LỄ HỘI KỲ PHÚC Ở LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

54 3.4K 8
LỄ HỘI KỲ PHÚC Ở LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 23. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................. 33.1. Mục đích .................................................................................................... 33.2. Đối tượng ................................................................................................... 33.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 34. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 35. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - XÃ HOẰNG PHÚ- HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA ............................................... 51.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 51.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 51.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 51.2. Kinh tế ........................................................................................................ 71.3. Văn hóa - xã hội ....................................................................................... 13CHƯƠNG 2. ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ ......................................................... 162.1 Khái quát về Làng Phú Khê..................................................................... 162.2 Tổng quan về đình làng Phú Khê ............................................................ 172.2.1. Lịch sử hình thành và tôn tạo .............................................................. 182.2.2. Kiến trúc ............................................................................................... 192.2.3. Di vật ..................................................................................................... 21CHƯƠNG 3. LỄ HỘI “KỲ PHÚC” .............................................................. 243.1. Vài nét khái quát về hai vị Thành Hoàng .............................................. 243.1.1. Hai vị Thành Hoàng trong truyền thuyết và dân gian. ...................... 243.1.2. Các sắc phong ....................................................................................... 273.2. Không gian lễ hội ..................................................................................... 283.2.1. Phần lễ ................................................................................................... 293.2.2. Phần hội ................................................................................................ 383.3. Nhận xét tín ngưỡng phong tục lễ hội “Kỳ Phúc” thờ cú ng hai vịThành Hoàng ................................................................................................. 393.4. Ý nghĩa của lễ hội “Kỳ Phúc” ................................................................. 40KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 45PHỤ LỤC ẢNH1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiThanh Hóa là tỉnh nằm trải dài theo đường cong hình chữ S. Vùng đất nàytừ lâu đã được biết đến với tên gọi khá ấn tượng “đất Thanh đất học”, là vùngđất tuy khá khô cằn nhưng nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Cóthể nói đây là vùng đất “địa danh nhân kiệt” của nước ta. Không chỉ thế, ThanhHóa còn được biết đến là vùng đất với nét văn hóa độc đáo lưu giữ nhiều truyềnthống tốt đẹp của dân tộc. Hằng năm cứ mỗi độ xuân về nhân dân trong tỉnh lạinô nức đón mừng các lễ hội truyền thống của quê hương. Đây cũng chính làmón ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Thanh.Lễ hội là đối tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, đồngthời phản ánh rõ nét nhất sinh hoạt tín ngưỡng của người dân đất Việt. Vì vậy,từ lâu lễ hội không chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của các văn hóa, các nhàdân tộc học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà sử học.Với những lí lẽ trên, việc lựa chọn vấn đề “lễ hội Kỳ Phúc ở làng Phú Khê- xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốtnghiệp tôi mang theo nhiều băn khoăn trăn trở. Bởi lẽ:Lễ hội là đối tượng quan trọng của sử học, có thể coi lễ hội là nguồn tưliệu sống phản ánh một cách rõ nét nhất các sự kiện, nhân vật lịch sử. Lễ hội lànơi bảo lưu các truyền thống văn hóa xã hội của làng, xã, của một địa phương,lịch sử và quá khứ sẽ trở nên rõ nét hơn, sinh động hơn bởi những nguồn tư liệuđược cung cấp từ lễ hội.Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ ở nước ta, trongkhu vực mà còn trên toàn thế giới đang tập trung phát triển kinh tế theo xuhướng “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” mà vô tình làm mai một dần các giá trịtruyền thống, ngay trong các lễ hội cũng được cải biên đi nhiều cho phù hợp vớinền kinh tế thị trường mà lãng quên dần những nguyên tắc truyền thống vốn có.Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quantrọng của tất cả người dân đất Việt. Trong văn kiệt đại hội X của Đảng đã chỉ rõ“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêucầu phát triển của con người và xã hội trong điều kiện đẩy mạnh phát triển côngnghiệp hóa - hiện đại hóa” và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc “hòa nhậpnhưng không hòa tan”. Cho nên việc đi sâu tìm hiểu lễ hội “Kỳ Phúc” nhằm2mục đích phần nào duy trì, phát huy những truyền thống văn hóa mang đậm bảnsắc dân tộc và yếu tố tích cực của lễ hội trong đời sống kinh tế hiện nay.Cho đến nay mọi người dân chỉ đơn thuần hiểu cái tên Hán Việt lễ hội “KỳPhúc” là lễ hội “rước kiệu mừng sinh nhật Thành Hoàng” cầu mưa thuận gió hòa,may mắn an vui mà ít ai hiểu được nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của lễ hội cũngnhư xuất xứ, lai lịch của hai vị Thành Hoàng mà làng mình thờ phụng.Lễ hội “Kỳ Phúc” ra đời và phát triển hàng mấy trăm năm nay, đã đượcchính quyền các cấp công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh, nhưng quy mô của lễhội mới chỉ bó hẹp trong một làng nhỏ hẹp mà chưa được nhân dân tứ phươngbiết đến với danh nghĩa là một lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.Với tất cả những lý do trên mà tôi quyết định chọn vấn đề “Lễ hội KỳPhúc ở làng Phú Khê - xã Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa”làm khóa luận tốt nghiệp.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềHiện nay việc nghiên cứu về

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ THUYẾT LỄ HỘI KỲ PHÚC LÀNG PHÚ KHÊ - HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ THUYẾT LỄ HỘI KỲ PHÚC LÀNG PHÚ KHÊ - HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Phí Thị Toan SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Phí Thị Toan - giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ lịch sử Việt Nam - Trường Đại Học Tây Bắc, các bạn sinh viên trong tập thể lớp K50 ĐHSP Lịch Sử đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn tới bác Xuân Quyền, bác Trần Duy Phương, các ban ngành, tổ chức văn hóa huyện Hoằng Hóa đã giúp đỡ cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân thành cảm ơn Sơn La, tháng 5 năm 2013 Tác giả Phạm Thị Thuyết MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 3.1. Mục đích 3 3.2. Đối tượng 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 4. Đóng góp của khóa luận 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục của khóa luận 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA 5 1.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên 5 1.1.1. Vị trí địa lý 5 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 5 1.2. Kinh tế 7 1.3. Văn hóa - hội 13 CHƯƠNG 2. ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ 16 2.1 Khái quát về Làng Phú Khê 16 2.2 Tổng quan về đình làng Phú Khê 17 2.2.1. Lịch sử hình thành và tôn tạo 18 2.2.2. Kiến trúc 19 2.2.3. Di vật 21 CHƯƠNG 3. LỄ HỘI “KỲ PHÚC” 24 3.1. Vài nét khái quát về hai vị Thành Hoàng 24 3.1.1. Hai vị Thành Hoàng trong truyền thuyết và dân gian. 24 3.1.2. Các sắc phong 27 3.2. Không gian lễ hội 28 3.2.1. Phần lễ 29 3.2.2. Phần hội 38 3.3. Nhận xét tín ngưỡng phong tục lễ hội “Kỳ Phúc” thờ cúng hai vị Thành Hoàng 39 3.4. Ý nghĩa của lễ hội “Kỳ Phúc” 40 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC ẢNH 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh Hóatỉnh nằm trải dài theo đường cong hình chữ S. Vùng đất này từ lâu đã được biết đến với tên gọi khá ấn tượng “đất Thanh đất học”, là vùng đất tuy khá khô cằn nhưng nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Có thể nói đây là vùng đất “địa danh nhân kiệt” của nước ta. Không chỉ thế, Thanh Hóa còn được biết đến là vùng đất với nét văn hóa độc đáo lưu giữ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hằng năm cứ mỗi độ xuân về nhân dân trong tỉnh lại nô nức đón mừng các lễ hội truyền thống của quê hương. Đây cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Thanh. Lễ hội là đối tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, đồng thời phản ánh rõ nét nhất sinh hoạt tín ngưỡng của người dân đất Việt. Vì vậy, từ lâu lễ hội không chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của các văn hóa, các nhà dân tộc học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà sử học. Với những lí lẽ trên, việc lựa chọn vấn đề “lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp tôi mang theo nhiều băn khoăn trăn trở. Bởi lẽ: Lễ hội là đối tượng quan trọng của sử học, có thể coi lễ hội là nguồn tư liệu sống phản ánh một cách rõ nét nhất các sự kiện, nhân vật lịch sử. Lễ hội là nơi bảo lưu các truyền thống văn hóa hội của làng, xã, của một địa phương, lịch sử và quá khứ sẽ trở nên rõ nét hơn, sinh động hơn bởi những nguồn tư liệu được cung cấp từ lễ hội. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không chỉ nước ta, trong khu vực mà còn trên toàn thế giới đang tập trung phát triển kinh tế theo xu hướng “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” mà vô tình làm mai một dần các giá trị truyền thống, ngay trong các lễ hội cũng được cải biên đi nhiều cho phù hợp với nền kinh tế thị trường mà lãng quên dần những nguyên tắc truyền thống vốn có. Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả người dân đất Việt. Trong văn kiệt đại hội X của Đảng đã chỉ rõ “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của con người và hội trong điều kiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa” và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Cho nên việc đi sâu tìm hiểu lễ hội “Kỳ Phúc” nhằm 2 mục đích phần nào duy trì, phát huy những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và yếu tố tích cực của lễ hội trong đời sống kinh tế hiện nay. Cho đến nay mọi người dân chỉ đơn thuần hiểu cái tên Hán Việt lễ hội “Kỳ Phúc” là lễ hội “rước kiệu mừng sinh nhật Thành Hoàng” cầu mưa thuận gió hòa, may mắn an vui mà ít ai hiểu được nguồn gốc, bản chất và ý nghĩa của lễ hội cũng như xuất xứ, lai lịch của hai vị Thành Hoànglàng mình thờ phụng. Lễ hội “Kỳ Phúc” ra đời và phát triển hàng mấy trăm năm nay, đã được chính quyền các cấp công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh, nhưng quy mô của lễ hội mới chỉ bó hẹp trong một làng nhỏ hẹp mà chưa được nhân dân tứ phương biết đến với danh nghĩa là một lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Với tất cả những lý do trên mà tôi quyết định chọn vấn đề “Lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay việc nghiên cứu về các lễ hội Việt Nam đã và đang được sự quan tâm của giới nghiên cứu, tới nay cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về “Lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê, Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Song lại theo nhiều hướng khác nhau, tiêu biểu như: - Cuốn “Hồ sơ lí lịch đình làng Phú Khê - Hoằng Phú” của tác giả Nguyễn Ngọc Khiếu viết năm (1990) thuộc Bảo Tàng tỉnh Thanh Hóa đã khái quát về đình làng Phú Khê cũng như xuất xứ hai vị Thành Hoàng và việc ra đời của đình làng Phú Khê cũng như lễ hội “Kỳ Phúc”. - Bản dịch nghĩa từ chữ Hán của tác giả Nguyễn Văn Hải về “Thần tích làng Phú Khê” đã dịch khá chi tiết về hai vị Thành Hoàng được nhân dân thờ cúng và các sắc phong của hai Thành Hoàng. - Văn bản trả lời các câu hỏi về “Phong tục tế lễ thần thánh” trong làng do Viện Hán Nôm thực hiện và do tác giả Phạm Văn Thắm dịch đã nói khá chi tiết về các nghi thức tế lễ thần thánh trong những ngày hội làng. - Cuốn sách “Phú Khê trong hồn đất Việt” do tác giả Trần Duy Phương viết cũng đã giới thiệu một cách khái quát nhất về làng Phú Khê, lịch sử ra đời và phát triển của làng cùng với đó là đình lànglễ hội của làng. - Gần đây nhất là bộ phim tư liệu dài 6 tập do trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam và Viện Mỹ Thuật hợp tác thực hiện đã dựng lại rất chi tiết về quang cảnh đình làng Phú Khê và quy trình tổ chức lễ hội. 3 Tuy nhiên những bài viết, những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại một góc độ, một khía cạnh nhất định qua cái nhìn của từng tác giả, do đó nó không mang tính tổng thể của ngôi đình Phú Khê cũng như lễ hội “Kỳ Phúc”.Vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm chỉ ra: Lịch sử hình thành, nội dung, ý nghĩa của “lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa”. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Mục đích Đề tài được tiến hành với mục đích tập hợp có hệ thống nguồn tư liệu về “lễ hội Kỳ Phúc” đồng thời khái quát lại: nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của lễ hội này. 3.2. Đối tượng Như tên gọi của đề tài, tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu về “lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa” 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được tiến hành trong phạm vi nghiên cứu là: nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa lễ hội “Kỳ Phúc” làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa. 4. Đóng góp của khóa luận Đề tài được thực hiện nhằm khôi phục một cách tổng thể, toàn diện về lễ hội “Kỳ Phúc” giúp người dân và chính quyền địa phương có cách nhìn đúng đắn hơn về giá trị văn hóa vùng mình. Đóng góp bổ sung thêm nguồn tài liệu sử dụng trong công tác nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như văn hóa của tỉnh Thanh Hóa. Đề tài góp phần giúp những ai quan tâm tìm hiểu lễ hội văn hóa của vùng này, tăng cường mối giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa vùng này với vùng khác, giữa các vùng trong cả nước và quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Do tính chất của đề tài nên tôi đã vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và đánh giá các vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu. 4 Phương pháp cụ thể được vận dụng là phương pháp truyền thống đó là: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, điền dã… để nghiên cứu vấn đề. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về làng Phú Khê - Hoằng Phú - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa. Chương 2: Đình làng “Phú Khê” Chương 3: Lễ hội “Kỳ Phúc” 5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG PHÚ KHÊ - HOẰNG PHÚ - HUYỆN HOẰNG HÓA - TỈNH THANH HÓA 1.1. Vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Cũng giống như bao miền quê hương Bắc Trung Bộ khác, tỉnh Thanh Hóa mang đầy đủ đặc trưng của khu vực miền Trung, địa hình được đan xen cả đồng bằng và miền núi trong đó huyện Hoằng Hóa là một trong những huyện có địa hình khá đa dạng của tỉnh. Hoằng hóa là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc 19,46° đến 19,54° vĩ bắc và 105,45° đến 105,58° kinh đông. Trong quá trình tồn tại theo chiều dài của lịch sử địa danh huyện cũng theo đó mà thay đổi qua nhiều thời kỳ, thời Đinh - huyện Hoằng Hóa được gọi là giáp cổ Hoằng, thời Lý - Trần gọi là Cổ Đằng, thời nhà Hồ đổi là huyện Cổ Linh, thời thuộc Minh lại gọi là huyện cổ Đằng, đến thời Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470) đổi là huyện Hoằng Hóa. Dưới triều Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), một số làng, tổng phía bắc được cắt ra cùng với tổng Đại Ly huyện Hậu Lộc lập nên huyện Mỹ Hóa do huyện Hoằng Hóa kiêm nhiệm. Đầu thế kỉ XX, huyện Mỹ Hóa giải thể, các làng tổng trên lại nhập về Hoằng Hóa. Từ đó đến nay, Hoằng Hóa có địa giới ổn định với diện tích tự nhiên gồm 226,94 km 2 . Phía Bắc huyện giáp Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa, phía tây bắc giáp huyện Vĩnh Lộc, huyện Hà Trung, phía nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Xương thị Sầm Sơn, phía đông là biển. 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Huyện Hoằng Hóa có bờ biển dài 12km, giáp 2 cửa Lạch Trường (tức cửa Y Bích) rộng khoảng 300m, làm ranh với Hậu Lộc và Lạch Trào (tức Cửa Hội Triều) còn gọi Cửa Hới, rộng khoảng 400m đến 500m làm ranh giới với Quảng Xương. Cả hai nơi đều là vùng tiềm năng sinh sản tôm, cua, cá nước lợ, riêng Lạch Trào có thêm rau câu. Hai lạch trên là nơi thuyền bè ra vào trú ngụ dễ dàng. Từ xưa đã là cửa ngõ lớn của tỉnh phía đông. Sử cũ có ghi: “Thanh Hóa có nhiều cửa biển nhưng có hai cửa Hội Triều và Y Bích là đường biển phải đi qua [...]... phú cho huyện Hoằng Hóa, đưa huyện trở thành một trong những huyện phát triển nhất tỉnh Thanh Hóa 15 CHƯƠNG 2 ĐÌNH LÀNG PHÚ KHÊ 2.1 Khái quát về Làng Phú Khê Làng Phú Khê Hoằng Phú, Hoằng Qúy huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa là một vùng đất cổ thuộc nước Văn Lang thời Hùng Vương Hiếm thấy đâu lại có một làng hai như làng Phú Khê, đến ngày nay Hoằng Phú, Hoằng Qúy vẫn thuộc đất của làng Phú. .. sử - văn hóa và giá trị nghệ thuật của di tích đình Phú Khê Chính quyền ba cấp, - huyện - tỉnh và cơ quan văn hóa cấp huyện - tỉnh thống nhất đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao ra quyết định công nhận di tích đình Phú Khê, nhằm bảo vệ một cách hiệu quả di sản văn hóa dân tộc Ngày 17 tháng 4 năm 1992 đình Phú Khê đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận đình Phú Khê là di tích lịch sử, văn hóa, ... hóa dân tộc được bảo lưu trường tồn vĩnh cửu trong các lẽ hội truyền thống nói chung và lễ hội Kỳ Phúc nói riêng Dựa vào các nguồn tài liệu đã được công bố và từ lời kể của các cụ cao niên (ở địa phương) kể lại Tôi xin tóm tắt các lễ hội Kỳ Phúc như sau: Lễ hội Kỳ Phúc được tổ chức đình Phú Khê (đình thượng) do 5 thôn (Tân Phú, Phú Trung, Phú Thượng, Trịnh thôn, Tân Đức) đồng hành tổ chức hàng năm... ổn, thanh thản và phát đạt Chính vì lẽ đó mà từ lâu người dân Thanh Hóa đã lấy việc thờ cúng các vị thần bảo trợ làm chổ dựa tinh thần cho mình, bởi thế hầu hết các làng cổ của tỉnh Thanh đều thờ Thành Hoàng làng mình với mong muốn thần sẽ bảo trợ cho dân làng mình cuộc sống yên ổn, hạnh phúc làng Phú Khê cũng là một làng cổ điển hình trong việc thờ phụng Thành Hoàng làng của tỉnh Thanh Hóa. .. phụng Đình làng Phú Khê tọa lạc tại phía tây Hoằng Phú, trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, phía bắc, phía tây và phía nam là đồng ruộng trù phú của các Hoằng Phú, Hoằng Phượng và Hoằng Qúy Phía đông giáp với dân cư đội 3 - hợp tác Hoằng Phú Đến di tích theo đường: Quốc lộ 1A từ thành phố Thanh Hóa ra phía bắc, qua cầu Tào - đến ga cây số 12+300m rẽ tay trái khoảng 2km là đến đình Phú Khê Từ... Phú Khê xưa Trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi trong lịch sử, Phú Khê thời Tiền thuộc Giáp Cổ Đằng - huyện Ái Châu, thời Trần thuộc huyện Cổ Đằng - phủ Thanh Hóa Đến thời Hậu huyện Cổ Đằng đổi tên thành huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa và gọi là huyện Hoằng Hóa giữ cho đến ngày nay Hàng nghìn năm về trước, Phú Khê còn có những tên gọi khác như: Kẻ Đừng, Phú. .. Hoàng Phần lễ trong lễ hội Kỳ Phúc bao gồm: Lễ rước hai vị Thành Hoàng từ đình thượng đến đình hạ rồi quay lại đình thượng để rước bài vị, bát nhang, kiệu Thành Hoàng từ sân đình thượng Phú Khê ra ngự đài tế lễ Thành Hoàng và phần tế lễ cũng là phần quan trọng nhất được thực hiện trong nhà đình Để cho lễ hội Kỳ phúc diễn ra thành công thì nhân dân làng Phú Khê rất coi trọng việc chuẩn bị cơ sở vật chất,... nở, căn nhà cứ rộng mãi ra vì không có tiếng khóc, cười của con trẻ, nỗi quạnh hiu cứ phủ dày thêm mãi mái tóc màu sương Hai người thường xuất tiền tài du ngoại các nơi chùa chiền linh cảnh làm những việc phúc đức để cầu tự Biết tin, Phú Trừng Trang thuộc Đằng Châu xứ Thanh (Hoằng Phú Hoằng Hóa - Thanh Hóa ngày nay) có ngôi chùa Bảo Phúc rất linh thiêng, một mình ông dặm trường hương lễ đến nơi phúc. .. hiển hựu cao minh - Thượng đẳng phúc thần đại vương - Đương Cảnh Thành Hoàng hùng vĩ tiêu giang - Thượng đẳng phúc thần đại vương Cho đến nay đã có trên ba mươi đạo sắc phong tôn phong hiệu cao quý của hai vị Thành Hoàng, theo ông Trần Bích đã có tới tám làng trong thờ hai vị thần này nhưng đến nay giữa các làng đó không còn mối quan hệ nào nữa 3.2 Không gian lễ hội Lễ hội Phú khê đã tồn tại hàng... các ngày lễ giống nhau, cụ thể: + Ngày thứ nhất: từ 5h30 phút đến 8h30 phút sáng tiến hành rước cỗ kiệu vào đình, từ 8h30 phút đến 9h30 phút khai mạc lễ hội, 9h30 phút đến 11h30 phút tiến hành tế lễ cung đình, từ 7h30 phút đến 8h30 phút tiến hành rước kiệu Buổi chiều - từ 13h30 phút tiến hành các trò chơi, từ 17h rước cỗ kiệu chay Buổi tối - diễn văn nghệ + Ngày thứ hai: Buổi sáng - Từ 7h30 phút sáng

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan