các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay

8 573 0
các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay Bởi: Hà Thị Nhung Các phương thức cho vay: Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Có 9 phương thức cho vay. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHNo nơi cho vay thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương thức cho vay sau đây: Phương thức cho vay theo từng lần (theo món): áp dụng phương thức tín dụng cho vay từng lần, khách hàng phải lập giấy đề nghị vay vốn theo từng lần, nộp vào Ngân hàng cùng với các thủ tục cần thiết khác để chứng minh cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như ước tính hiệu quả kinh tế đối với khoản tín dụng đó. Trong trường hợp Ngân hàng chấp nhận cho vay, Ngân hàng cùng khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng, thoả thuận với các điều kiện, yếu tố về số tiền, mục đối tượng, vốn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã được ký kết, kế toán cho vay giải ngân phát tiền vay đồng thời hạch toán: Nợ: TK cho vay khách hàng. Có: TK tiền mặt Có: TK tiền gửi khách hàng Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 1/8 Mỗi khoản vay đều được xác định thời hạn trả nợ cụ thể trên hợp đồng tín dụng. Vì vậy để theo dõi thời hạn trả nợ, kế toán cho vay phải sắp xếp hồ sơ, khế ước sao cho khoa học gọn gàng theo kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Để tiện lợi cho việc đôn đốc trả nợ, một khoản nợ có thể chia ra nhiều kỳ hạn trả nợ khác nhau về nguyên tắc khi đến hạn khách hàng phải có nhiệm vụ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Khi khách hàng trả nợ hạch toán ghi: Nợ :TK tiền mặt Nợ :TK tiền gửi (nếu trả bằng chuyển khoản). Có :TK cho vay khách hàng. Nếu đến hạn trả gốc và lãi mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng thì khách hàng phải làm đơn xin điều chỉnh kỳ hạn hoặc xin gia hạn số tiền gốc và lãi đó. + Nếu được Ngân hàng chấp thuận cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì kế toán cho vay điều chỉnh kỳ hạn nợ trong máy tính và lưu đơn gia hạn hoặc điều chỉnh của khách hàng vào hồ sơ vay vốn. + Nếu không được ngân hàng chấp thuận việc khách hàng xin điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ của khách hàng thì kế toán căn cứ vào hồ sơ khế ước của khách hàng chuyển nợ quá hạn (sau 10 ngày) đối với món vay. Kế toán hạch toán ghi: Nợ: TK nợ quá hạn Có: TK cho vay trong hạn. Các hồ sơ chuyển sang nợ quá hạn được lưu ở một cặp riêng để làm căn cứ cho việc đôn đốc thu hồi nợ trong việc phân tích hoạt động tín dụng cũng như phân tích phòng ngừa rủi ro. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (Cho vay bổ xung vốn lưu động): Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là khách hàng cùng với Ngân hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn của đơn vị. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng cho những doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, sản xuất, kinh doanh ổn định và nhu cầu vốn vay, trả thường xuyên, có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Ngân hàng cùng khách Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 2/8 hàng ký hợp đồng tín dụng, thoả thuận hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định, điều kiện vay trả, mức lãi suất, cách thức trả nợ cũng như quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên làm căn cứ. Từng lần vay khách hàng không cần phải làm lại các thủ tục mà chỉ cần, lập một giấy nhận nợ cùng với hợp đồng tín dụng đã lập lần đầu. Khi phát tiền vay hạch toán ghi: Nợ: TK cho vay khách hàng. Có: TK tiền mặt Có: TK tiền gửi (nếu cho vay bằng chuyển khoản). Kế toán cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, đảm bảo không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Thu nợ theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng: áp dụng phương thức này Ngân hàng không xác định được thời hạn trả nợ cụ thể theo từng khoản vay. Mà thoả thuận một kế hoạch nợ dựa trên cơ sở kỳ luân chuyển vốn của doanh nghiệp và việc tính toán quản lý thời hạn trả nợ, có thể thông qua kế hoạch trả nợ từng tháng, từng định kỳ hoặc xác định vòng quay của vốn tín dụng. Việc trả nợ của khách hàng được thực hiện trong suốt thời hạn giá trị của hợp đồng tín dụng, có thể trả trực tiếp bằng tiền từ bán hàng hoặc thoả thuận với Ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi để thu nợ theo định kỳ. Kế toán hạch toán khi thu nợ ghi Nợ TK tiền mặt. Nợ TK tiền gửi (Nếu trả bằng chuyển khoản). Có TK cho vay khách hàng. Thu lãi cho vay thường được áp dụng thông qua việc thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng để thu theo món, thu theo tích số hàng tháng hoặc theo định kỳ. Việc tính thu lãi phải đảm bảo chính xác và phù hợp với mức lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng và tuỳ theo phương thức cho vay sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng để thực hiện việc tính các khoản lãi chưa đến hạn phải thu hoặc thời hạn thoả thuận. Trong quá trình vay vốn, trả nợ: nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và doanh nghiệp có nhu cầu, khách hàng phải làm giấy đề nghị bổ xung hạn mức tín dụng, Ngân Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 3/8 hàng xem xét nếu thấy hợp lý thì chấp thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và cùng khách hàng ký bổ sung hợp đồng tín dụng. Việc ký kết hợp đồng tín dụng mới được thực hiện trước 10 ngày hạn mức tín dụng cũ hết hạn khách hàng gửi cho Ngân hàng kế hoạch vay vốn kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và chu kỳ sản xuất, kinh doanh kế tiếp, Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới Cho vay theo dự án đầu tư: • Ngân hàng nông nghiệp cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu phục vụ đời sống. • Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu duy trì cho cả thời gian đầu của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. • Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. • Mỗi lần rút vốn, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu đã thoả thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. • Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án duyệt trong thời gian chưa vay được vốn Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng: trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp đồng vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng ban hành. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 4/8 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy4/ 14/2003ha minh quan rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác Pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. Chứng từ kế toán cho vay Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Phân loại chứng từ kế toán được thực hiện theo qui định 127/QĐ-NHNo - 04, ngày 13/03/2001 của NHNo&PTNT Việt Nam. * Phân loại theo tính chất pháp lý chứng từ kế toán bao gồm: + Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. - Chứng từ gốc là những chứng từ được lập ngay sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành. Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để chứng minh 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành. - Chứng từ ghi sổ là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc kiêm chứng từ ghi sổ. * Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm: - Chứng từ tiền mặt gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy gửi tiền, giấy rút tiền, giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 5/8 - Chứng từ chuyển khoản gồm: Phiếu chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm thu, séc, TTD. - Bảng các loại gồm: Bảng nộp séc, bảng số dư tính lãi, bảng quyết toán lãi cho vay, bảng thanh toán các loại: Giấy báo chuyển tiền nội, ngoại tỉnh. Lệnh chuyển tiền trong chuyển tiền điện tử. Các chứng từ hạch toán tài sản và chứng từ ngoại bảng (như phiếu xuất tài sản, phiếu nhập tài sản). Về nguyên tắc thì tất cả các chứng từ kế toán Ngân hàng (bao gồm chứng từ do Ngân hàng lập và chứng từ do khách hàng lập) đều phải lập đúng mẫu và ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định. Chứng từ có thể lập trên máy tính (danh mục chứng từ được phép lập trên máy tính theo quy trình giao dịch trực tiếp do tổng giám đốc quy định). Các chứng từ có nhiều liên phải được lập một lần trên tất cả các liên bằng máy chữ, máy tính hoặc viết lồng lót giấy than. Phải ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định sau: - Các yếu tố trên chứng từ phải viết bằng bút mực hoặc bút bi mầu tím, xanh, đen, không được viết bằng mực đỏ (trừ các chứng từ kế toán lập để điều chỉnh sai sót). Không được viết bằng bút chì trên các loại chứng từ và không được viết bằng hai loại bút hai mâù mực khác nhau trên cùng một chứng từ, chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, trung thực, chính xác không viết tắt, viết mờ hoặc nhoè chữ. Không được tẩy xoá, sửa chữa bằng bất kỳ hình thức nào đối với các yếu tố trên chứng từ. - Số tiền trên chứng từ bắt buộc phải ghi số tiền bằng số (căn cứ mẫu chứng từ). Chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng của dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ vào giữa hai chữ viết liền kề nhau trên chứng từ. Nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ phải rõ ràng, rễ hiểu, chữ ký của khách hàng và cán bộ Ngân hàng trên tất cả các loại chứng từ kế toán đều bắt buộc phải ký tay từng tờ bằng bút tím, đen Tài khoản dùng trong kế toán cho vay Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của Ngân hàng, tài khoản dùng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền vay của Ngân hàng đối với người đi vay, đồng thời cũng ghi chép, phản ánh số tiền vay trả nợ Ngân hàng theo kỳ hạn nhất định. ứng với phương thức cho vay từng lần có tài khoản cho vay thông thường. ứng với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 6/8 Tài khoản cho vay từng lần Khi các đơn vị tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp nhân có đủ điều kiện vay vốn và được Ngân hàng cho vay thì kế toán Ngân hàng sẽ mở cho mỗi người vay một tài khoản cho vay thích hợp. Tài khoản cho vay từng lần kết cấu như sau: Bên nợ: Ghi có số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay. Bên có: - Ghi số tiền khách hàng đã trả nợ Ngân hàng. - Ghi số tiền chuyển nợ quá hạn (nếu có). Dư nơ: Phản ánh số tiền người vay còn nơ Ngân hàng đến một thời điểm nào đó. Tài khoản cho vay theo hạn mức Tuỳ theo sự thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay theo 2 tài khoản (tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng và tài khoản tiền gửi thanh toán). Kết cấu của từng hình thức tài khoản trong cho vay theo hạn mức tín dụng như sau: - Đối với những khách hàng mở 2 tài khoản: tài khoản cho vay theo hạn mức và tiền gửi thanh toán. Quá trình hạch toán cho vay, thu nợ được thực hiện trên tài khoản cho vay theo hạn mức có kết cấu: Bên nợ: Ghi số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng dã ký kết. Bên có: Ghi số tiền Ngân hàng thu nợ trên cơ sở tiền bán hàng hay các khoản thu nhập khác nộp vào. Dư nợ: Phản ánh số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng. Trường hợp hết số dư mà khách hàng vẫn nộp tiếp các khoản thu của mình cho Ngân hàng thì kế toán sẽ hạch toán vào tiền gửi thanh toán. Trong quan hệ tín dụng giữa người vay và Ngân hàng không phải bao giờ người vay cũng trả nợ Ngân hàng đúng kỳ hạn. Trường hợp đến hạn trả người vay không trả được nợ, cũng không được Ngân hàng cho gia hạn nợ thì số nợ đó được chuyển sang tài khoản “Nợ quá hạn“ để theo dõi thu hồi với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất vay bình thường. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 7/8 Kết cấu tài khoản nợ quá hạn: Bên nợ: Ghi số tiền chuyển sang nợ quá hạn. Bên có: Ghi số tiền thu nợ quá hạn. Dư nợ: Thể hiện số dư nợ quá hạn chưa trả. Các tài khoản cho vay, nợ quá hạn đều được mở theo từng loại nợ và theo từng đơn vị vay để theo dõi. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 8/8 . mức tín dụng có tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 6/8 Tài khoản cho vay từng lần Khi các đơn vị tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp. ký kết, kế toán cho vay giải ngân phát tiền vay đồng thời hạch toán: Nợ: TK cho vay khách hàng. Có: TK tiền mặt Có: TK tiền gửi khách hàng Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho. giấy lĩnh tiền. Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay 5/8 - Chứng từ chuyển khoản gồm: Phiếu chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm thu, séc, TTD. - Bảng kê các loại gồm: Bảng

Ngày đăng: 11/06/2014, 22:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các phương thức cho vay, chứng từ tài khoản kế toán cho vay

  • Các phương thức cho vay:

    • Phương thức cho vay theo từng lần (theo món):

    • Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (Cho vay bổ xung vốn lưu động):

    • Cho vay theo dự án đầu tư:

    • Cho vay hợp vốn:

    • Cho vay trả góp:

    • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:

    • Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

    • Cho vay theo hạn mức thấu chi:

    • Các phương thức cho vay khác

    • Chứng từ kế toán cho vay

    • Tài khoản dùng trong kế toán cho vay

      • Tài khoản cho vay từng lần

      • Tài khoản cho vay theo hạn mức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan