Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp từ các khu công nghiệp đến chất lượng môi trường đất tỉnh Tây Ninh

88 596 4
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp từ các khu công nghiệp đến chất lượng môi trường đất tỉnh Tây Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển, đang trên đà hội nhập với Thế giới. Vì vậy, hoạt động công nghiệp ngày càng phát triển. Những khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên rất nhiều trong thời gian ngắn thu hút nhiều lao động, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước, đòa phương. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực đối với nước ta hiện nay, năng suất ngày càng tăng do được đầu máy móc, trang thiết bò, vật phục vụ sản xuất. Cùng với sự phát triển là vấn đề môi trường được đặt ra, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chỉ chú trọng tới lợi nhuận mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường, chưa có kh niệm phát triển bền vững. Ý thức BVMT còn kém dẫn đến hậu quả là môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Tây Ninhtỉnh nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đông Nam Bộ với mật độ dân số 259người/ km 2 (2004). Hầu hết người dân trong tỉnh làm nông nghiệp là chính, sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tỉnh và góp thêm nguồn ngân sách cho tỉnh nhà. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đang hoạt động trên đòa bàn tỉnh rất nhiều, nhưng công tác quản lý thì chưa được chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường nảy sinh do hoạt động nông nghiệp như: canh tác, sử dụng đất không hợp lí; do hoạt động công nghiệp như: các chất thải không được xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Môi trường đấtTây Ninh bò suy thoái và đang dần tới mức ô nhiễm vì trong quá trình sản xuất con người đã làm tăng đáng kể các nguyên tố kim loại nặng như Cd, Pb, Zn từ các nguồn sản xuất nông nghiệp như các loại phân bón hoá học, đặt biệt là phân phosphat thường chứa nhiều As, Cd, Pb và từ các hoạt động công nghiệp (nước thải, khí thải). Để góp phần tìm hiểu mức độ ô nhiễm kim loại nặng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong đất, tôi đã chọn đề tài : “ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến chất lượng môi trường đấttỉnh Tây Ninh” SVTH: Trần Thế Chương Trang 1 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu trước mắt  Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến chất lượng môi trường đấttỉnh Tây Ninh.  Dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng dụng GIS thành lập bản đồ hàm lượng một số kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Cd) trong đất. 1.2.2 Mục tiêu lâu dài  Dựa vào bản đồ hàm lượng kim loại nặng trong đất để theo dõi mức độ ô nhiễm, thuận tiện cho công tác quản lý, hữu hiệu tài nguyên đất của Tây Ninh.  Tạo cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu sau này có liên quan . 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Khảo sát, thu thập, biện hội tài liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh.  Điều tra lấy mẫu đất, phân tích hàm lượng kim loại nặng và một số chỉ tiêu khác như: Tỷ trọng, axit humic, nitơ tổng, lân dễ tiêu, pH, chất hữu cơ trong đất (OM).  Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng và chất lượng môi trường đất qua kết quả phân tích mẫu và qua kết quả điều tra nông hộ.  Dựa vào kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ hàm lượng kim loại nặng, nitơ tổng, lân dễ tiêu trong đất.  Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần giảm mức độ ô nhiễm cho môi trường đấtTây Ninh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp luận Trong môi trường đất có hai nhóm độc chất đối với cây trồng, đó là chất độc bản chấtchất độc không bản chất. Nhóm 1 là những ion thiết yếu cho sự sinh SVTH: Trần Thế Chương Trang 2 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp trưởng và phát triển của cây trồng, nếu vượt quá một giới hạn nhất đònh nào đó thì chúng sẽ là các chất độc. Nhóm 2 không đóng góp vai trò như nhóm 1, nếu ít chúng không ảnh hưởng nhưng nhiều chúng sẽ gây độc cây trồng. Tuy nhiên hiện nay, hàm lượng của các ion kim loại trong đất bao nhiêu thì bắt đầu gây độc ? vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể mà chỉ nói mức độ ảnh hưởng đối với cây trồng và sức khoẻ con người. Do đó, việc tìm ra hàm lượng của chúng để có biện pháp quản lý phù hợp là một điều thiết yếu. Việc chọn đối tượng là kim loại nặng vì KLN là tác nhân ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người. Những KLN có tính độc cao nguy hiểm là: Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Niken (Ni), các KLN có độc tính mạnh là: Asen (As), crôm (Cr), mangan (Mn), kẽm (Zn), thiếc (Sn). Trong thực tế, một số KLN ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Nhưng nếu chúng tích lũy nhiều trong đất thì lại rất độc hại cho thực vật và động vật đất. Trong quá trình sản xuất con người đã làm tăng đáng kể các KLN trong đất. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường chứa Asen, thuỷ ngân, đồng, các loại phân hoá học chứa nhiều cadimi, chì, asen. Các chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bò phân huỷ sinh học. Các chất thải độc hại có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường. Các chất thải kim loại, đặt biệt là các KLN (như Pb, Zn, Cd, Cu, Ni) thường có nhiều ở các khu công nghiệp và đô thò. Đất bò ô nhiễm KLN không những làm giảm năng suất sinh học của cây trồng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản dẫn tới tác động xấu đến sức khoẻ của con người. nh hưởng của các KLN trong đất đối với sức khoẻ con người là chưa được xác đònh một cách rõ ràng nên rất khó xây dựng ngưỡng độc hại chính xác. Ở nhiều nước đã xây dựng tiêu chuẩn độc hại của các nguyên tố kim loại trong đất. Ở Việt Nam nhìn chung đất bò ô nhiễm KLN chưa phải là phổ biến, nhưng sự ô nhiễm cũng đã xuất hiện mang tính cục bộ ở các vùng xung SVTH: Trần Thế Chương Trang 3 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp quanh các khu công nghiệp, các làng nghề tái chế, ở các vùng canh tác đất nông nghiệp mà tiêu biểu là tỉnh Tây Ninh. Với phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực đòa, điều tra nông hộ và phân tích mẫu đất từ đó đánh giá chất lượng môi trường đất và hàm lượng các kim loại nặng khu vực xung quanh các KCN, CCN sẽ cho ta biết được hiện trạng môi trường đất tại thời điểm nghiên cứu. Xem xét mối liên quan giữa các hoạt động sản xuất của nhà máy có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất vùng xung quanh hay không, mối liên quan giữa tập quán canh tác của người dân đến chất lượng môi trường đất. Từ các kết quả phân tích, áp dụng phương pháp GIS xây dựng bản đồ hàm lượng một số KLN trong đất tạo thuận lợi trong công tác quản lý môi trường. Sở dó chọn phương pháp trên vì với quy mô đề tài nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, chi phí thấp nhưng cho kết quả nhanh, có tính đại diện cho cả vùng. p dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại đó là phương pháp GIS, với phương pháp mới này sẽ giúp cán bộ quản lý môi trường dễ dàng nắm bắt thông tin về hiện trạng môi trường của tỉnh, đề xuất các phương án giải quyết bảo vệ môi trường nhanh chóng, kòp thời. Việc nghiên cứu để đánh giá chất lượng đấtTây Ninh là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn độc hại của các nguyên tố kim loại trong đất, tìm ra giải pháp canh tác và cải tạo thích hợp, tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý môi trường. 1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 1.4.2.1 Phương pháp biên hội tài liệu Tập hợp số liệu, dữ liệu đã có ở các cơ sở ban nghành của tỉnh Tây Ninh về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp “ Tiếp cận, cập nhận thông tin dữ liệu”, phương pháp “Tổng hợp dữ liệu” (sách “phương pháp nghiên cứu khoa học” Lê Huy Bá, nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM, 2005). SVTH: Trần Thế Chương Trang 4 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp Thu thập và hệ thống hoá các số liệu về hiện trạng môi trường (không khí, đất, nước, chất thải rắn) tại các vùng đô thò (thò xã, thò trấn), khu công nghiệp, khu vực nông thôn ở Tây Ninh trên cơ sở kế thừa các đề tài nghiên cứu trước đây. Tất cả các tài liệu đã thu thập khảo sát khi thực hiện đề tài được tổ chức nhập vào máy tính, các dữ liệu về điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện môi trường tự nhiên của tỉnh sẽ được phân tích, tổng hợp theo các nội dung khác nhau nhằm tạo các cơ sở nền tảng cho điều tra và đánh giá, đề xuất giải pháp. 1.4.2.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu Tiến hành khảo sát các dạng đòa hình sao cho thuận lợi nhất cho việc lấy mẫu đất. Lựa chọn khu vực đất nông nghiệpđấthoạt động công nghiệp (gần khu vực công nghiệp, đô thò) để lấy mẫu Lấy mẫu:  Đối với đất nông nghiệp : lấy hai tầng đất: tầng canh tác: 0 – 20 cm, tầng chuyển tiếp: 20 – 60 cm. Mẫu được lấy phải mang tính đại diện cho từng loại đất, lấy mẫu theo phương pháp đường chéo góc để mẫu có tính đại diện cho khu vực. Sử dụng máy GPS để bấm tọa độ lấy mẫu đất, giúp cho việc xây dựng bản đồ sau này. 1.4.2.3 Phương pháp đánh giá, tổng hợp Dựa vào các tài liệu, số liệu tổng hợp được phân tích hiện trạng thực tế để đưa ra các diễn biến và xu thế biến đổi của môi trường. Từ các phiếu điều tra, kết quả khảo thực đòa và kết quả nghiên cứu, tổng hợp lại đưa ra kết quả đánh giá cuối cùng. Đánh giá dựa vào các kiến thức đã biết và so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường. 1.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu Nhập, xử lý các số liệu điều tra phiếu, các số liệu phân tích bằng phần mềm EXCEL, SPSS: Nhập các kết quả thống kê điều tra đã thực hiện ở trên, các kết SVTH: Trần Thế Chương Trang 5 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra các sai số, độ tin cậy (f), độ tương quan (r) của các dãy số liệu… Xử lý số liệu đã số hoá và xây dựng bảng đồ bằng MapInfo. 1.4.2.5 Phương pháp ứng dụng GIS  Số hoá các lớp thông tin từ các bản đồ nền đòa hình từ các tờ bản đồ trong khu vực nghiên cứu thành các lớp thông tin đòa hình như: đường cao độ, mạng giao thông, đòa danh, mạng thuỷ văn, thực vật…  Xây dựng các cơ sở dữ liệu của các lớp thông tin bằng cách nhập trực tiếp từ bàn phiếm và máy quét scanner. Mỗi một đối tượng có hai dạng dữ liệu: dữ liệu không gian (raster và vector) và dữ liệu thuộc tính. Phần mềm thực hiện chủ yếu là MapInfo 6.0 1.4.2.6 Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia • Chuẩn bò tất cả các câu hỏi, ý kiến cần trao đổi đến vấn đề liên quan đồ án tốt nghiệp. Đọc và nắm vững các kiến thức cơ bản về môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. • Các câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, súc tích, bao quát nội dung cần hỏi. Lắng nghe kỹ và ghi chép đầy đủ các câu trả lời của chuyên gia. Đưa ra những ý kiến, câu hỏi khó mà sinh viên không thể tự trả lời được. 1.4.2.7 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Chuẩn bò mẫu đất: Mẫu đất lấy về được làm khô trong không khí bằng cách trải mẫu đất trên khay nhựa, nhặt hết rễ cây, đá, rác…có lẫn trong mẫu. Nghiền nhỏ mẫu đất bằng cối sứ và cho qua rây để mẫu có kích thước 1mm. sau đó tiến hành phân tích. Phân tích một số chỉ tiêu : pH, tỷ trọng, nitơ tổng, lân dễ tiêu, OM, acide humic. (các phương pháp chi tiết được trình bày trong chương 4, phần 4.4) 1.5. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU  Các khu vực ô nhiễm kim loại nặng do hoạt động công nghiệp tại các khu công nghiệp như: Trảng Bàng, Gò Dầu, thò xã Tây Ninh. SVTH: Trần Thế Chương Trang 6 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp  Hàm lượng các kim loại nặng: Cd, Pb, Cu, Zn tích lũy trong môi trường đất. 1.6. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU  Giới hạn về nội dung - Chỉ lấùy mẫu tại một số điểm đặc trưng có hoạt động công nghiệp thuộc các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, thò xã Tây Ninh. - Đối với ô nhiễm môi trường đất chỉ đề cập đến kim loại nặng trong đất mà không đề cập đếnlượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… - Chỉ phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Cd) và một số chỉ tiêu: pH, tỷ trọng, nitơ tổng, lân dễ tiêu, OM, acide humic mà không phân tích các chỉ số khác.  Giới hạn về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài là 12 tuần từ 01/10/2006 – 21/12/2006 1.7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Từ các kết quả nghiên cứu được của đề tài là đánh giá chất lượng môi trường đất và hàm lượng 4 KLN (Pb, Cu, Zn, Cd) ở tầng đất mặt khu vực xung quanh các KCN, CCN. Cần mở rộng nghiên cứu các vấn đề liên quan:  Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho toàn tỉnh, đánh giá chất lượng đất và hàm lượng các KLN khác như: As, Hg…  Khảo sát, điều tra mức độ ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến sức khoẻ con người và động vật vùng xung quanh.  Môi trường đất, nước, không khí có mối liên quan chặt chẽ với nhau, do đó có các nghiên cứu khác về môi trường nước và môi trường không khí.  Nghiên cứu, đánh giá sự suy thoái môi trường đất (xói mòn, bạc màu, mất hữu cơ và ô nhiễm) đề xuất phương án sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên đấttỉnh Tây Ninh. 1.8 . Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ♥ Ý nghóa khoa học SVTH: Trần Thế Chương Trang 7 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp Nghiên cứu về đánh giá đất không dùng theo phương pháp cũ mà dùng phương pháp mới. Đánh gia theo phương pháp tích hợp với việc coi môi trường đất là một môi trường thành phần trong hệ sinh thái đất – nước – cây – con người, trong một thể thống nhất. Con người sử dụng trồng cây, chăn thả và hoạt động công nghiệp sẽ tác động không chỉ lên đất mặt mà lên toàn hệ sinh thái. Nhờ phương pháp, công cụ và những phần mềm như: “ Excel, SPSS, phương pháp tối ưu hoá” tiên tiến và quan điểm đúng đắn, kết quả đánh giá sẽ có tính mới, sử dụng phù hợp và chất lượng đề tài cao. ♥ Ý nghóa thực tiễn Phần lớn đất Tây Ninhđất xám trên phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ. Vì vậy, sự rửa trôi, xói mòn, laterit hoá là rất đáng lo ngại. Hiện nay trên các vùng đất của tỉnh năng suất một số cây trồng nông nghiệp, đặc biệt các vùng trồng cây nông nghiệp xung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sau nhiều năm, mặc dù đã có đầu giống, phân hoá học, biểu hiện sự suy thoái đất khá rõ. Do trong quá trình hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp thải ra nhiều loại khí thải, rác thải và nước thải có chứa nhiều kim loại độc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, động vật và con người sống xung quanh. Trước những vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu này mang tính cấp thiết cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất hợp lý và bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vần đề cấp bách của sản xuất nông nghiệp. Bước đầu xác đònh được hàm lượng các kim loại nặng tồn tại trong đất, đánh giá chất lượng môi trường đất trong khu vực, từ đó có phương án, đề xuất ngăn chặn kòp thời các quá trình ô nhiễm đang diễn ra, sử dụng tài nguyên đất hợp với sinh thái và tập tục lối sống người dân, trồng cây gì có hiệu quả mà bảo vệ hệ sinh thái bền vững, kết hợp bảo vệ và sử dụng nguồn nước cả khi khô hạn và khi ngập lụt. Kết quả sẽ nâng cao hiệu quả trên một đơn vò diện tích hệ sinh thái đất và cây trồng từ đó nâng cao thu nhập và sức khoẻ cho người dân, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. SVTH: Trần Thế Chương Trang 8 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp SVTH: Trần Thế Chương Trang 9 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS. Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 2.1.1 Khái niệm chung về đất [13 ] Theo Jenny (nhà khoa học Mỹ) thì đất là sản phẩm hoạt động của khí hậu (cl) trên đá mẹ (p) được làm thay đổi dưới ảnh hưởng của thực vật và các cơ thể sống khác (o) của đòa hình (r) và phụ thuộc vào thời gian (t). Jenny đã biểu diễn đất như hàm số (f) của 5 biến số nói trên. Đất = f (p, cl, o, r, t) Những nghiên cứu gần đây khẳng đònh thực tế đất như là hệ thống hở cuối cùng xảy ra các quá trình hoạt động: Quá trình thêm vào đất (1) Quá trình mất khối đất (2) Quá trình chuyển dòch trong đất (3) Quá trình chuyển hóa vật chất trong đất (4) Có rất nhiều quá trình cụ thể thuộc bốn quá trình tổng quát nói trên xảy ra trong sự tạo thành đất như : quá trình mùn hóa, khoáng hoá, feralit hoá, gley hoá, rửa trôi, tổng hợp, phân hoá kết von, xói mòn, chua hoá, mặn hoá… Đất được coi như hợp phần dò thể : thể rắn (chất khoáng và hữu cơ), thể lỏng (các chất hòa tan trong nước) và thể khí. Các hợp phần này liên quan chặt chẽ và chiếm tỷ lệ nhất đònh với đời sống cây trồng. Đất là vật thể sống (chứa nhiều sinh vật lớn nhỏ khác nhau) luôn luôn biến động thay đổi. 2.1.2 Ô nhiễm môi trường đất [7 ] Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bò ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh bởi tác nhân gây ra ô nhiễm. nếu theo nguồn gốc phát sinh có: - Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp - Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp SVTH: Trần Thế Chương Trang 10 [...]... sinh hoạt của con người Ví dụ nước thải của các khu công nghiệp, các nhà máy hoá chất, các cơ sở in hoặc dưới dạng bụi trong khí thải của các khu công nghiệp hoá chất, các lò cao, khí thải của các loại xe có động cơ chạy bằng xăng… sau khi phát tán vào môi trường dưới dạng nói trên, chúng lưu chuyển trong tự nhiên, bám dính vào các bề mặt, tích luỹ trong đất và gây ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt. .. nông sản tại các vùng chuyên canh như: Các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh Hạt nhân công nghiệp của tỉnhcác khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu trong và ngoài nước Điều này tạo thế cho chuyển đổi cơ cầu kinh tế của tỉnh theo kết cầu công nghiệp, dòch... hết các KCN có hàm lượng KLN chưa vướt hàm lượng tối đa cho phép trong đất sử dụng cho mục đích công nghiệp Tuy nhiên vẫn có một số điểm có hàm lượng KLN vượt tiêu chuẩn cho phép, nguyên tố có hàm lượng cao nhất trong đất là Cd, thấp nhất là As, Hg Loại hình công nghiệpảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng KLN trong lớp đất mặt trong các khu công nghiệp  Hàm lượng KLN cao, pH thấp đã ảnh hưởng xấu khu. .. nhiễm các sông thoát nước sau đó gây ô nhiễm cho đất đai xung quanh khu vực nhà máy Hàm lượng KLN cao, pH thấp đã ảnh hưởng xấu đến khu hệ động vật đất đặc biệt là vi sinh vật trong đất Các nguyên tố KLN tồn tại và luân chuyển trong tự nhiên thường có nguồn gốc từ chất thải của hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các kim loại ấy trong quá trình công nghệ hoặc từ chất. .. nghiệp và đô thò cũng có ảnh hưởng đến các tính chất lý và hoá học đất : Những tác động về mặt vật lý đất như : gây xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ Các tác động này thể hiện rất rõ tới sự biến đổi môi trường đất thông qua việc làm thay đổi hoạt động của vi sinh vật trong đất Việc tăng nhiệt độ đất do SVTH: Trần Thế Chương... đất vào môi trường đất được thực hiện thông qua hoạt tính của keo đất và dung dòch đất  Bản Chất: bản chất của chất độc đối với loài sinh vật hay còn gọi là tính “ kỵ sinh vật” Tính độc của các chất này quyết đònh bởi cấu tạo và hoạt tính của chúng  Nồng độ và Liều lượng của các độc chất có tương quan thuận đối với tính độc Nồng độ và liều lượng càng cao thì càng độc  Nhiệt độ: Nhiệt độ đất càng... dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thò xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thành Điền (Châu Thành) để thu hút đầu vào lónh vực công nghiệp 3.3.CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TÂY NINH Đất nông nghiệp 286.757 ha chiếm 71% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó đất trồng cây hàng năm khoảng 212.445 ha (2004, niên giám... trong các enzyme kim loại và gây ra sự đứt gãy các đường trao đổi chất Nguyên nhân chính của việc sinh trưởng yếu của cây trồng trên đất do sự tập trung của Ni, Cr SVTH: Trần Thế Chương Trang 19 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá ThS Thái Văn Nam Đồ án Tốt nghiệp Trong công nghiệp Ni tập trung chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu, từ công nghiệp xi mạ, từ khí thải công nghiệp, từ các lò luyện kim… khi tích luỹ vào môi trường. .. pH của đất giảm đi từ: 0.5 – 0.7 đơn vò trong thời gian từ 1949 – 1984 do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp Ở Hà Lan theo những nghiên cứu của Thomas (1986) cho rằng lượng Cd trong đất sẽ tăng gấp đôi (0.6 ppm) vào năm 2000 Còn ở Việt Nam, hàm lượng KLN trong đất cụm kim loại Phước Long, TP.HCM đã ở mức báo động: Cd dao động từ 1.2 – 4.2 ppm; Cr từ 215 – 1166 ppm; Zn từ 177 – 277 ppm (nghiên cứu của. .. lượng As và Zn trong rau cải ngọt được tưới bằng nước thải công nghiệp dệt nhuộm cao vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép (As: 1.37ppm, Zn: 8 ppm) Nước thải với pH cao (9 - 12) của công nghiệp bột giặt khi thải trực tiếp vào đất làm tăng độ tích lũy ion Na+ trong đất một cách có ý nghóa Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp dẫn đến sự phát sinh các chất thải công nghiệp . tiêu trước mắt  Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến chất lượng môi trường đất ở tỉnh Tây Ninh.  Dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng dụng GIS thành lập bản đồ hàm lượng một số kim. toàn tỉnh, đánh giá chất lượng đất và hàm lượng các KLN khác như: As, Hg…  Khảo sát, điều tra mức độ ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến sức khoẻ con người và động vật vùng xung quanh.  Môi. trường đất của KLN có rất nhiều hợp chất khác nhau cùng tồn tại trong môi trường đất. Bảng 2.1 Hoạt động của KLN trong đất trong các điều kiện khác nhau [3 ] KLN Môi trường đất acide Môi trường đất

Ngày đăng: 06/06/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chaát höõu cô

  • Nitô toång soá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan