Đề cương môn lịch sử văn minh thế giới

27 4.6K 7
Đề cương môn  lịch sử văn minh thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa là 1 hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo tích lũy trong lịch sử thông qua quá trình thực tiễn của con người, các giá trị này được cộng đồng chấp nhận vận hành trong xã hội và k ngừng truyền lại cho thế hệ sau, thể hiện trình độ phát triển và đặc tính của mỗi dân tộc.Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trạng thái triển của xã hội,khi đã đạt đến trình độ có sự phân chia đẳng cấp, đã hình thành tổ chức nhà nước ,đã có bước nhảy vọt về chế tác công cụ và phục vụ sản xuất và các nhu cầu đời sống, đã có chữ viết và sự phát triển theo hướng tinh thần trong hướng nhân bản hóa.Câu 1 : Trình bày những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại và phân tích ý nghĩa của những thành tựu đó với sự phát triển của văn minh nhân loại đó.

Đề cương lịch sử văn minh thế giới  Khái niệm văn hóa,văn minh, điểm giống và khác nhau của lịch sử văn minh thế giới? Văn hóa là 1 hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo tích lũy trong lịch sử thông qua quá trình thực tiễn của con người, các giá trị này được cộng đồng chấp nhận vận hành trong xã hội và k ngừng truyền lại cho thế hệ sau, thể hiện trình độ phát triển và đặc tính của mỗi dân tộc. Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trạng thái triển của xã hội,khi đã đạt đến trình độ có sự phân chia đẳng cấp, đã hình thành tổ chức nhà nước ,đã có bước nhảy vọt về chế tác công cụ và phục vụ sản xuất và các nhu cầu đời sống, đã có chữ viết và sự phát triển theo hướng tinh thần trong hướng nhân bản hóa. Giống : Giá trị vật chất và tinh thần của con người sáng tạo ra. Khác : về văn minh : từ khi có sự ra đời của đẳng cấp. văn hóa là 1 đường xuyên suốt của đẳng cấp Câu 1 : Trình bày những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại và phân tích ý nghĩa của những thành tựu đó với sự phát triển của văn minh nhân loại đó. Những thành tựu văn minh Ai Cập: • Kiến trúc và điêu khắc : • Về kiến trúc thì Kim tự tháp Ai Cập là 1 trong 7 kì quan thế giới . Trong khoảng thời gian từ năm 3000 Tr.CN đến năm 1500 Tr.CN, ở Ai Cập đã xác lập được mô hình nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh do các pharaong đứng đầu. Kim tự tháp đầu tiên cao khoảng 60m, có bậc thang từ thấp lên cao, mỗi cạnh đáy là 120mx106m, các kim tự tháp ở các triều đại tiếp theo như kim tự tháp Kê ốp có hình dáng một khối đá hình chóp nhọn cân : đáy là hình vuông, mỗi cạnh dài 232m, cao 146,5m ; kim tự tháp Kê phren có kích thước nhỏ hơn và chỉ cao 137m…. kim tự tháp không chỉ là kỳ quan của thế giới cổ đại mà còn là đỉnh cao của văn minh nhân loại. • Về điêu khắc tiêu biểu trong đó là tượng Nhân Ai Cập, trong hàng nghìn tượng nhân thì tượng Nhân kim tư tháp Kê phren ở Ghi đê là đặc biệt nhất. Pho tượng này được tạo tác từ một khối đá hoa cương nguyên gốc có độ dài 57m, cao 20m mô tả con tử trong tư thế nằm nghỉ ngơi thoải mái, các cơ bắp hoàn toàn buông lỏng nhưng vẫn toát lên một sức mạnh siêu phàm đáng kinh kinh ngạc. Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập là tượng bán thân Hoàng hậu Nêphecti –vợ của vua Amen Khô tep IV (1424-1388 Tr.CN) *Ý nghĩa : Để xây dựng những kim tự tháp đồ sộ như vậy, nhà nước phải có nền kinh tế vững mạnh, dồi dào, đồng thời đòi hỏi một lực lượng lao động đông đảo tới hàng trăm ngàn người, có tổ chức hết sức chặt chẽ và khoa học. Kiến trúc Ai Cập thời đó phải có kiến thức sâu rộng về địa lý, thủy văn, toán học, vật lý, thiên văn… rất sâu sắc. Nô lệ thời đó cũng phải có một sức khỏe tốt, trí tuệ mới đưa các khối đá nặng như vậy lên, những thành tựu về kiến trúc cũng chứng tỏ rằng bàn tay các nhà điêu khắc thời đó đã hết sức tinh nghệ => tất cả những thành tựu trên đã chứng tỏ bộ óc của người Ai Cập thời xưa đã rất phát triển và đến mức vượt trội • Tâm linh, tín ngưỡng: Người Ai Cập mang theo tín ngưỡng đa thần. Xuất phát từ thực tế trồng trọt, chăn nuôi, phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên như: mưa, nắng, gió, đất đai, sông ngòi… Người Ai Cập thờ thần Trời (thần Nut), thần Đất (thần Ghep), thần Nước – nữ thần sông Nin (thần Oodirix). Trong giai đoạn sơ kỳ, người Ai Cập theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đó là các vị thần Cây, thần Núi, thần Sông, thần Đá, thần Lửa, thần Bò, thần tử… Khi bước sang thời kì chiếm hữu nô lệ,nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập, pharaong trở thành người đứng đầu đất đất nước, có quyền uy tuyệt đối thì thần Mặt Trời (thần Ra) trở thành quan trọng nhất. Bên cạnh thần Mặt Trời, người Ai Cập cũng thờ thần Mặt Trăng (thần Thoth) – đó là biểu tượng của trí tuệ và sự thông minh. Biểu tượng kép vua- thần luôn được người Ai Cập tôn thờ. Người Ai Cập còn có tín ngưỡng thờ linh hồn người chết, chính vì vậy mà người Ai Cập đã có phong tục ướp xác để mong được hồi sinh sau khi chết. *Ý nghĩa : sự thờ cúng tâm linh nghĩa của người Ai Cập cho ta thấy sự phát triển các thần linh từ thời đó đến bây giờ không ngừng phát triển • Bộ máy nhà nước Ai Cập xuất hiện Sự ra đời nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập là một thành tựu của văn minh nhân loại. Đến đầu thiên niên kỷ III Tr.CN, chính quyền trung ương tập quyền ở Ai Cập được thiết lập và củng cố vững chắc. Thời kỳ này, người Ai Cập đã xây dựng được nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên trong lịch sử. Đứng đầu bộ máy nhà nước là pharaong- người chủ sở hữu tất cả ruộng đất, của cải, nô lệ. Dưới pharaong là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu bộ máy hành chính này là một quan tể tướng đầu triều (Vizir). Dưới Vizir là hệ thống các quan văn võ. Đơn vị hành chính của Ai Cập là trung ương- các Nôm (các châu)- các công xã nông thôn. Các giai cấp chủ yếu trong xã hội Ai Cập đương thời là nông dân công xã và nô lệ *Ý nghĩa : nhà nước ra đời là một kết quả của một quá trình phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân hóa giai cấp trong xã hội, đòi hỏi phải có một thiết chế xã hội chặt chẽ. • Chữ viết và văn học : Chữ viết : là một trong những thành tựu của văn minh của Ai Cập. Ban đầu chữ viết Ai Cập là loại chữ tượng hình. Để thể hiện những suy nghĩ đơn giản, người Ai Cập đã trình bày bằng những hình vẽ. Trong những hầm mộ các kim tự tháp và qua các hiện vật đã thu được, người ta thấy rất nhiều hình người, chim cá cây cỏ hoa lá trăng sao,sông suối… được xếp cạnh nhau. Sau đó, chữ viết Ai Cập phát triển đến trình độ hợp ý, nghĩa là thể hiện một tổ hợp có 2 hoặc 3 hình vẽ để nói lên một yêu cầu, một suy nghĩ nào đó trừu tượng. VD : ≅ sông, Θ mặt trời… Dần dần chữ Ai Cập cấu tạo phức tạp hơn, trên cơ sở hợp thanh, được biểu hiện thành hình vẽ, sau đó là những chữ chỉ âm tiết được sắp xếp thành những chữ cái. Chữ của người Ai Cập thường được khắc trên gỗ, trên xương, trên đồ gốm, hoặc được viết trên da thú, trên vải gai. Đặc biệt người Ai Cập viết chữ trên cây papyrut Văn học : thấm đẫm thế giới quan tôn giáo, đề cập đến đạo lý, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại sự tàn bạo, bạo cường. Các tác phẩm tiêu biểu : o Lời kể của Ipuxe o Lời răn dạy của Đua núp o Nói thật và nói láo, nói chuyện với linh hồn của mình, sống sót sau vụ đâm thuyền • Khoa học và kĩ thuật ℑ Thiên văn học phát triển, biết được vị trí của 12 cung hoàng đạo, phân biệt được các hành tinh trong hệ Mặt Trời để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ℑ Dựa vào mực nước sông Nin và sự xuất hiện của ngôi sao Lang (Sirus) trên bầu trời để làm lịch pháp. Một năm của người Ai Cập bắt đầu từ tháng 7 dương lịch có 365 ngày, 12 tháng. Đường kinh tuyến đi qua đúng trung tâm kim tự tháp cho thấy trình độ cao của người Ai Cập. Một năm của người Ai Cập có 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. ℑ Toán học phát triển cả về Đại số và Hình học Để phục vụ cho việc ướp xác, y học và hóa học của Ai Cập cũng phát triển vượt bậc. *Ý nghĩa : Là những thành tựu vô cùng xuất sắc của người Ai Cập thời cổ đại, những thành tựu đó không chỉ là nền tảng cho đất nước mà còn thể hiện 1 đất nước phát triển phong phú về mọi mặt, đã được thiết lập chính quyền từ trước => văn minh phát triển vượt bậc Câu 2: Phân tích các hệ phái tư tưởng triết học chủ yếu của Trung Quốc cổ trung đại và sự ảnh hưởng của Nho gia đến văn hóa Việt Nam a. Các hệ phái tư tưởng triết học chủ yếu của Trung Quốc cổ trung đại Trung Quốc là cái nôi của triết học phương Đông, nền triết học phát triển không thua kém triết học Hy Lạp cổ đại. Triết học Trung Quốc ra đời trong thời loạn lạc của xã hội, nội dung xuất phát từ quan hệ thiện – ác, trong phạm trù luân lý, gắn liền với các giải pháp chính trị nhằm mục đích tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thời kì phát triển nhất của triết học Trung Quốc chính là thời loạn lạc binh đao Xuân Thu – Chiến Quốc, thời bách gia tranh minh. Trong số hàng trăm nhà tư tưởng đương thời, có 4 hệ phái tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa truyền thống Trung Quốc văn hóa Việt Nam: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Nho gia: là hệ phát quan trọng nhất, là cội nguồn nhân đạo của văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng sâu sắc tới kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lý và luân lý của nhân dân Trung Quốc. Người sáng lập nên hệ phái này là Khổng Tử, người kế thừa và phát triển là Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư. Tư tưởng của Khổng Tử là triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục. • Đạo đức được Khổng Tử hết sức coi trọng vì đó là chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội. Nội dung quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường) trong đó quan trọng nhất là nhân. - Nhân là 1 phạm trù rất rộng, gốc của nhân là hiếu đễ. Nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân. - Lễ không chỉ là biểu hiện của nhân, lễ còn điều chỉnh đức nhân cho đúng mực, bởi đó là lễ nghi thể hiện các quy phạm đạo đức, các quan hệ tốt đẹp giữa người và người. • Chính trị: xuất phát từ quan điểm “nhân chi sơ, tính bản thiện”, Khổng Tử đưa ra giải pháp đức trị, đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành. Đồng thời, Khổng Tử đưa ra lý tưởng về 1 thế giới đại đồng, thiên hạ của chung, yêu thương nhân ái. Khổng Tử còn đưa ra tư tưởng công bằng xã hội, an dân, bởi dân là gốc, “quốc dĩ dân vi bản”. Thuyết chính danh, tam cương, ngũ thường là hệ thống quy phạm của Nho gia để trị quốc bình thiên hạ. Tam cương là 3 mối quan hệ rường cột trong xã hội. Quan hệ quân thần dẫn tới chữ Trung, quan hệ phụ tử dẫn tới chữ Hiếu, quan hệ phu thê dẫn tới chữ Nghĩa. Đó là trật tự để duy trì ổn định xã hội. • Giáo dục: Khổng Tử là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, vì vậy phương châm giáo dục quan trọng của Khổng Tử là học lễ trước học văn sau, học đi đôi với hành, coi trọng phương pháp giảng dạy. Với quan niệm “hữu giáo vô loài”, Khổng Tử khẳng định giáo dục không phân biệt giới tính, tuổi tác, giáo dục đem đạo đức và trí thức cho tất cả mọi người. Với mục đích đào tạo chính nhân quân tử cho nhà nước, nội dung dạy học của Khổng Tử thiên về đạo đức xã hội, ít chú trọng tới khoa học tự nhiên. • Mạnh Tử hoàn thiện thêm học thuyết Khổng Tử bằng tư tưởng dân bản, thuyết tính thiện và lương tri “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Dân là gốc bền của nước, để an dân phải chăm lo phát triển kinh tế, chấm dứt chiến tranh. Đạo gia: còn gọi là đạo Lão Trang vì người sáng lập là Lão Tử và người phát triển học thuyết này là Trang Tử. Đạo gia cung cấp cơ sở triết học cho văn hóa Trung Quốc. Hạt nhân chủ yếu của hệ phái tư tưởng này nằm trong tác phẩm “Đạo đức kinh” của Lão Tử. • Đạo là nguồn gốc chung của thế giới, là quy luật tự nhiên, là bản nguyên vũ trụ, khởi thủy của sự sống. • Đức là đặc tính của sự vật, là sự thể hiện của đạo, là quy luật biến hóa tự thân của sự vật • Lão Tử dùng đạo và đức để giải thích tính đa dạng và thống nhất của vũ trụ, nguyên nhân hình thành và biến hóa của các hiện tượng tự nhiên. Yếu tố duy vật trong tư tưởng Lão Tử bắt đầu từ quan niệm vũ trụ không có từ thượng đế mà khởi nguồn từ đạo. Mọi sự vật đều bao gồm 2 mặt đối lập nhưng thống nhất, đó là chính và phản. Chúng đấu tranh và nhờ đó sự vật phát triển. • Quan điểm của Lão Tử là đạo thường vô vi nên không áp đặt, không can thiệp, thuận lẽ tự nhiên. Trong xã hội, con người nên tự biết mình mà giảm bớt dục vọng, thay đổi hiện thực đen tối bằng cách quay về đời sống giản dị, thuần phác, gần gũi thiên nhiên. Giải pháp chính trị là áp dụng chính sách nước nhỏ dân ít, sống đạm bạc ít học hành. Đó là sai lầm chính trị, nhưng phép biện chứng của Lão Tử vẫn là 1 đóng góp lớn. • Tư tưởng thiên nhân hợp nhất, coi đạo người cũng như đạo trời, theo đuổi cuộc sống hài hòa với thiên nhiên là khởi phát trường phát nghệ thuật lãng mạn, sáng tạo ra những phạm trù thẩm mĩ, những thú chơi tao nhã, những đạo sĩ thâm sâu. Họa đạo Trung Hoa, thú chơi bonsai… đều bắt nguồn từ đây, lan truyền ra khắp thế giới, góp phần làm cho văn hóa xã hội phong phú sâu sắc. • Trang Tử là người hiền tài nhưng không ra làm quan, ông đã thần bí hóa học thuyết Đạo gia bằng những luận thuyết của mình. Trang Tử kế thừa học thuyết đạo pháp tự nhiên, không thừa nhận thượng đế. Nhưng ông đi xa hơn Lão Tử trong sai lầm khi quan niệm không nên dùng sức người phá bỏ tự nhiên, không nên cố gắng thay đổi mệnh trởi bởi con người nhỏ bé bất lực đành tuân theo tự nhiên. • Từ Đạo gia Trung Quốc có 1 học thuyết đáng lưu tâm là Đạo giáo, do những hình thức mê tín cúng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng, bói toán, đặc biệt là tư tưởng tin vào thần tiên kết hợp với học thuyết Đạo gia. Đạo giáo có 2 phái: đạo Thái Bình và đạo Năm đấu gạo. Pháp gia là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước, xuất hiện từ thời Xuân Thu, về sau phát triển và được gọi là hệ phái tư tưởng của Hàn Phi Tử. Chủ trương pháp trị được áp dụng lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Hàn Phi đã tổng hợp và trình bày thành hệ thống trong bộ sách được coi là tác phẩm kinh điển của Pháp gia là Hàn Phi Tử Nội dung chính của hệ phái này đề cập đến 3 phạm trù: pháp, thuật, thế. - Pháp là pháp luật, pháp lệnh quốc gia, là phương pháp cai trị hiệu quả nhất, dùng người theo tài năng, thưởng phạt công minh. - Thuật là thủ đoạn chế ngự thần dân của bậc quân chủ, quyền mưu của kẻ bề trên, là phương pháp điều hành chính sự. - Thế là quyền uy, thế lực, pháp thuật thế chính là nghệ thuật chính trị tổng hợp dựa trên sức mạnh của luật pháp và quyền uy. Điểm xuất phát của Hàn Phi là thuyết phi thiện, coi bản tính con người là ích kỉ vụ lợi nên không thể dùng đức trị mà phải dùng pháp trị. Để xã hội ổn định chỉ cần chăm lo sản xuất và xây dựng lực lượng hùng hậu, tiến hành chiến tranh, thống nhất thiên hạ. Xã hội chỉ cần canh – chiến, tức nông dân và binh lính, còn lại là sâu mọt cần được quản lý và nghiêm trị Mặc gia là hệ phái do Mặc Tử, vốn là học trò của Khổng Tử, 1 nhà kỹ nghệ tinh thông, xuất thân từ tầng lớp dưới sáng lập nên. Xuất phát từ lập trường giai cấp, cho rằng lễ nhạc của Nho gia xa xỉ, vô dụng, Mặc gia đề xướng 10 điều quan trọng nhất là: - Kiêm ái: yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt đẳng cấp - Phi công: phản đối chiến tranh nhưng là chiến tranh phi nghĩa, tranh giành quyền lợi thôn tính quốc gia, chứ không phải phải đối sự phóng thủ chính nghĩa trừ bọn vô đạo. - Thượng hiền: quý trọng và đề cử người hiền tài, không phân biệt sang hèn - Thượng đồng: trăm họ đều ngang nhau và ngang Thiên tử - Tiết dụng: tiết kiệm trong chi tiêu - Tiết táng: tiết kiệm trong ma chay - Phi nhạc: không lễ nhạc xa hoa - Phi mệnh: phản đối mệnh trời - Thiên chí: coi ý chí của trời là thương yêu tất cả - Minh quỷ: thừa nhận có quỷ thần b. Sự ảnh hưởng của Nho gia đến văn hóa Việt Nam • Ảnh hưởng đến nhân sinh: Nho giáo đều ảnh hưởng đến con người, giúp cho người ta hiếu học và thành công hơn trong xã hội, đặc biệt, bản tính "Thiện" luôn đề cao các giá trị về chính trị, phẩm chất quý giá, phạm trù với chữ "Nhân" do Khổng Tử để lại, chữ "Nhân" được coi là nguyên lý để quy định bản tính, quan hệ giữa người với người, từ quý tộc đến nông dân • Ảnh hưởng đến tác phẩm, văn học và châm ngôn - Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai bản tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lê Hoàn và "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ phía phương Bắc cho dù chứng mình với trời đất mà nhân dân kính phụng. - Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam, đối với Nho giáo, chữ "Lễ" luôn nhắc đến người dân rằng phải học lễ độ, ứng xử tôn ti trật tự, đề cao tính lễ kính với người và phải có trên dưới rõ ràng, còn chữ "Văn" luôn nhắc nhở phải học Văn để sau này con cháu muôn thuở đời sau phải nhớ đến công lao của ông cha ta để lại trong suốt nhiều năm liền. Câu này đã phổ biến ở khắp trường học trên cả nước, không những thế nó còn là một công cụ hữu ích trong việc phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến khu vực Đông Nam Á Ngay từ đầu Công nguyên, các cư dân Đông Nam Á đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ qua các thương gia và các nhà truyền đạo. Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á không phải bằng cách cưỡng bức, bằng sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình. Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Đông Nam Á - Ấn Độ, gần như là tự nhiên. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Ảnh hưởng đó khá toàn diện và sâu sắc. Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali – Sanscrit ở rất nhiều quốc ra Đông Nam Á như Cămpuchia, Lào, Thái Lan, v.v… Thêm nữa, hàng loạt từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào các ngôn ngữ Đông Nam Á như vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái, v.v… Trong tiếng Việt chẳng hạn, một số từ chỉ cây cối (như “mít”,”lài”) và một loạt từ thuộc về phật giáo (“Bụt”, “bồ đề”, “bồ tát”, “phù đồ”, “chùa”, “tháp”, “tăng già”,v.v…) đều có gốc từ Ấn Độ. Về phương diện văn học, hai trường ca nổi tiếng của Ấn Độ Ramayana và Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á và, thậm chí, ở một số nơi, chẳng hạn, ở đảo Jawa (Indonesia), dựa theo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo nên những biến thể khác tương tự. Sự thâm nhập của hai trường ca Ấn Độ vừa nêu vào Jawa sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ. Họ vẫn quan niệm đó là của chính họ. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á mà tiêu biểu hơn cả là Ăngco Voat (Cămpuchia), hệ thống các tháp ở vương quốc Chămpa, chùa Borobudur (Indonesia), chùa Thạt Luông (Lào). Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: Đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Voat, tháp Chămpa) và kiến trúc phật giáo (Borobudur, Thạt Luông). Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu). Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa Đông Nam Á. Ở một số quốc gia sau này, phật giáo đã trở thành quốc giáo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị - xã hội. Nhiều nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kì này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn Độ, trong đó nhà nước Chămpa, một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, là một ví dụ điển hình. Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Chămpa áp dụng triệt để. Ở đây vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân, giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng”. Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập một hệ thống quan cai trị. Ngoài việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa còn tiếp nhận cả hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, mặc dù hệ thống đẳng cấp này của người Chămpa chỉ mang tính hình thức Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị. Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị, v.v… Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng đó phát triển. Đồng thời, văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà được truyền vào Đông Nam Á. Từ Ấn Độ các nhà truyền đạo cũng lợi dụng các thuyền buôn để vào Đông Nam Á. Cũng có một tình hình là không chỉ người Ấn Độ đến Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á bản địa cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Vào những thế kỉ gần Công nguyên, đồ sắt bắt đầu phổ biến ở Đông Nam Á. Với đồ sắt phát triển, các dân tộc Đông Nam Á nói chung bước vào một thời kì mới: thời kì tan rã của xã hội nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp. Nhiều thủ lĩnh của các bộ tộc ở Đông Nam Á đã nhanh chóng tiếp thu cách tổ chức và cai quản nhà nước của Ấn Độ (như trường hợp nhà nước Chămpa nói trên). Song để tổ chức được một nhà nước vương quyền như Ấn Độ, người ta không thể không chú ý đến vai trò của tôn giáo. Do đó, khi xây dựng nhà nước, tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu của Ấn Độ cả chữ viết, các văn bản lẫn tôn giáo. Và sau đó hàng loạt những thành tựu văn hóa khác của Ấn Độ được Đông Nam Á tiếp thu cũng là nhằm để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền. Rõ ràng những ảnh hưởng của Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc tạo ra bản sắc văn hóa Đông Nam Á. Tóm lại, trên cơ sở của một nền văn hóa bản địa vững chắc – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước – trong thiên niên kỉ đầu Công nguyên, nhân dân Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới (cả về vật chất lẫn tinh thần) từ Trung Quốc và Ấn Độ. Và điều đó đã làm cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á ngày càng phong phú, đa dạng và giàu có. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng những sự tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đông Nam Á không thể biến vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” hay “Trung Hoa hóa” được. Quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời kì này gắn liền chặt chẽ với quá trình dựng nước và giữ nước sôi động trên toàn khu vực. Trong khi “các dân tộc ở nam bán đảo Trung - Ấn và ngoài hải đảo tiếp thu các yếu tố văn hóa Ấn để dần dần hoàn thiện tổ chức xã hội của mình (dựng) thì các dân tộc ở bắc (giữ) mặc dù vẫn phải tiếp thu văn hóa Hán. Thực chất, xét trên toàn miền [ở đây tác giả dùng từ “miền” để chỉ khu vực Đông Nam Á – MNC], đó chỉ là hai mặt của một vấn đề có tác động tương hỗ nhau. Không phải ngẫu nhiên mà vào thế kỉ VI sau Công nguyên, tình thế đã diễn ra là trong khi hầu khắp trên Đông Nam Á, nhiều dân tộc, sau một quá trình tìm tòi tiếp thụ có chọn lọc văn hóa Ấn, đã thể nghiệm dựng nên được những nhà nước có tính dân tộc bản địa như Chân Lạp, Dvaravati, Haripunjaya, Thaton, Pegu, Palembang, Kalinga… thì trong địa bàn của mình, người Việt đã phải cam go đương đầu với cuộc tấn công toàn diện của phong kiến phương bắc và, qua nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp – mà quan trọng nhất là Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248) và Lý Bôn (544) – đã dựng nên được nhà nước Vạn Xuân (thế kỉ VI), nhịp bước với đà tiến chung của toàn miền. Có thể nói, cuộc đấu tranh của người Việt chống đế quốc phương bắc thời bấy giờ để tự khẳng định mình cũng đã có tác dụng chặn bước nam tiến của các đế quốc đó và bảo đảm được một thế hòa bình ổn định cho toàn miền, chí ít là khu vực bán đảo Trung Ấn. Và ngược lại, thông qua cư dân Đông Nam Á mà người Việt đã tiếp thu Phật giáo là một thứ vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh chống Hán hóa, đồng thời cũng là một chất keo liên kết dân trong làng trong xóm lại với nhau” Một đặc điểm nữa cần nhấn mạnh là các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ không phải một cách thụ động mà chủ động, sáng tạo, làm cho các yếu tố văn hóa ngoại phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ bản chất của con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận) và năng động (sáng tạo). Tính chất sáng tạo này được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều phương diện, lĩnh vực. Xin nêu ra một số ví dụ minh họa. Từ đầu công nguyên trở đi, khi cần ghi chép, một số nước Đông Nam Á sử dụng chữ Pali làm phương tiện chuyển tải. Dần dần về sau, do yêu cầu ghi âm tiếng nói dân tộc mình, trên cơ sở chữ Pali, mỗi nước đã sáng tạo ra một thứ chữ riêng. Do đó, tuy đều có gốc chung là chữ Pali nhưng chữ Khmer, chữ Thái, chữ Lào, chữ Myanmar không hoàn toàn giống nhau. Ngay ở Chămpa, một vương quốc được coi là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh nhất (thậm chí có người cho là quốc gia Ấn Độ hóa) thì bộ chữ viết cũng có những thay đổi so với văn tự cổ Ấn Độ. Hệ thống từ Hàn mà tiếng Việt mượn vào cũng được sửa đổi cách đọc, cách viết và thậm chí, cả cách dùng lẫn ý nghĩa. Nó khá nhiều so với gốc Hán ban đầu nên được gọi là lớp từ Hàn Việt. Một ví dụ khác là việc tiếp thu kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa. Nhân dân Việt Nam lúc đó đã biết tìm tòi, khai thác nguyên liệu địa phương như gỗ trầm, rêu biển, v.v… để tạo ra những loại giấy có chất lượng tốt hơn giấy được sản xuất tại Trung Hoa. Trong nghề gốm sứ cũng vậy, trong khi chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa, người Việt vẫn sản xuất ra những mặt hàng riêng của mình như xanh hai quai (khác với chảo ở Trung Hoa), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, v.v… Đồng thời với việc du nhập những yếu tố văn hóa mới từ Trung Quốc, Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á còn biết kết hợp những yếu tố mới đó với những yếu tố văn hóa bản địa của mình. Chính sự kết hợp tài tình này đã vừa làm phong phú văn hóa Đông Nam Á vừa giữ cho các yếu tố văn hóa bản địa không bị các yếu tố ngoại lai chèn ép, tiêu diệt, thay thế. Trong các bộ nhạc cụ của các dân tộc Đông Nam Á, ta thường thấy có cả khánh, chuông (du nhập từ Trung Hoa), trống cơm, hồ cầm (du nhập từ Ấn Độ, Trung Á) lẫn cồng, chiêng, v.v… (nhạc cụ Đông Nam Á). Ngay bản thân các nghi thức tôn giáo vốn khá chặt chẽ ở nước ngoài khi được nhập vào Đông Nam Á cũng “ị phối hợp” với các tín ngưỡng dân gian bản địa, hay, nói theo nhà sử học nổi tiếng D.G.E Hall, “được chiết ghép vào những tập tục thờ cúng”[ thậm chí, có lúc, có nơi trong sự phối hợp ấy, các tín ngưỡng dân gian bản địa lại có vai trò trội hơn. Ngay ở chùa Dâu (Bắc Ninh) – một chùa nằm cạnh Luy Lâu, nơi phật giáo có cơ sở vào loại vững chắc nhất nước ta trước đây – các lễ thức liên quan đến phật giáo vẫn bị mờ nhạt trước các lễ thức và các trò diễn xướng dân gian liên quan đến nữ thần địa phương. Quan sát nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm chúng ta cũng thấy một tình hình tương tự. Về hình dáng, tháp Chăm vừa mang hình núi (biểu tượng cho núi Meru gọi là Sikhara – truyền thuyết trong Bàlamôn giáo Ấn Độ) lại vừa có những kiến trúc phụ có mái cong hình thuyền (kiến trúc đặc thù của nhà cửa cư dân Đông Nam Á). Chính sự phối hợp tài tình ấy đã tạo nên một kiến trúc hết sức độc đáo của các tháp Chăm. Câu 4 : Những nội dung chủ yếu của Đạo Phật ở Ấn Độ cổ trung đại : a, Những nội dung chủ yếu của Đạo Phật ở Ấn Độ cổ trung đại • Đạo Phật ban đầu về bản chất là tôn giáo vô thần với quan niệm thế giới do nhân duyên tạo nên chứ không có đấng sáng tạo Brahman. Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử Gootama, sau này trở thành Thích Ca Mâu Ni • Mục đích của đạo Phật là tìm nguyên nhân và phương thức giải thoát nổi khổ cho con người • Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI TCN, chủ trương đề cao đạo đức, tư tưởng bác ái, hướng tới xã hội bình đẳng hòa đồng. Học thuyết của Phật giáo kết tinh trong tứ diệu kế. - Bản chất nỗi khổ trên đời Khổ đế. Sinh, lão, bệnh, tử không được thỏa mãn ham muốn… tất thảy đều là đau khổ. Phật giáo đưa 2 nội dung quan trọng đểu hiểu Khổ đế: Thuyết vô ngã, vô thường. Không có gì là vĩnh hằng, bất biến. - Tập đế là chân lý về nguyên nhân nỗi khổ. Vòng quay thập nhị nhân duyên là cơ chế luân hồi. Nguyên nhân chủ yếu là dục vọng dẫn đến hành động tạo nghiệp do vô minh. Ham muốn còn khiến nghiệp không dứt, luân hồi mãi mãi. - Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ. Phải trừ bỏ gốc rễ nỗi khổ nằm ngay trong bản thân con người là ái dục và vô minh, từ bỏ tham – sân – si để đạt tới niết bàn. Chân lý về sự giải thoát, cùng với vô thường – vô ngã tạo nên tam pháp ấn của Phật giáo - Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ, đạt tới sự giải thoát. Con đường ấy nhiều ngả, thường được gọi là bát chính đạo mà chung quy là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn, là sự tự tu dưỡng, tự giải thoát cho mình, đạt đến tới trạng thái tĩnh tâm tuyệt đối, sức mạnh của Phật giáo là ở phương diện đạo đức. Bát chính đạo là con đường đi đến giải pháp gồm 8 điều: - Chính ngữ: không nói những điều sai - Chính nghiệp: hành động 1 cách chân chính, có ích cho mọi người - Chính mệnh: sinh hoạt 1 cách chân chính, lành mạnh - Chính tịnh tiến: tiến tới chân chính - Chính niệm: luôn nghĩ đến đạo lý, từ bỏ sai lầm, u mê, từ bỏ hành động bất chính - Chính định: giữ tâm bình thản, chân chính - Chính tư duy: suy nghĩ chân chính Chung quy “bát chính đạo “ là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn Về giới luật, tín đồ phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới) Không sát sinh Không trộm cắp Không tà dâm Không nói dối Không uống rượu Trong số đó, giới luật “không sát sinh” là không được giết người, còn giết các động vật thì luật cấm không khắt khe lắm. Phật giáo ban đầu không cấm tín đồ ăn thịt. Tục tín đồ, nhất là các tăng ni phải ăn chay, không được ăn thịt động vật là do vua Lương Vũ Đế (502- 549) của Trung Quốc đặt ra thời kì đạo phật hình thành ở nước này Về mặt xã hội, đạo phật không quan tâm đến vấn đề đảng cấp, vì đạo phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của một tăng đoàn. Đồng thời, phật giáo mong mốn có một xã hội trong đó vua thì có đạo đức và phải dựa vào pháp luật mà trj quốc , không được chuyên quyền độc đoán, còn dân cư thì an cư lạc nghiệp. Như vậy, đạo phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện đê được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng b, Sự ảnh hưởng của Đạo Phật tới diện mạo văn minh thế giới Đạo phật đã trở thành tôn giáo thế giới, ảnh hưởng rất sâu rộng tới văn minh Đông Nam Á. Vượt qua cao nguyên Tây Tạng, phật giáo xâm nhập vào Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản hoặc nguyên dạng, hoặc đã phân nhánh Tiểu thừa-Đại thừa, hoặc dưới hình thức đạo Latsma, thờ tượng phật và rao giảng lối sống tu hành. Về căn bản tư tưởng bình đẳng, bắc ái của đạo phật không phù hợp với quan niệm ấn độ vốn bị quan niệm đẳng cấp và tín ngưỡng đa phần ăn sâu vào tiềm thức, nhưng lại phù hợp với khát vọng chung của các dân tộc trên thế giới. Phật giáo là một cống hiến lớn của Ấn Độ cho văn minh tinh thần của nhân loại. Câu 5: Những thành tựu của văn minh ĐNÁ thời cổ trung đại: 1.ĐNÁ là quê hương của văn minh N.nghiệp lúa nước: Nơi khởi đầu cho nền văn minh Nnghiep lúa nước từng được thế giới tranh luận, tìm tòi xem đó là vùng đất nào, châu lục nào.Có thể thấy, xét về đkiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng,…thì trên TĐất có 1 số vùng như ĐNÁ, nam T.Quốc, Trung Mĩ, Trung Phi là những nơi có thể phù hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước.Nhưng theo kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ, người ta đã khẳng định ĐNÁ chính là vùng có nền NN lúa nước ra đời rất sớm trên thế giới, nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên, và cư dân ĐNÁ chính là người phát hiện và thuần dưỡng, phát triển cây lúa từ bấy giờ cho đến nay.Đó là 1 thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, cũng vì điều đó mã những con người đã phát hiện ra cây lúa được người dân xem như những vị anh hùng của cộng đồng. Dẫn chững di chỉ khảo cổ: Những dấu tích, chứng cứ chứng minh cho việc ĐNÁ là cái nôi của văn minh lúa nước có thể kể ra tiêu biểu như sau: Nhà khảo cổ học tiền sử người Mỹ, W.Solheim, đã phát hiện ở Hang Ma, Hang Thẩm Phi, Sam Rong Sen ở Thái Lan dấu tích của giống lúa Oryzasatyva và hoa văn hình cây lúa trên đồ gốm có niên đại 5000 năm về trước; truy tìm di chỉ khảo cổ trong nền văn hóa thời đại đò đá mới Hòa Bình- Bắc Sơn ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của vỏ trấu, bào tử phấn hoa của các loại rau, củ, quả cho thấy sự xuất hiện của nền văn minh N.Nghiệp sơ khai dùng cuốc cách đây 8000 năm. .Điều đó chứng minh cây lúa được ra đời và thuần dưỡng rất sớm ở vùng ĐNÁ, nó đã trở thành cây lương thực quan trọng của cư dân vùng này.Người ĐNÁ đã biết trồng cả lúa nếp, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước để tạo ra nguồn lương thực dồi dào; và cây lúa cùng kỹ thuật trồng lúa nước từ vùng ĐNÁ đã dần dần phát triển và lan tỏa đến các vùng khác nhau trên thế giới. 2.Con đường tơ lụa trên biển (viết tắt: CĐTL trên biển) Tiền đề cơ sở cho sự xuất hiện của CĐTL trên biển chính là CĐTL trên bộ do Trương Khiên (thời Tây Hán) thiết lập vào thế kỉ II TCN khi ông đi sứ sang các nước Tây Vực.Hành trình của nó (có thể minh họa theo sơ đồ sau: Vẽ như trong vở ghi ) bắt nguồn từ kinh đô Tràng An của T.Quốc và kết thúc tại điểm dừng chân Alecxăngđri Ai Cập.Nó đóng vai trò là huyết mạch Đông- Tây, là nơi buôn bán, trao đổi không chỉ tơ lụa mà còn là các loại hương liệu, gốm sứ, vàng bạc giữa T.Quốc và các nước Tây Á, Địa Trung Hải, Ả Rập, sau đó dần dần đã xuất hiện sự giao thoa văn hóa, truyền bá văn minh.Nhưng sau bốn thế kỉ tồn tại thì con đường này bắt đầu có những hạn chế: xuất hiện nạn cướp bóc tại vùng hoang mạc Trung Á, các đoàn buôn khi chở hàng đi qua khu vực này thường bị cướp lấy hàng hóa quý, đồng thời nhận thấy con đường trên bộ này rất khó khăn trong việc chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn nên vì thế “con đường tơ lụa” trên bộ này bị cắt đứt, thay vào dó, vào thế kỷ III SCN, CĐTL trên biển đã hình thành. Nhờ những phát minh của người T.Quốc về từ tính trái đất, nam châm và la bàn; nhờ tiếp thu kinh nghiệm sử dụng thuyền buồm của người Hy Lạp từ văn minh Địa Trung Hải; đồng thời nhờ những thành tựu của kỹ thuật đóng thuyền cỡ lớn của cư dân Địa Trung Hải mà việc đi lại bằng tàu thuyền trên biển đã dễ dàng, thuận lợi hơn.Đó chính là những điều kiện để phát triển con đương buôn bán trên biển nối T.Quốc với Âu châu này. Sơ đồ: Mn vẽ trong sách nhé Đây là con đường bắt đầu từ Tô Châu, Hàng Châu, T.Quốc qua 1 số nước ĐNÁ sang Â.Độ, Ả Rập, Đ.T.Hải và kết thúc tại châu Âu.Mặc dù quãng đường dài hơn so với CĐTL trên bộ nhưng nó đã khắc phục được những hạn chế khi đi trên bộ, mang lại nhiều thuận lợi: tránh được nạn cướp bóc hàng hóa, tốc độ đi lại nhanh hơn, số lượng hàng hóa được chuyên chở nhiều hơn so với đường bộ, quãng đường mở rộng cũng là điều kiện tốt để giúp cho các trung tâm văn hóa, văn minh nhân loại từ các châu lục Á, Âu, Phi xích lại gần nhau.Sứ mệnh của CĐTL trên biển là liên kết các trung tâm văn minh của thế giới, qua đó thúc đẩy ngoại thương, quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội. Vai trò của ĐNÁ đối với CĐTL trên biển: Trong hơn 1000 năm tồn tại và phát triển của CĐTL trên biển, ĐNÁ đã đóng 1 vai trò quan trọng, vừa là nơi các đoàn thương thường ghé vào nghỉ chân, vừa trở thành 1 địa điểm buôn bán hàng hóa.ĐNÁ đã tham gia vào quá trình buôn bán, cung cấp các sản vật nông lâm nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản, hương liệu, đá quý, đồ thủ công mỹ nghệ, đồng thời cung cấp dịch vụ cho các đoàn tàu thuyền như sửa chữa, bến bãi neo đậu, cung cấp lương thực thực phẩm, nước ngọt khi các đoàn thủy thủ cần.ĐNÁ trở thành cầu nối văn minh quan trọng của các thị trường lớn trong hệ thống [...]... (thần sáng tạo thế giới) , Visnu (thần bảo tồn thế giới) và Siva (thần phá hủy thế giới) .Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm đó là giữa các hàng gạch dính vào nhau không cần sử dụng chất liệu kết dính như các công trình kiến trúc cùng thời khác trên thế giới, mà người Chàm đã sử dụng lại nhựa cây của cây “dầu rái”, cùng với lỹ thuật kết dính đặc biệt mà các công trình tháp Chàm đều rất bền vững,... vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của lịch sử văn minh thế giới Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị với nền văn minh thế giới - Chữ viết, văn học: Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết... được Còn những vấn đề thuộc khát vọng bên trong của con người thì chưa được chú ý lắm Như vậy, vấn đề tâm thế - vấn đề thuộc xu hướng, thuộc tiềm năng sâu thẳm của con người vẫn còn bị bỏ ngỏ Phải giải quyết nội dung: Tâm thế là gì? Trước hết, khi xác định khái niệm "Tâm thế" , PGS.TSKH Đỗ Văn Khang đã có quan điểm rất rõ ràng: "Tâm thế là xu thế hướng thượng bên trong của chủ thể Xu thế này giúp con... bá ba phát minh lớn của Trung Quốc sang Châu Âu, đó là kỉ thuật làm giấy và nghề in, thuốc súng và la bàn Qua những thành tựu mà văn minh A rập đã đạt được, chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một trong những nền văn minh lớn của thế giới Cùng với các nền văn minh Ai cập, Lưỡng Hà, ấn độ, Hi Lạp, Rôma, Trung Quốc,A rập cũng đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại trên tất cả các lĩnh vực: văn học, nghệ... tiền đề cho sự hình thành các quốc gia nông nghiệp.Cây lúa trở thành cây lương thực chiến lược, đồng thời cũng là tiền đề cho sự phát triển dân số, ổn định cuộc sống, thúc đẩy quá trình hình thành nền văn hóa N.Nghiệp với những đặc điểm tiêu biểu: bám đất, bám làng, sống ổn định, tự cấp, tự túc, hướng nội và khép kín Câu 6: phân tích vai trò của văn minh Hy Lạp đối với sự phát triển của lịch sử văn minh. .. cả bao la.Tới thế kỉ VIIVI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơriphrat - Sử học: Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mới... Phục hưng trong xã hội 2.1 Sự hình thành và phát triển của văn minh công nghiệp Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng xuất hiện với sứ mệnh làm đảo lộn những quan niệm sống cổ lỗ và mở ra một chân trời mới cho những hy vọng mới Như vậy, chủ nghĩa nhân văn Phục hưng phải dựa vào một hình thái kinh tế xã hội mới, nghĩa là phải dựa vào nền văn minh mới - văn minh công nghiệp Nói đến ảnh hưởng của một triết thuyết... ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác Đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ... trào nhân văn đã đi đến chỗ thanh tao, nhã nhặn như một giòng nước chảy vào vùng đồng bằng dã thành một con sông rộng rãi, êm đềm, trong trẻo Công trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của mấy thế hệ triết học, văn học, ngữ học và nghệ thuật đã chuẩn bị nền móng cho văn phái cổ điển sắp xuất hiện, Chủ nghĩa nhân văn tư bản đã phát triển đến hạn độ tối cao của nó Từ nửa thứ hai thế kỷ XIII cho đến thế kỷ... ), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Câu 9 Đặc điểm của nền văn minh nông nghiệp a.Đông Nam Á là quê hương của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Dấu tích của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có thể tìm thấy trong thơ ca truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian của cư dân Đông Nam Á Từ khi, nền văn minh nông nghiệp lúa nước được xác lập nó đã thúc đẩyquá trình khai khẩn vùng đầm . Đề cương lịch sử văn minh thế giới  Khái niệm văn hóa ,văn minh, điểm giống và khác nhau của lịch sử văn minh thế giới? Văn hóa là 1 hệ thống giá trị vật chất. Ơriphrat - Sử học: Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mới trở thành một bộ môn riêng biệt. Các nhà viết sử tiêu. của lịch sử văn minh thế giới Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn

Ngày đăng: 14/06/2014, 22:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 1 : Trình bày những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại và phân tích ý nghĩa của những thành tựu đó với sự phát triển của văn minh nhân loại đó.

  • Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ trung đại đến khu vực Đông Nam Á

  • Câu 10 Triết lý tư tưởng của đạo Islam vị trí của văn minh ả rập trong quá trình phát triển của văn minh nhân loại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan