Tiểu luận: Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam

20 585 0
Tiểu luận: Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam

Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 1 TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI TỆ KỲ HẠN TẠI VIỆT NAM Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường hợp đồng kỳ hạn Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, giao dịch kỳ hạn trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời Trung cổ ở Châu Âu. Từ thời đó, để tránh tình trạng giá cả biến động theo mùa vụ, những người nông dân và thương nhân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận trước giá cả, sau khi thu hoạch, hàng hóa sẽ được giao cho thương nhân theo giá cả đã thỏa thuận đó. Tuy nhiên, thị trường giao sau chính thức chỉ xuất hiện vào thập niên 40 của thế kỷ thứ 19 ở Chicago khi trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade được thành lập. Tính đến nay, thị trường kỳ hạn của thế giới cũng đã hơn 160 năm hình thành và phát triển. Còn tại Việt Nam, có thể nói rằng, văn bản đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề cập đến việc mua bán ngoại tệ kỳ hạn là Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994. Theo đó, tại điều 9 có đề cập đến hình thức mua bán ngoại tệ như sau: “Trước mắt thị trường thực hiện các nghiệp vụ mua, bán trao ngay (SPOT), ngoài hình thức mua, bán trao ngay các thành viên có thể thực hiện các nghiệp vụ mua, bán có kỳ hạn (FORWARD)”. Theo báo cáo của NHNN về tình hình thực hiện chính sách tiền tệ năm 1997 và định hướng giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 1998 (tức 4 năm sau ngày ban hành quyết định số 203/QĐ-NH13) tại Hội nghị giám đốc NHNN tháng 01/1998 thì “Còn thiếu các công cụ nghiệp vụ cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, làm cho thị trường kém sôi động và chưa thông suốt”, do đó phần giải pháp cho chính sách tiền tệ năm 1998 đã xác định “Đưa thêm các nghiệp vụ mới trong giao dịch ngoại hối như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nghiệp vụ Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 3 SWAP…”. Như vậy, rõ ràng dù đã được đề cập trước đó tương đối lâu, song trên thực tế nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng vẫn chưa được triển khai. Một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Ngày 26/3/1999, NHNN ban hành Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 để thay thế cho Quyết định số 203/QĐ-NH13 về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Kể từ khi có quyết định này, các giao dịch kỳ hạn mới bắt đầu được triển khai, đầu tiên là ở các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam song doanh số vẫn còn rất hạn chế. Các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cho đến nay, đã hơn 10 năm hình thành và phát triển, tất nhiên không thể so sánh với thị trường kỳ hạn của thế giới, giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã hình thành ở Việt Nam, nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp dưới “tầm” tác động của các cơn gió lớn hay cơn bão tài chính quốc tế. Tư duy kinh doanh truyền thống còn phổ biến, trong thực tế, những biến động về tỷ giá, lãi suất được dự báo khá “chắc chắn” và giống nhau giữa các “nhà” có mặt trên thị trường tài chính và những “sai lệch” dễ dự báo đó được các bên “cân đối” ngay vào giá của sản phẩm chính như lãi suất, tỷ giá, chứng khoán. Ngoài ra, tham gia thị trường tài chính Việt nam còn thiếu các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thị trường phái sinh còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán Việt nam để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào thị trường này. Bản thân các khách hàng nói chung, các doanh nghiệp Việt nam nói riêng còn dè dặt áp dụng công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng kỳ hạn (HĐKH). Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 4 2. Các qui định của NHNN Việt Nam liên quan đến HĐKH Nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời đảm bảo lợi ích của DN và sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN Việt Nam trong những năm qua đã tích cực nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể có điều chỉnh hợp lý trong từng thời kỳ về giới hạn phạm vi, thời hạn, tỷ giá giao dịch đối với các giao dịch này tại các văn bản khác nhau. Trên cơ sở các quy định pháp lý, thị trường ngoại tệ kỳ hạnViệt Nam trong những năm qua đã từng bước phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường giao ngay, tạo thêm công cụ để các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời giúp thị trường ngoại hối Việt Nam từng bước làm quen với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới của thị trường quốc tế. Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994 về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là văn bản đầu tiên của NHNN có đề cập đến nghiệp vụ kỳ hạn trong mua bán ngoại tệ ở Việt Nam. Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường này là các doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ giá và kinh doanh sinh lời. Và văn bản mới nhất còn hiệu lực về tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999, có hiệu lực từ ngày 10/4/1999. Trong văn bản này, nghiệp vụ mua bán kỳ hạn đã được đề cập một cách chính thức, cụ thể tại điều 8 – Các hình thức giao dịch đã ghi rõ “Các tổ chức tín dụng là thành viên Thị trường được tiến hành các giao dịch giao ngay (SPOT), có kỳ hạn (FORWARD), hoán đổi (SWAP), và các loại hình giao dịch khác theo qui định của NHNN”. Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 5 Bên cạnh những qui định chung về các hình thức giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN còn ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn và qui định cho giao dịch ngoại tệ nói chung và nghiệp vụ kỳ hạn nói riêng liên quan đến kỳ hạn giao dịch và tỷ giá giao dịch được áp dụng trong giao dịch kỳ hạn, tuy vậy những qui định này khá chậm và không đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn cho một nghiệp vụ mới đang hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt nam, cụ thể như sau: 10 ngày sau sự ra đời Quyết định 203/QĐ-NH13 có đề cập đến giao dịch kỳ hạn, NHNN ban hành Quyết định số 245/QĐ-NH7 ngày 03/10/1994 về việc qui định tỷ giá mua bán ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN không đề cập gì đến tỷ giá và kỳ hạn trong hợp đồng mua bán kỳ hạn. Các văn bản trước đó như quyết định số 177QĐ-NH7 ngày 27/8/1994, 146QĐ-NH7 ngày 02/7/1994 đều không đề cập đến kỳ hạn và tỷ giá của HĐKH. Điều này có nghĩa là kể từ sau khi loại hình giao dịch kỳ hạn được đề cập một cách chính thức trong một văn bản của NHNN thì các TCTD tham gia thị trường mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng được tự quyền quyết định tỷ giá kỳ hạn, cũng như thời hạn tối đa có thể có của các HĐKH mà không bị bất cứ ràng buộc nào. Kết quả là hầu như không có giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn nào diễn ra trong giai đoạn này tại Việt nam. Mãi đến quyết định số 342/QĐ-NH7 ngày 13/10/1997, NHNN mới bắt đầu đề cập đến tỷ giá mua bán ngoại tệ đối với các TCTD tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Theo đó “Cho phép Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ được ấn định tỷ giá mua, bán ngoại tệ - kể cả mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (FORWARD) trong phạm vi biên độ 10% (mười phần trăm) so với tỷ giá chính thức do Thống đốc NHNN công bố hàng ngày”. Ngày 10/01/1998, NHNN ban hành quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 về việc qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn của các TCTD Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 6 được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn. Có thể nói đây là lần đầu tiên NHNN có một văn bản riêng qui định về hoạt động giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam, theo đó NHNN cho phép các TCTD ấn định tỷ giá mua, bán kỳ hạn giữa VNĐ và USD không được vượt quá giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch cộng với từng tỷ lệ phần trăm cụ thể như sau: Kỳ hạn dưới 1 tháng: 1% Từ 4 đến 5 tháng: 2.5% Từ 1 đến 2 tháng: 1.5% Từ 5 đến 6 tháng: 3.5% Từ 2 đến 3 tháng: 2% Như vậy, theo văn bản này thì các TCTD được phép chỉ thực hiện được các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn tối đa là 6 tháng và tỷ giá kỳ hạn không được vượt quá tỷ giá giao ngay tối đa cộng với các tỷ lệ phần trăm như trên. Biên độ tỷ giá này sau đó tiếp tục có những điều chỉnh khác nhau, thể hiện qua các quyết định số 88/1998/QĐ-NHNN7 ngày 28/02/1998, 267/1998/QĐ-NHNN7 ngày 06/8/1998, 289/1998/QĐ-NHNN7 ngày 26/8/1998, 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999, 1198/2001/QĐ-NHNN ngày 18/9/2001 và nhiều văn bản khác. Tuy nhiên, sau bốn năm ra đời và đi vào hoạt động, thị trường ngoại tệ kỳ hạnViệt Nam đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như doanh số giao dịch còn nhỏ; tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (7 - 60 ngày); cơ cấu giao bất hợp lý, bán ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3 - 6 lần doanh số mua; đối tượng giao dịch tập trung nhiều vào khối các ngân hàng nước ngoài. Nắm bắt được đòi hỏi cấp thiết này của thị trường, nhằm khắc phục những bất cập nói trên, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phát triển và mở rộng của thị trường ngoại tệ kỳ hạn, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 7 Theo Quyết định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được gỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn giữa VNĐ và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ như trước đây mà cho phép TCTD và DN tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Hiện nay, văn bản điều chỉnh thời hạn và tỷ giá của giao dịch ngoại tệ kỳ hạn liên ngân hàng còn hiệu lực là quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006, theo quyết định này thì NHNN đã không còn hạn chế với thời hạn và tỷ giá của các giao dịch kỳ hạn. Các TCTD được phép tự quyết định giá mua, bán và thời hạn của các giao dịch kỳ hạn trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 8 II. THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG NGOẠI TỆ KỲ HẠN TẠI VIỆT NAM 1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện HĐKH tại Việt Nam 1.1 Thuận lợi Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. 1.2 Khó khăn Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển, thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ phái sinh nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới, các nghiệp vụ phái sinh đã được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:  Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh  Thiếu cơ sở pháp lý: Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ , tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ.  Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh: Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 9 trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp. Thực tế, đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế. 2. Giao dịch HĐKH tại Eximbank 2.1 Quy trình giao dịch HĐKH tại Eximbank 2.1.1 Quy định chung Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. Eximbank thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với NHNN Việt Nam, các tổ chức kinh tế, các TCTD được phép, các tổ chức khác và cá nhân. Mức tỷ giá kỳ hạn giữa hai đồng tiền được Eximbank và khách hàng trong nước thỏa thuận trên cơ sở tham chiếu mức tỷ giá giao ngay vào ngày hợp đồng kỳ hạn, chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền, kỳ hạn của hợp đồng và phù hợp với quy định của NHNN. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn giữa các ngoại tệ với nhau do Eximbank và khách hàng tự thỏa thuận theo thông lệ quốc tế. Khi sử dụng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ, khách hàng phải xuất trình chứng từ để cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích sử dụng, số lượng, loại ngoại tệ, thời điểm thanh toán. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng giao dịch: quỹ, thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, số dư trên tài khoản… tùy vào đối tượng khách hàng và loại hình giao dịch. Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam GVHD: THÂN THỊ THU THỦY 10 2.1.2 Quy trình giao dịch HĐKH tại Eximbank Bước 1:  Giao dịch viên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: số lượng, loại ngoại tệ, ngày thanh toán.  Kiểm tra hạn mức, thông báo cho khách hàng mức quỹ và đề nghị khách hàng quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng trong trường hợp vượt hạn mức.  Kiểm tra các chứng từ thanh toán theo quy định của NHNN về quản lý ngoại hối.  Thương lượng tỷ giá với khách hàng (căn cứ tính giá thương lượng: khung giá thương lượng USD/VND do lãnh đạo bộ phận đưa ra, giá quốc tế tại từng thời điểm, giá tham khảo từ Hội sở Eximbank). Bước 2: Khi khách hàng đồng ý giao dịch  Giao dịch viên cân đối các giao dịch mua bán, nhập vào hệ thống các giao dịch thành công, sau đó in phiếu giao dịch. Bước 3: Người có thẩm quyền duyệt, các giao dịch đã thực hiện. Bước 4: Giao dịch viên chuyển các phiếu giao dịch cho bộ phận kế toán. Bước 5: Thanh toán viên nhận Phiếu giao dịch sẽ tiến hành kiểm tra hạn mức giao dịch, đối chiếu các chi tiết trên Phiếu giao dịch với giao dịch đã nhập.  Nếu có chi tiết không phù hợp hoặc vượt hạn mức giao dịch được phép thì sẽ chuyển trả lại cho bộ phận giao dịch.  Nếu các chi tiết khớp đúng nhau, các giao dịch trong hạn mức cho phép thì xác nhận bàn giao trên hệ thống. [...]... trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU Tuy nhiên, tỷ giá kỳ hạn không nhất thiết lúc nào cũng như nhau với cùng kỳ hạn tỷ giá kỳ hạn cũng biến động tùy theo cung cầu thị trường tại từng thời điểm do đó , việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn cũng rất linh hoạt 3 So sánh cách tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam với quốc tế Theo quy định của NHNN Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ giá kỳ hạn. .. giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng HĐKH kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất Theo công thức trên, tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào: - Tỷ giá giao ngay - Lãi suất của đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá 16 Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU Ví dụ: Ngày 10/4/2009, EIB hợp đồng bán kỳ hạn 412.000USD Thời hạn 24 ngày,... với hợp đồng EIB mua ngoại tệ, không phải yêu cầu khách hàng nộp thêm quỹ đối với hợp đồng mà EIB bán ngoại tệ 12 Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY - GVHD: THÂN THỊ THU Giảm giá: yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền quỹ đối với hợp đồng EIB bán ngoại tệ, không phải yêu cầu khách hàng nộp thêm quỹ đối với hợp đồng mà EIB mua ngoại tệ Số tiền nộp thêm = Y% * Số lượng ngoại tệ * Tỷ giá kỳ. .. giá kỳ hạn r1 : lãi suất dồng tiền 1 (%/năm) r2 : lãi suất đồng tiền 2 (%/năm) n: kỳ hạn của hợp đồng (ngày), n>2  Giới hạn: - USD/VND: theo quyết định 648/2007/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của thống đốc NHNN - Đối với ngoại tệ/ngoại tệ hoặc ngoại tệ khác USD /VND: không giới hạn 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn - Tỷ giá giao ngay - Lãi suất của các đồng tiền - Kỳ hạn của hợp đồng 14 Thực trạng. . .Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU Bước 6: Thanh toán viên lập hợp đồng giao dịch theo các chi tiết trong phiếu giao dịch và trình cấp có thẩm quyền Bước 7: Người có thẩm quyền kiểm tra, các hợp đồng Bước 8: Thanh toán viên đóng dấu các hợp đồng đã ký, sau đó gửi cho khách hàng xác nhận và theo dõi nhận lại hợp đồng Gửi giấy đề nghị bộ... Trả nợ vay tại EIB - Trả nợ vay tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác - quỹ thanh toán LC - Thanh toán LC trả ngay/chậm - Thanh toán TTR  Điều khoản bồi thường: trường hợp khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản như đã cam kết trong hợp đồng thì tùy theo khách hàng, tình 13 Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU hình thị trường và mức độ thiệt hại thực tế, Eximbank... khi 2 bên thoả thuận hủy hợp đồng HĐKH chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào KH chỉ cần mua /bán ngoại tệ trong tương lai, mà không có nhu cầu ở hiện tại Tuy nhiên trên thực tế đôi khi KH có 18 Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU nhu cầu mua/bán ngoại tệ cả ở hiện tại và tương lai Lúc này HĐKH chưa thể đáp ứng được nhu cầu và được thay thế bằng các hợp đồng hoán đổi Thiếu tính... giá kỳ hạn USD/VNĐ sẽ có điểm gia tăng khoảng 3 đồng/ ngày Mức tăng này phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp đối với các giao dịch có kỳ hạn ngắn Với những kỳ hạn dài hơn, khách hàng sẽ so sánh với tốc độ gia tăng tỷ giá USD/VND giao ngay hàng tháng với mức chào tỷ giá kỳ hạn cạnh tranh của các NHTM để quyết định thực hiện giao dịch Quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam. .. số lẻ (nếu cần), riêng JPY không dùng số lẻ - Tỷ giá kỳ hạn - Số tiền thanh toán: bằng số lượng ngoại tệ nhân tỷ giá kỳ hạn - Ngày thanh toán: là ngày các bên thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ  Điều 2: quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng Mục đích: Đảm bảo khách hàng sẽ phải thực hiện tất cả các điều khoản trong hợp đồng khi đến hạn Trong trường hợp tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho Ngân... giữa các ngân hàng và đa dạng về kỳ hạn ngay trong phạm vi một ngân hàng, vì vậy được 15 Thực trạng hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam THỦY GVHD: THÂN THỊ THU quy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và thanh tra, giám sát, đồng thời cũng để dễ áp dụng, . (ngày), n>2  Giới hạn: - USD/VND: theo quyết định 648/2007/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của thống đốc NHNN. - Đối với ngoại tệ/ngoại tệ hoặc ngoại tệ khác USD /VND: không giới hạn. 2.3.2 Các. là tỷ giá kỳ hạn • S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND • r d là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND • r y là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất. ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển. Đồng thời, tỷ giá kỳ hạn giữa VN và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên

Ngày đăng: 09/06/2014, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan