du lịch hồ phú ninh, quảng nam

43 1.6K 9
du lịch hồ phú ninh, quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B¸o c¸o thùc tËp A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như sự xắp xếp kỳ diệu của đất trời, với trí tuệ và sức mạnh phi thường, con người đã chinh phục thiên nhiên, khai thác những bí ẩn, hoang sơ của núi đồi, biến một vùng quê bán sơn địa xưa kia thành một lòng hồ mênh mông thơ mộng. Phú Ninh - tên gọi của một làng quê nhỏ nằm trên bờ sông Quán của mảnh đất Hà Đông xưa giờ đây đã đổi khác. Đặc biệt, hình ảnh Phú Ninh - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng với những di tích lịch sử đáng tự hào, nơi có hồ Phú Ninh - một điểm xanh lý tưởng để nghĩ dưỡng, nơi từng có mỏ vàng Đông Dương nổi tiếng một thời đang được nhiều du khách biết đến. Và những lo toan của cuộc sống đời thường sẽ lắng xuống nhường chỗ cho sự thư giãn, thoả mái khi du khách đặt chân đến với mảnh đất này. Đến Phú Ninh, du khách còn có cảm giác gần gũi, trải lòng mình với nhịp sống bình yên ở từng thôn xóm. Hồ Phú Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tam Kỳ 7km về phía Tây Nam. Có diện tích mặt nước 3,433 ha, với 30 đảo và bán đảo nhỏ xinh đẹp. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1997 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Đây là một trong những đại công trình thuỷ nông lớn nhất toàn quốc. Hồ Phú Ninh có diện tích tổng thể là 23,409ha (nằm trong lãnh thổ huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh). Trong đó diện tích mặt nước 3,433 ha. Hồ nước được ngăn bởi đập chính thuộc Tam Xuân, ba đập phụ gồm: + Đập Tràn thuộc Tam Xuân (gần đập chính) + Đập Dương Lâm thuộc Tam Dân + Đập Tư Yên thuộc Tam Đại. Sau khi chặn dòng, những núi đồi ngày xưa trở thành những hòn đảo nổi mượt xanh, thơ mộng với những tên gọi dân dã như đảo Ông Sơ, đảo Khỉ, đảo Rùa, đảo Su, đảo 61, hố Khế, hố Ba Trăng. Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ với nhiều ốc đảo, được bao bọc bởi những dãy núi, những bờ đê và những cánh rừng xanh tốt. Bằng chiếc thuyền con, du khách có thể dạo chơi quanh các ốc đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nhưng cũng thật hùng vĩ giữa một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Trong lòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có một mạch nguồn nước khoáng lộ thiêng, có công dụng chữa được nhiều căn bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hoá… Ngoài các lợi thế để phát triển thuỷ điện, thuỷ sản, thuỷ lợi, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng. Nơi đây có hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ trong lòng hồ đang chờ du khách khám phá với nhiều Trang 1 B¸o c¸o thùc tËp hang động, rừng nguyên sinh. Vùng có khí hậu trong lành với nhiệt độ trung bình hằng năm 26,4 0 C. Hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có mỏ nước khoáng nóng có giá trị cao. Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Trước hết phải kể đến một lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của người dân với những địa điểm nổi tiếng như Đồi Đá Đen, Đảo 61… Bên cạnh đó là sự có mặt của dân tộc Cor với nhiều phong tục tập quán, lễ hội, văn hoá đặc sắc, hay các làng nghề truyền thống như mộc Văn Hà, đan lát Tam Vinh, đan mây tre Tam Thành. Cùng với công trình Đại thuỷ nông Phú Ninh, vùng hồ Phú Ninh là một điểm du lịch có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, nghiên cứu, thể thao…. Nơi đây đang thực sự là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch gần xa tìm đến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh vẫn chưa khai phá tương xứng với tiềm năng của nó. Cơ sở vật chất hạ tầng còn nghèo nàn, chưa có các sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch ngày càng cao. Đội ngũ nhân viên phục viên chưa chuyên nghiệp, thiếu các công trình phục vụ du lịch làm hạn chế một lượng khách du lịch khá lớn. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng – xây dựng giải pháp phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh” để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp. Đề tài này phân tích, đánh giá giá trị du lịch của khu du lịch vùng hồ Hồ Phú Ninh và qua đó đưa ra một số giải pháp về phát triển du lịch Hồ Phú Ninh, góp phần đưa du lịch Phú Ninh nói riêng và Quảng Nam nói chung phát triển trong tương lai. II. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích đánh giá các nguyên nhân, thực trạng khai thác vùng hồ Phú Ninh. Đề tài này nhằm mục tiêu là: Phát triển du lịch Phú Ninh tạo ra động lực mới cho du lịch phía Nam của tỉnh phát triển, tăng thu nhập cho xã hội, cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương. III. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu toàn bộ khu du lịch vùng hồ Phú Ninh và những vấn đề lịch sử, văn hoá xã hội. Đề tài được thực hiện trong 1 tháng Đối tượng cụ thể: Đánh giá tiềm năng - xây dựng giải pháp phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh. Trang 2 B¸o c¸o thùc tËp IV. Lịch sử nghiên cứu Có nhiều sách báo, các công trình nghiên cứu về hồ Phú Ninh như: Di tích và danh thắng Quảng Nam (Sở văn hoá thông tin Quảng Nam, 2002,Tam Kỳ). Đề án phát triển du lịch Phú Ninh đến 2015. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Hồ Phú Ninh. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu nghiên cứu đánh giá tiềm năng và xây dựng các giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh. V. Điểm mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến vùng hồ Phú Ninh. Đề tài này đánh giá được tiềm năng du lịch hồ Phú Ninh và xây dựng một số giải pháp mới bên cạnh những giải pháp đã nêu trong các đề tài đã nghiên cứu nhằm góp phần đưa du lịch Phú Ninh phát triển trong tương lai. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp quan sát 2. Phương pháp miêu tả 3. Phương pháp nghiên cứu tư liệu 4. Phương pháp điền giải 5. Phương pháp phân tích tổng hợp VII. Bố cục của đề tài A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục tiêu của đề tài III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu IV. Lịch sử nghiên cứu V. Điểm mới của đề tài VI. Phương pháp nghiên cứu B. Phần nội dung Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II. Đánh giá tiềm năng du lịch vùng hồ Phú Ninh Chương III. Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh C. Phần kết luận Trang 3 B¸o c¸o thùc tËp B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Các khái niệm liên quan 1. Khái niệm về du lịch Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Do vậy, các tổ chức quốc tế về du lịch, các nhà nghiên cứu du lịch, tiếp cận du lịch từ những góc độ khác nhau đã đưa ra các khái niệm khác nhau Theo quan niệm của người phương Tây thì du lịch là một chuyến du ngoạn, tuân theo một chương trình nhất định cũng không vì mục đích sinh lợi. Như vậy nhu cầu đích thực của du khách là muốn thưởng ngoạn, thẩm nhặn những giá trị vật chất và tinh thần tại điểm du lịch. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Theo hội thống kê du lịch tại Canada 1991 “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định”. Ở khía cạnh khác, du lịch với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn du lịch học, khái niệm du lịch phải phản ánh được các mối quan hệ bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Theo du lịch học thì “Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau từ khách du lịch, những nhà kinh doanh, chính quyền sở tại và cộng động dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Theo tiến sĩ Trần Nhoãn cho rằng : Du lịch là một quá trình của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thấm nhuần các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền. Như vậy,du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hoá. 2. Khái niệm về khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 3. Khái niệm tài nguyên du lịch Trang 4 B¸o c¸o thùc tËp Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ cũng như khả năng lao động và sức khoẻ của con người II. Đặc điểm của hoạt động du lịch Hoạt động của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi, kinh tế và thời gian rỗi của du khách 1. Lứa tuổi Hiện nay, nhu cầu du lịch ngày càng phát triển và nó trở nên hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi. Du lịch của những người cao tuổi Du lịch của những người trung niên Du lịch của tầng lớp thanh niên Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em Về mặt sinh học, điều kiện sức khoẻ, tính hoạt động và khả năng chịu đựng của các lớp người này có sự khác biệt. Thiếu niên, thanh niên luôn có nhu cầu vận động. Tầng lớp trung niên kém nhanh nhẹn và người cao tuổi thể hiện sức ỳ lớn. Về mặt khả năng chi trả, có thể đại đa số những người trung niên có khả năng chi trả cao hơn các tầng lớp khác. Thiếu niên, thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình nên khả năng chi trả thấp, còn người cao tuổi chi trả ở mức trung bình. 2. Kinh tế Là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất và tinh thần) của con người đạt đến trình độ nhất định. Không có thu nhập của cá nhân và xã hội cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi – du lịch. Nhìn chung ở những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập tính bình quân theo đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc tăng mức thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác liên tục được cải thiện góp phần phát triển rộng rãi hoạt động du lịch, tăng cường tính cơ động của nhân dân trong quá trình nghỉ ngơi - giải trí. 3. Thời gian rỗi Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người không có thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người. Số thời gian rỗi nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động của quan hệ sản xuất của dân cư. Nguồn Trang 5 B¸o c¸o thùc tËp quan trọng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm độ dài tuần làm việc và giảm thời gian công việc nội trợ. Để phát triển du lịch trong nước, điều kiện quan trọng đặc biệt là có nhiều thời gian rỗi vào cuối tuần. Bằng cách này người lao động có tổng số ngày nghỉ các loại (cuối tuần, phép) chiếm khoảng 1/3 thời gian trong năm (130 – 133 ngày). Có thể coi đây là nhân tố rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch dài ngày. III. Đặc điểm các loại hình du lịch 1. Du lịch văn hoá Đó là loại hình du lịch dành cho du khách thăm quan những điểm du lịch cơ bản mang giá trị văn hoá phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các di tích lịch sử, văn hoá. 2. Du lịch sinh thái Đó là loại hình du lịch phục vụ cho nhu cầu tham quan, nghĩ dưỡng của du khách đi đến những điểm du lịch chủ yếu mang giá trị thiên nhiên như bãi biển, đảo, rừng nguyên sinh, dòng sông, thác nước… 3. Du lịch tiếp thị Du lịch tiếp thị là chương trình du lịch mà mà điểm đến chủ yếu giúp du khách tìm hiểu thị trường buôn bán đầu tư. Ngoài ra còn rất nhiều loại hình du lịch phục vụ cho nhu cầu nghĩ nghơi, giải trí của khách du lịch như du lịch thể thao, du lịch thăm thân, du lịch hội nghị……. IV. Vai trò du lịch đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nói chung Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội và phát triển mạnh mẽ với tư cách như một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cùng với xu thế du lịch phát triển mạnh của thế giới, Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Về kinh tế, du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước. Ở nước ta thu nhập từ du lịch nhìn chung tăng lên. Trong những năm vừa qua, tuy trải qua nhiều thăng trầm do những nguyên nhân khác nhau nhưng ngành du lịch đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tiếp theo, du lịch luôn có vai trò xã hội quan trọng. Nó tạo thêm việc làm cho người lao động và phần nào giải quyết nhu cầu việc làm cho nhân dân. Về mặt xã hội, thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc với thiên nhiên, đồng thời góp phần mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết về thiên nhiên và xã hội. Du lịch còn là “giấy thông hành của hoà bình”, là phương tiện giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con Trang 6 B¸o c¸o thùc tËp người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc. Hơn thế, du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên xã hội. Có thể nói, hoà trong sự phát triển chung của đất nước, du lịch đã đóng góp rất lớn vào việc tạo dựng hình ảnh của một đất nước trong mọi lĩnh vực, hoà nhập vào sự phát triển chung của toàn thế giới. V. Vai trò của du lịch đối với Quảng Nam nói riêng Trong những năm qua, bức tranh kinh tế Quảng Nam đã có những chuyển biến khá ấn tượng. Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Một trong những thành công là tỉnh đã thúc đẩy các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành Công nghiệp - Dịch vụ tăng khá, từ 52,4% lên hơn 60%. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế của tỉnh, ngành du lịch cũng đã có những bước phát triển không ngừng. Là một tỉnh nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865km về phía Nam. Lại có lợi thế nằm trong vùng trọng điểm du lịch của cả nước, với vị trí trung độ của đất nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình đa dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hoá, con người, danh thắng tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hoá, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là tài nguyên vô cùng quý giá tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Nam phát triển mạnh ngành du lịch. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 -2005 về lượt khách là 26,6 %, tăng trưởng doanh thu hằng năm 36,7%, tạo việc làm cho hơn 7500 lao động mỗi năm. Nhiều khu du lịch đạt chất lượng quốc tế, trong 2 năm trở lại đây, tỉnh ta thu hút mỗi năm 1 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú, nhiều dự án đầu tư du lịch đã và đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của tỉnh, đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng tỉ trọng GDP của tỉnh. Có thể nói, du lịch phát triển đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh: Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với Quảng Nam tăng cao, du lịch phát triển còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giải quyết được phần lớn nhu cầu việc làm cho nhân dân. Chính vì thế mà Ban thường vụ tỉnh uỷ đã có nghị quyết 09/NQ – TU, UBND Tỉnh ban hành đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, xác định phát triển du lịch là một trong những định hướng quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trang 7 B¸o c¸o thùc tËp Là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính đa ngành, liên vùng, du lịch phát triển sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tạo ra khả năng tiêu thụ hàng hoá tại chỗ, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với các tỉnh khác, đồng thời góp phần bảo vệ các tài nguyên nhân văn và sinh thái của địa phương. Du lịch ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của tỉnh tạo tiền đề thuận lợi cho du lịch Phú Ninh phát triển trong tương lai. Trang 8 B¸o c¸o thùc tËp Chương 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÙNG HỒ PHÚ NINH I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Các đặc trưng cơ bản của Hồ Phú Ninh - Diện tích Hồ Phú Ninh : 18,9 + 36km 2 - Độ cao đập : 37,4m. - Mực nước chết : H c = 20,44m - Mực nước bình thường : H bt = 32,2m - Mức nước cường : H cg = 35,29m - Dung tích chết : W ch =70,3 trm 3 - Dung tích toàn bộ : V tb = 344trm 3 2. Vị trí Tổng diện tích vùng phòng hộ của hồ Phú Ninh là: 23,409ha, nằm trong lãnh thổ của huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành. - Các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thanh, một phần Tam Mỹ và Tam Xuân thuộc huyện Núi Thành chiếm 76,2% diện tích. - Các xã Tam Lãnh, Tam Đại, Tam Thái, Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh chiếm 27,4% diện tích. Vùng hồ Phú Ninh có vị trí như sau: - Phía Bắc là các xã Tam Dân, Tam Đại, Tam Thái, Tam Xuân. - Phía Đông là các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Thạnh và Tam Sơn. - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi - Phía Tây là các xã Tam Dân, Tam Lãnh. Vị trí như trên tạo điều kiện cho vùng thu hút khách du lịch từ các nơi lân cận đến tham quan, nhất là khách du lịch vốn là các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đang triển khai các dự án khai thác mỏ vàng Bông Miêu, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất, đến tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần. Đây là điều kiện thuận lợi giúp du lịch hồ Phú Ninh ngày càng phát triển, tăng nhanh nguồn thu cho vùng. 3. Địa hình - Vùng hồ Phú Ninh có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình 100 – 300m, có một số đỉnh núi cao 500-700m. Độ dốc trung bình trên 100, mặt bằng nghiêng theo hướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc tạo vùng thung lũng lòng chảo Phú Ninh . - Phía Nam là vùng núi liên hoàn với các vùng núi của Quảng Ngãi, có nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn (16 - 450) làm địa hình chia cắt mạnh, xuất hiện nhiều cảnh đẹp, có giá trị tham quan rất lớn. Trang 9 B¸o c¸o thùc tËp - Phía Bắc và Tây Bắc đồi núi thấp, dạng từng đồi bát úp, độ dốc nhỏ (110- 250) tạo nhiều thung lũng bằng và rộng quanh lòng chảo Phú Ninh. Với đặc điểm địa hình bị chia cắt với nhiều cảnh đẹp tạo nhiều thuận lợi cho vùng phát triển loại hình du lịch leo núi, tham quan. 4. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, khu vực nghiên cứu có khí hậu mùa Đông không lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ. Một năm chia làm 2 mùa khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau, làm vùng có lượng mưa khá lớn. Theo số liệu thực đo tại trạm Tam Kỳ tổng kết trong nhiều năm khí hậu có các đặc trưng cơ bản như sau: + Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm: 25,6 0 C - Nhiệt độ tối cao trung bình: 29,7 0 C - Nhiệt độ tối thấp trung bình: 22,7 0 C - Biên độ nhiệt trung bình tháng: 7 0 C + Độ ẩm: - Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm 82% trong thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 10 độ ẩm tương đối đạt từ 82-88%. Từ tháng 4 - 9 độ ẩm trung bình tháng chỉ đạt 75-81% + Gió: Khu vực có 2 hướng gió thịnh hành chính là hướng Đông và Đông Bắc - Gió Đông từ tháng 3 đến tháng 8 - Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 11 - Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s, vận tốc gió cực đại 40m/s (xảy ra khi có bão), lớn nhất trung bình từ 14-28m/s. - Thời tiết đặc biệt + Bão: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7. Trung bình năm có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp, 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng. + Gió Tây khô nóng: gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào tháng 5 (tháng 8, mỗi tháng có từ 10-15 ngày khô nóng). Khí hậu là một trong những điều kiện để phát triển du lịch, song đây là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt, “nắng lắm, mưa nhiều”, mưa bão, hạn hán… là những yếu tố thời tiết gây nhiều khó khăn cho vùng, bắt buộc các nhà quản lý cần đưa ra nhiều giải pháp, nhằm nhanh chóng khắc phục để đẩy mạnh các hoạt động du lịch. Trang 10 [...]... thông tin về du lịch, văn phòng bảo vệ quyền lợi của du khách tại điểm tham quan Trong những năm gần đây cùng với việc quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam ngành du lịch kết hợp giới thiệu khu du lịch Phú Ninh đến du khách trong và ngoài nước Website du lịch Quảng Nam giành một trang giới thiệu về du lịch Phú Ninh bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Việt Trung tâm xúc tiến và du lịch sinh thái Phú Ninh... con người Phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh là đẩy mạnh du lịch sinh thái tổng hợp và toàn diện: + Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái như tham quan các địa danh, nghĩ dưỡng, dịch vụ tắm nước khoáng chữa bệnh + Kết nối tuyến du lịch Phú Ninh với các tuyến du lịch trong tỉnh, liên doanh liên kết với các công ty du lịch trong nước và quốc tế để khai thác các tour du lịch, thu hút khách... có hình dạng, màu sắc đẹp, giọng hót hay… có thể khai thác hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu Nhìn chung, động vật ở khu du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh đa dạng và phong phú, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: du lịch săn bắn, du lịch nghiên cứu… + Cá Hồ Phú Ninh bao gồm cá tự nhiên và cá nuôi thả, chủ yếu là họ các chép... đưa du lịch Phú Ninh trở thành điểm đến lý tưởng của mọi du khách Trang 35 B¸o c¸o thùc tËp Tài liệu tham khảo: 1 Di tích và danh thắng Quảng Nam ( Sở văn hoá thông tin Quảng Nam, 2002) 2 Tam Kỳ Đặc san kỷ niệm 5 năm - Thị xã Tỉnh lỵ( Sở văn hoá thông tin Quảng Nam) cấp ngày 22/1/2002 3 Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung bộ.(Nhà xuất bản giáo dục) 4 Đề án phát triển du lịch Phú Ninh đến 2015.(Sở du lịch. .. tươi tốt Việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, cũng như việc đầu tư phát triển đầu tư du lịch Phú Ninh tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng của vùng hồ là một sự đòi hỏi cần thiết cho phát triển ngành kinh tế du lịch của cả nước nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng Bên cạnh phát triển du lịch, cần chú trọng công tác bảo vệ tôn tạo cảnh... động vật về đêm từ các đảo trên vùng hồ 3.4 Thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch tại hồ Phú Ninh còn nghèo nàn, kém hấp dẫn du khách Các tour du lịch, sinh thái ,nghỉ dưỡng và khám phá văn hoá làng dân tộc Co vẫn chưa được phát triển Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đều, khả năng cạnh tranh thấp Thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ Các dịch vụ... trưng bày các hình ảnh, tài liệu giới thiệu về Phú Ninh Bên cạnh đó thông qua các chương trình xúc tiến du lịch, hội chợ, lễ hội và các phương tiện thông tin trên các ấn phẩm du lịch …để quảng bá về du lịch Phú Ninh Tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật, thể thao tại hồ Phú Ninh Đây vừa là sản phẩm du lịch vừa là biện pháp quảng cáo cho điểm đến Phú Ninh Hằng Trang 32 B¸o c¸o thùc tËp năm đầu... triển du lịch Phú Ninh để có kế hoạch tổ chức đào tạo bồi dưỡng, phối hợp với trường nghiệp vụ du lịch, các trường đại học khác tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch đào tạo quản lý du lịch, cho cán bộ làm công tác quản lý Quá trình phát triển ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho dân cư ven hồ Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch. .. được đầu tư, khai thác tour du lịch tham quan làng quê Tam Lãnh kết nối tuyến tham quan mỏ vàng Bông Miêu, làng dân tộc Kor, tuyến cáp treo từ núi Đá Đen qua Đảo 61… 2.3 Dự báo nguồn khách và doanh thu khu du lịch hồ Phú Ninh Trang 22 B¸o c¸o thùc tËp Theo đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành, dự báo lượng khách đến tham quan tại Quảng Nam đến năm 2010 là 1.150... 70756 4 1988 99204 Chương 3 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG HỒ PHÚ NINH I Cơ sở xây dựng giải pháp 1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Trang 19 B¸o c¸o thùc tËp Trong những năm qua, mặc du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Vì thế, để phát triển du lịch trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài tỉnh đã đề . vùng hồ Phú Ninh đa dạng và phong phú, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: du lịch săn bắn, du lịch nghiên cứu… + Cá Hồ Phú. khách du lịch như du lịch thể thao, du lịch thăm thân, du lịch hội nghị……. IV. Vai trò du lịch đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nói chung Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã. xây dựng giải pháp phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh” để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp. Đề tài này phân tích, đánh giá giá trị du lịch của khu du lịch vùng hồ Hồ Phú Ninh và qua đó đưa ra một

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan