 2 ( 4 điểm ). Những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ( lấy dẫn chứng minh họa từ SGK Tiểu học để phân tích và minh họa ). Ghi chú : - Giám thị không giải thích gì thêm. - Thí sinh được sử dụng tài liệu. - 2 - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1. Trình bày khái niệm “hiện đại hóa” trong văn học Việt Nam. Hiện đại là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới . Là nền văn học thay đổi hoàn toàn về nội dung và diện mạo Là nền văn học có thêm nhiều thể loại mới phong phú, , sánh ngang với nền văn học phơng tây. Là quá trình làm cho nền văn học thoát ra khỏi hệ thống văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây , có thể hội nhập với nền văn học thế giới Là nền văn học có thêm một lớp tác giả mới: những trí thức Tây học, sáng tác của họ mới mẻ và hiện đại. Câu 2. Hình ảnh thiên nhiên, đất nước qua các thể loại cao dao, đồng dao, thơ trong chương trình văn học Việt Nam dạy, học ở trường Tiểu học. Có thể nói rằng tác phẩm văn học là một yếu tố cấu thành sách giáo khoa Tiếng Việt (TV) tiểu học, Thật khó hình dung nổi nếu phương tiện để giáo dục nhân sinh cho học sinh lại thiếu vắng những bài thơ – những sản phẩm lao động sáng tạo nghệ thuật của thi sĩ. Với sức mạnh của thi ca, những vần thơ như Hôm qua em tới trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp./ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước suối trong thầm thì/ Cọ xoè ô che nắng/ Râm mát đường em đi (Đi học, Minh Chính, TV1, t2); Mỗi sớm mai thức dậy/ Lũy tre xanh rì rào/ Ngọn tre cong gọng vó/ Kéo mặt trời lên cao. (Lũy tre, Nguyễn Công Dương, TV2); Sáng đầu thu trong xanh/ Em mặc quần áo mới/ Đi đón ngày khai trường/ Vui như là đi hội. (Ngày khai trường, Nguyễn Bùi Vợi, TV3); Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày/ Quê hương là đường đi học/ Con về rợp bướm vàng bay./ Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng (Quê hương, Đỗ Trung Quân, TV4); Ở tận sông Hồng, em có biết/ Quê hương anh cũng có dòng sông/ Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông! (Hoài Vũ, TV4); Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì/Tôi nghe truyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau (Tôi yêu truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, TV4); Mai rồi con lớn khôn/ Chim không còn biết nói/ Gió chỉ còn biết thổi / Đi qua thời ấu thơ/ Bao điều bay đi mất/ Chỉ còn trong đời thật/ Tiếng người nói với con/ Hạnh phúc khó khăn hơn/ Mọi điều con đã thấy/ Nhưng là con giành lấy/ Từ hai bàn tay con (Sang năm con lên bảy, Vũ Đình Minh, TV5),… đã cùng thầy cô giáo giúp học sinh thụ đắc bài học làm người một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống hàng ngày nuôi dưỡng cơ thể. Có không ít bài thơ trong sách giáo khoa tiểu học đã “đi qua” 2 thậm chí 3 thế hệ trong một gia đình. Những bậc làm ông làm bà, làm cha làm mẹ, vừa vui, vừa ngạc nhiên khi gặp lại trong bài học của con, cháu mình bài thơ ngày xưa mình đã học. Đấy là những bài thơ gần gũi với tâm hồn, với cách nghĩ của trẻ, những bài thơ được viết từ nỗi rung cảm, từ tình yêu thương trẻ nhỏ của nhà thơ. Không giới hạn ở chức năng chuyển tải những bài học nhân sinh, mà cả những kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, những kĩ năng đọc văn bản, viết chính tả, dùng từ viết câu, tập làm văn,… cũng được thơ văn gồng gánh trên đôi vai của mình mang đến cho học sinh những bài học, những cảm xúc tươi mới, Ở chương trình tiểu học 2000, kiến thức về Ngữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn kiến thức về Văn và được tích hợp thành một môn, được thể hiện chung trong một cuốn sách – sách môn “Tiếng Việt”. Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (sách cải cách cũng như sách hiện hành và chắc chắn là sách của cả những vòng thay sách sau này) được chia thành nhiều chủ điểm xoay quanh trục chính nhà trường - gia đình - thiên nhiên đất nước được sắp xếp theo hướng kế thừa và phát triển theo kiểu đồng tâm và xoáy ốc, được gọi bằng những cái tên giản dị thân thuộc nhưng vẫn đầy sức gợi, sức khái quát, như Em là học sinh, Bạn trong nhà, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất, Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống, Việt Nam tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Vì cuộc sống thanh bình, Những chủ nhân tương lai, Có thể nói rằng sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt tiểu học không mảy may gây cái khuôn giới hạn sức ngân vang, tầm bay bổng của thi ca. Không ít bạn đọc, nếu không xem sách giáo khoa tiểu học thì thường vẫn nghĩ thơ chỉ dùng làm ngữ liệu cho cho các bài tập đọc mà thôi (?!). Hoàn toàn không phải thế. Trong SGK Tiếng Việt tiểu học, với ưu thế về sức mạnh ngôn từ và tầm tác động của mình, thơ được các tác giả SGK dùng làm dẫn liệu cho kể chuyện, cho tập làm văn, như Đọc bài thơ sau, dựa vào bài thơ em hãy kể lại chuyện “Nàng tiên ốc” (Xuân Quỳnh), chuyện “Bác rùa biết bay” (Nguyễn Hoàng Sơn), Dựa vào bài thơ “Con vện” (Nguyễn Hoàng Sơn), em hãy tả lại chú chó vện; ở cả kiểu bài thuyết trình tranh luận, kiểu viết biên bản về một vụ việc, việc sử dụng ngữ liệu là một bài thơ ngụ ngôn kiểu như Mỡ và hành cãi nhau, Vịt đánh vỡ trứng như thế nào (Nguyễn Hoàng Sơn),… đã khiến HS đón nhận và thực hiện một cách đầy hứng khởi và hiệu quả. Câu 3. Anh chị hãy giới thiệu một số nét chính về nội dung thơ Trần Đăng Khoa Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta bắt gặp hai thế giới: Thế giới thực với “góc sân và khoảng trời”; thế giới biểu tượng với các giá giá trị văn hoá, quan hệ văn hoá Nhà thơ Trần Đăng Khoa có biệt tài làm mới những thi liệu cũ, biết thổi vào - 3 - những môtíp dân gian hồn quê đậm đà. Thi nhân cấp cho những hình ảnh quen thuộc một diện mạo mới mẻ, thú vị. Thơ Trần Đăng Khoa hồn nhiên, trong sáng. Trần Đăng Khoa cảm nhận thế giới xung quanh bắt đầu từ việc nhìn ngắm vũ trụ quê. “Góc sân” là thi liệu, đồng thời là không gian tinh thần đặc trưng của Trần Đăng Khoa. Không gian “Góc sân” phản chiếu thế giới tuổi thơ của thi sĩ. Đi ra khỏi cảnh sắc đó, thơ Trần Đăng Khoa mất đi vẻ tươi non, hồn hậu nhất. Thiếu đi sức mạnh liên tưởng, và năng lực tưởng tưởng dồi dào, thơ Trần Đăng Khoa trở thành mảnh đất khô cằn, không hơn sự sao chép giản đơn các sự vật, hiện tượng xảy ra trong hiện thực. Thực ra, góc sân đồng nhất với khoảng trời thu nhỏ. Góc sân hay khoảng trời đều là không gian hẹp, không gian quê. Thi sĩ neo buộc điệu hồn mình vào cảnh quê, người quê, đời quê chất phác. Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy … (Hạt gạo làng ta) Chất quê được lay thức qua một cảm quan đặc biệt tinh nhạy. Chất quê ở thơ Trần Đăng Khoa thấm sâu vào tất cả các yếu tố nghệ thuật. Chất quê bình dị thôi, nhưng có sức ám ảnh người đọc, bởi nó được phát hiện, tái tạo từ tình yêu thiết tha của “trái tim thơ ấu” (Xuân Diệu). Chất quê ấy bắt rễ sâu trong tâm thức dân gian và cái nôi văn hoá gia đình. Chất quê khẽ rung lên theo điệu hồn - nhạc lòng trầm bổng của trẻ thơ. Thơ Trần Đăng Khoa vừa dân gian vừa hiện đại. Hiện đại ngay trong vẻ dân gian. Tư duy thơ dân gian thường tìm về với luống khoai, luống cà, ưa thích những cây na, quả mít. Hồn thơ dân gian ru đưa theo vòm đa xanh rì rào. Tiếng thơ dân gian gọi ta về với “dòng nước bạc” và “biển lúa vàng mênh mông” (Cây đa) Thơ Trần Đăng Khoa là tiếng đàn muôn điệu của đứa trẻ thơ đã có điều kiện ngó nghiêng cảnh sắc quê hương đất nước. Ta ngỡ như dòng thơ dân gian đã mất đi sức hấp dẫn riêng của mình thì đây thơ Trần Đăng Khoa đã tiếp thêm sức mạnh cho nó. Đọc thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, thiết nghĩ phải tưởng đến cái công lao to lớn đấy. Nhìn tổng quát thơ Trần Đăng Khoa mới lạ và tài hoa. Con trâu trong thơ Trần Đăng Khoa gắn bó với ruộng đồng, với “bờ mương xanh mướt cỏ” và với cả đời sống cơ khí hoá: Đừng lo đồng nứt nẻ Ta có máy bơm rồi Khó nhọc mấy mùa thôi Sau thì trâu được nghỉ (Con trâu đen lông mượt) Trong ca dao, và gần hơn là dòng thơ ca dân gian hiện đại từ Bàng Bá Lân đến Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ làm gì có hình ảnh chiếc “máy cày xình xịch” với “anh lái máy ghé vào đồng em”. Thơ Trần Đăng Khoa là thơ cảm nhận, thơ thính giác. Thi nhân lắng nghe tiếng đàn bầu “ngân nga trong đêm trăng” đẹp, “tiếng mưa rơi sùi sụt, rầu rầu”, tiếng gà gọi con tránh nắng dưới giàn trầu, tiếng người xát thóc cười trên sân thóc Tác giả ít khi miêu tả cảm giác, cảm tưởng của một ai đó, mà chủ yếu hướng vào bộc lộ, thể hiện cảnh vật qua con mắt của chính mình, qua cảm giác của mình: Riêng Mặt Trời tinh nghịch Ngậm mồi dưới đáy ao Giật mấy lần không được Còn làm ta ngã nhào (Câu cá) Thơ Trần Đăng Khoa phơi mở cái thế giới tâm hồn phong phú của trẻ thơ. Có lẽ chỉ đến đọc thơ Trần Đăng Khoa ta mới “thấm thía giác ngộ hơn nữa về cái sức mạnh của nội tâm” (Xuân Diệu). Cấu trúc thơ Trần Đăng Khoa đi từ quan sát đến khám phá và sáng tạo. Nguyễn Bính “ưa sống trong tình quê mà ít chú ý đến cảnh quê. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn, nên chỉ thấy cảnh quê ” (Hoài Thanh). Thơ quê của Đoàn Văn Cừ “dồi dào mà rực rỡ” “bức tranh nào cũng đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Bàng Bá Lân mang tới cho ta bức tranh quê như một món quà mộc mạc của một người từ xa mới về. Trần Đăng Khoa đi ra từ đồng quê Nam Sách, Hải Dương, sẻ chia dâng tặng mọi người chút hương quê đầm ấm. Anh Thơ tỉ mỉ, “nhìn đủ hình dáng đời quê”, Trần Đăng Khoa cũng có cái tỉ mỉ đó. Nhưng là cái tỉ mỉ của một cậu bé. Nếu cảnh quê trong thơ Bàng Bá Lân thuộc về muôn thuở (Cổng làng,Trưa hè ), thì mọi thứ đối với Trần Đăng Khoa như lần đầu tiên được phát hiện. Này đây cảnh “chớm thu”: Nửa đêm nghe ếch học bài Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Đây nữa: Cây lúa mừng vui phất cờ Dây khoai nảy xanh lá mới Cau xoè tay hứng giọt mưa rơi - 4 - Trần Đăng Khoa lại gần gũi với Đoàn Văn Cừ ở những đường nét, màu sắc “ngộ nghĩnh vui vui”. Nhưng Đoàn Văn Cừ nghiêng về cảnh “chợ Tết”, về nếp quê (Đám cưới mùa xuân, Đám hội ), thiên nhiên ở thơ Đoàn Văn Cừ chỉ đóng vai trò tô điểm cho bức tranh đời sống. Trần Đăng Khoa lại nghiêng về cảnh thiên nhiên, nhìn thấy ở thiên nhiên một đời sống của con người. Tranh quê của cậu bé Khoa bao giờ cũng có điểm nhấn, có chiều sâu. Đó là vẻ đẹp của ấn tượng, cảm nhận. Tranh Đoàn Văn Cừ dàn đều theo hướng khai thác đến kiệt cùng chất liệu, tưởng chỉ có mỗi bề rộng thôi. Đoàn Văn Cừ nghiêng về cái nhìn thấy, Trần Đăng Khoa thiên về cái cảm thấy. Câu 1. Nêu ngắn gọn vị trí ý nghĩa của giai đoạn văn học Việt Nam 1900 - 1945. ( SGK trang 30) Do sự biến đổi sâu sắc của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá Việt Nam đầu TK XX Giai đoạn 1: (Đầu thế kỷ XX đến năm 1920) : + Sáng tác bằng chữ quốc ngữ theo lối mới xuất hiện nhiều, còn non nớt. + Các tác giả tiêu biểu: + Thành tựu chủ yếu: Thơ văn của các chí sĩ cách mạng- thơ văn y/n; đổi mới về nội dung t tởng, cha có sự đổi mới về nghệ thuật -> Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học Giai đoạn 2: ( từ 1920 đến1930) - Đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên yếu tố văn học trung đại vẫn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức. -> Từ 1900-1930 là giai đoạn quá độ- tính chất giao thời- của hiện đại hoá văn học. Giai đoạn 3: (1930- 1945): - Đạt thành tựu to lớn, có nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại đặc biệt tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. =>HĐH sâu sắc, toàn diện, hoàn tất quá trình hiện đại hoá. 2.VH hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu h ớng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển: Nguyên nhân: Do hoàn cảnh đất nớc thuộc địa; chính sách kinh tế, văn hoá của Pháp; đb phong trào yêu nớc, cách mạng giải phóng dân tộc, VHVN thời kì này phân hoá thành 2 bộ phận: VH công khai và VH không công khai, Bộ phận VH công khai: Là VH hợp pháp, tồn tại và phát triển trong vòng pháp luật của xã hội thực dân nửa phong kiến. Phân hoá thành nhiều xu hớng , trong đó nổi lên 2 xu hớng chính: VH lãng mạn, VH hiện thực. Nguyên nhân: do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và quan điểm thẩm mĩ Bộ phận VH công khai: + Khẳng định, đề cao cái tôi cá nhân. + Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tôn giáo, thể hiện thái độ bất hoà thực tại, khát vọng vợt trên cuộc sống hiện tại tù túng chật hẹp, tầm thờng.+ Thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ, tơng phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong lòng ngời + Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến cổ hủ, giành quyền hạnh phúc cá nhân + Làm tâm hồn ng ời đọc tinh tế, phong phú, thêm yêu qh, đn+ Có vai trò tích cực trong việc hiện đại hoá nền văn học nớc nhà. VH hiện thực phê phán: + Phơi bày thực trạng xã hội bất công, thối nát; phản ánh nỗi khổ của nhân dân lao động bị áp bức.+ Đấu tranh chống áp bức, phản ánh xung đột mâu thuẫn giai cấp, phê phán xã hội trên tinh thần nhân đạo, dân chủ.+ Chú trọng miêu tả , phân tích, lí giải hiện thực qua các hình tợng điển hình Là tiếng nói và khát vọng của quần chúng cách mạng, chiến sĩ, cán bộ cách mạng + Đánh thẳng vào bọn thực dân và tay sai; thể hiện khát vọng độc lập dân tộc, tinh thần yêu nớc, niềm tin vào tơng lai tất thắng của CM.+ Khắc hoạ thành công hình ảnh con ngời mới của thời đại- ngời chiến sĩ CM. Nền văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp của VH trung đại và đổi mới theo hình thức VH phư ơng Tây , có thể hoà nhập với nền VH hiện đại thế giới. Có thể nói rằng, thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Nói được như vậy bởi vì thời kỳ văn học này đã kế thừa và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng mở cửa - 5 - **** Lưu ý: Có thể viết cái này: **** Lưu ý: hoặc Có thể viết cái này: đón nhận những luồng ánh sáng mới về tư tưởng và nghệ thuật để đưa nền văn học nước nhà từ mười thế kỷ văn học trung đại bước vào một thời đại mới – thời đại của văn học hiện đại. Nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 thực sự đã mở ra một trang mới cho lịch sử văn học nước nhà. Sự phát triển nhanh với nhiều thành tựu ở đủ các phương diện thơ, truyện, ký, kịch, lý luận phê bình với nhiều phong cách khác nhau là những điểm rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong bước đường đi lên và trưởng thành ấy, nền văn học thời kỳ này cũng không tránh khỏi những hạn chế do gặp phải không ít những khó khăn và những ảnh hưởng khác nhau của thời đại chi phối. Song, tất cả những gì còn lại của thời kỳ văn học này sau sự sàng lọc của thời gian đều trở thành tài sản vô giá cho lịch sử văn học nước nhà và là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc sau này. Câu 2. Phân biệt khái niệm Văn học dân gian và văn học hiện đại Việt Nam ( lấy ví dụ minh họa SGK Tiểu học) Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng:  Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Hay là: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.” (Tiếng Việt 5 – tập 2, trang 92)  Văn học dân gian tồn tại và lu hành theo phơng thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã đ - ợc ghi chép lại.  Là những sáng tác của tập thể và được truyền miệng của ND lao động, ra đời từ xưa và phát triển đến ngày nay.  Nhân dân lao động  Tính truyền miệng  Tính tập thể 2. Văn học hiện đại Hiện đại là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới . Là nền văn học thay đổi hoàn toàn về nội dung và diện mạo Là nền văn học có thêm nhiều thể loại mới phong phú, , sánh ngang với nền văn học phơng tây. Là quá trình làm cho nền văn học thoát ra khỏi hệ thống văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phơng Tây , có thể hội nhập với nền văn học thế giới Là nền văn học có thêm một lớp tác giả mới: những trí thức Tây học, sáng tác của họ mới mẻ và hiện đại. Ví dụ : Bài Tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật – SGK lớp 4) Câu 3. Anh chị hãy nhận xét cách sắp xếp văn học Việt Nam trong chương trình dạy học ở trường Tiểu học. SGK trang 42 - Những tác phẩm được dạy trong chương trình tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc trích đoạn (chiếm đa số) của các tác giả Việt Nam và thế giới. Độ dài tác phẩm từ 70 tiếng (lớp 1) đến 10 trang (truyện kể dân gian ở lớp 5). - Đa phần đều mang phong cách trẻ thơ, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của độc giả nhỏ tuổi nhằm giáo dục cho các em các giá trị nhân văn, tinh thần hướng thiện, lòng say mê cái đẹp, những hiểu biết về văn hoá xã hội thông qua con đường tiếp thu lẫn phê phán. - Tác phẩm vừa đến với các em một cách trực tiếp (khi các em tự đọc), vừa gián tiếp, tích cực: thông qua vai trò trung gian, qua sự phân tích, hướng dẫn, gợi ý, gợi mở của người giáo viên. - 6 - - Văn, thơ trong nhà trường tiểu học là một trong những công cụ giáo dục đặc biệt với sự tác động của môi trường đặc thù (trường học, lớp học) và dưới sự dẫn dắt của giáo viên, sự khống chế về thời gian (tiết học) và sự quy định chặt chẽ của tính chất văn bản – tác phẩm (có giờ học thơ, có giờ học truyện, kịch…) Đó vừa là phương tiện, công cụ nhận thức, vừa là đối tượng thẩm mĩ của những độc giả đặc biệt – học sinh. - Thường xoay quanh các chủ điểm: gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước, măng non, Bác Hồ kính yêu, … - Sự đa dạng về thể loại, đề tài, nội dung phản ánh => Đặc trưng của một tác phẩm văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học: - Vừa đáp ứng được cả phần văn, vừa phải là công cụ để các em học tập phần tiếng, vừa phải là một văn bản mẫu mực, vừa là sự gợi mở để các em tiếp tục sáng tạo theo sự hiểu biết của mình. - Mở mang kiến thức, sự hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội, xây dựng cho các em những tình cảm đẹp, lối sống đẹp, cách cư xử, quan hệ trong đời thường và trong các mối quan hệ xã hội khác. - Góp phần nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn ngôn ngữ mà còn góp phần tạo ra chất văn cho các em. - Vừa phải đảm bảo tính sư phạm, vừa phải đảm bảo tính khoa học, vừa phải là “văn mẫu” vừa là cơ sở để các em tưởng tượng, sáng tạo theo trình độ, vốn sống, sự hiểu biết của mình. => Có thể nói, văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học là cuốn bách khoa toàn thư, giúp các em có chiếc chìa khóa phù hợp nhất mở cánh cửa cuộc đời và bước vào một cách tự nhiên. Phần lớn chúng đều thấm đượm sâu sắc chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc của con người Việt Nam trong thời đại mới. (SGK trang 44) Câu 1. Có ý kiến cho rằng : Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam . Anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ , câu văn, bài thơ, bài văn của nền văn học Việt Nam. Một nền văn học lấy tình yêu nước gắn liền với đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa làm đầu. Vì vậy mà có ý kiến cho rằng: “ ” Thật vậy bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng. - Yêu nước là "một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập".Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, tư tưởng yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước. - Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, tình cảm xã hội. - Chủ nghĩa yêu nước thực chất là tình yêu nước - Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc. - Ý thức độc lập,tự chủ ,tự cường , tự hào dân tộc - Lòng căm thù giặc,tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù - Tự hào trước chiến công thời đại - Tự hào trước những truyền thống lịch sử - Biết ơn , ca ngợi, tự hào những người hi sinh vì đất nứơc- anh bộ đội , những người lính ,chú bé đưa thư,…… - Tình yêu quê hương ,đất ứơc - Tình yêu thiên nhiên đất nước. - > Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này mang âm hửơng ngợi ca cuộc kháng chiến Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam dựng nước và giữ nước. - Là chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. - Là tình cảm, một giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam; - Là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng dân tộc; là nguồn lực không bao giờ cạn. - Ở thời đại nào chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn luôn là động lực to lớn để đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra. = > Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung lớn , xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học Việt Nam. - Văn xuôi: · Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…) - 7 - · Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…) · Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực. o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm… · Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Vì là một chủ đề lớn bao trùm trong thơ , nên ở mỗi tác giả , tùy theo hoàn cảnh riêng và từ một góc độ cảm nhận riêng của mình ,mà cách thể hiện chủ nghĩa yêu nước sẽ có những nội dung khác nhau và những tiếng nói thơ khác nhau Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời bấy giờ. -Với Quang Dũng,tình yêu nứơc chính là hình ảnh những người lính đánh giặc . Và ở đây là những người lính Tây Tiến của anh , đẹp như trong huyền thoại_ người lính của một thời anh hùng rực lửa “một đi không bao giờ trở lại ” “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm ” - Với Hoàng Cầm , tổ quốc là quê hương, tình yêu tổ quốc được cụ thể hóa sâu sắc và tha thiết trong tình yêu quê hương Kinh Bắc, một miền quê thơ mộng và trữ tình có dòng sông duống trôi lấp lánh giữa đôi bờ cát trắng mịn, giữa một màu xanh biêng biếc của dâu mía ngô khoai; có “lúa nếp thơm nồng”, có “tranh đông hồ gà lợn nét tươi trong - màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp", có một không gian lễ hội đưa ta về những cổ tích xa xưa, và nhất là có những người con gái Kinh Bắc đẹp như trong tranh với nét cười rạng rỡ ,mê hồn: “Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng .” -Đến Nguyễn Đình Thi, tình yêu nước , yêu tổ quốc không dừng lại những miền quê cụ thể mà đã tổng hợp ,khái quát lại thành một tượng dài Đất nước trong thơ. Cảm hứng về tình yêu đất nước đã được nhà thơ tích lũy, trải nghiệm trong suốt thời kì của cuộc kháng chiến chống Pháp , để đến những ngày chiến thắng trào ra mãnh liệt thành một tượng đài Đất nước bằng thơ : Một đất nước hiền hòa mà bất khuất ,tình nghĩa mà anh hùng- một đất nước đã trưởng thành tỏa sáng! Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ Việt Nam giai đoạn này đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú và sâu sắc. Tình yêu nước là nỗi niềm khắc khỏai không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời kì này . Còn đối với nhà thơ cách mạng Tố hữu, Tổ quốc được ghi nhận bằng một nét mới . Tổ quốc chính là cách mạng , và ở trường ca Việt Bắc , tình yêu tổ quốc là tình yêu quê hương cách mạng , thủy chung gắn bó đời đời với quê hương cách mạng: “Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa. Mình về mình lại nhớ ta Mái đình, Hồng Thái , cây đa tân trào ” ánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật. Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta đã cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí. Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu . Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng . Tiêu biểu là qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa, Một tiếng đờn. Tóm lại Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam. Nhận định trên là hoàn toàn đúng . Chủ nghĩa yêu nuớc là nội dung tiêu biểu, xuyên suốt, là giá trị quan trọng của văn học Việt Nam Chủ nghĩa đó vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hôm nay và ngay mai. Câu 2. Nội dung của sự đổi mới văn học trong văn học Việt Nam từ 1975 đến nay. (SGK trang 34, 36,37) - 8 - Câu 1. Có ý kiến cho rằng “ Truyện cổ dân gian, nhất là truyện cổ tích rất hấp dẫn tuổi thơ. Bằng sự hiểu biết của anh chị về truyện cổ dân gian và những truyện cổ dân gian trong chương trình Tiếng việt ở bậc Tiểu học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Nói đến văn học dân gian cùng với những giá trị vĩnh hằng của nó không thể không nhắc đến truyện cổ tích. Đây là một thể loại tự sự dân gian, sử dụng phương thức hư cấu để lưu giữ những yếu tố thần kì và kiến tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo sắc màu, âm vang bao niềm thương cảm. Học sinh Tiểu học thường được gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: 'lứa tuổi cổ tích'. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong veo và tin cậy, 'suy nghĩ bằng hình ảnh', sống với thế giới của cái Đẹp, của viễn tưởng và sáng tạo. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của cuộc sống Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích, thả mình bay bổng cùng với các nhân vật của truyện để cho trí tưởng tượng trẻ thơ có cơ hội du ngoạn đến những xứ sở lạ kì Có ý kiến cho rằng “ Truyện cổ dân gian, nhất là truyện cổ tích rất hấp dẫn tuổi thơ Quả thực rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái Đẹp, lung linh những biểu tượng đượm màu sắc thần thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng, . Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn-một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Thật vậy qua những câu chuyện cổ tích cấp tiểu học mà ta đã và đang tiếp xúc như : Cây Khế, Ba lưỡi rìu, Nàng tiên Ốc, Sự tích Hồ Ba Bể, _ Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng…Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội. _ Nói truy n c tích quan tâm n nh ng ng i dân th ng b áp b c l mu n nói n truy n c tích h ng sệ ổ đế ữ ườ ườ ị ứ à ố đế ệ ổ ướ ự ph n ánh v o nh ng con ng i th p c bé h ng ó.ả à ữ ườ ấ ổ ọ đ _ Truy n c tích cao ng i dân th òng trong xã h i áp b c c ng có ngh a l truy n c tích ca ng i nh ngệ ổ đề ườ ư ộ ứ ũ ĩ à ệ ổ ợ ữ ph m ch t cao quí c a ng i bình dân.ẩ ấ ủ ườ Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động +Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học. + Ng i sáng tác bao gi c ng g i g m tâm t tình c m c a mình trong tác ph m. Truy n c tích do nh ngườ ờ ũ ử ắ ư ả ủ ẩ ệ ổ ữ ng i bình dân sáng t o. Cho nên nó ph n ánh y v chân th c cu c s ng, s ph n c a h .ườ ạ ả đầ đủ à ự ộ ố ố ậ ủ ọ + Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế) + Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội. + H có th nghèo v c a c i ti n b c nh ng h không nghèo v tình c m con ng i. S ng trong c ng ngọ ể ề ủ ả ề ạ ư ọ ề ả ườ ố ộ đồ l ng xã, l i ph i th ng xuyên i m t v i nh ng gian nan v t v c a s ng, h n ai h t, h hi u giá tr c a laoà ạ ả ườ đố ặ ớ ữ ấ ả ủ ố ơ ế ọ ể ị ủ ng, c a nhân ph m con ng i.độ ủ ẩ ườ + Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích. Đối với phân tâm học, cái “tâm” của trẻ em tức là trí khôn, tính tình nhân cách, được hình thành qua một quá trình phát triển nhiều năm với nhiều giai đoạn; quá trình ấy không đơn giản như người ta thường tưởng, mà rất phức tạp, đầy mâu thuẫn. Cuộc sống trẻ em không êm ả vui chơi, chỉ biết ăn chơi như người ta thường nghĩ, mà đầy rẫy những tấm kịch và tâm tư trẻ em cũng đầy rẫy những thắc mắc trăn trở, dằn vặt. Chỉ có một điều là trẻ em khác với người lớn, không nói lên được những mối tâm tư của mình; người lớn phải biết thông qua một vài biểu hiện, suy đoán những điều thắc mắc trăn trở ấy. Chính những tác giả thường là vô danh của các chuyện cổ tích là những nhà tâm lý học tài tình đã đoán trúng, cho nên các chuyện cổ tích được truyền lại lâu đời và mãi mãi được trẻ em ham chuộng. Trong cuộc sống gia đình ngoài quan hệ giữa bố mẹ và con cái, còn có quan hệ giữa anh chị em với nhau, cũng mang tính hai chiều: anh em như thể tay chân, nhưng gà cùng chuồng cũng hay đá nhau. Nhất là lúc một đứa em sinh ra mà anh chị em mới hai ba tuổi, còn được bố mẹ tập trung chiều chuộng, còn chưa thoát tính duy kỷ ngây thơ thì đứa em mới sinh ra là một đối thủ đáng ghét chiếm hết sự chăm sóc của bố mẹ. Ganh tị giữa anh chị em có khi kéo suốt cả đời. Trong trường hợp dì ghẻ bố dượng, con nuôi, ly hôn thì những mâu thuẫn và chấn thương tình cảm càng sâu sắc dễ gây ra rối nhiễu. Có thể nói trẻ em thường sống ở một cung bậc tình cảm cao hơn so với người lớn, buồn vui yêu ghét mang tính tuyệt đối và cũng thường xuyên phải tìm cách giải tỏa những ấm ức vướng mắc. Không phải lúc nào cũng giải tỏa được trong thực tế. May mà ngoài cuộc sống thực tế với thế giới vật chất và xã hội, trẻ em (và người lớn nói chung) còn có thể sống trong một thế giới mơ tưởng. Trong thế giới này không còn bị những qui luật tự nhiên hay qui tắc xã hội ràng - 9 - buộc, mà có thể bay lên trời, đi trên nước, dùng đủ phù phép, có thể bé tí mà thắng những kẻ thù to lớn, khổng lồ phù thủy cũng không làm gì được, vấp váp thì có bụt có tiên giúp đỡ chết đi vẫn sống lại, và cuối cùng những kẻ ác, những ma quỉ – tức là tượng trưng của những người lớn thường hay cấm đoán, trừng phạt, đe dọa – cuối cùng bao giờ cũng chịu thua. Tóm lại những câu chuyện cổ tích thường là xây dựng nhân vật vừa gắn với “cốt lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì ảo tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm. - Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật. - Xây dựng hình ảnh nghệ thuật giàu chất tư tưởng - thẩm mĩ. Vì vậy mà có thể nói Truyện cổ dân gian, nhất là truyện cổ tích rất hấp dẫn tuổi thơ nhận định trên hoàn toàn đúng . Câu 1.Có ý kiến cho rằng “ nằm trong mạch văn chung của sự nghiệp văn học HCM, các sáng tác về thiếu nhi của người luôn thể hiện tình thương yêu bao la rộng lơn đối với các cháu . Bằng sự hiểu biết về thơ CT. HCM và nhất là những sáng tác của người trong SGK tiểu học hãy làm rõ ý kiến trên. Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Bác là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Bác Hồ , người cha già kính yêu của dân tộc , suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước . Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân . Bác tượng trưng cho những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Nhớ về người ta càng kính phục và biết ơn Bác biết bao. Có ý kiến cho rằng “ nằm trong mạch văn chung của sự nghiệp văn học HCM, các sáng tác về thiếu nhi của người luôn thể hiện tình thương yêu bao la rộng lơn đối với các cháu” Thật vậy Thơ viết cho thiếu nhi của Bác Hồ là những lời tâm huyết, là tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết đối với các cháu, là vẻ đẹp của một tâm hồn rộng mở, cao cả, nhân văn tìm đến lớp người trong trắng, non trẻ nhạy cảm . “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh. Và, mãi mãi vang lên như một lời bài hát thiếu nhi Việt Nam kính yêu Bác Hồ: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn chúng em nhi đồng Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu nhi Việt Nam”. Không những thế Trong kho tàng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hàng trăm bài nói, bài viết của Người dành cho thiếu niên, nhi đồng cũng như công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tình yêu thương vô hạn của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trong chiến lược con người “Vì lợi ích trăm năm”. Sinh thời, Bác Hồ đã dành tình cảm sâu đậm cho các cháu thiếu niên và nhi đồng - chủ nhân tương lai của đất nước và xem việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Mở đầu bài thơ "Trẻ con" của Bác viết năm 1941 thật cảm động: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan Trẻ em như búp trên cành là quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là quan niệm của dân tộc ta về thiếu nhi, về việc chăm sóc cho thiếu nhi. Búp trên cành mơn mởn, xanh tơ, dễ bị chà đạp, ngược đãi. Nhưng búp trên cành cũng là phần tươi non, đẹp đẽ, là cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc thiếu nhi, chăm sóc, bảo vệ “búp trên cành” là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của tương lai chúng ta mai sau. Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân cần dặn dò từng li từng tí: Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng. Đối với bạn bầu phải yêu mến. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do, Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. - 10 - [...]... quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới Là nền văn học thay đổi hoàn toàn về nội dung và diện mạo Là nền văn học có thêm nhiều thể loại mới phong phú, , sánh ngang với nền văn học phơng tây Là quá trình làm cho nền văn học thoát ra khỏi hệ thống văn học trung đại và... Người vẫn iluôn sống mãi trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hôm nay và ngay mai Câu 2 Phân biệt khái niệm văn học Trung đại và văn học hiện đại ( lấy ví dụ minh họa ở tiểu học) * Khái niệm về văn học trung đại Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam (Văn học thời... đã từng viết “ Văn nghệ dân gian là cơ sở, là miếng đất tốt tươi trên đó sinh ra và lớn lên nền văn học, nghệ thuật cổ điển và hiện đại Việt Nam Văn nghệ dân gian cũng là kho bách khoa từ điển Việt Nam : sử học, dân tộc học, nhân chủng học, triết học, ngôn ngữ học, mỹ học, Anh chị hãy phân tích và chứng minh nhận định trên Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có những nét văn hóa đặc trưng... mặt khoa học, thì có 2 phương diện liên quan đến sự phân kỳ + Sự chi phối của xã hội, của lịch sử đối với sự tồn tại, phát triển của văn học + Bản thân sự vận động của chính văn học theo thời gian Câu 2 Căn cứ vào đâu để chia lịch sử văn học viết Việt Nam thành 2 thời kỳ lớn: Văn học Trung đại và văn học hiện đại Sự khác biệt cơ bản của 2 thời kỳ văn học Vẽ sơ đồ phân kỳ của văn học viết Việt Nam II:Quá... kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX - Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại - Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân... sống lành mạnh chính đáng của người Việt Nam Có thể nói Không có gì thay thế được những chuyện cổ tích “hoang đường” trong việc giáo dục đạo đức cho con em Câu 2 Phân biệt khái niệm văn học dân gian và văn học viết (lấy ví dụ minh họa từ SGK Tiểu học) Câu 1: Phân biệt văn học dân gian và văn học viết? Văn học dân gian Văn học viết -Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và được - Khái niệm : Là sáng tác... trình hình thành văn học Việt Nam Hai thời kì phát triển + Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: phát triển trong bối cảnh văn hóa văn học Đông Á và Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc + Từ thế kỉ XX đến nay: Nó phát triển trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng của văn học Âu Mĩ + Những nét lớn về truyền thống thể hiện trong văn học Việt Nam là chủ nghĩa nhân... điểm cơ bản của văn học dân gian Việt Nam (lấy chứng minh từ SGK tiểu học) để phân tích và minh họa - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) - Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) - Gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng (Tính thực hành) Trình bày những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam - Văn học dân gian... này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau - Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại - Nội dung tư tưởng của văn học. .. đổi mới theo hình thức văn học phơng Tây , có thể hội nhập với nền văn học thế giới Là nền văn học có thêm một lớp tác giả mới: những trí thức Tây học, sáng tác của họ mới mẻ và hiện đại Ví dụ : Bài Tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật – SGK lớp 4) Ví dụ : Tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật Tiểu đội xe không kính Tác giả: Phạm Tiến Duật Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, . lịch sử văn học viết Việt Nam thành hai thời kỳ lớn : văn học Trung đại và văn học hiện đại ? Sự khác biệt cơ bản của hai thời kỳ văn học ? Vẽ sơ đồ sự phân kỳ của văn học viết Việt Nam. Ghi. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM Đề 1 : Câu 1 ( 1 điểm ). Trình bày khái niệm “ hiện đại hóa ” trong văn học Việt Nam. Câu 2 ( 6 điểm ). Hình ảnh thiên nhiên,đất. nền văn học phơng tây. Là quá trình làm cho nền văn học thoát ra khỏi hệ thống văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây , có thể hội nhập với nền văn học thế giới Là nền văn

Ngày đăng: 17/06/2014, 17:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan