Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác xã nông nghiệp

91 2.7K 12
Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác xã nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI GIẢNG "Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong Hợp tác nông nghiêp" Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ ĐỂ TỔ CHỨC DỊCH VỤ THỦY LỢI TRONG HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP I. Sự cần thiết: Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhất là trong việc phục vụ cho sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư, kết hợp nhân dân cùng làm, nhiều công trình thủy lơi đã xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong cả nước. Nhằm quản lý khai thác, bảo vệ hệ thông công trình thủy lợi nhà nước đã cho phép thành lập các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi theo mô hình doanh nghiệp công ích, công ty này thường chỉ quản lý từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương cấp 3. Từ kênh mương nội đồng do các hợp tác nông nghiệp hoặc tổ hợp tác thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ tu sửa và điều tiết nước đến ruộng cho người sản xuất thông qua hợp đồng giữa Công ty thủy nông với hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác dùng nước theo đơn đặt hàng được thỏa thuận giữa hai bên. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thủy lợi, từ đầu những năm 1990, Chính phủ đã khởi xướng chuyển giao công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện hội hóa theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện việc chuyển giao toàn bộ công trình thủy lợithủy lợi phí do công ty thủy nông quản lý khai thác cho các Hợp tác nông nghiệp quản lý khai thác bằng Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 19/01/1996. Đến nay sau 16 năm thực hiện tiếp nhận và quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện quản lý. Khai thác có hiệu quả, các công trình đầu mối được tu sửa, nâng cấp, hệ thống kênh mương được kiên kố hóa trên 2.000 km, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đưa diện tích tưới chủ động đạt gần 80% diện tích lúa. Điều đó khẳng định Hợp tác nông nghiệp, nhất là đối với vùng Trung du, Miền núi có thể làm tốt được việc quản lý khai thác công trình thủy lợi và thực hiện có hiệu khâu dịch vụ thủy lợi phục vụ cho sản xuất của nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nước của công trình thủy lợi. Thực tế đã cho thấy nhiều HTX 1 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ việc làm tốt khâu dich vụ thủy lợi đã thúc đẩy hoạt động của HTX sang các khâu dịch vụ khác làm cho các HTX hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Thời gian gần đây Bộ NN&PTNT đã coi việc nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi (gọi tắt là PIM) như là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả của các hệ thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động của tổ chức quản lý theo hướng PIM còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nên các mô hình PIM chưa được mở rộng và phát triển. Nhiều mô hình PIM không còn hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả sau khi các dự án hỗ trợ kết thúc. Xuất phát từ thực tiến trân trong thời gian tới để quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi việc tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác nông nghiệp cần được hướng dẫn một cách bài bản cho các hợp tác trên địa bàn cả nước là rất cần thiết để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. II. Các căn cứ pháp lý và thực tiễn: 1. Các văn bản quy định của nhà nước; Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04/4/2001; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003; Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp 2 huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Căn cứ Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 12/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; 2. Kinh nghiệm thực tế quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 19/01/1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc chuyển giao công trình thủy lợi Nhà nước và thủy lợi phí cho các Hợp tác nông lâm nghiệp, đồng thời quy định cho Hợp tác nông nghiệp làm chức năng quản lý, khai thác, bảo vệ và làm dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy định hợp tác cũng là chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương; Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 07/2008/QĐ- UBND ngày 10/7/2008 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tai Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006. Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc kiện toàn Ban quản lý, khai thác công trình thủy lợi Tuyên Quang. 3 Với các quyết định về giao cho các HTXNN thành lập Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi và làm dịch vụ thủy lợi đã thực sự tạo được hành lang pháp lý cho các hợp tác nông nông nghiệp của tỉnh thực hiện quản lý có hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi phục vu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực tổ chức quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ các HTX và có thu nhập cho cán bộ, người lao động, tạo động lực tiếp tục thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác của các hợp tác xã. * Xuất phát từ sự cần thiết, các căn cứ pháp lý của nhà nước và kinh ngiệm thực tế việc tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác nông nghiệp được hướng dẫn theo một số nội dung cơ bản sau đây: Phần thứ hai MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA. Hệ Nhằm quản lý, khai thác triệt để, có hiệu hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục duy tu, bảo dưỡng và hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo hệ thống các công trình đầu mối tưới chủ động đạt trên 75%, đạt tiêu chí nông thôn mới đối với tiêu chí thủy lợi (tiêu chí 3). Tạo điều kiện, cơ hội trong việc hội hóa quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, làm cho người dân ngày càng tự giác tham gia quản lý, bảo vệ và sử dụng công trình thuỷ lợi có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các Hợp tác Nông nghiệp, các Ban quản lý công trình thuỷ lợi và người hưởng lợi trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi. II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG. 1. Phạm vi áp dụng, điều chỉnh: Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, huyện, được quản lý, khai thác và bảo vệ gồm: - Công trình thuỷ lợi Nhà nước đầu tư đã được chuyển giao cho Hợp tác nông nghiệp, Ban quản lý công trình hiện đang quản lý, sử dụng. - Công trình thuỷ lợi do tập thể, đơn vị Hợp tác nông nghiệp tự bỏ vốn xây dựng. 4 - Công trình thuỷ lợi được xây dựng mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và các công trình nhân dân đóng góp xây dựng. 2. Đối tượng áp dụng: - Tất cả các Hợp tác Nông nghiệp có quyết định của UBND thành lập Ban quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã, liên được giao quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi. - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; - Nhóm hộ gia đình, cá nhân có ao, hồ sử dụng nước tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp. Phần thứ ba TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ: 1. Đối với công trình tưới gọn cho một Hợp tác Nông nghiệp: - Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra Quyết định thành lập Ban quản lý công trình và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý; - Trưởng ban quản lý công trình thuỷ lợi là Chủ nhiệm Hợp tác Nông lâm nghiệp chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được giao. Ban quản lý công trình thuỷ lợi được sử dụng con dấu của Hợp tác Nông nghiệp để tham gia các giao dịch trong quá trình quản lý, điều hành, hoạt động; - Tùy theo quy mô của Hợp tác xã, quy mô của công trình và số lượng diện tích hưởng lợi từ công trình mà xác định số lượng thành viên trong Ban quản lý cho phù hợp, Ban quản lý công trình nên bố trí như sau: + Hợp tác có quy mô thôn bản: Ban quản lý công trình nên có 3 người: Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã; Kế toán: Là kế toán hợp tác xã; Thành viên trực tiếp quản lý công trình và điều tiết nước tưới. + Hợp tác có quy mô liên thôn, bản: Ban quản lý công trình thủy lợi nên có 3 người: Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã; 5 Kế toán: Là kế toán hợp tác xã; Thành viên Ban quản lý: Là Trưởng thôn hoặc đội trưởng đội sản xuất nơi có đầu mối công trình. Tổ điều hành nước: Ngoài các thành viên Ban quản lý nêu trên mỗi thôn bản (hoặc đội sản xuất) có 1 người trực tiếp bảo vệ công trình và điều tiết nước tưới, có thể là trưởng thôn, bản (hoặc đội trưởng sản xuất) kiêm nhiệm. - Hợp tác có quy mô toàn xã: Ban quản lý công trình thủy lợi nên có từ 3 ngưởi trở lên: Trưởng Ban quản lý công trình: Là Chủ nhiệm Hợp tác xã; Kế toán: Là kế toán hợp tác xã; Một đến hai ủy viên: Kiêm đội trưởng, đội phó thủy nông trực tiếp tổ chức bảo vệ công trình và điều tiết nước tưới; Tùy theo quy mô công trình mà thành lập đội thủy nông giúp Ban quản lý công trình bảo vệ, tu sửa công trình và dẫn nước tưới tới ruộng- có thể là các trưởng thôn hoặc đội trưởng đội sản xuất kiêm nhiệm theo định mức từ 10- 15 ha/người. 2. Đối với công trình tưới cho nhiều Hợp tác nhưng nằm gọn trong một xã: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra Quyết định thành lập Ban quản lý công trình và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý; - Trưởng Ban quản lý công trình thủy lợi là Chủ nhiệm Hợp tác NN có công trình đầu mối trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được giao. Ban quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá trình quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu của Hợp tác NN có Chủ nhiệm là Trưởng Ban quản lý công trình; - Số lượng thành viên trong Ban quản lý nên như sau: + Trưởng Ban: Là Chủ nhiệm Hợp tác nông nghiệp có công trình đầu mối trên địa bàn; + Phó Ban quản lý công trình: Là cán bộ Giao thông thuỷ lợi kiêm nhiệm; 6 + Kế toán: Là kế toán Hợp tác Nông nghiệp có công trình đầu mối kiêm nhiệm; + Uỷ viên: Gồm các Chủ nhiệm Hợp tác Nông nghiệp có sử dụng nước của công trình. + Tổ điều hành nước: Tùy theo quy mô công trình thành lập tổ bảo vệ và điều hành phân phối nước từ đầu mối đến kênh chính theo định mức từ 10-15 ha/người. 3. Đối với công trình thủy lợi tưới cho nhiều trong phạm vi một huyện, thị: - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị ra Quyết định thành lập Ban quản lý công trình thủy lợi liên và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý; - Tùy theo quy mô công trình, số lượng và thành phần Ban quản lý như sau: - Trưởng Ban quản lý công trình do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Thị quyết định bổ nhiệm sau khi thoả thuận với Sở Nông nghiệp và PTNT; + Phó Ban quản lý công trình: Là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có công trình đầu mối hoặc có diện tích hưởng lợi lớn nhất; + Kế toán: Là kế toán Hợp tác có đầu mối công trình hoặc có nhiều diện tích tưới kiêm nhiệm; (Trưởng ban, Phó ban, kế toán Ban quản lý công trình cần được bố trí đề bạt sao cho thuận tiện trong công tác) + Các Uỷ viên: Là Chủ nhiệm các Hợp tác có sử dụng nước của công trình; - Cán bộ kỹ thuật chuyên trách: Tùy theo quy mô và tính chát phức tạp của công trình có thể bố trí thêm cán bộ kỹ thuật chuyên trách giúp việc cho Ban quản lý (với định mức tối thiểu là 50 ha/người); - Ban quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá trình quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. - Các Hợp tác nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2 phần I . 7 4. Đối với công trình thủy lợi tưới liên huyện, thị xã: - Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban quản lý công trình thủy lợi liên huyện, thị và Ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý công trình; - Trưởng Ban và các thành viên Ban quản lý công trình thủy lợi do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; - Ban quản lý công trình thuỷ lợi được sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong quá trình quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật. - Các Hợp tác nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2 phần I . 5. Đối với các công trình thủy lợi trọng điểm có quy mô lớn, kỹ thuật và quản lý phức tạp: Được bố trí cán bộ chuyên môn kỹ thuật thủy lợi làm thành viên chuyên trách của Ban quản lý, được đề nghị hưởng lương và phụ cấp theo quy định của đơn vị sự nghiệp công ích; Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và quản lý phức tạp, phải đảm bảo các điều kiện sau: - Công trình liên có diện tích tưới lớn hơn 100ha. - Công trình hồ chứa nước có chiều cao đập >10m hoặc trạm bơm thủy luân. Ủy ban nhân dân các huyện, Thị lập phương án tổ chức quản lý gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Các Hợp tác nông nghiệp vẫn thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi từ cống đầu kênh hoặc kênh cấp 3, kênh nội đồng vẫn thực hiện theo quy định về quản lý khai thác như đối với công trình tại mục 1, 2 phần I . 6. Đối với các công trình thuỷ lợi do Hợp tác Nông nghiệp tự bỏ vốn xây dựng: 8 6.1- Do Chủ nhiệm Hợp tác Nông nghiệp tự thành lập Tổ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và ban hành quy chế hoạt động của Tổ; 6.2- Tổ quản lý công trình thuỷ lợi khi tham gia các giao dịch trong quá trình quản lý, điều hành, hoạt động được sử dụng con dấu của Hợp tác Nông nghiệp; 6.3- Tùy theo quy mô công trình và quy mô diện tích sử dụng nước của công trình mà xác định số lượng thành viên trong Tổ quản lý: a/ Đối với công trình tưới cho một đội sản xuất: - Tổ trưởng: Là Chủ nhiệm Hợp tác Nông nghiệp; - Tổ phó: Là Đội trưởng đội sản xuất (hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm, Trưởng bản) sử dụng nước của công trình; - Kế toán: Là kế toán Hợp tác Nông nghiệp; - Một tổ viên trực tiếp quản lý công trình và điều tiết nước tưới. b/ Đối với công trình tưới cho nhiều đội sản xuất trong một Hợp tác xã: - Tổ trưởng: Là Chủ nhiệm Hợp tác Nông nghiệp; - Tổ Phó: Là đội trưởng đội sản xuất (hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm, Trưởng bản) có công trình đầu mối trên địa bàn; - Kế toán: Là kế toán Hợp tác Nông nghiệp; - Tổ điều hành nước bảo vệ công trình: Gồm các đội trưởng đội sản xuất (hoặc Trưởng thôn, Trưởng xóm, Trưởng bản) có sử dụng nước của công trình; II. NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC CÁC HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP 1. Thực hiện việc quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi, mặt nước ao hồ theo đúng thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Xây dựng quy trình vận hành, bảo vệ công trình thuỷ lợi, quy chế hoạt động của Ban quản lý, trình cấp có thẩm quyền (cấp thành lập Ban quản lý) phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; 9 2. Ký và thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp nước với hộ sử dụng nước trên cơ sở lập sổ theo dõi sử dụng nước của các hộ hưởng lợi, tổ chức điều hoà, phân phối nước theo lịch tưới tiêu, phát huy tối đa năng lực tưới của công trình. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xử lý, sửa chữa kịp thời những hư hỏng của công trình; tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình; giữ gìn, phòng chống cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức để các hộ sử dụng nước và nhân dân tham gia quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi; 3. Thực hiện thu, chi thuỷ lợi phí, tiền nước theo hợp đồng cung cấp nước với các tổ chức, các hộ sử dụng nước theo đúng quy định; 4. Hàng năm lập kế hoạch tu bổ sửa chữa hệ thống công trình thuỷ lợi; kế hoạch tưới tiêu; kế hoạch phòng, chống hạn hán, phướng án phòng chống lũ lụt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. Gồm: - Kế hoạch cung cấp nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản. - Lập sổ theo dõi kết quả thực hiện tưới của công trình thủy lợi. - Kế hoạch nạo vét, phát dọn kênh mương. - Kế hoạch đầu tư, làm mới, nâng cấp sửa chữa công trình. - Kế hoạch sử dụng điện năng, nhiên liệu. - Kế hoạch phòng, chống hạn bằng bơm dầu, bơm điện. 5. Đăng ký kinh doanh dịch vụ thuỷ lợi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tại phòng kế hoạch các huyện, thị xã); Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động và sản phẩm dịch vụ của mình; 6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và đặc điểm của từng công trình thuỷ lợi (cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch …); 7. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn, nguồn lực do Nhà nước hỗ trợ theo các chương trình, dự án hoặc đột xuất khi có thiên tai; 10 [...]... thủy lợi thuộc các hợp tác nông nghiệp trong việc tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, xử lý đối với hộ sử dụng nước nợ đọng thuỷ lợi phí hoặc cố tình không nộp thuỷ lợi phí Kết quả thu thuỷ lợi phí, phí thủy lợi nội đồng là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hàng năm III KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM 1 Khen thưởng: 1.1- Tổ chức, ... công trình thuỷ lợi: Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi được áp dụng và thực hiện theo Hướng dẫn số của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phân định, xác định mốc 11 giới đất làm hành lang an toàn bảo vệ đê điều và hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh III- QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG NƯỚC TỪ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI DO HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP LÀM DỊCH VỤ 1 Quyền lợi: 1) Được tham... trình trong địa bàn xã, phường, thị trấn 2 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và xử lý những hành vi vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công tình thủy lợi và những quy định của tỉnh 3 Chỉ đạo Hợp tác nông nghiệp, Ban quản lý công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi; 4 Thu hồi các ao, hồ, đập thuộc công trình thuỷ lợi. .. trình thủy lợi chỉ lập hồ sơ phần diện tích phát sinh tăng, giảm có xác nhận của UBND huyện, thị gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt 2 Trình tự lập, tổng hợp và giao dự toán kinh phí ngân sách cấp bù do miễn thủy lợi phí 1) Các Ban quản lý CTTL Hợp tác xã: Hàng năm căn cứ Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt diện tích đất được miễn thủy lợi phí và mức thu thuỷ lợi. .. trình thủy lợi; sử dụng nước theo kế hoạch; ký kết hợp đồng sử dụng nước với Ban quản lý công trình thủy lợi, Tổ hợp tác dùng nước 2) Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp công trình thủy lợi bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật do Ban quản lý công trình thủy lợi. .. Diện tích tưới (tiêu) nước và thủy lợi phí: - Mức thủy lợi phí theo Quyết định số /20 ./QĐ-UBND ngày T T Vụ sản xuất Tổng diện Trong đó Lúa (ha) 1 2 3 Rau màu, cây CN (ha) Nuôi trồng T sản (ha) Vụ Đ xuân Vụ mùa Vụ đông Tổng cộng Mức thủy lợi phí theo Quyết định số /20 ./QĐ-UBND ngày 22 tháng năm 20 của UBND tỉnh/Chính phủ ban hành mức thu, công tác quản lý, sử dụng thủy lợi phí, tiền nước như sau:... Ông (Bà): Chức vụ: - Ông (Bà): Chức vụ: 2 Đại diện Uỷ ban nhân dân : - Ông (Bà): Chức vụ: - Ông (Bà): Chức vụ: Cán bộ Địa chính 2 (CB GTTL xã) 3 Đại diện thôn (Đội sản xuất) .: - Ông (Bà): Chức vụ: - Ông (Bà): Chức vụ: II NỘI DUNG KIỂM TRA: Sau khi đi thực địa kiểm tra toàn bộ hệ thống các công trình thủy lợi do Ban quản... của Chi cục Thủy lợi hàng năm) 3 Tờ trình của BQL công trình thủy lợi đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định diện tích miễn thủy lợi phí (theo mẫu số 02) 4) UBND huyện, thị có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, xác nhận đối tượng, biện pháp tưới, diện tích đất được miễn thủy lợi phí của toàn huyện gửi Sở Nông nghiệp và PTNT Hàng năm nếu có biến động về diện tích đất, mặt nước được miễn thủy lợi phí thì... dụng nước được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cố tình không trả thủy lợi phí, tranh chấp về hợp đồng sử dụng nước, sử dụng trái phép đất thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và các hành vi phá hoại, trộm cắp tài sản của hệ thống công trình thủy lợi 12 Bảo vệ công trình thuỷ lợi: 12.1- Các Hợp tác Nông nghiệp phải lập phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi do đơn vị mình quản lý trình cấp có thẩm... trình thủy lợi và bản quy định này 4) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác 5) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật IV KINH PHÍ ĐỂ CÁC HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP CÓ THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI ĐỂ LÀM DỊCH VỤ . lợi phí cho các Hợp tác xã nông lâm nghiệp, đồng thời quy định cho Hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng quản lý, khai thác, bảo vệ và làm dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa. trân trong thời gian tới để quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi việc tổ chức dịch vụ thủy lợi trong hợp tác xã nông nghiệp cần được hướng dẫn một cách bài bản cho các hợp tác. XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI GIẢNG " ;Tổ chức dịch vụ thủy lợi trong Hợp tác xã nông nghiêp" Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ ĐỂ TỔ CHỨC DỊCH VỤ THỦY

Ngày đăng: 15/06/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    • Phần thứ ba

      • Chức vụ: Trưởng Ban.

      • Chức vụ: Trưởng Ban.

      • HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ HỢP ĐỒNG

      • KHẢO SÁT, LẬP BÁO CÁO KTKT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

        • Chức vụ: Trưởng Ban.

        • Chức vụ: Trưởng Ban.

        • HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ HỢP ĐỒNG

        • THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU

          • Chức vụ: Trưởng Ban.

          • HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ HỢP ĐỒNG

          • GIÁM SÁT KỸ THUẬT THI CÔNG XÂY LẮP VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU

          • ĐD NHÀ THẦU THI CÔNG

          • ĐV. TƯ VẤN THIẾT KẾ

          • ĐV. TƯ VẤN GIÁM SÁT

          • UBND XÃ ..........................

          • ĐẠI DIỆN BÊN A

          • ĐẠI DIỆN BÊN A

          • ĐẠI DIỆN BÊN A

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan