Khóa luận tốt nghiệp văn học: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

56 2.2K 9
Khóa luận tốt nghiệp văn học: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận .......................................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận ........................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7 1.1. Khái quát về tác giả Nam Cao .................................................................. 7 1.1.1. Tiểu sử và con người ............................................................................... 7 1.1.2. Quan điểm nghệ thuật ............................................................................. 9 1.1.3. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 12 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm sám hối ................................................................................. 15 1.2.2. Nhân vật sám hối trong văn học............................................................ 16 Tiểu kết ........................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ................. 20 2.1. Sám hối - triết lý tình thương, lòng vị tha của Nam Cao ....................... 20 2.2. Những nhân vật sám hối tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao .......... 23 2.2.1. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người nông dân .......................... 23 2.2.2. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản ........... 33 Tiểu kết. .......................................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc đã góp phần đáng quý vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình phát triển văn học thế kỉ XX. Nam Cao đến với nền văn học hiện thực phê phán khi nó đã vào giai đoạn thoái trào (1940- 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm của Nam Cao bị lu mờ. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, quy luật đào thải cái lạc hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng khám phá người ta lại thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế nữa, những tác phẩm ấy còn có sức hút mạnh mẽ và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc mọi thời đại. Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951), nhà văn Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chương tuy không đồ sộ về khối lượng nhưng lại luôn ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chương đích thực, có giá trị vượt lên trên “Các bờ cõi và giới hạn”. Tuy vậy, Nam Cao thật sự là một nhà văn tiêu biểu và độc đáo, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm; với hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về ông và các tác phẩm của nhà văn này. Điều đó khẳng định tài năng, nét độc đáo của ngòi bút Nam Cao và những giá trị của ông trong việc đóng góp vào nền văn học nước nhà. Vì thế, tìm hiểu về Nam Cao và những tác phẩm của ông là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa, rất cần thiết. 1.2. Trong các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng Tháng Tám, chúng tôi nhận thấy khá nhiều truyện ngắn của ông xuất hiện nhân vật sám hối. Là một “Người thư kí trung thành của thời đại”, cùng với tài năng, sự sáng tạo, Nam Cao đã đi tìm cho mình một lối đi riêng: Khám phá thế giới tinh thần của con người, khám phá phẩm chất, nhân cách của con nguời. Đi theo hướng này, nhà văn đi sâu vào phản ánh hiện thực qua những bi kịch của cuộc đời mỗi nhân vật: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch tình thương, bi kịch vỡ mộng, bi kịch sống mòn. Để từ đó giúp bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ nhất về hiện thực đời sống xã hội; khơi gợi tình thương, sự đồng cảm của bạn đọc; thấy được tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của nhà văn; đồng thời mang lại giá trị nhận thức, giá trị giáo dục vô cùng sâu sắc đối với người đọc bởi bản thân người đọc khi đọc những nhân vật sám hối dường như cũng tự mình cảm thấy sám hối 2 cho chính mình. Vì vậy, tìm hiểu đề tài nhằm khẳng định những đóng góp của Nam Cao, khẳng định giá trị nhân đạo và hiện thực qua những sáng tác của ông. 1.3. Nam Cao còn là một trong những tác gia lớn được giới thiệu trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông và Đại học. Tìm hiểu về nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám để hiểu rõ giá trị ẩn chứa trong tác phẩm của ông là một việc làm thiết thực và thích hợp, có thể giúp ích cho việc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao, tìm hiểu giá trị về nội dung và tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đi sâu vào vào việc tìm tòi và khám phá các tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám có xuất hiện nhân vật sám hối. Hi vọng sự tìm tòi và khám phá ấy sẽ trở thành một tài liệu hữu ích đối với các bạn sinh viên yêu thích, tìm hiểu môn Ngữ văn và đặc biệt yêu thích Nam Cao và những sáng tác của ông. Trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, việc hiểu và truyền đạt cho học sinh về nhân vật văn học nhất là nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề rất khó nhiều khi còn nhiều hạn chế, mơ hồ và chung chung. Vì vậy với mong muốn cho việc giảng dạy và nghiên cứu tác phẩm Nam Cao ở trường phổ thông đặc biệt là về nhân vật sám hối được dễ hiểu và chính xác hơn chúng tôi đã chọn đề tài: “Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ MAI LINH NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ MAI LINH NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Đỗ Hồng Đức Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn Học Việt Nam đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các bộ phận Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, các bạn lớp K50- ĐHSP Ngữ văn đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Mai Linh K50 ĐHSP Ngữ văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Khái quát về tác giả Nam Cao 7 1.1.1. Tiểu sử và con người 7 1.1.2. Quan điểm nghệ thuật 9 1.1.3. Sự nghiệp sáng tác 12 1.2. Một số khái niệm cơ bản 15 1.2.1. Khái niệm sám hối 15 1.2.2. Nhân vật sám hối trong văn học 16 Tiểu kết 18 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 20 2.1. Sám hối - triết lý tình thương, lòng vị tha của Nam Cao 20 2.2. Những nhân vật sám hối tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao 23 2.2.1. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người nông dân 23 2.2.2. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản 33 Tiểu kết. 48 KẾT LUẬN 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc đã góp phần đáng quý vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình phát triển văn học thế kỉ XX. Nam Cao đến với nền văn học hiện thực phê phán khi nó đã vào giai đoạn thoái trào (1940- 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm của Nam Cao bị lu mờ. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, quy luật đào thải cái lạc hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng khám phá người ta lại thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế nữa, những tác phẩm ấy còn có sức hút mạnh mẽ và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc mọi thời đại. Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951), nhà văn Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chương tuy không đồ sộ về khối lượng nhưng lại luôn ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chương đích thực, có giá trị vượt lên trên “Các bờ cõi và giới hạn”. Tuy vậy, Nam Cao thật sự là một nhà văn tiêu biểu và độc đáo, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm; với hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về ông và các tác phẩm của nhà văn này. Điều đó khẳng định tài năng, nét độc đáo của ngòi bút Nam Cao và những giá trị của ông trong việc đóng góp vào nền văn học nước nhà. Vì thế, tìm hiểu về Nam Cao và những tác phẩm của ông là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa, rất cần thiết. 1.2. Trong các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng Tháng Tám, chúng tôi nhận thấy khá nhiều truyện ngắn của ông xuất hiện nhân vật sám hối. Là một “Người thư kí trung thành của thời đại”, cùng với tài năng, sự sáng tạo, Nam Cao đã đi tìm cho mình một lối đi riêng: Khám phá thế giới tinh thần của con người, khám phá phẩm chất, nhân cách của con nguời. Đi theo hướng này, nhà văn đi sâu vào phản ánh hiện thực qua những bi kịch của cuộc đời mỗi nhân vật: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch tình thương, bi kịch vỡ mộng, bi kịch sống mòn. Để từ đó giúp bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ nhất về hiện thực đời sống xã hội; khơi gợi tình thương, sự đồng cảm của bạn đọc; thấy được tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của nhà văn; đồng thời mang lại giá trị nhận thức, giá trị giáo dục vô cùng sâu sắc đối với người đọc bởi bản thân người đọc khi đọc những nhân vật sám hối dường như cũng tự mình cảm thấy sám hối 2 cho chính mình. Vì vậy, tìm hiểu đề tài nhằm khẳng định những đóng góp của Nam Cao, khẳng định giá trị nhân đạo và hiện thực qua những sáng tác của ông. 1.3. Nam Cao còn là một trong những tác gia lớn được giới thiệu trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông và Đại học. Tìm hiểu về nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám để hiểu rõ giá trị ẩn chứa trong tác phẩm của ông là một việc làm thiết thực và thích hợp, có thể giúp ích cho việc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao, tìm hiểu giá trị về nội dung và tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đi sâu vào vào việc tìm tòi và khám phá các tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám có xuất hiện nhân vật sám hối. Hi vọng sự tìm tòi và khám phá ấy sẽ trở thành một tài liệu hữu ích đối với các bạn sinh viên yêu thích, tìm hiểu môn Ngữ văn và đặc biệt yêu thích Nam Cao và những sáng tác của ông. Trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, việc hiểu và truyền đạt cho học sinh về nhân vật văn học nhất là nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề rất khó nhiều khi còn nhiều hạn chế, mơ hồ và chung chung. Vì vậy với mong muốn cho việc giảng dạy và nghiên cứu tác phẩm Nam Cao ở trường phổ thông đặc biệt là về nhân vật sám hối được dễ hiểu và chính xác hơn chúng tôi đã chọn đề tài: “Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao là nhà văn lớn, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện đại. Những tác phẩm của Nam Cao phản ánh chân thực cuộc sống và mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam Cao. Tuy nhiên, trong điều kiện của cá nhân, chúng tôi chỉ được tiếp xúc với một số công trình nghiên cứu về Nam Cao. Trong số những công trình ấy, có một số công trình đã đề cập đến vấn đề (sám hối nhân vật) mà chúng tôi quan tâm: 2.1. Trong bài viết Đời thừa của tác giả Nguyễn Hoành Khung có đề cập đến những giọt nước mắt sám hối của nhân vật Hộ, nước mắt của bi kịch tinh thần, của bi kịch tình thương. Ông nhận định: “Cái bi kịch thứ nhất không thực hiện được hoài bão lớn – tuy rất đau đớn nhưng còn lí do để an ủi, hi sinh sự nghiệp vì tình thương; còn bi kịch thứ hai này – lẽ sống tình thương bị vi phạm thì không có gì an ủi, biện hộ được. Và nếu Hộ phải từ bỏ con đường sự nghiệp là do áp lực của hoàn cảnh thì sự vi phạm vào nguyên tắc tình thương lại trực tiếp do bản thân anh. Vì thế mà nó chua xót vô cùng – tỉnh rượu, nhớ lại hành vi 3 của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bước lại gần người vợ đang nằm bế con ngủ mệt trên võng, nhận ra cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não”, “cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh, có đôi mắt thâm cuồng, đến bàn tay “xanh trong xanh lạ”, “lủng củng rặt những xương”, tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, một vẻ bạc mệnh, một cài gì đau khổ và chật vật”; Hộ đã “khóc nức nở”, nước mắt “bật ra như một quả chanh mà người ta bóp mạnh”. Anh đau đớn nghĩ đến lối cư xử tồi tệ của mình đối với người vợ đáng phải được an ủi che chở đó. Hộ nghẹn ngào nói với Từ giọng nói đẫm nước mắt “Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn. Anh không thể tha thứ cho mình” [11, 421 – 422]. Cũng trong bài viết này, tác giả Nguyễn Hoành Khung có đề cập đến hình ảnh nước mắt - một biểu hiện của sự sám hối trong truyện ngắn Nam Cao. Tác giả đưa ra nhận định: “Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nước mắt. Nhân vật tiểu tư sản của ông không ít tật xấu và lỗi lầm nhưng thường là những người hay bị hối hận giày vò và thường khóc vì hối hận. Đó không phải là thứ “hối hận” ồn ào hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang, cũng không phải thứ “hối hận” có chu kì của nhiều kẻ tiểu tư sản dùng để xoa dịu cái lương tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái xấu. Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khao khát lương thiện ” [11, 422]. 2.2. Trong bài viết Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo của Nguyễn Quang Trung ông đã tìm hiểu về khái niệm tính chất lưỡng hóa trong nhân vật hay nói cách khác chỉ ra được đặc điểm tính cách của nhân vật sám hối: “ nhân vật có những phản ứng (tâm, sinh lý) luôn có sự dao động trước các tình huống của môi trường. “Dao động” tức là không đứng im, cũng không phải là sự vận động một chiều mà là sự vận động qua lại, tạo nên một kiểu nhân vật không thuần nhất mà luôn dằng co, tự mâu thuẫn rất phức tạp. Cụ thể hơn, tính dao động của nhân vật lưỡng hóa được biểu hiện bên ngoài ấy phản ánh (hay chịu sự chi phối) những dao động phức tạp của những yếu tố bên trong như tư tưởng, tình cảm, đạo đức ” [ 11, 347]. 2.3. GS Nguyễn Văn Hạnh trong “Nam Cao một đời người một đời văn” có viết: “Trong tác phẩm của Nam Cao con người sống trong một xã hội thật dữ dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh như muốn nghiền nát con người đi, nhưng con người vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tình cách, để làm người. Cuộc đấu tranh khi quyết liệt khi âm thầm của con người với hoàn cảnh và với chính bản thân mình để tìm lối ra, để vươn tới ánh sáng, giữ gìn các giá 4 trị nhân bản ngay trong hoàn cảnh sống tưởng chừng như không thể nào chịu đựng nổi, niềm tin của tác giả vào thiện căn của con người, khao khát của tác giả về một cuộc sống xứng đáng lương thiện. Tất cả những điều này làm cho những trang viết của Nam Cao bao giờ cũng thấm đượm lan tỏa sự ấm áp của tình người, của hi vọng” [6, 60]. Tác giả đã nhìn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những nhân vật trong sáng tác của Nam Cao. Họ biết vươn lên, đấu tranh với hoàn cảnh để tìm cho mình lối ra, để vươn tới những giá trị tốt đẹp của con người. Như vậy, khi tiến hành tìm hiểu về nhân vật sám hối trong các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi đồng thời khảo cứu các công trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học có liên quan tới nhân vật sám hối. Kết quả cho thấy: Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói nhiều về Nam Cao và tác phẩm của ông nhưng nhân vật sám hối và những giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua nhân vật này thì chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Vì vậy trong quá trình khai thác vấn đề, chúng tôi một mặt tiếp thu, kế thừa những thành tựu đáng trân trọng của các nhà nghiên cứu, một mặt mong muốn được đi sâu tìm hiểu và khám phá những giá trị ẩn chứa trong tác phẩm của Nam Cao qua đề tài: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề thông qua nhân vật sám hối xuất hiện trong truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau: - Trước hết là tìm hiểu những giá trị, tư tưởng ẩn chứa trong tác phẩm của Nam Cao. Từ đó khám phá, khẳng định tài năng cũng như tấm lòng của Nam Cao. - Thông qua tìm kiếm, phân tích nhân vật sám hối của Nam Cao chúng tôi tiếp cận tác phẩm ở một góc nhìn cụ thể và hi vọng sẽ đóng góp một tài liệu tham khảo có ích cho việc học tập của các bạn sinh viên cũng như quá trình giảng dạy sau này của bản thân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được khai thác nhân vật sám hối, khai thác giá trị nội dung và tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực đời sống và nhân cách con người trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi đi nghiên cứu những truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám có xuất hiện nhân vật sám hối. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu vấn đề, chúng tôi có đối sánh với sáng tác của một số nhà văn cùng viết về vấn đề này. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó chú trọng đến các phương pháp: Khảo sát và thống kê, phân tích, so sánh, bình luận. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Đây là những phương pháp quan trọng dựa vào việc khảo sát, thống kê cụ thể để chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Với số lượng sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, phương pháp khảo sát, thống kê khiến cho nghiên cứu tránh được cảm giác sa đà mà đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng. - Phương pháp phân tích văn học: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài nhằm làm rõ hơn về Nhân vật sám hối trong trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên một số truyện được phân tích tương đối toàn diện, một số truyện chỉ phân tích một mặt nào đó để làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá xoay quanh nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp dùng để so sánh, làm nổi bật nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao trong hai đề tài lớn: Người nông dân và tri thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Nam Cao và với các tác giả khác. Đồng thời làm nổi bật tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn. - Phương pháp bình luận văn học: Nhằm làm nổi bật nhân vật sám hối trong một số truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận bước đầu đi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thông qua nhân vật sám hối trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Từ đó, tăng cường sự hiểu biết của bản thân về lí thuyết lí luận văn 6 học. Qua đó hiểu sâu sắc hơn nội dung, tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập nghiên cứu của sinh viên, học sinh. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận bao gồm hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. [...]... là nhân vật tha hóa, nhân vật tính cách, nhân vật anh hùng, nhân vật dị dạng, nhân vật sám hối Tuy nhiên ở khóa luận này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những đặc điểm của nhân vật sám hối Nhân vật sám hối là một cách định dạng, lấy sám hối làm tiêu chí để xếp loại nhận vật Có thể xếp nhân vật sám hối vào loại nhân vật phức tạp, bởi khi xây dựng nhân vật này thì nhà văn gắn cho nhân vật của. .. nghệ sĩ nào cũng hướng đến 19 CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 2.1 Sám hối - triết lý tình thương, lòng vị tha của Nam Cao Nam Cao một nhà văn có những sáng tác chứa chan một tinh thần nhân đạo sâu sắc Ông cho rằng văn học chân chính là văn học luôn hướng về con người, ông khẳng định nó trong tác phẩm của mình: “Một tác phẩm thật giá trị phải... tạo nên cho nhân vật sám hối của chúng ta một tính cách phức tạp Phải nhìn nhân vật này dưới nhiều góc độ, nhiều chiều, đặt nhân vật này trong hoàn cảnh cụ thể thì ta mới có thể nhận ra được cái mặt tốt đẹp của nhận vật, sự sám hối của chính nhân vật Nhân vật sám hối khi mang những đặc điểm của nhân vật loại hình thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời... trong nhân vật này có sự vận động về tính cách Từ con quỷ của làng Vũ Đại Chí từng bước vươn lên thành con người chân chính, lương thiện Như vậy nhân vật sám hốinhân vật không chỉ là nhân vật mang đặc điểm của nhân vật loại hình tập trung thể hiện phẩm chất của xã hội, đạo đức của loại người nhất định mà còn là nhân vật tính cách Nhân vật sám hối của luôn có sự dao động trước các tình huống của môi... đặc điểm của nhiều loại nhân vật như nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách và ít được xây dựng mang đặc điểm nhân vật chức năng Nhân vật sám hốinhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và tư tưởng của mình qua hành vi và nhất là qua độc thoại nội tâm Và ở nhân vật này thì sự vận động của hành động nhân vật không phải diễn ra bên ngoài mà chủ yếu diễn ra ở bên trong, diễn ra trong thế... nghĩa chung: Sám hối là sự thức tỉnh sâu sắc về nhân cách và nó được thể hiện qua sự ân hận hay hối hận về những việc mình đã làm và cao hơn là mong muốn được sửa chữa hoặc mong muốn làm điều gì đó tốt hơn 1.2.2 Nhân vật sám hối trong văn học Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học Trong văn học, nhân vật văn học được chia thành nhiều loại nhân vật khác nhau... nền văn học dân tộc; xứng đáng trở thành nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn chiến sĩ dũng cảm, kiên cường Cuộc đời Nam Cao gắn với cuộc sống của người nông dân và người trí thức tiểu tư sản Vì vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã xây dựng nhân vật sám hối có thể coi là thành công tiêu biểu trong sáng tác của. .. chi phối bởi quyền lực vạn năng của đồng tiền, bộ mặt đểu cáng của giai cấp thống trị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Nhân vật sám hối mang đặc điểm của nhân vật tính cách khi nó được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có tính cách nổi bật Ta lại quay trở lại với Chí 16 Phèo của Nam Cao, mặc dù bị xã hội đẩy từ một anh canh điền thành kẻ lưu manh nhưng Chí không dừng lại ở quá trình tha hóa mà trong. .. trị văn chương, bản chất nghệ thuật Đó chính là những thành công lớn của phong cách Nam Cao, và những đóng góp lớn lao của nhà văn với nền văn học Việt Nam hiện thực phê phán 1.1.3 Sự nghiệp sáng tác Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936, nhưng thực sự trở thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo bắt đầu từ truyện ngắn Chí 12 Phèo (1941) Các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao. .. sửa chữa lỗi lầm Ở cấp độ cao hơn, nhân vật sám hối không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức và ý thức nữa mà nhân vật đã chủ động bắt tay vào hành động với mong muốn làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, những hành động vì người khác Trong sáng tác của Nam Cao, nhân vật sám hối có ở nhiều đối tượng thuộc tầng lớp 17 khác nhau và ở mỗi tầng lớp ấy, Nam Cao đã để những nhân vật của mình có đời sống riêng,

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan