vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính

25 654 1
vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU Cơ chế thị trường với những ưu thế vượt trội đã thắng thế các cơ chế vận hành khác như cơ chế tự nhiên, cơ chế bao cấp. Kinh tế thị trường phát triển khi các bộ phận trong hệ thống tài chính được hình thành, phát triển đầy đủ và đồng bộ. Cùng với đó, sự điều tiết của nhà nước trên các bộ phận của hệ thống tài chính là cần thiết nhằm giúp hệ thống tài chính đạt được sự phát triển ổn định và hiệu quả, từ đó tạo nên sự tăng trưởng phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Trong lịch sự phát triển kinh tế, các học thuyết kinh tế ra đời, nổi bật là hai quan điểm được xem là đối lập nhau của Adam Smith và Keynes. 1) Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm chủ chốt mà Adam Smith đề ra chính là : “Sự giầu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. 2) John Maynard Keynes, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh lại cho rằng. Để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, thông qua đó: - Nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế - Kích thích tiêu dùng - Khuyến khích doanh nhân đầu tư và kinh doanh. Thực tế từ cuộc khủng hoảng 1929-1933 và khủng hoảng tài chính 2007- 2008 cho thấy, luận thuyết “bàn tay vô hình” cảu Adam Smith chỉ có thể dẫn dắt thị trường kinh tế tự do hướng tới hiệu quả khi vấn đề thông tin thị trường được xử lý tốt. Nhưng sự tham gia ngày càng lớn của các nhà đầu tư vào hệ thống tài chính với mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong khi nguồn thông tin không đầy đủ và sự xuất hiện ngày một đa dạng của các công cụ tài chính mới đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đã trở thành hiện thực trước cơn bão khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Tuy nhiên nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sẽ hạn chế việc tự điều tiết và tính năng động của thị trường, dẫn tới suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng trong những năm của 1970. Chính vì thế, vai trò của nhà nước với hệ thống tài chính là cực kỳ quan trọng để hệ thống tài chính phát triển ổn định và bền vững. Không chỉ thể hiện vai trò của mình ở việc thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển mà nhà nước còn có các chế tài kiểm soát chặt phù hợp, kịp thời và đồng bộ mọi hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tài chính. Vậy nhà nước tác động đến hệ thống tài chính bằng cách nào? Đó là thông qua các bộ phận của hệ thống tài chính: 1. Thị trường tài chính 2. Các định chế tài chính trung gian 3. Cơ sở hạ tầng pháp lý - kỹ thuật 4. Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Hệ thống tài chính 1. Khái niệm hệ thống tài chính Tài chínhhệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính. Vậy, Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội. 2. Ba quan niệu về hệ thống tài chính Quan niệm thứ nhất: hệ thống tài chính được chia thành 2 mô hình . - Hệ thống tài chính được kiểm soát: lãi suất ngân hàng được ấn định, kiểm soát chặt và gần như cố định, không tồn tại yếu tố cạnh tranh. Hệ thống tài chính này ta có thể thấy ở Ba Lan. - Hệ thống tài chính tự do: các định chế tài chính giữ vị trí quan trọng việc phân bổ nguồn lực tài chính và chịu sức ép cạnh tranh của các thị trường tài chính trong quá trình huy động vốn. Theo quan niệm này thì hệ thống tài chính đã nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát của nhà nước đặc biệt là kiểm soát đối với lãi suất. Thực tế đã chứng minh rằng việc đề cao hay xem nhẹ quá mức vai trờ kiểm soát của nhà nước đối với hệ thống tài chính đều gây ra những tác động khôn lường đối với nên kinh tế. Quan niệm thứ hai: hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế - xã hội.Với quan niệm này, hệ thống tài chính đã đề cập đến tổng thể các hoạt động của một tập lớp các định chế tài chính có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực tài chính theo những mục đích nhất định. Tuy nhiên cách thức này chủ yếu theo hướng xác định các định chế tài chính rồi từ đó hình thành nên cấu trúc của hệ thống, mà cấu trúc của hệ thống lại thay đổi theo quy mô và tính phức tạp của nền kinh tế trong từng thời kì.Vì vậy Hệ thống tài chính theo mô hình này có thể phù hợp với thời kỳ này nhưng lại không phù hợp với thời kì khác. Trước đây Việt Nam đã áp dụng quan điểm tài chính này vào thời kì trước khi hội nhập với quốc tế. Quan niệm thứ ba: hệ thống tài chính được xem xét theo cách thức cung ứng vốn cho nền kinh tế.Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý-kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều hành hệ thống tài chính để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế. Với quan niệm trên thì các yếu tố cấu thành thị trường tài chính được biểu diễ dưới sơ đồ sau: Với cách tiếp cận như vậy hệ thống tài chính theo quan điểm thứ ba mang tính bao quát hơn vì đã đề cập dến sự vận động của dòng vốn không chỉ thông qua các định chế tài chính mà còn thông qua thị trường tài chính - kênh huy động vốn hấp dẫn với các doanh nghiệp hiện nay. Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang xây dựng hệ thống tài chính theo quan niệm thứ ba này. II. Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính. 1. Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính a. Khái niệm và bản chất của thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính được thực hiện thông qua các công cụ tài chính như: tín phiếu, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chấp phiếu ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu… và được cấu thành từ các bộ phận khác nhau tùy theo cách phân loại. b. Phân loại thị trường tài chính Căn cứ vào thời hạn luân chuyển: + Thị trường tiền tệ: • Thị trường liên ngân hàng • Thị trường hối đoái • Thị trường vay nợ +Thị trường vốn: • Thị trường chứng khoán • Thị trường vay dài hạn Căn cứ vào mục đích hoạt động: + Thị trường sơ cấp + Thị trường thứ cấp Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch: +Thị trường phi tập trung +Thị trường tập trung Căn cứ vào phương thức huy động vốn: +Thị trường nợ +Thị trường cổ phần. c. Vai trò của nhà nước trên thị trường tài chính Thị trường tài chính hình thành theo hai con đường: hình thành tự phát và hình thành dưới sự can thiệp của Chính phủ. Dù hình thành theo cách nào đi nữa, thì nhà nước cũng có vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính. Và vai trò của Nhà nước được thể hiện qua sự tác động của Nhà nước đối vs việc tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính. Cụ thể: Thứ nhất, Nhà nước tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính, đồng thời thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của thị trường tài chính. - Nhà nước xây dựng ban hành hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi của nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức trung gian tài chính, giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm trong hoạt động của thị trường tài chính - Có một số nhóm quy chế được ban hành đó là: - Nhà nước xây dựng ban hành hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi của nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức trung gian tài chính, giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm trong hoạt động của thị trường tài chính. - Có một số nhóm quy chế được ban hành đó là: • Quy chế pháp lý đối với các tác nhân tham gia vào thị trường • Quy chế pháp lý về phát hành, mua bán các loại chứng khoán. • Quy chế vè tổ chức thị trường nhằm xây dựng quy mô tổ chức thị trường - Đồng thời nhà nước thông qua hệ thống pháp luật cùng các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động của thị trường tài chính như là việc: • Thanh tra những điểm nghi vấn hoặc sai lệch trong hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán và công bố thông tin. • Thanh tra các hoạt động giao dịch tại trụ sở giao dịch chứng khoán • Thanh tra về khả năng tài chính vá các hoạt động của các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán… Vì vậy, việc nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể cho hoạt động của thị trường tài chính và duy trì chế độ xã hội ổn định sẽ:  Bảo đảm cho sự an toàn trong môi trường đầu tư trên thị trường tài chính  Hạn chế được các mặt tiêu cực của thị trường  Bảo vệ lợi ích cho mọi tác nhân kinh tế tham gia thị trường.  Củng cố lòng tin của chỉ thể cần nguồn tài chính và chủ thể cung ứng nguồn tài chính.  Tạo ra sức hút đối vs nguồn tài chính không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài.  Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển ở phạm vi rộng hơn. Thứ hai, Nhà nước tạo môi trường kinh tế cho thị trường tài chính hình thành và phát triển. - Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa, đảm bảo lưu thông tiề tệ được ổn định, Nhà nướcchính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại. Áp dụng thuế thống nhất đối vs các thành phần kinh tế nhẳm tạo MT cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Chính sách chi tiêu công của Nhà nước tạo môi trường cho đầu tư, tăng nhu cầu về nguồn tài chính. Chính sách tài chính, ngân sách góp phần kiềm chế lạm phát, tạo công cụ cho thị trường tài chính. Chính sách tác động rất lớn đến các quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính nhất là chính sách thuế và lãi suất. - Bên cạnh đó, nhà nước cũng vạch ra các kế hoạch dài hạn cho thị trường. Đối với thị trường tài chính hình thành không theo con đường tự phát, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho thị trường, tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị, trụ sở làm việc, nơi giao dịch của thị trường tài chính. Thứ ba, Nhà nước đào tạo con người cung cấp cho thị trường tài chính. Thị trường tài chính hình thành và phát triển không thể thiếu yếu tố con người. Với cơ chế hoạt động phức tạp, thị trường tài chính đòi hỏi đội ngũ nhân viên ưu tú, được trang bị đẩy đủ kiến thức chuyên môn, kinh tế, thương mại, luật pháp, ngoại ngữ, thành thạo thực hành… Để có được đội ngũ nhân viên như vậy thì cần có chi phái đào tạo lớn, kế hoạch đào tạo bài bản, khoa học. Mà những kế hoạch này lại ro nhà nước lập ra, tổ chức thực hiện và chi phí đó được lấy từ các nguồn tài chính mà chủ yếu là ngân sách nhà nước. 2. Vai trò của nhà nước đối với trung gian tài chính. a. Khái niệm trung gian tài chính. Các trung gian tài chính là những tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của tổ chức này là thong qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ mà thu hút, tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn. Các trung gian tài chính đóng vai trò như một trung gian, cầu nối giữa những người có vốn và những người cần vốn, giúp cho việc luân chuyển vốn được thuận lợi hơn. Các trung gian tài chính đã thực hiện các chức năng chủ yếu là tạo vốn thông qua huy động vốn nhàn rỗi; cung ứng vốn cho nền kinh tế; kiểm soát nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra với các hợp đồng vay và cho vay. Hoạt động huy động và cho vay vốn của các trung gian tài chính có thể diễn ra trực tiếp với các chủ thể kinh tế hoặc thông qua thị trường tài chính Lợi nhuận của các trung gian tài chính dưới dang khoản chênh lệch giữa lãi xuất mà chúng ta cho vay và đi vay và các khoản phí từ cung cấp dịch vụ tài chính – tiền tệ. b. Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính. + Trung gian tài chính là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, làm trung gian giữa những chủ thể có vốn và các chủ thể cần vốn giúp cho đồng vốn được luân chuyển có hiệu quả. Trung gian tài chính bao gồm các ngân hang thương mại, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm … Với xu thế phát triển của thị trường hiện nay, ranh giới giữa các trung gian tài chính và các thị trường ngày càng mờ nhạt. Điều tai hại hơn ở chỗ các trung chính và các thị trường ngày càng mờ nhạt. Điều tai hại hơn ở chỗ các trung gian tài chính lao vào cuộc đầu tư tài chính với vai trò như một nhà đầu tư để kiểm lợi nhuận từ sự chênh lệch. Luồng vốn không được đổ vào trong sản xuất kinh doanh mà lại được sử dụng vào việc mua bán trên thị trường vốn. + Nhà nước đưa ra các chính sách thông qua các trung gian tài chính để can thiệp vào nền kinh tế với mục tiêu ổn định nền kinh tế (chính sách tiền tệ, các quy định về lãi suất… để kích thích đầu tư hoặc làm giảm độ nóng của thị trường, hạn chế lạm phát) Trung gian tài chínhnước ta phát triển quá nóng cả về số lượng các ngân hàng thương mại, số lượng các công ty chứng khoán (số lượng tài khoản mở), các công ty tài chính Nhận thấy những bất cập và tác hại của sự phát triển quá nóng này, Bộ tài chính đã quyết định dùng một chính sách nhằm điều tiết lại thị trường. Ngày 17/03/2008, Bộ tài chính ban hành nghị quyết theo đó các ngân hàng thương mại buộc phải mua 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Điều này làm các ngân hàng thiếu vốn khả dụng buộc họ phải thu hút tiền gửi từ dân cư. Hành động của Bộ tài chính có tác dụng nhằm thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Với hành động này Nhà nước kỳ vọng sẽ kiểm soát được tình trạng phát triển quá nóng của các tổ chức tài chính. + Tuy nhiên trong thực tế sự tác động này vẫn tồn tại một số bất cập do sự nhúng tay quá sâu của nhà nước vào nền kinh tế. Sự điều chỉnh là cần thiết nhưng hãy tôn trọng vai trò tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường. Tác động trên của Bộ tài chính có tác dụng làm giảm đi độ nóng của thị trường, tuy nhiên điều ngược lại lại xảy ra đối với thị trường chứng khoán. Vốn bị rút ra liên tục khỏi thị trường chứng khoán, điều này dẫn tới một sự việc hoàn toàn dễ hiểu chứng khoán down liên tục, phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ mặc cho Bộ tài chính liên tục động viên. Cả thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào tình trạng héo hắt khi mà các giao dịch cực thấp, lượng nhà đầu tư đóng băng tài chính rất cao. Các [...]... sử dụng hệ thông thanh toán tập trung Từ năm 2002, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng Đây là một bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thanh toán cua hệ thống tài chính Việt Nam 4 Vai trò của các tổ chức có nhiệm vụ giám sát và điều hành hệ thống tài chính ở Việt Nam a Vai trò của hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam Hệ thống giám sát tài chính của Việt... khoán b Vai trò của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước: Hệ thống pháp luật là công cụ có từ sớm nhất và chung nhất để quan lý nhà nước ở mọi quốc gia Tính đến thời điểm hiện tại với bối cảnh và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam thì hệ thống pháp luật được đánh giá là tương đối đầy đủ để hệ thống tài chính hoạt động Ở Việt Nam, các luật để giúp nhà nước. .. ngăn chặn những rủi ro liên quan đến sức khỏe tài chính của các định chế tài chính và toàn bộ hệ thống tài chính nhằm đảm bảo sự lành mạnh và phát triển bền vững của thị trường tài chính Các tổ chức có nhiệm vụ giám sát và điều hành hệ thống tài chính ở Việt Nam: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia: đây là cơ quan quan trọng nhất - trong hệ thống giám sát tài chính Trong nền kinh tế thị trường, ủy ban... tỉ giá dưới sự cho phép của thủ tướng, thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng - Bộ tài chính: là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng về tài chính của chính phủ, bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp… - Ủy ban chứng khoán nhà nước: là là tổ chức thuộc bộ nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị... lý hệ thống tài chính gồm: Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Ngân hàng Nhà nước; Luật các tổ chức tín dụng; Luật bảo hiểm; Luật chứng khoán Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH 11, ngày 16/12/2002 được ban hành nhằm quản l thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chu động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quan lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỹ thuật tài chính, ... cũng như lâu dài của hệ thống tài chính Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây tại các thị trường phát triển và các giai đoạn khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy những yếu kém trong hệ thống hiện hành Chính những khó khăn đang vướng mắc, đòi hỏi cần có một sự nhìn nhận đúng đắn của các cơ quan chức năng, những định hướng phát triển đồng bộ, từng bước đưa hệ thống tài chính Việt Nam... sự chỉ đạo của nhà nước, nhà nước sẽ có vai trò đẩy mạnh chức năng và tăng quyền hạn cho ủy ban giám sát Ủy ban giám sát tài chính quốc gia có vai trò phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ thông tin thị trường, định hướng phát triển kinh tế Ngân hàng trung ương: là cơ quan trực thuộc chính phủ thực hiện chức - năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Ngân hàng trung ương có vai trò điều chỉnh... tài chính Cơ sơ hạ tầng cung cấp các chuẩn mực kế toán, một hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng và bảo vệ các quyền sơ hữu tài sản, các quy định về giao dịch… cơ sở hạ tầng vững chắc mới giúp cho hệ thống tài chính phát triển mạnh và bền vững Cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm: Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước; Nguồn lực và cơ chế giám sát, thực thi; Cung cấp thông tin; Hệ. .. chế tài chính ngày càng trở nên khó khăn do ngày càng gia tăng các hoạt động đổi tài chính và công nghệ thông tin - truyền thông, tự do hóa kinh tế - tài chính, các bộ phận của thị trường tài chính ngày càng đan xen nhau chặt chẽ;44 ranh giới giữa thị trường tiền tệ và TTCK truyền thống trong một nước hay giữa thị trường vốn nội địa với thị trường vốn quốc tế đang bị ‘mờ’ dần; các tổ chức tài chính. .. và tài sản nhà nước Ngân sách nhà nước Việt Nam với các công cụ thuế và chitieeu có điều tiết sự phát triển của hệ thống tài chính trong những tường hợp củ thể nhất định Chẳng hạn, để đói phó với tình trạng giảm phát và suy giảm kinh tế, ngày 16/01/09 thường trực chính phủ đã thông qua phương án sử dụng từ 17000 tỷ đồng , trong đó hỗ trợ lãi suất cho vay là 14% (thời hạn tối đa là 12 tháng) đói với . xây dựng hệ thống tài chính theo quan niệm thứ ba này. II. Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính. 1. Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính a. Khái niệm và bản chất của thị. thế, vai trò của nhà nước với hệ thống tài chính là cực kỳ quan trọng để hệ thống tài chính phát triển ổn định và bền vững. Không chỉ thể hiện vai trò của mình ở việc thúc đẩy hệ thống tài chính. mức vai trờ kiểm soát của nhà nước đối với hệ thống tài chính đều gây ra những tác động khôn lường đối với nên kinh tế. Quan niệm thứ hai: hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b. Những thách thức, khó khăn đối với việc giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam hiện nay.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan