7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

103 160 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tin Quốc Tế Iraq và Hoa Kỳ Thảo Luận Về Việc Có Thể Để Binh Sĩ Mỹ Lưu Lại Nước Này (Hình AP: Thủ Tướng Iraq, ông Nouri al-Maliki và Chủ Tịch ban Tham mưu Liên quân, Đô Đốc Mike Mullen, tại Baghdad, ngày 2/8/2011.) BAGHDAD (VOA) - Các nhà lãnh đạo chính trị của Iraq đã đồng ý cho phép chính phủ thương lượng với Hoa Kỳ về một thỏa hiệp có thể gia hạn việc binh sĩ Mỹ trú đóng tại nước này trong sứ mạng huấn luyện qua khỏi kỳ hạn triệt thoái vào cuối năm 2011. Hôm 2/8/2011, Bộ Trưởng Ngoại Giao Iraq, ông Hoshyar Zebari tuyên bố còn lâu mới đạt được một thỏa hiệp chung quyết và chưa có chi tiết nào về số lượng binh sĩ lưu lại nếu đạt được thỏa hiệp vừa kể. Trước đó trong ngày 2/8, Chủ Tịch Ban tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Đô Đốc Mike Mullen tuyên bố ông biết có nhiều thách thức khó khăn về chính trị liên hệ tới thỏa hiệp được dự kiến này, nhưng ông lập lại rằng các nhà lãnh đạo Iraq cần phải đưa ra quyết định càng sớm càng tốt. Đô Đốc Mullen nói với các phóng viên báo chí rằng sẽ đến lúc quá muộn để đảo ngược kế hoạch triệt thoái và toàn bộ binh sĩ Mỹ sẽ phải ra đi. Ông Mullen cũng nói rằng bất cứ thỏa thuận nào nhằm giữ lại các binh sĩ Mỹ quá thời hạn cuối cùng sẽ phải bảo đảm rằng các lực lượng Hoa Kỳ được miễn tố về mặt pháp lý. Đô Đốc Mullen đã đưa ra nhận định sau cuộc họp tại Baghdad với Thủ Tướng Nouri al-Maliki. Ông cũng tố cáo nước láng giềng Iran can thiệp vào bộ của Iraq. Theo ông Mullen, Iran trang bị vũ khí cho các phần tử chủ chiến để thực hiện các cuộc tấn công trên lãnh thổ Iraq. Nga Lo Ngại Về Các Trang Web Cực Đoan MạC TƯ KHOA (VOA) - Bộ Trưởng Nội Vụ Nga Rashid Nurgaliyev cho biết có khoảng 7.500 trang web cực đoan hoạt động tại Nga. Hôm thứ Tư (3/8/2011), ông Nurgaliyev đã bày tỏ mối lo ngại trước cuộc họp của một ủy ban liên bộ tìm cách chống chủ trương cực đoan. Ông nói phải thiết lập một số biện pháp để hạn chế hoạt động của những trang web như vậy. Bộ Trưởng Nội Vụ Nga cho biết, luật báo chí liên bang Nga đã được sửa đổi, để cho phép các trang web được giải quyết như những cơ quan truyền thông đại chúng trong một số trường hợp nào đó. Ông nói thêm đồng thời truyền thông có thể đóng vai trò tích cực trong công tác chống cực đoan. Ông Nurgaliev nói trước hội nghị rằng có khoảng 10 giáo phái lớn đang hoạt động tại Nga. Ông nói điều này phải đặc biệt quan tâm vì các thành viên của giáo phái thường thoát ly gia đình, dứt bỏ quan hệ xã hội và thực hiện những hành vi bạo động trái phép. Ông Nurgaliyev nhấn mạnh tới nhu cầu theo dõi các hoạt động của thành phần này và ngăn họ vi phạm tội ác. Thị Trường Chứng Khoán Thế Giới Tuột Dốc Vì Lo Ngại Về Kinh Tế Mỹ và Châu Âu (Hình AFP: Sàn giao dịch chứng khoán Madrid.) BRUSSELS (VNC) - Ngày 3/8/2011, các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới tiếp tục tuột dốc do lo ngại trước những dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế Mỹ cũng như của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Từ Âu sang Á, các thị trường chứng khoán trong ngày 3/8 đều mất điểm từ 1% đến 3%. Trong khu vực đồng Euro, hai nước Ý Ðại Lợi và Tây Ban Nha lại chịu sức ép của thị trường khi lãi suất trái phiếu ở hai quốc gia này tiếp tục leo thang đến mức bất bình thường. Brussels đã cho biết loại trừ mọi cuộc thương thảo về kế hoạch cứu cấp cho hai nước này. Theo thông tấn xã AFP, trong phiên giao dịch sáng ngày 3/8, thị trường chứng khoán Paris đã giảm 0,81%, Luân Đôn giảm 1,44%, Frankfurt giảm 0,81%, Milano giảm 1,44% và Madrid giảm 0,22%. Một chuyên gia nhận định: “Thỏa thuận vừa đạt được ở Mỹ đã giúp tránh được điều tệ hại nhất, nhưng chỉ mang đến câu trả lời hạn chế, và có thể dự báo một giai đoạn cuối mùa Hè đầy khó khăn”. Cơ quan thẩm định tài chính Moody‟s chỉ đánh giá Hoa Kỳ với “viễn cảnh âm”, tức nước này có thể sẽ bị mất trong trung hạn điểm tối đa AAA, mức tín nhiệm tài chính cao nhất để một nước có thể đi vay với lãi suất ưu đãi nhất. Moody‟s cũng nhận định, các biện pháp được lưỡng viện Quốc Hội Mỹ vừa thông qua sẽ không đủ để cải thiện thực trạng đáng quan ngại của lĩnh vực tài chính công Hoa Kỳ. Về phần mình, cơ quan thẩm định tài chính Dagong (Đại Công) của Trung Quốc đã hạ mức điểm dành cho Mỹ từ A+ xuống A với “viễn cảnh âm”. Giới đầu tư lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ. Dù lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận vào giờ chót, nhưng những chỉ số vừa công bố cho quí một là quá u ám, nhất là vấn đền công ăn việc làm trong lĩnh vực tư nhân và chỉ số sản xuất ISM trong ngành dịch vụ hồi tháng Bảy. Đến mức mà một số nhà đầu tư lo ngại nền kinh tế số một thế giới này sẽ lại bị lâm vào khủng hoảng trong quí hai. Thị trường chứng khoáng Châu Á cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm 2,11%. Thị trường Hán Thành mất 2,68%, và thị trường Sydney giảm 2,27%. Hồng Kông cũng mất khoảng 2 điểm, trong khi đó chỉ có thị trường Thượng Hải là tương đối ổn định. Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cho biết, trước “sự thất bại trong việc tháo ngòi quả bom nợ công” của Mỹ, nước này sẽ tăng cường việc đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Lên Án Vụ Đàn Áp ở Syria (Hình AP: Hình ảnh từ 1 đoạn video nghiệp dư không rõ ngày tháng và địa điểm của 1 nhóm chống Tổng Thống Assad.) NEW YORK (VOA) - Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án chính phủ Syria đã sử dụng võ lực chống lại thường dân và vi phạm nhân quyền tràn lan, sau khi Tổng Thống Bashar al-Assad ra lệnh đàn áp những người bất đồng chánh kiến. Hôm thứ Tư (3/8/2011), Hội đồng đưa ra một tuyên bố của Chủ Tịch sau hơn 3 tháng bế tắc và im lặng, về vấn đề bạo động ngày càng leo thang tại Syria. Theo nội quy, một tuyên bố của cơ quan này buộc phải có sự đồng thanh ủng hộ của tất cả 15 thành viên, nhưng không có hiệu lực cưỡng hành giống như một nghị quyết. Lebanon, nước láng giềng và đồng minh thân cận của Syria, không ngăn chặn tuyên bố, nhưng không can dự vào chuyện soạn bản văn. Diễn biến vừa kể xảy ra vào lúc xe tăng và binh sĩ Syria tiến vào thành phố Hama tiếp tục cuộc tấn công tàn bạo. Những người hoạt động và các nhân chứng nói rằng, các tiếng nổ lớn làm rung động thành phố khi xe tăng tiến vào quảng trường trung tâm, vốn là điểm tụ tập của những người biểu tình đòi ông Assad từ chức. Những người vừa kể cho biết, từ hôm 31/7 tới nay, đã có hơn 130 người bị giết trên khắp Syria. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại Hama. Trong khi đó, báo chí nhà nước Syria nói Quốc Hội nước này sẽ mở một phiên họp vào ngày 7/8, để thảo luận về “lợi ích của công dân và những vấn đề liên quan tới quê hương.” Chính Phủ Libya Vẫn Kiểm Soát 1 Thị Trấn Miền Tây (Hình REUTERS: Chiến binh phe nổi dậy chuẩn bị tiến về thị trấn miền Tây Zlitan, 1/8/2011.) ZLITAN (VOA) - Chính phủ Libya phủ nhận lời rêu rao của phe nổi dậy nói rằng chiến binh của họ đã kiểm soát được thị trấn miền Tây Zlitan. Hôm thứ Tư (3/8/2011), một phát ngôn viên của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi nói thị trấn vừa kể vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát đầy đủ của chính phủ. Trong những ngày gần đây, lực lượng ủng hộ chính phủ và phe nổi dậy đã giao tranh nhiều lần gần Zlitan. Phe nổi dậy tìm cách củng cố những thắng lợi mới đây chung quanh thị trấn này. Một tổ chức truyền thông quốc tế đã lên án cuộc không kích của Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) nhắm vào một đài truyền hình Libya. Trong một tuyên bố hôm 3/8, Liên Hiệp Ký Giả Quốc Tế nói rằng vụ đánh bom của liên minh vi phạm luật quốc tế, vì đe dọa sinh mạng các nhà báo. Hôm thứ Bảy (30/7) vừa qua, chính phủ Libya cho biết có 3 nhà báo thiệt mạng trong cuộc không kích của NATO nhắm vào đài truyền hình ở Tripoli. NATO nói rằng, họ đánh bom 3 đĩa vệ tinh của Libya ở thủ đô, để ngăn không cho ông Gadhafi sử dụng các chương trình truyền hình để “đàn áp và đe dọa” nhân dân Libya. Ông Mubarak Không Nhận Tội Trong Phiên Tòa Lịch Sử (Hình: Ông Mubarak nằm trên một giường bệnh sau chiếc lồng sắt trong phòng xử án tại Học viện Cảnh sát ở Cairo, ngày 3/8/2011.) CAIRO (VOA) - Cựu Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak, được đẩy vào phòng xử trên một giường bệnh, đã khai là vô tội trước các cáo buộc rằng ông đã ra lệnh hạ sát hằng trăm người biểu tình chống chính phủ. Sau phiên tòa gây nhiều ấn tượng hôm 3/8/2011, vị Thẩm phán đã hoãn lại phiên xử cho tới ngày 15/8. Các kênh tin tức trên khắp thế giới truyền đi hình ảnh khai mạc phiên tòa xử ông Mubarak tại Cairo. Vị cựu Tổng Thống này cũng bị cáo buộc tội tham nhũng, và là nhà lãnh đạo đầu tiên phải đích thân ra tòa kể từ sau cuộc nổi dậy được gọi là “Mùa xuân Ả Rập” lan tràn khắp Bắc Phi và Trung Đông. Nhiều đám đông tụ tập bên ngoài tòa án theo dõi phiên xử trên màn hình lớn. Đã có lúc những người ủng hộ và chống đối ông Mubarak ném gạch đá tấn công nhau. Ông Mubarak có thể lãnh án tử hình nếu bị xét là có tội. Ông Mubarak cũng bị cáo buộc tội tham nhũng, lạm quyền và phung phí tài sản của công chúng. Ý Ðại Lợi và Tây Ban Nha Đối Mặt Với Lãi Suất Cho Vay Tăng Vọt (Hình AP: Thủ Tướng Lục Xâm Bảo đồng thời là Chủ Tịch Eurogroup Jean Claude Juncker (phải) và Bộ Trưởng Tài Chánh Ý Ðại Lợi Giulio Tremonti rời khỏi văn phòng sau một cuộc họp tại Lục Xâm Bảo, ngày 3/8/2011.) LUXEMBOURG (VOA) - Lãi suất ở Ý Ðại Lợi có thể lên đến mức cao nhất trong thời kỳ sử dụng đồng Euro hôm 3/8/2011, khiến nhiều người lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới này có thể đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính giống như Hy Lạp. Trong một ngày giao dịch đầy biến động, Italia đã chứng kiến các lãi suất cho những khoản vay trong thời hạn 10 năm tăng vọt đến mức trên 6%. Theo dự kiến, Thủ Tướng Silvio Berlusconi sẽ lên tiếng tại Quốc Hội về tình trạng kinh tế đất nước sau khi thị trường đóng cửa hôm nay. Một kế hoạch tiết kiệm được thông qua hồi tháng rồi với mục đích cân bằng ngân sách trước năm 2014 đã không giúp ích bao nhiêu trong việc trấn an nỗi lo sợ trên thị trường. Bộ Trưởng Kinh Tế Ý Ðại Lợi Giulio Tremonti đã mở các cuộc hội đàm khẩn cấp với ông Jean Claude Juncker, Chủ Tịch hội đồng các Bộ Trưởng Tài Chánh khu vực sử dụng đồng Euro. Nhưng họ đã không đưa ra được mấy đề nghị để giải quyết, ngoài việc hứa hẹn sẽ tiếp tục điều giải. Tình hình tại Tây Ban Nha cũng tương tự như thế. Nước này cũng phải đối mặt với lãi suất tăng vọt trong mấy ngày gần đây, khiến Thủ Tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero phải hoãn lại chuyến đi nghỉ. Quan ngại về cuộc khủng hoảng tại khu vực sử dụng đồng Euro lan sang bên ngoài lãnh vực tài chính bất ổn của Hy Lạp, Bồ Ðào Nha và Ái Nhĩ Lan là những nước đã nhận trợ giúp của Liên Hiệp Âu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Bãi Biển Không Hút Thuốc Đầu Tiên của Pháp (Hình Creative Commons/ DudeFromFrance: Thành phố nhỏ La Ciotat bên bờ Địa Trung Hải.) LA CIOTAT (VOA) - Ngày 3/8/2011, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay một thành phố nhỏ bên bờ Địa Trung Hải vừa áp dụng lệnh cấm hút thuốc, và đây sẽ là bãi biển không hút thuốc đầu tiên của Pháp. Lệnh này được Phó thị trưởng thành phố La Ciotat, ông Noel Collura đệ trình và có hiệu lực từ hồi đầu năm. Ông Collura cho biết ông đã noi gương của thành phố New York, nơi đầu năm nay đã cấm hút thuốc tại nhiều công viên, bãi biển và nơi dành cho người đi bộ. Ông Collura nói kế hoạch này đã tiến hành tốt đẹp, cho người hút thuốc cũng như cho người không hút. Ông cho biết điều này cho phép các gia đình có con nhỏ được vui chơi trên “Bãi Biển Ánh Sáng” (Plage Lumière) mà không bị khó chịu với những mẩu tàn thuốc vứt bừa bãi trên cát. Giới chức thành phố cho biết thêm những người hút thuốc có vẻ tôn trọng lệnh cấm; thật ra lệnh này chỉ thực hiện tại một phạm vi nhỏ của bờ biển dài 13 cây số tại La Ciotat. Những du khách muốn hút thuốc thì cứ việc đi tới khu vực bên ngoài cổng vào bãi biển. Phó thị trưởng Collura nói thêm, bãi biển được cảnh sát canh phòng, và họ được phép phạt những người vi phạm 50 Mỹ kim. Nhưng cũng ít người bị phạt, bởi vì những người vô tình đốt thuốc thường được những người khác nhắc nhở về chính sách không hút thuốc tại đây. Công Ty Shell Nhận Trách Nhiệm Đổ Dầu tại Nigeria BODO (VOA) - Hôm thứ Tư (3/8/2011), Công ty dầu hỏa Shell đã nhận trách nhiệm trong các vụ đổ dầu tai hại ở Nigeria năm 2008, phá hoại cuộc sống của gần 70.000 người. Các Luật sư đại diện cho người dân khu vực Bodo của Nigeria đã đi thưa Shell trước tòa án Anh để đòi bồi thường hằng trăm triệu Mỹ kim. Họ nói người dân Bodo tùy thuộc vào nghề cá để sinh sống, nhưng bây giờ thì vụ đổ dầu hỏa đã cướp đi nguồn thu nhập của họ, khiến họ nghèo khổ. Các chuyên viên nói cần có trên 100 triệu Mỹ kim để dọn sạch chỗ đổ và phục hồi môi trường. Số tiền này nằm ngoài số tiền bồi thường hằng trăm triệu Mỹ kim khác cho người dân địa phương. Shell chưa bình luận trực tiếp về vụ này, nhưng nhìn nhận thiết bị hư hỏng của họ là nguyên nhân gây ra đổ dầu. Shell vẫn hay đổ lỗi cho các vụ đổ dầu trước đây tại Nigeria là do phá hoại. Shell đã ngưng bơm dầu tại khu vực này từ đầu thập niên 1990, sau khi nhà văn Ken Saro-Wiwa của Nigeria mở chiến dịch hô hào trục xuất Shell vì công ty này đã phá hoại môi trường. Tuy nhiên, đường ống dẫn dầu của Shell vẫn chạy ngang qua khu vực. Bão Nhiệt Đới Emily Tiến Về Haiti và Cộng Hòa Dominica PORT-AU-PRINCE (VOA) - Cảnh báo và theo dõi bão nhiệt đới có hiệu lực tại một số khu vực Caribbean, trong khi cơ bão nhiệt đới Emily dự báo di chuyển qua hòn đảo Hispaniola cuối ngày 3/8/2011. Haiti và nước Cộng hòa Dominica cùng chia sẻ hòn đảo vừa kể. Nguy cơ đặc biệt đáng lo ngại tại Haiti, nơi hàng ngàn người vẫn còn phải sống trong các lán trại tạm sau trận động đất mạnh tàn phá nước này hồi tháng Giêng năm 2010. (Hình AP: Hình ảnh bão Emily do NASA chụp lúc 2 giờ 32 phút sáng giờ EDT sáng ngày 3/8/2011.) Một giới chức Haiti nói với hãng tin Pháp rằng giới hữu trách đã yêu cầu người dân tại các lán trại tạm di dời khỏi các địa điểm dễ bị ảnh hưởng. Trung tâm dự báo bão quốc gia có trụ sở ở Miami hôm nay dự báo rằng cơn bão Emily với các cơn gió liên tục lên tới 85 cây số/giờ. Bão hiện cách Santo Domingo, nước Cộng hòa Dominica, 295 cây số về phía Đông-Nam và đang di chuyển về hướng Tây với tốc độ 22 cây số/giờ. Cơ quan dự báo thời tiết ở Puerto Rico, nước cộng hòa Dominica và Haiti dự báo 15 cm mưa, dù một số nơi lượng mưa có thể lên tới 25cm. Trung tâm dự báo bão nói rằng mưa có thể gây ra lụt lội, lũ quét và lở đất gây nguy hiểm tới tính mạng tại các khu vực triền núi. Cảnh báo bão nhiệt đới hiện có hiệu lực ở Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Haiti, phía Nam Bahamas và quần đảo Turks và Caicos. Cảnh báo theo dõi báo cũng có hiệu lực ở quần đảo Virgin thuộc Mỹ và miền Trung Bahamas. Cơn bão dự kiến sẽ đập vào vùng Đông-Nam Bahamas và quần đảo Turks và Caicos vào ngày mai. Các nhà dự báo thời tiết cảnh báo rằng việc bão gia tăng cường độ có thể khiến mực nước dâng cao khoảng nửa mét trên cả mức thủy triều thông thường tại những vùng phát cảnh báo bão nhiệt đới. Tại các nơi khác, cơn bão Eugene đã lên tới mức bão lớn tại khu vực Thái Bình Dương, nhưng các nhà dự báo cho hay không có cảnh báo bão nào có hiệu lực ở vùng duyên hải. Cơn bão cấp 3 với sức gió lên tới 185 cây số/một giờ hiện đang ở cách mỏm phía Nam vùng Baja California của Mễ Tây Cơ 935 cây số về phía Nam. Cơn bão có thể gia tăng cường độ trước khi bắt đầu suy yếu vào đêm 3/8, khi nó di chuyển qua vùng nước lạnh. Cảnh Sát Úc Ðại Lợi Gỡ Được Quả Bom Cột Trên Người Một Cô Bé (Hình REUTERS/Tim Wimborne: Xe cứu thương bên ngoài tòa nhà của cô gái bị gài bom, Úc, 3/8/2011.) SYDNEY (VOA) - Ngày 3/8/2011, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay Cảnh sát Úc Ðại Lợi đã giải nguy được cho một cô bé bị kẹt trong một ngôi nhà sang trọng ở Sydney suốt gần 10 tiếng đồng hồ, dường như có một trái bom cột vào người. Một phát ngôn viên cảnh sát nói ngay sau cô gái được đội gỡ bom mìn giải cứu hiện chưa biết rõ là chất liệu cột vào người cô bé có phải là chất nổ hay không. Nạn nhân vẫn an toàn và đã được đưa về với cha mẹ. Phát ngôn viên cảnh sát cũng nói với các ký giả, rằng một cuộc điều tra đã được thực hiện ngay sau vụ giải cứu và cảnh sát nghĩ cuộc điều tra sẽ kéo dài “nhiều giờ”. [...]... tòa có chiều cao 1 mét 4, với trọng lượng nặng trên 4 tấn và trị giá là 5 triệu Mỹ Kim Với chiều kích và vẻ đẹp của tôn tượng, Phật Ngọc này được vinh danh là kỳ quan của thế giới hiện nay.” Ngôi chùa Grande Pagode de Vincennes nằm trên đường Route de la ceinture du Lac Daumesnil, ở Paris quận 12 Trạm xe điện ngầm là métro Porte-Dorée (đường số 8) Tịnh xá Ngọc Điểm nằm ở số 6, route de Noisiel, tại vùng... phố Hà Nội đã quyết định tạm đình chỉ công tác một cán bộ công an, 4 cán bộ công an khác bị kiểm điểm rút kinh nghiệm chung sau sự việc ngày 17/7 Gần 40 .000 Người Chết Vì Thuốc Lá Hàng Năm HÀ NỘI (RFA) - Ngày 2/8/2011 vừa qua, giới chức Y tế Việt Nam cho biết là có khoảng 40 .000 người Việt bị chết vì hút thuốc lá vào năm 2010, gấp 4 lần số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm và bằng gần 20... Biết Rõ” Vì số sách có hạn nên Thiền Viện chỉ biếu tặng trong vòng một tuần lễ kể từ ngày Vu Lan 14 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 20 tháng 8 năm 2011 Trân trọng thông báo Thiền Viện Sùng Nghiêm 11561 Magnolia Street Garden Grove, CA 92 841 Điện Thoại Số: (7 14) 636-0118 Email: Sungnghiem@hotmail.com Website: www.thienviensungnghiem.com Bài Vở Các Giới Chức Mỹ-Pakistan Cố Gắng Hạ Giảm Căng Thẳng Ayaz... - Ngày 4/ 8/2011, đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay một người Úc gốc Miến Điện lên tiếng nói đã tự tay giết hàng chục sinh viên liên hệ đến cuộc nổi dậy chống chính quyền hồi cuối thập niên 1980, và mong muốn bị xét xử trước Tòa án Hình sự Quốc tế về tội mà ông ta đã làm trong quá khứ Dư luận Miến Điện và Úc Ðại Lợi hiện đang xôn xao về việc này Ông Htoo Htoo Han (44 tuổi)... gọi đây là chuyện “không thể tưởng tượng nổi.” Có 13 người đã nhận tội và 4 người đã bị tuyên án từ 20 đến 30 năm tù Tin Việt Nam Bịt Miệng Đối Lập tại Việt Nam HÀ NỘI (VOA) - Ngày 3/8/2011, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay Bộ Ngoại Giao Mỹ vừa phổ biến bài xã luận, phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ (Hình REUTERS: Linh mục Lý tại 1 tòa án ở Huế, 30/3/2007.) 16 tháng sau khi ra khỏi... miền Nam Nếu miền Bắc chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ này, thì hai bên sẽ thảo luận về việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới Tokyo Thông Qua Luật Đền Bù Thiệt Hại Nạn Nhân Thảm Họa Fukushima (Hình REUTERS: Tepco bị chỉ trích vì hỗ trợ chậm trễ nạn nhân thảm họa.) TOKYO (VNC) - Hôm 3/8/2011, chính quyền Nhật Bản đã chính thức thông qua bộ luật nhằm thành lập một cơ quan của nhà nước có trách nhiệm quản... sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hạng Kilo cùng nhiều khí tài hiện đại nhằm bảo đảm phòng thủ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tân Chính Phủ Ra Mắt Với 4 Phó Thủ Tướng và 22 Bộ Trưởng HÀ NỘI (RFA) - Ngày 3/8/2011, Quốc Hội Việt Nam ngày đã bỏ phiếu bầu chính phủ mới với 4 Phó Thủ Tướng, 22 Bộ Trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ Tất cả 26 ứng viện được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cử đều đạt tỷ lệ phiếu thuận... nghiệp, thủy sản và du lịch Sau tai nạn, chính phủ và nhà quản lý khai thác nhà máy (Tepco) bị dư luận Nhật Bản chỉ trích mạnh mẽ vì đã chậm trễ trong việc khai triển hỗ trợ và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân đã trắng tay vì thảm họa Ngay trong ngày 3/8, hàng trăm nông dân đã biểu tình trước trụ sở của tập đoàn Tepco tại thủ đô Tokyo, để đòi mau chóng được đền bù thiệt hại Người biểu tình chủ yếu... tỉnh Quý Châu ở miền Tây-Nam cũng đang thiếu nước uống 12 quận huyện đã bị hạn hán nghiêm trọng từ tháng Sáu, trong khi 24 quận huyện khác chịu nạn hạn hán nhẹ Các giới chức đã xúc tiến các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp để đối phó với tình hình ở Quý Châu Hạn hán đã gây thiệt hại trên 40 0 triệu Mỹ kim cho nền kinh tế và phá hủy hay làm hư hại nhiều ngàn hecta hoa màu Trung Quốc Tỏ Ra Khó Chịu Trước Thỏa... ngoại giao, đã trở nên tệ hại hơn kể từ lúc Bin Laden, người cầm đầu al-Qaeda bị biệt kích Mỹ giết chết trên đất Pakistan vào ngày 2/5/2011 (Hình REUTERS: Đặc sứ Hoa Kỳ tại Pakistan và A Phú Hãn Marc Grossman (giữa), Đại sứ Mỹ tại Pakistan Cameron Munter (trái), và Đại sứ Mỹ tại A Phú Hãn Ryan Crocker họp với các giới chức Pakistan và A Phú Hãn tại Bộ Ngoại Giao ở Islamabad, 2/8/2011.) Ông Marc Grossman, . trường chứng khoán Paris đã giảm 0,81%, Luân Đôn giảm 1 ,44 %, Frankfurt giảm 0,81%, Milano giảm 1 ,44 % và Madrid giảm 0,22%. Một chuyên gia nhận định: “Thỏa. đang xôn xao về việc này. Ông Htoo Htoo Han (44 tuổi) cho thông tấn xã AFP biết là đã tự tay nổ súng bắn chết 24 sinh viên và có liên quan trực tiếp đến cái

Ngày đăng: 29/01/2013, 16:34

Hình ảnh liên quan

Tin Quốc Tế - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

in.

Quốc Tế Xem tại trang 1 của tài liệu.
(Hình AP: Thủ Tướng Iraq, ông Nouri al- al-Maliki và Chủ Tịch ban Tham mưu Liên  quân, Đô Đốc Mike Mullen, tại Baghdad,  ngày 2/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Thủ Tướng Iraq, ông Nouri al- al-Maliki và Chủ Tịch ban Tham mưu Liên quân, Đô Đốc Mike Mullen, tại Baghdad, ngày 2/8/2011.) Xem tại trang 1 của tài liệu.
(Hình AFP: Sàn giao dịch chứng khoán Madrid.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AFP: Sàn giao dịch chứng khoán Madrid.) Xem tại trang 3 của tài liệu.
(Hình AP: Hình ảnh từ 1 đoạn video nghiệp dư không rõ ngày tháng và địa  điểm của 1 nhóm chống Tổng Thống  Assad.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Hình ảnh từ 1 đoạn video nghiệp dư không rõ ngày tháng và địa điểm của 1 nhóm chống Tổng Thống Assad.) Xem tại trang 4 của tài liệu.
(Hình: Ông Mubarak nằm trên một giường bệnh sau chiếc lồng sắt trong phòng xử án tại  Học viện Cảnh sát ở Cairo, ngày 3/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

Ông Mubarak nằm trên một giường bệnh sau chiếc lồng sắt trong phòng xử án tại Học viện Cảnh sát ở Cairo, ngày 3/8/2011.) Xem tại trang 6 của tài liệu.
(Hình AP: Hình ảnh bão Emily do NASA chụp lúc 2 giờ 32 phút sáng giờ EDT sáng ngày 3/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Hình ảnh bão Emily do NASA chụp lúc 2 giờ 32 phút sáng giờ EDT sáng ngày 3/8/2011.) Xem tại trang 9 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Tepco bị chỉ trích vì hỗ trợ chậm trễ nạn nhân thảm họa.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Tepco bị chỉ trích vì hỗ trợ chậm trễ nạn nhân thảm họa.) Xem tại trang 12 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Cánh đồng khô cằn vì hạn hán trầm trọng ở Trung Quốc.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Cánh đồng khô cằn vì hạn hán trầm trọng ở Trung Quốc.) Xem tại trang 13 của tài liệu.
(Hình AP: Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.) - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.) Xem tại trang 15 của tài liệu.
(Hình DOT: Bộ Trưởng Vận Tải Hoa Kỳ Ray LaHood.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

DOT: Bộ Trưởng Vận Tải Hoa Kỳ Ray LaHood.) Xem tại trang 16 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Linh mục Lý tại 1 tòa án ở Huế, 30/3/2007.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Linh mục Lý tại 1 tòa án ở Huế, 30/3/2007.) Xem tại trang 19 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 2/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 2/8/2011.) Xem tại trang 20 của tài liệu.
(Hình DR: Máy bay tuần tra trên biển kiểu C212-400.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

DR: Máy bay tuần tra trên biển kiểu C212-400.) Xem tại trang 23 của tài liệu.
(Hình DR: Paris sẽ làm lễ Cung Nghinh Tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

DR: Paris sẽ làm lễ Cung Nghinh Tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới.) Xem tại trang 25 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Đặc sứ Hoa Kỳ tại Pakistan và A Phú Hãn Marc Grossman (giữa), Đại sứ Mỹ tại Pakistan Cameron Munter (trái), và Đại sứ Mỹ tại A Phú Hãn Ryan Crocker họp với các giới  chức Pakistan và A Phú Hãn tại Bộ Ngoại Giao ở Islamabad, 2/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Đặc sứ Hoa Kỳ tại Pakistan và A Phú Hãn Marc Grossman (giữa), Đại sứ Mỹ tại Pakistan Cameron Munter (trái), và Đại sứ Mỹ tại A Phú Hãn Ryan Crocker họp với các giới chức Pakistan và A Phú Hãn tại Bộ Ngoại Giao ở Islamabad, 2/8/2011.) Xem tại trang 28 của tài liệu.
(Hình AFP: Ông Mubarak nằm trên băng ca khi ra hầu tòa.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AFP: Ông Mubarak nằm trên băng ca khi ra hầu tòa.) Xem tại trang 31 của tài liệu.
(Hình REUTERS: Anders Behring Breivik chuẩn bị những bức ảnh chân dung gây ấn  tượng, mặc đồ biệt kích cầm súng máy.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

REUTERS: Anders Behring Breivik chuẩn bị những bức ảnh chân dung gây ấn tượng, mặc đồ biệt kích cầm súng máy.) Xem tại trang 37 của tài liệu.
(Hình AP: Người Somalia ở miền Nam chuẩn bị lên đường đến trại tị nạn xin cứu trợ, Mogadishu, Somalia, 3/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Người Somalia ở miền Nam chuẩn bị lên đường đến trại tị nạn xin cứu trợ, Mogadishu, Somalia, 3/8/2011.) Xem tại trang 39 của tài liệu.
(Hình AP: Tổng Thống Obama nói chuyện tại vườn hồng Tòa Bạch Ốc sau khi Thượng Viện thông qua dự luật nâng mức trần vay nợ, ngày 2/8/2011.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP: Tổng Thống Obama nói chuyện tại vườn hồng Tòa Bạch Ốc sau khi Thượng Viện thông qua dự luật nâng mức trần vay nợ, ngày 2/8/2011.) Xem tại trang 41 của tài liệu.
(Hình whitehouse.gov: Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp Nội Các  tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Ðốn, ngày  3/8/2011 - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

Hình whitehouse.gov.

Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp Nội Các tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Ðốn, ngày 3/8/2011 Xem tại trang 44 của tài liệu.
(Hình: Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc nhân kỷ niệm 60 năm QĐND/Trung Quốc.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc nhân kỷ niệm 60 năm QĐND/Trung Quốc.) Xem tại trang 53 của tài liệu.
(Hình informationdissemination.net: Tàu ngầm nguyên tử JIN sử dụng phi đạn-đạn đạo của  Trung Quốc.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

Hình informationdissemination.net.

Tàu ngầm nguyên tử JIN sử dụng phi đạn-đạn đạo của Trung Quốc.) Xem tại trang 53 của tài liệu.
(Hình DR: Luật sư Trần Đình Triển.) - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

DR: Luật sư Trần Đình Triển.) Xem tại trang 56 của tài liệu.
(Hình uschina-institude: Các quốc gia có phần nào quyền lợi ở Biển Đông. Source  uschina-institude.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

Hình uschina.

institude: Các quốc gia có phần nào quyền lợi ở Biển Đông. Source uschina-institude.) Xem tại trang 68 của tài liệu.
(Hình nguoivietquocgia.worldnet.com: Hai bà Trưng trong sách sử Việt.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

Hình nguoivietquocgia.worldnet.com.

Hai bà Trưng trong sách sử Việt.) Xem tại trang 70 của tài liệu.
(Hình AFP: Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AFP: Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.) Xem tại trang 74 của tài liệu.
(Hình AFP: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã bị tuyên y án 7 năm tù giam vì phát đơn kiện  Thủ Tướng chính phủ...)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AFP: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã bị tuyên y án 7 năm tù giam vì phát đơn kiện Thủ Tướng chính phủ...) Xem tại trang 78 của tài liệu.
(Hình VOA/L. Hunt: Bộ xương sọ vừa phát giác là của giống vượn có tên khoa học là  Ugandapithecus Major, có bà con thật xa  với giống vượn khổng lồ ngày nay.)  - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

VOA/L. Hunt: Bộ xương sọ vừa phát giác là của giống vượn có tên khoa học là Ugandapithecus Major, có bà con thật xa với giống vượn khổng lồ ngày nay.) Xem tại trang 81 của tài liệu.
(Hình: AP) - 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf

nh.

AP) Xem tại trang 83 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan