tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam

45 1.3K 7
tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiềm năng du lịch huyện Quế Sơn, Quảng Nam

A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Điều này được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh - tế xã hội của đất nước giai đoạn 2000 - 2006 “… phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” (11). Tỉnh Quảng Nam được tổng cục du lịch xác định là một trong những vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Ngoài hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có lợi thế về bờ biển dài hơn 100 km, với nhiều bãi tắm đẹp, hội đủ các tiêu chuẩn của du lịch sinh thái biển. Quảng Nam có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình, có nhiều đồi và núi chiếm 72% diện tích, với nhiều ngọn núi cao phù hợp cho tham quan du lịch với các sản phẩm leo núi phong phú cao 1855 - 2032 m. Vùng thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất đai của tỉnh tập trung ở phía Đông trải dài theo quốc lộ và ven bãi biển. Quảng Nam còn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá và có nhiều món ăn đặc sản, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng… tất cả đã tạo cho Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Chính sách của tỉnh Quảng Nam hiện nay chú trọng vào ngành dịch vụ du lịch - ngành công nghiệp không khói. Phương Tây còn gọi là kỷ nghệ xanh khai thác thế mạnh do thiên nhiên ưu đãi. Cùng với sự phục hồi kinh tế của đất nước, sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam, việc đầu tư phát triển du lịch phù hợp vơí điều kiện của tỉnh là một việc hết sức cần thiết. Huyện Quế Sơn là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam với đầy đủ những ưu thế, lợi điểm để phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch. Quế Sơn được thiên nhiên ban tặng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Suối Tiên, Suối Nước Mát - Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, làng quê Đại Bình, nước nóng Tây Viên… Là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá, có các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch như nghề nón lá, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, mỹ nghệ trầm hương, phở sắn… Mặt khác Quế Sơn là điểm nối dài của hai di sản văn hoá thế giới Hội An - Mỹ Sơn (cách 12 km), nên rất dễ thu hút khách bằng 1 du lịch làng quê, du lịch sinh thái và tạo thành một tour du lịch liên hoàn bằng đường sông nước hoặc đường bộ từ hai di sản Hội An - Mỹ Sơn nối dài với các điểm du lịch của Quế Sơn như Đại Bình, Nước nóng Tây Viên, Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối Tiên… Mặc là vùng rất dồi dào về tài nguyên du lịch nhân văn lẫn tự nhiên, nhưng trong thời gian qua du lịch Quế Sơn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức khai thác các tuyến du lịch cũng như tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch của huyện, nên hiệu quả khai thác còn thấp, chưa phản ánh đúng tiềm năng du lịch của huyện. Để khai thác có hiệu quả các tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần có sự nghiên cứu đánh giá các tài nguyên du lịch để khai thác nó một cách có khoa học là hết sức cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại phòng văn hoá thông tin huyện Quế Sơn, tôi chọn đề tài “đánh giá tiềm năng du lịch của huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài thực tập của mình. II. Mục tiêu của đề tài Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với các vùng, miền trong và ngoài nước, bảo vệ tài nguyên nhân văn và sinh thái của địa phương. Đồng thời đưa ra một hệ thống giải pháp để phát triển du lịch của huyện Quế Sơn. III. Lịch sử đề tài Đã có một số sách báo viết về Quế Sơn: - Sách “Quế Sơn văn hoá và danh thắng” của Nguyễn Đình Quý và Nguyễn Đình Lạc, xuất bản năm 1999: nội dung cuốn sách tập trung vào những nét đẹp văn hoá và một số danh thắng của huyện Quế Sơn. Nội dung ở mức khái quát, giới thiệu cao, chưa đi sâu vào điều kiện thực tế của từng địa phương, chưa đánh giá đầy đủ các tiềm năng cũng như thực trạng khai thác du lịch du lịch ở các danh thắng. - Sách “Chiến thắng Quế Sơn”: sách này viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng kiên cường của quân và dân Quế Sơn . Đồng thời nêu bật ý nghĩa của khu căn cứ Cấm Dơi trong cuộc kháng chiến và việc xây dựng tượng đài chiến thắng Quế Sơn. Tác giả chưa đề cập gì đến vấn đề du lịch của huyện nhà. - Báo “Quế Sơn 30 năm xây dựng và phát triển” - đặc san kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Quế Sơn (26/03/1975 – 26/03/2005): Nội dung các bài viết tổng kết những thành tựu đạt được trong từng lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, 2 y tế, giáo dục… trong 30 năm từ khi Quế Sơn được giải phóng, nêu ra một số hạn chế, bài học kinh nghiệm cũng như những định hướng phát triển cho thời gian tới (2005 - 2020). Nhìn chung, sách báo viết về Quế Sơn rất ít, và chưa có bài viết nào đi vào đánh giá cụ thể tiềm năng du lịch cũng như tình hình phát triển du lịch của các địa phương trong huyện. IV. Điểm mới của đề tài - Đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. - Khái quát được thực trạng phát triển du lịch của huyện Quế Sơn trong những năm gần đây. - Đưa ra được một hệ thống các giải pháp phát triển du lịch của huyện Quế Sơn. V. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nghiên cứu trong địa bàn huyện Quế Sơn. - Thời gian nghiên cứu là 6 tuần (từ ngày 14/04/1008 đến ngày 25/05/2008) - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá văn nghệ dân gian, ẩm thực… của huyện Quế Sơn. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá tiềm năng du lịch của huyện, khái quát thực trạng phát triển du lịch, và xây dựng giải pháp để khôi phục và phát triển du lịch của huyện Quế Sơn. VI. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp thực địa. - phương pháp điền dã. - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu. - Phương pháp bản đồ. - Phỏng vấn chuyên gia. 3 B. NỘI DUNG Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA HUYỆN QUẾ SƠN TỈNH QUẢNG NAM I. Các khái niệm 1. Khái niệm du lịch 1.1 Khái niệm Theo Liên Hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức: du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt các mối quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Theo I.I pirogionic, 1985 thì: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hoá. Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Nhìn từ góc độ thay đổ không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với nhu cầu chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhìn chung có thể nói: "du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". 4 1.2 Bản chất của du lịch - Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định, chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học, công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịchdu ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao. - Xét từ góc độ các quốc sách du lịch: dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tương ứng. - Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất- kỷ thuật phục vụ du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển. - Xét từ góc độ thị trường du lịch: mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”. 2. Khái niệm về khách du lịch Khách thăm viếng (visitor): là một người đi tới một nơi, khác với nơi họ thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (International Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor). Khách thăm viếng được chia làm hai loại: - Khách du lịch (Tourist): là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao. - Khách tham quan (Excursionist): là những người chỉ đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24 giờ. Theo pháp lệnh du lịch ở nước ta qui định: - Khách du lịch quốc tế : là những người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch đi du lịch với mong muốn không chỉ được đáp ứng, thoã mãn những nhu cầu về vui chơi, giải trí, chữa bệnh… mà cả các điều kiện về phương tiện, vật chất trong chuyến đi. Hay nói cách khác các cơ sở kinh doanh 5 du lịch phải thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của du khách bằng sản phẩm du lịch. 3. Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó. Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách; hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch. 4. Tuyến - điểm du lịch và cơ sở hình thành tuyến - điểm di lịch Sự hình thành các tuyến - điểm du lịch thực chất là quá trình hình thành sự phân công theo lãnh thổ của tổ chức lãnh thổ du lịch có hệ thống phân vị bao gồm điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. Nếu xét theo cấp bậc từ lớn đến nhỏ trong hệ thống phân vị của lãnh thổ du lịch thì điểm du lịch là điểm thấp nhất của hệ thống lãnh thổ du lịch. 4.1 Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị.Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá, lịch sử hoặc kinh tế - xã hội ) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ.Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại điểm du lịch tài nguyên và điếm du lịch chức năng. Với mỗi điểm du lịch, thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn (không quá một đến hai ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan… 4.2 Tuyến du lịch Tuyến du lịch được xem là sản phẩm của du lịch đặc biệt dựa vào cực hút, các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không, hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour du lịch đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch của khách trong và ngoài nước. Tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du lịch được nối kết bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về qui mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề để xác định tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông. Do vậy tuyến du lịch có thể là tuyến đường bộ tuyến đường sắt, tuyến đường thuỷ, tuyến đường không. 6 Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng). 4.3 Các cơ sở hình thành tuyến - điểm du lịch 4.3.1 Tài nguyên du lịch Khái niệm: tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ; những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác . Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể đựơc sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển du lịch, là mục đích chính của chuyến du lịch vì nó là nhân tố cấu thành nên sự hấp dẫn và lôi cuốn của một điểm du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch. Qui mô hoạt động của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch, sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong 7 yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch, số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng ở mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vậy tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất hay nói đúng hơn là cơ sở để hình thành tuyến - điểm du lịch. 4.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng chung của xã hội được sử dụng trong du lịch Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch sử dụng các phương tiện của cơ sở hạ tầng chung của xã hội như mạng lưới giao thông, mạng lưới điện, nước, mạng lưới thông tin liên lạc, mạng lưới y tế…du lịch không thể phát triển được nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng chung của xã hội không phát triển. Cơ sở hạ tầng chung của xã hội là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động du lịch. 4.3.3 Điều kiện đón tiếp riêng có của ngành du lịch: (cơ sở vật chất - kỹ thuật riêng có của ngành du lịch) 7 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì lẽ đó nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật. - Các cơ sở lưu trú: được phân thành nhiều loại như khách sạn, biệt thự, nhà trọ, đất đai cắm trại, làng du lịch… trong đó khách sạn là cơ sở vật chất chủ lực của ngành du lịch. Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh phục vụ cho khách du lịch lưu trú trong thời gian ngắn, đáp ứng về nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ bổ sung… - Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống: nhà hàng là nơi cung ứng dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác như khiêu vũ….Có nhiều loại nhà hàng khác nhau: nhà hàng đặc sản, bình dân, quán bar, nhà hàng tự phục vụ, hiệu bán các thức ăn làm sẵn,… qui mô của nhà hàng được phản ánh bằng số lượng chỗ ngồi, doanh thu phân theo loại và được cấp hạng nhà hàng. -Cơ sở phục vụ bổ sung khác: bao gồm phòng họp hội nghị, phòng hòa nhạc, quày bán hàng lưu niệm, thông tin… nếu được tổ chức tốt và hợp lý tại từng điểm thu hút sẽ làm tăng thêm giá trị hấp dẫn của điểm thu hút đó. - Các phương tiện chuyên chở: nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển khách trong quá trình du lịch. Các phương tiện đó là ô tô, tàu biển, tàu hoả, tàu thủy, máy bay, mô tô, xích lô, xe đạp, thuyền du lịch….chỉ tiêu phản ánh qui mô vận chuyển khách tại điểm du lịch đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. II. Vai trò của du lịch Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính đa ngành, liên vùng, du lịch phát triển sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và cả nước. Việc phát triển khinh doanh du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho Nhà nước và nhân dân địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân lên một bước đáng kể. Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp: quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, marketing… Hiện ngành du lịch thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới, cứ 9 người lao động thì có một người làm nghề du lịch. Du lịch còn là một gành tạo ra nhiều lao động gián tiếp, đó là sự phát triển của ngành du lich sẽ kéo theo các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và vì vậy các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội. Như vậy một cách gián tiếp du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở các ngành khác. Ngành du lịch phát triển góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển theo, thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương 8 thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạt, xây dựng… Ngoài ra các sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm từ những nghề thủ công đang bị mai một vì người dân địa phương không cần quan tâm đến thì đến nay lại được khôi phục và phát triển. Du lịch phát triển sẽ mang về một nguồn thu lớn về kinh tế cũng như sự chú trọng của các nhà đầu tư, từ đó tạo được những điều kiện làm nền tảng cho sự bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa: trùng tu du tích, khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống, văn hóa văn nghệ dân gian… Đồng thời, hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Đời sống càng phát triển, thu nhập của con người tăng lên, trình độ nhận thức của con người ngày càng cao, thời gian nhàn rỗi ngày càng nhiều, do đó họ muốn đi du lịch. Cũng có nhiều trường hợp, do làm việc mệt mỏi, căng thẳng, con người muốn đi du lịch để nghỉ ngơi, giải tỏa tâm lý. Có thể nói hoạt động du lịch đáp ứng những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác nhau. III. Đặc điểm của hoạt động du lịch 1.Tính nhàn rỗi Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch . Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người mà hình thành nhu cầu du lịch. Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Lịch sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng đi du lịch tăng lên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội cũng tăng. Ngày nay nền kinh tế ngày một phát triển, năng suất ngày một cao, mức sống của con người ngày một được cải thiện. Trong điều kiện đó xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi. Đó là điều kiện để phát triển du lịch. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần. Điều này cho phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều khách du lịch đến với cơ sở của mình. 2. Tính mùa vụ Thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại hằng năm của "cung" và "cầu" trong du lịch, dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nước nào đó, là tập hợp hàng loạt các biến động theo mùa của cung và cầu, cũng như sự tác động tuơng hỗ giữa chúng trong tiêu dùng du lịch. Ở các nước khác nhau, các vùng khác nhau có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển của nước đó. Thời gian và cường độ du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vào từng loại khách du lịch, mức độ khai thác tài nguyên và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch, loại hình du lịch. Ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng quốc gia, từng vùng. 3. Đặc điểm và sự phân bố tài nguyên 9 3.1 Về tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình. Khách tham quan theo chuyên đề này thường là những người có trình độ, vị trí và nhận thức nhất định: sinh viên, giáo viên, những nhà sử học hoặc những người làm công tác nghiên cứu có mối quan tâm về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Tài nguyên du lịch nhân văn tập trung ở những điểm quần cư và các thành phố lớn nên việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn tài nguyên tự nhiên. Ưu thế của tài nguyên này là đại bộ phận không phụ thuộc vào điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên nên khách có thể tham quan vào bất cứ thời điểm nào. 3.2 Về tài nguyên tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên có tác dụng nghỉ dưỡng, giải trí nhiều hơn, tác dụng nhận thức có ý nghĩa thứ yếu. Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.Vì vậy khách chỉ được tham quan các đối tượng vào những thời điểm nhất định, loại tài nguyên này thường có địa hình phức tạp, tập trung ở xa các điểm quần cư nên việc đầu tư phát triển du lịch là rất khó khăn, tốn kém. IV. Các tiêu chí đánh giá - Đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: cần đánh giá nguồn nước khoáng hoặc bùn chữa bệnh. - Đối với loại hình du lịch thể thao và du lịch theo lộ trình: cần đánh giá đặc điểm của lãnh thổ du lịch như khả năng vượt và sự tồn tại các chướng ngại vật (ghềnh, thác, đèo, núi cao), vùng có ít dân và cách xa dân. - Đối với loại hình du lịch sinh thái: nghiên cứu, đánh giá cảnh đẹp, bầu không khí, thế giới động thực vật, môi trường… - Đối với du lịch dân tộc học: đặc trưng cho những người quay về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình. Do vậy cần tìm hiểu các tập tục về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc… - Đối với du lịch văn hoá Du lịch lễ hội: đánh giá các nghi thức của phần lễ, các hoạt động của phần hội, tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đối với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Du lịch làng nghề: nghiên cứu qui trình sản xuất, sản phẩm đặc trưng của làng nghề, và ý nghĩa của chúng đối với người dân địa phương và đối với du lịch. Ngoài ra khi nghiên cứu về du lịch văn hóa cần phải đánh giá về truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá văn nghệ dân gian của nơi đến. 10 [...]... tác du lịch 6 Xây dựng các loại hình du lịch Quế Sơn với nhiều tiềm năng về du lịch, thuận lợi để ta xây dựng và phát triển một số loại hình du lịch như - Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chữa bệnh :Với các tài nguyên du lịch như nước nóng Tây Viên, Nước Mát - Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối Tiên… Huyện Quế Sơn có điều kiện phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng chữa bệnh, kết hợp với du. .. hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và đã tiến hành lập chi tiết xây dựng các khu, điểm du lịch như: Suối Tiên Quế Hiệp, Nước Mát – Đèo Le, nước nóng Tây Viên, làng văn hóa du lịch Đại Bình Công tác quy hoạch đã góp phần định hướng phát triển du lịch với mục tiêu khai thác các lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và quản lý tốt các hoạt động du lịch theo đúng... phát triển du lịch trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết Đồng thời Quế sơn là huyện rất giàu về tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả Hoạt động du lịch phát triển một cách chậm chạp, còn nhận thức của người dân về ngành du lịch chưa cao Chưa có các cơ chế quản lý du lịch rõ ràng Xuất phát từ thực trạng đó, cần phải đưa ra một hệ thống các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch. .. tác bảo tồn phát huy vốn văn hóa truyền thống của Quế Sơn nhất định được chú trọng, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của huyện nhà phát triển hơn III Tình hình phát triển du lịch của huyện Quế Sơn trong những năm gần đây 1 Thành tựu Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cả tỉnh, du lịch của huyện Quế Sơn cũng đã có những bước phát triển đáng kể, thu hút nhiều du khách trong... huyện Hiệp Đức và Nam Giang 11 Theo con số thống kê hiện nay thì Quế sơn có diện tích tự nhiên là 70.667 ha, dân số là 132.061 người, bao gồm 17 xã và một thị trấn Đó là các xã Quế Xuân I, Quế Xuân II, Quế Phú, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong, Quế Ninh, Quế Lộc, Quế Phước, Quế Lâm, Quế Trung và thị trấn Đông Phú Địa hình huyện Quế Sơn khá phức... dịch vụ du lịch thực sự trong cơ cấu ngành nghề của huyện Bởi vậy để phát triển du lịchQuế Sơn, cần phải có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức của toàn dân, đồng thời có quyết tâm và sự “vào cuộc” của các cấp chính quyền 31 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN QUẾ SƠN I.Cơ sở để hình thành giải pháp - Đại hội đảng lần thứ VIII có đề ra đường lối về phát triển ngành du lịch: “ Triển khai... ngoài, xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn 32 Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch - Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 25/06/2007 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, có đưa ra định hướng phát triển Đẩy mạnh phát triển dịch vụ song song với phát triển công nghiệp trong những... lâu dài ưu tiên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển, chiếm vị trí hang đầu của lĩnh vực dịch vụ Phấn đấu xây dựng tỉnh Quảng Nam thành một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực, tạo được thương hiệu du lịch Quảng Nam có uy tín trên trường quốc tế Qui mô có thể dón 10 triệu du khách vào năm 2020 và tiếp tục phát triển lớn hơn trong... Đèo Le – Nước Mát có nhiều tiềm năng để thu hút khách du lịch, cần được chú trọng đầu tư để thúc đẩy hoạt động du lịch ngày càng phát triển Tại điểm du lịch Đèo Le – Nước Mát, khách du lịch đến ngày càng nhiều kể từ khi tuyến đường 611 đi Đèo Le được nâng cấp Hiện tại Ủy ban Nhân dân huyện Quế Sơn đã có qui hoạch đầu tư phát triển du lịch suối Nước Mát – Đèo Le nhưng chưa được triển khai thực hiện Đèo... điểm du lịch của huyện, tìm hiểu và sưu tầm các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể để giới thiệu cho du khách, làm đa dạng sản phẩm du lịch, tăng sự hấp dẫn và khám phá của du khách 3 Thị trường và sản phẩm du lịch Trên cơ sở tiềm năng du lịch của huyện, phân tích lợi thế so sánh với các điểm du lịch tương đồng khác và nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch khác nhau, để phát triển . nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” (11). Tỉnh Quảng Nam được tổng cục du lịch xác định là một trong những vùng du lịch trọng. giá cụ thể tiềm năng du lịch cũng như tình hình phát triển du lịch của các địa phương trong huyện. IV. Điểm mới của đề tài - Đánh giá được tiềm năng du lịch của huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. - Khái. huyện Quế Sơn. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá tiềm năng du lịch của huyện, khái quát thực trạng phát triển du lịch, và xây dựng giải pháp để khôi phục và phát triển du lịch của huyện Quế Sơn. VI.

Ngày đăng: 08/06/2014, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan