QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 – 1945) - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

55 3.9K 0
QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 – 1945) - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 – 1945) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA,

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 1945) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 1945) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Hồng Liên SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới cô giáo - Thạc sĩ Đặng Thị Hồng Liên người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em xin cảm ơn các thấy cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn lịch sử thế giới đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện tỉnh Sơn La sự ủng hộ, động viên của các bạn sinh viên lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn! Sơn la, tháng 5 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đóng góp của đề tài 2 3.1. Mục đích 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.3. Đóng góp của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 NỘI DUNG 4 Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 4 1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản 4 1.2. Cách mạng tư sản “ Minh Trị Duy Tân” không triệt để. 5 1.3. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 8 1.3.1. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh tế giới thứ nhất. 8 1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Nhật Bản 11 1.4. Sự kiềm tỏa của các nước phương Tây 13 Chương 2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa 15 quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh 15 2.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản 15 2.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 15 2.2.2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 16 2.2. Chủ nghĩa phát xít Nhật con đường chiến tranh 21 2.2.1. Chiến tranh Trung Nhật (1931 - 1945) 21 2.2.2. Chiến tranh Đông Dương (1940 1945) 29 2.2.3. Chiến tranh Châu Á Thái Bình Dương (1941 1945) 32 KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Nhật Bản thuộc phe các nước thắng trận nhưng chịu thiệt thòi trong việc phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai Oasinhton, do đó Nhật âm mưu muốn thủ tiêu hệ thống này phân chia lại thị trường thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh có lợi cho Nhật Bản vì thế sau chiến tranh nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, địa vị quốc tế của Nhật Bản được nâng cao là một trong năm thành viên thường trực của Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, Nhật Bản lại chịu sự kiềm tỏa, o ép của các nước phương Tây. Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 bùng nổ, Nhật Bản đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: Công nông nghiệp giảm sút nhanh chóng, đồng Yên mất giá nghiêm trọng, hàng trăm ngân hàng của Nhật vỡ nợ, nạn thất nghiệp diễn ra tràn lan, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Để đối phó với tình trạng khủng hoảng về kinh tế - chính trị, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương phát xít hóa bộ máy thống trị đẩy mạnh hoạt động bành trướng ra bên ngoài. Mục tiêu của Nhật là chiếm toàn châu Á bao gồm cả Trung Quốc, Đông Dương khu vực châu Á Thái Bình Dương Tuy nhiên, bằng sự chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc bị Nhật chiếm đóng, đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai làm thất bại hoàn toàn phát xít Nhật vào năm 1945. Để hiểu sâu sắc hơn về mắt xích trên tôi lựa chọn vấn đề “Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh (1931 1945)” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn đề tài sẽ đóng góp về mặt khoa học thực tiễn như sau: Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung chủ nghĩa quân phiệt nói riêng, hiểu được quá trình đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức là một hệ quả tất yếu. Sự thất bại của Nhật Bản là bài học cảnh tỉnh cho các nước có tư tưởng vươn lên thống trị thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt chủ nghĩa khủng bố là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân 2 châu Á trong những năm 30 40 của thế kỉ XX chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản luôn là tấm gương sáng cho thế hệ ngày nay tin tưởng, đấu tranh đến cùng vì hòa bình, phát triển tiến bộ thế giới . Nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề “ Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh” có liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai, là một bộ phận của chiến tranh thế giới thứ hai nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong ngoài nước. Trong cuốn “ Ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít Hitle quân phiệt Nhật Bản” của NXB Thông tin lý luận (1985). Đây là công trình tổng hợp các bài nghiên cứu kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít, trong đó có bài viết của một số nhà nghiên cứu về thuyết Đại Đông Á của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản vị trí của Việt Nam trong chiến lược bành trướng của quân phiệt Nhật. Cuốn “ Lịch sử Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hùng - NXB Thế giới (2007), đã trình bày khá kĩ về sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ 1918 1929 cũng như cách giải quyết của Nhật Bản nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Mặc dù có nhiều thông tin nhưng đó cũng chỉ là một trong nhiều khía cạnh của đề tài. Cuốn “ Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia” của Edwin O .Reichauer (Nguyễn Bình Giang dịch) NXB thống kê (1998), đã trình bày về sự tác động của chủ nghĩa quân phiệt dưới góc độ tác động từ bên ngoài. Ngoài ra còn có cuốn “Tài liệu tham khảo về cách mạng tháng Tám” NXB giáo dục. Cuốn “Sự phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản” NXB Quân đội. Các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các websites… cũng đề cập đến nội dung đề tài. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề “Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh (1931 -1945)” vẫn chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đóng góp của đề tài 3.1. Mục đích 3 Tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản, nhằm thực hiện âm mưu thống trị toàn bộ châu Á bằng chiến tranh. Giúp người đọc hiểu hơn về cuộc chiến tranh phi nghĩaNhật đã tiến hành ở châu Á. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện âm mưu bành trướng xâm lược ra bên ngoài Nhật Bản đã phát xít hóa bộ máy thống trị, tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Đông Dương. Toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương trong những năm 30 40 của thế kỷ XX. Vì vậy, trong phạm vi đề tài tôi làm rõ nguồn gốc, quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản con đường chiến tranh trong giai đoạn (1931 1945). 3.3. Đóng góp của đề tài Đề tài hoàn thành cung cấp thêm cho người đọc hiểu biết về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong những năm 30 40 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu viết đề tài tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử phương pháp logic nhằm tái hiên vấn đề một cách chính xác, cụ thể. Ngoài ra, để làm sâu sác vấn đề tôi còn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục tài liệu tham khảo đề tài gồm hai chương: Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Chương 2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh 4 NỘI DUNG Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản Nhật Bản nằm ở phía Đông châu Á, là một quốc đảo hình vòng cung với hơn 3000 đảo lớn nhỏ, gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Kiuxiu, Xicôcư. Vùng đảo này dài 2000km với chiều ngang khoảng 300km, tổng diện tích khoảng 377.835 km2 tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan Việt Nam. Bờ biển chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng vịnh, kín thuận lợi cho tàu bè ngự trú xây dựng các hải cảng. Với vị trí đó biển là nhân tố tự nhiên đóng vai trò qua trọng trong nền kinh tế Nhật bản con đường thuận lợi để giao lưu với các châu lục. Nếu Việt Nam là một quốc gia “rừng vàng biển bạc”, khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho vạn vật sinh sôi nảy nở thì ở Nhật Bản điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có thể nói “so với nhiều quốc gia châu Á khác thì Nhật Bản không được trời ban phúc về điều kiện tự nhiên ”. Địa hình chiếm ¾ là đồi núi, Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất (3776m). Mỗi đảo có một dãy núi làm trục, với địa thế như vậy nên sông thường ngắn dốc, những dòng sông này mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Cantô trên đảo Hônsu, diện tích đất canh tác không nhiều chỉ chiếm 13,9% trong tổng diện tích Nhật Bản, còn lại là diện tích rừng chiếm tới 66,7%, diện tích nơi cư trú là 4,4%. Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo địa chất của trái đất, tọa lạc ở “vành đai lửa” Thái Bình Dương. Các thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần luôn luôn rình rập, trong đó hai trận động đất gây thiệt hại lớn nhất là trận động đất ở Tokyo năm 1923 ở Kobe năm 1995, hiện nay Nhật bản có khoảng 70 núi lửa đang hoạt động. Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới ở cực Đông Bắc của khu vực khí hậu gió mùa qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á tới Ấn Độ. Nhiệt độ trung bình khoảng 14,5 độ, nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng là rất lớn. Địa hình khí hậu đã tạo nên cho Nhật một hệ sinh thái đa dạng với các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới, á hàn đới. Cây nông sản chủ yếu là lúa gạo nhưng địa hình, khí hậu cũng khiến cho người nông gặp nhiều 5 khó khăn trong quá trình sản xuất. Do đó, Nhật phải nhập khẩu khoảng ½ số lương thực từ nước ngoài. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, có một số mỏ than nhưng chất lượng không cao, tập trung trên đảo Hôcaiđô, bắc Kiuxiu Hônsu. Sắt có trữ lượng không đáng kể hàm lượng không cao, chỉ có đồng là có trữ lượng lớn hơn cả, phân bố trên đảo Xicôcư Hônsu. Ngoài ra còn có một số mỏ phi kim loại, lưu huỳnh, các loại đá dùng cho nghành xây dựng. Những nguồn nguyên liệu như than, dầu mỏ, dầu khí Nhật đều phải nhập khẩu. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc ngôn ngữ, một dân tộc - một ngôn ngữ. Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất tạo nên sức mạnh đoàn kết tính dân tộc cao cả. Do môi trường sống không mấy thuận lợi, người Nhật như được tôi luyện trong nghiệt ngã nên có tính kỉ luật rất cao, từ một nước phong kiến lạc hậu, đứng trước nanh vuốt của thực dân phương Tây, sau Minh Trị Duy Tân (1868) Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc ở châu Á, sánh ngang hàng cùng các nước phương Tây, tham gia chiến tranh giới thứ nhất (1914 - 1918) đã thu được nhiều lợi ích. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì hoàng kim (1924 - 1929) rất cần đến nguyên liệu thị trường nhu cầu đó được đáp ứng bằng cách nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ thì tất cả các nước đều lâm vào khủng hoảng vì thế nên Nhật không thể nhập nguyên liệu từ bên ngoài được nữa để cứu vãn tình thế thì Nhật đã chọn biện pháp xâm lược ra bên ngoài nhằm mở rộng thị trường khai thác nguồn tài nguyên ở thuộc địa. Như vậy, chính sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên đã trở thành một trong những cơ sở cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hình thành. Nhưng sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên chỉ như chất xúc tác thúc đẩy sự xâm lược thuộc địa của Nhật Bản, còn thực chất là do sự bấp bênh không ổn định trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XX cũng như tham vọng của giới cầm quyền Nhật Bản xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường. 1.2. Cách mạng tư sản “ Minh Trị Duy Tân” không triệt để. Đến thế kỉ XVIII đặc biệt là thế kỉ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến nhưng chế độ phong kiến đã rơi vào khủng hoảng bế tắc không đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội. *Về kinh tế. Nông nghiệp: Vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc [...]... quan chủ quan trên đã đưa tới sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong những năm 30 của thế kỉ XX, nó không chỉ làm thay đổi tình hình bên trong nước Nhậtcòn gây nên đảo lộn trật tự thế giới trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XX 14 Chương 2 Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản con đường chiến tranh 2.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. .. nghĩa quân phiệt Nhật Bản quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản 2.1.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Chủ nghĩa quân phiệt hiểu khái niệm này theo nghĩa rộng “ là chính sách tăng cường sực mạnh quân sự thiết lập sự thống trị của giới quân phiệt nhằm mục đích chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài trấn áp những cuộc đấu tranh của quần chúng ở trong nước.”... xuyên suốt bản hiến pháp này chịu ảnh hưởng nặng nề của hiến pháp nước Phổ Đó là cơ sở cho giới quân sự ngày càng gia tăng quyền lực 2.2.2 Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản Quá trình thiết lập nghĩa phát xítNhật Bản diễn ra tương đối chậm kéo dài, trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm 1930 Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 192 9-1 933 các chính sách của giới... hoảng chính trị nên chúng đã dựa vào các thế lực quân phiệt các tổ chức trên để phát xít hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản Quá trình thiết lập chủ nghĩa phát xítNhật Bản diễn ra trong một thời gian dài song song với cuộc đấu tranh giữa hai tập đoàn thống trị do hai đang tư sản cầm quyền đại diện là chính hữu hội” được tập đoàn tài phiệt Mitxui (phái tư sản mới làm giàu nên trong sau chiến tranh. .. con đường đã chọn Với các nguyên nhân trên đã sản sinh ra một nước Nhật phát xít vô cùng phản động, hiếu chiến cùng với phát xít Đức, Italia âm mưu phát động chiến tranh chia lại thị trường thế giới 20 2.2 Chủ nghĩa phát xít Nhật con đường chiến tranh 2.2.1 Chiến tranh Trung Nhật (1931 - 1945) Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với diện tích là 9,6 triệu km2, dân số đông với khoảng 1,3 tỉ người và. .. tụ quân sự, nhiều bộ như: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao cũng là quân nhân tất nhiên các Bộ Lục quân, Hải quân, Bộ Chiến tranh đều do sĩ quan cao cấp nắm quyền vì thế nước Nhật mới - đại đế quốc Nhật Bản vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt Cương lĩnh về Nhật Bản của quốc tế cộng sản năm 1927 vạch rõ: “Cách mạng năm 1868 (Minh trị năm thứ nhất) đã mở ra cho giai cấp tư sản con đường phát triển ở Nhật Bản. .. của nhân dân trong nước Chủ nghĩa quân phiệt còn được xem là con đường làm giàu, một chính sách mang lại cho chúng những lợi nhuận kếch sù Vì thế giai cấp tư sản cầm quyền ngày càng quan tâm đến việc tăng cường chủ nghĩa quân phiệt quân phiệt hóa đã trở thành một khuynh hướng chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản mà LêNin gọi là chủ nghĩa đế quốc quân sự phong kiến” ra... bản thân nhà vua giới quân phiệt Nhật Bản đã chịu sự chi phối, điều khiển của thế lực phát xít do đó thời kì này hàng loạt các tổ chức phát xít xuất hiện ở Nhật Bản nhằm chống lại sự phát triển của phong trào công nông binh ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga như: Đại Nhật Bản quốc phí hội (1919) Đại Nhật Bản chính nghĩa đoàn (1925), Quốc bản xã (1924) Về đối ngoại, thực hiện chính sách bành... Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Bắc - Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 1931 đã đánh dấu sự lựa chọn biện pháp phát xít hóa bộ máy chính quyền và bành trướng xâm lược ra bên ngoài của phát xít Nhật 1.4 Sự kiềm tỏa của các nước phương Tây Sự chèn lấn, khinh thường của các nước phương Tây trong một thời gian dài cũng là một yếu tố để nhật tăng cường tính quân phiệt trong bộ máy thống trị của mình Mặc dù Nhật. .. chung cho các cường quốc phương Tây, Nhật Bản, đặc biệt là Mỹ đã hợp pháp hóa quyền lợi của mình tại Trung Quốc Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhật Bản tại đây nó cũng chính là nguồn gốc của mâu thuẫn Mỹ - Nhật sau này Trung Quốc vốn được Nhật Bản coi là “nguồn sống” của Nhật bởi Trung Quốc có nhiều điều kiện cho sự phát triển của nền công nghiệp Nhật Bản một nước nghèo tài nguyên khoáng sản

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan