Báo cáo kế hoạch ngành công thương năm 2010

11 521 0
Báo cáo kế hoạch ngành công thương năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo kế hoạch ngành công thương năm 2010

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ CƠNG THƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúcSố: /KH-SCT Đà Nẵng, ngày tháng 10 năm 2009BÁO CÁO KẾ HOẠCH NGÀNH CƠNG THƯƠNG NĂM 2010 A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2009:Tình hình suy thối kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Sau khi các tập đồn tài chính lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu tiêu dùng nội địa và ngồi nước suy giảm, nên sản xuất và xuất khẩu cũng giảm theo. Sự sụt giảm của vốn đầu tư nước ngồi và các hoạt động thương mại quốc tế kéo theo khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm nước ngồi tăng cả quy mơ, phạm vi, cường độ và tính phức tạp. Điều đó kéo theo đời sống của người lao động cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Giá cả nhiều loại hàng hóa, vật tư biến động thất thường. Giá dầu thơ, lương thực, ngun nhiên vật liệu tăng cao trong những tháng đầu năm kéo theo sự tăng giá mạnh mẽ của nhiều loại hàng hóa, vật tư khác.Trước tình đó, Chính phủ đã kịp thời có Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 01/2009/NQ-CP… đề ra những chính sách, giải pháp quyết liệt nhằm tập trung kích thích nền kinh tế, từng bước ngăn chặn suy giảm kinh tế, chú trọng vào khu vực nơng nghiệp, nơng thơn…Sau một thời gian tích cực triển khai các chính sách, giải pháp trên đã đêm lại những hiệu quả nhất định, nền kinh tế tiếp tục giữ được sự ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố, ngành Cơng Thương thành phố đã có nhiều cố gắng nỗ lực, bám sát cơ sở kịp thời nắm bắt tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 đã đặt ra. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng tốc độ giảm chậm dần và đến nay đã có mức tăng trưởng trở lại.I. Trong lĩnh vực cơng nghiệp:1. Hoạt động sản xuất: (Biểu số 1)Q I-2009, hoạt động SXCN trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt kim, may mặc, giày, chế biến thủy sản, sản xuất đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, hàng thủ cơng mỹ nghệ… khơng tìm kiếm được đồng xuất khẩu, hoặc có đơn hàng những với số lượng ít. Nhiều DN phải tạm ngừng sản xuất, cắt giảm lao động; một số DN khu vực FDI phải giải thể hoặc chuyển sang ngành khác. Vì vậy, hoạt động SXCN trên địa bàn trong q I/2009 sụt giảm mạnh (giảm 13,7% so với cùng kỳ 2008). Trước tình hình khó khăn đó, bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố triển khai kịp thời các gói kích cầu của Chính phủ đến các doanh nghiệp, Sở Cơng Thương đã triển khai ngay kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất UBND thành phố các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp mà trọng tâm là các giải pháp về vốn, xúc tiến thương mại.Bước sang q II, tình hình có những tiến triển khả quan, đà suy thối kinh tế đã chậm lại. Các chính sách kích cầu của Chính phủ đã bước đầu phát huy tác dụng. Nhiều doanh nghiệp đã được vay vốn theo chủ trương của Chính phủ và Thành phố. Các DN sản xuất xuất khẩu đã ký kết được nhiều đơn hàng hơn. Một số sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa như: sắt thép, xi măng, phân bón, giấy… bắt đầu gia tăng lượng tiêu thụ. Lũy kế 6 tháng giá trị SXCN trên địa bàn đã tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2008. Đến q III, tình tình sản xuất trên địa bàn tiếp tục có tiến triển tốt, nhất là đối với một số ngành hàng như: may mặc, thủy sản, hóa chất, săm lốp, vật liệu xây dựng, cấu kiện kim loại, thiết bị điện, điện tử…do tiêu thụ thuận lợi. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của sản xuất nhìn chung vẫn còn chậm. Đặc biệt, một số DN thuộc khu vực FDI gặp khó khăn thì đến nay vẫn chưa khôi phục sản xuất.Dự kiến từ nay đến cuối năm 2009, tình hình sản xuất nói chung sẽ tiếp tục thuận lợi theo đà hồi phục của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, 3 tháng cuối năm nằm vào mùa mưa bão, nên hoạt động sản xuất công nghiệp ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy cần sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành mới có thể hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của năm (theo Quyết định 6395/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng). Dự kiến thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp 9 tháng và cả năm 2009 như sau: 1. Giá trị SXCN (theo giá CĐ 1994): Giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố 9 tháng ước đạt 8.079 tỷ đồng, đạt 71,5% kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2008; dự kiến cả năm 2009 đạt 11.300 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,8% so với năm 2008. Trong đó:1.1. Phân theo thành phần kinh tế:- CNTW: Ước 9 tháng đạt 3.828 tỷ đồng, đạt 70,5% kế hoạch, tăng 6,2% so với cùng kỳ; dự kiến cả năm 2009 đạt 5.282 tỷ đồng, đạt 97,3% kế hoạch, tăng 11,3% so với năm 2008. Năm 2009, khối CNTW có một số đơn vị chuyển sang CN ngoài nhà nước: như: Công ty CP Dược DANAPHA, Công ty CP chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM, Công ty CP Sách giáo khoa Hòa Phát. Phần GTSXCN chuyển đi tương ứng khoảng 206 tỷ đồng; nhưng được bổ sung Công ty Cơ khí Ô tô & Thiết bị điện (khoảng 25 tỷ đồng). Nếu không có các chuyển đổi nói trên thì CNTW ước tăng 15,2% (tương đương 5.467 tỷ đồng). Trong đó, một số DN tăng khá là: Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung (15,9%), Công ty Điện lực 3 (40,7%), Công ty CP Cơ điện Miền Trung (24%), Công ty CP đầu tư Phong Phú-Sơn Trà (53,6%), Công ty Xây lắp và Công nghiệp tàu thủy Miền Trung (159,2%)…- Công nghiệp địa phương: Ước 9 tháng đạt: 2.847 tỷ đồng, đạt 75,32% kế hoạch, tăng 3,5% so với cùng kỳ; dự kiến cả năm 2009 đạt 3.975 tỷ đồng, tăng 5,2% so với kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2008. Trong đó:+ Công nghiệp nhà nước địa phương: Ước 9 tháng đạt 76 tỷ đồng, đạt 58% kế hoạch, giảm 56,6% so với cùng kỳ 2008; Dự kiến cả năm 2009 đạt 120 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, giảm 51,6% so với năm 2008.Khối CN nhà nước địa phương có Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng cổ phần hóa, chuyển sang khu vực ngoài nhà nước từ tháng 1/2009, Công ty Cơ khí Ô tô và thiết bị điện chuyển về TW. Phần GTSXCN chuyển đi tương ứng của các DN này khoảng 123 tỷ đồng. Nếu không có sự chuyển đổi này thì CN nhà nước địa phương ước thực hiện 243 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2008 (chủ yếu do Công ty TNHH MVT Xổ số kiến thiết và Dịch vụ in Đà Nẵng ước giảm 39,6%).+ Công nghiệp ngoài nhà nước: Ước 9 tháng đạt 2.771 tỷ đồng, đạt 75,7% kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2008; dự kiến cả năm 2009 đạt 3.855 tỷ đồng, tăng 5,3% so với kế hoạch, tăng 14% so với năm 2008. Trong đó, tăng cơ học do có các DN mới chuyển sang (DANAPHA, Kết cấu thép VNECO.SSM, Hữu Nghị Đà Nẵng, CP sách giáo khoa Hòa Phát) khoảng 304 tỷ đồng (tương đương 9%). Nếu không có các chuyển đổi cơ học nói trên thì CN ngoài nhà nước dự kiến chỉ đạt 3.551 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2008. Trong đó chủ yếu do tăng trưởng của một số doanh nghiệp như: Công ty CP Dệt Hòa Khánh (29,5%), Công ty CP nhựa Đà Nẵng (21,4%), Công ty CP Thủy sản và TM Thuận Phước (9,4%), Công ty CP Thép Đà Nẵng (26,4%), CP Thép Đà Nẵng-Ý (100%), Công ty CP Thái Bình Dương (doanh nghiệp mới thành lập từ Công ty CP Xuân Hưng)…- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 9 tháng ước đạt 1.404 tỷ đồng, đạt 67,2% kế hoạch, giảm 0,8% so với cùng kỳ 2008; dự kiến cả năm 2009 đạt 2.043 tỷ đồng, đạt 97,8% kế hoạch, tăng 6,3% so với năm 2008.Khối CN có vốn ĐTNN năm nay dự kiến tăng thấp là do chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới (do hầu hết là DN sản xuất xuất khẩu), số lượng đơn hàng giảm 2 mạnh; một số doanh nghiệp phải giải thể như TKR Viet Nam, Rohave Funiture…; hoặc ngừng sản xuất như: Kim Quốc Bảo, Viet Nam Knitwear ; hoặc chuyển đổi sang ngành khác như: Wei Xer Sin, May mặc Daewon… Tổng giá trị SXCN năm 2008 của 6 DN nói trên vào khoảng 132 tỷ đồng; chiếm 6,87% GTSXCN toàn khối CN có vốn ĐTNN. Phần GTSXCN mới bổ sung trong năm 2009 của khu vực này do đóng góp của một số nhà máy mới đi vào hoạt động ước khoảng 190 tỷ đồng (=9,88% tổng GTXSCN khối FDI năm 2008), gồm: Công ty TNHH KAD Industrial SA, Liên doanh ITG-Phong Phú, Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng… Chênh lệch cơ học giữa phần mất đi do một số DN ngừng sản xuất và phần tăng thêm do các nhà máy mới là + 58 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khu vực FDI có một số doanh nghiệp do đầu tư mở rộng nên đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2008 như: Mabuchi Motor (tăng 87%), Daiwa (tăng 86,1%)…; một số DN khác cũng dự kiến đạt mức tăng khá như: Sinaran (tăng 21%), Điện tử Việt Hoa (13%), Vijachip (35,4%), Imperial Vina Đà Nẵng (79,8%), …1.2. Phân theo ngành công nghiệp:- Công nghiệp khai thác: Ước thực hiện 9 tháng đạt 71,5 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2009 đạt 92,9 tỷ đồng, giảm 8,7% so với năm 2008.- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước thực hiện 9 tháng đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2008. Dự kiến cả năm đạt 10.028 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2008. Trong đó:+ Một số ngành dự kiến tăng như: chế biến thực phẩm, đồ uống tăng 2,1%; sản xuất thuốc lá tăng 14,6%; dệt tăng 24,6%; sản xuất trang phục tăng 8,6%; chế biến gỗ tăng 7,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 6,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa tăng 6,8%, sản xuất vật liệu phi kim loại tăng 10,4%; sản xuất kim loại tăng 55,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 26,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 53,4%.+ Một số ngành dự kiến giảm như: sản xuất giày-dép giảm 37,9%; xuất bản,in, sao giảm 15,8%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất giảm 0,4%; sản xuất máy móc-thiết bị giảm 9,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 10,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 34,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 2,4%; các lĩnh vực chế biến, chế tạo khác giảm 15,2%. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Ước thực hiện 9 tháng đạt 846,5 tỷ đồng, tăng 31,3% so với cùng kỳ 2008; Dự kiến cả năm đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 34,4% so với năm 2008.- Ngành cấp nước, quản lý và xử lý rác thải: Ước thực hiện 9 tháng đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ 2008; Dự kiến cả năm đạt 54 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008.2. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Dự kiến cả năm 2009, một số sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng so với năm 2008 như: thủy sản chế biến tăng 13,3%; bia tăng 4%; sợi tăng 18,3%; vải các loại tăng 20,7%; lốp ô tô tăng 5,2%; xi măng tăng 9,2%; thép cán tăng 20,6%, sứ vệ sinh tăng 7,8%; động cơ điện siêu nhỏ tăng 87,8%, nước máy ghi thu tăng 5,4% . Tuy nhiên một số sản phẩm giảm mạnh như: giày xuất khẩu giảm 43,7%, quần áo may sẵn giảm 7,1%, gạch lát 18,5%; đồ chơi trẻ em giảm 12% .3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:Tính đến cuối tháng 9/2009, trên địa bàn thành phố có một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động như Nhà máy Điện tử Foster Đà Nẵng, Nhà máy lắp ráp động cơ Diesel (Công ty TNHH TM-DV lắp máy Miền Nam), Dây chuyền luyện phôi thép có công suất 150.000T/năm của Công ty Cổ phần Thái Bình Dương…; Một số dự án đã hoàn thành phần nhà xưởng và đang triển khai lắp đặt máy móc, thiết bị như Nhà máy sản xuất động cơ điện siêu nhỏ số 2 (Công ty TNHH Mabuchi Motor), Nhà máy chế tạo kết cấu thép và thiết bị công nghiệp nặng (CTCP Lilama 7), Nhà máy sản xuất dây và cáp điện tàu thủy (Công ty Xây lắp và CN tàu thủy Miền Trung)… Một số dự án khác đang được triển khai là các dự án có tiến độ KH đến năm 2010. Tổng vốn đầu tư XDCB của ngành công nghiệp thực hiện trong năm 2009 đạt trên 2.000 tỷ đồng.II. Tình hình hoạt động thương mại:(Biểu số 03)1. Thương mại nội địa:Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 9 tháng ước đạt 15.921 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch năm, cả năm 2009 ước thực hiện 22.000 tỷ đồng, tăng 2,2% so với kế hoạch. (nhu cầu tiêu thụ 3 những tháng cuối năm có khả năng đạt trung bình 2000 tỷ/tháng, do giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng (xăng dầu, đường .), nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ của nhân dân trong các dịp vào Năm học mới, Lễ 2/9, Trung thu, 20/11, đặc biệt là Noel, Năm mới . tăng; do các doanh nghiệp tập trung xúc tiến thị trường trong nước với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, về tận địa bàn nông thôn .).2. Xuất-nhập khẩu:a. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 9 tháng ước đạt 706,6 triệu USD, đạt 70,7% KH; dự kiến cả năm 2009 đạt 976 triệu USD, đạt 97,6% kế hoạch, tăng 7,84% so với năm 2008. Trong đó:- Xuất khẩu hàng hoá: 9 tháng ước đạt 403,6 triệu USD, đạt 69,6% KH, giảm 2,98% so với cùng kỳ năm 2008; dự kiến cả năm 2009, đạt 556 triệu USD, đạt 95,86% kế hoạch, tăng 0,24% so với năm 2008.Trong đó:- Xuất khẩu dịch vụ: 9 tháng ước đạt 303 triệu USD, đạt 72,1% KH, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2008; Dự kiến cả năm 2009, đạt 420 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 19,8% so với năm 2008.a1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phân theo các khối doanh nghiệp:+ DNĐP: 9 tháng ước đạt 127,2 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến cả năm 2009 đạt 174 triệu USD, đạt 94,4% kế hoạch, giảm 19,6% so với năm 2008.+ DNTW: 9 tháng ước đạt 133,8 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến cả năm 2009 đạt 192 triệu USD, đạt 101% kế hoạch, tăng 7,9% so với năm 2008.+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 9 tháng ước đạt: 142,6 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến cả năm 2009 đạt 214 triệu USD, đạt 92,4% kế hoạch, tăng 17,4% so với năm 2008.a2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:Trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của một số sản phẩm chủ yếu như sau: Thủy sản đông lạnh ước đạt 96 triệu USD, tăng 14,7% so với năm 2007; sản phẩm may mặc ước đạt 170 triệu USD, tăng 17%; giày các loại ước đạt 16 triệu USD, giảm 9,7%; đồ chơi trẻ em ước đạt 31 triệu USD, tăng 8%; hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt 41 triệu USD, tăng 32,6%; cà phê ước đạt 57 triệu USD, giảm 7,6%, thiết bị điện ước đạt 31,1 triệu USD.b. Nhập khẩu: tháng 9 ước đạt 53,7 triệu USD. Lũy kế 9 tháng ước đạt 381,1 triệu USD, đạt 59,5% kế hoạch.; dự kiến cả năm 2009 đạt 545 triệu USD, đạt 85,2% kế hoạch, bằng 85,4% năm 2008. Trong đó: Kim ngạch nhập khẩu của địa phương 9 tháng ước đạt 122,4 triệu USD; cả năm ước đạt 170 triệu USD, tăng 25,9% so với KH, giảm 8,8 % so với năm 2008.3. Tình hình triển khai xây dựng và thực hiện các qui hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án từ nguồn vốn ngân sách:3.1. Lập quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển ngành:Trong năm 2009, UBND Thành phố đã giao cho ngành Công Thương thực hiện 2 dự án Quy hoạch, 1 đề án, 1 dự án khảo sát điều tra và 02 chương trình. Kết quả như sau: Tính đến tháng 9/2009, ngành Công Thương đã hoàn thành báo cáo 1 đề án phát triển các sản phẩm công nghiệp thương mại nhằm khai thác lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây, hoàn thành dự thảo lần 1 Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ báo cáo UBND thành phố. Đề án quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ đang được gấp rút xây dựng và dự kiến báo cáo UBND thành phố vào cuối năm 2009.Đối với dự án điều tra, đánh giá nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2015, Chương trình sản xuất các sản phẩm lưu niệm và Chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm chủ yếu dự kiến hoàn thành trong năm 2010.Tổng vốn quy hoạch đã thực hiện gồm 6 dự án, ước đến 31/12/2009 là: 884,4 triệu đồng đạt 100%KH.3.2. Triển khai thực hiện các chương trình đã được phê duyệt:4 3.2.1. Các chương trình nhằm thực hiện Nghị quyết 33/NQ-TW (theo Quyết định 121/2004/QĐ-UBND):Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực: Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định hồ sơ và trình UBND thành phố phê duyệt kinh phí hỗ trợ các DN tham gia chương trình gồm 04 DN với tổng số tiền là 172 triệu đồng.3.2.2. Chương trình khuyến công:- Năm 2009, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt chương trình khuyến công địa phương với tổng kinh phí 90 triệu đồng. Trung tâm Khuyến công đã triển khai thực hiện các chương trình khuyến công trên địa bàn và đến nay đã hoàn thành kế hoạch.- Đối với chương trình khuyến công trung ương gồm 3 đợt:+ Đợt I: với 01 đề án với kinh phí đã giải ngân 40 triệu đồng (tổng kinh phí 70 triệu đồng).+ Đợt II: 03 đề án với kinh phí đã được giải ngân là 115 triệu đồng (tổng kinh phí hỗ trợ cho 3 đề án là 230 triệu đồng).+ Đợt III: 02 đề án được phê duyệt với tổng kinh phí 437 triệu đồng, đang hoàn tất các thủ tục và chuẩn bị triển khai.3.2.3. Chương trình xúc tiến thương mại:- Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công các hội chợ: Hội chợ Xuân Kỷ Sửu 2009; Hội chợ triển lãm Quốc tế Vietbuild 2009. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại như: XTTM với các tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Nhật .Giới thiệu doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm tại các tỉnh miền Trung; Phối hợp với Cục Hội nghị và Triển lãm Thái Lan tổ chức tổ chức Hội thảo “Tăng cường cơ hội hợp tác với Thái Lan”. Dự kiến tổ chức đoàn khảo sát thị trường tỉnh Battambang - Campuchia vào tháng 11/2009.3.3. Thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản:- Tổng vốn xây dựng cơ bản đã thực hiện đến 31/8/2009 là: 262 triệu đồng, gồm có:+ Dự án Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên 29/3: 46 triệu đồng;+ Dự án Quy hoạch mạng lưới chợ các khu vực nội thành TP Đà Nẵng: 96 triệu đồng;+ Dự án Chợ Mới Hòa Thuận: 42 triệu đồng;+ Dự án chợ Đống Đa: 78 triệu đồng.4. Thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách năm 2009:Tổng thu sự nghiệp toàn Sở năm 2009 ước đạt triệu 29.448,5 đồng, đạt 100%% so với KH. Trong đó, nộp ngân sách ước đạt 7.978,4 triệu đồng, bằng 108%% so với chỉ tiêu KH được giao.Tổng chi các hoạt động thường xuyên năm 2009 ước thực hiện 32.035,7 triệu đồng, trong đó ngân sách cấp ước 10.565,5 triệu đồng và chi từ nguồn thu được để lại là 21.470,2 triệu đồng.Về tình hình cụ thể, Sở Công Thương đã có báo cáo riêng gửi UBND TP và Sở Tài chính.5. Đánh giá chung:Tóm lại, tình hình sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù giá cả nguyên liệu đầu vào không tăng cao như trong năm 2008, nhưng các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn đối với thị trường đầu ra sản phẩm, nhất là các mặt hàng xuất khẩu, bên cạnh đó các doanh nghiệp trước đây vốn có thế mạnh xuất khẩu, khi gặp khó khăn ở thị trường này lại bị động trong việc chuyển đổi chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường nội địa Tuy nhiên, với sự trợ giúp kịp thời của gói kích cầu Chính phủ, các cơ chế chính sách giúp đỡ doanh nghiệp của UBND thành phố (như cho vay lãi suất thấp từ Quỹ Đầu tư phát triển của UBND thành phố, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng bảo lãnh cho vay đối với các doanh nghiệp…); Bên cạnh đó một số doanh nghiệp sản xuất đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ; thay đổi chiến lược kinh doanh Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đã dần thoát khỏi khó khăn và dần dần lấy lại đà tăng trưởng.II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010:1. Nhận định tình hình:5 - Dự báo tình hình năm 2010: Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế thế giới từ âm 2,9% trong năm 2009 sẽ tăng lên 2% năm 2010, còn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới năm 2010 tăng trưởng 2,4% nhờ những cải thiện của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế trong nước theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.Thị trường nội địa giữ xu thế phát triển ổn định cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, giá cả các mặt hàng có khả năng tăng (kinh tế phục hồi sau khủng hoảng; điều chỉnh tăng tiền lương; nhu cầu tiêu dùng gia tăng; năm tập trung nhiều lễ hội lớn của đất nước, thành phố .), song sẽ không có sự tăng đột biến.Hoạt động sản xuất - xuất khẩu khó có thể có sự phục hồi mạnh mẽ, nhanh chóng. Khó khăn doanh nghiệp gặp phải năm 2009 sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2010, đáng kể là yếu tố giá cả, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu (thủy sản .), nguồn hàng thu mua xuất khẩu (cà phê, nông sản các loại); Một phần còn do một số doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung vào thị trường nội địa thay vì xuất khẩu như Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Cty CP Sản xuất - Thương mại Hữu nghị Đà Nẵng, một số doanh nghiệp dệt may Dự báo, phần kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng thêm trong năm 2010 so với năm 2009 chủ yếu dựa vào mặt hàng thiết bị điện và điện tử (trong đó có Công ty Mabuchi đưa vào hoạt động sản xuất phân xưởng sản xuất số 2 với công suất 200.000 sản phẩm/năm), dệt may, thủy sản chế biến; kim ngạch một số mặt hàng khác như đồ chơi trẻ em, nông sản (sắn lát, tinh bột sắn .), đồ gỗ và TCMN . cũng có khả năng tăng, song không mạnh.2. Dự kiến các chỉ tiêu KH sản xuất công nghiệp, thương mại chủ yếu năm 2010:2.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: (Biểu số 1)Kinh tế thế giới hồi phục, nhưng với tốc độ chậm. Các ngành sản xuất xuất khẩu theo đó cũng sẽ sớm tăng trưởng trở lại. Sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa cũng sẽ thuận lợi hơn do tác động từ các chính sách kích cầu của Chính phủ và Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước của Bộ Công Thương.Khối FDI sau khi loại bỏ các đơn vị yếu kém (là nguyên nhân chủ yếu làm giảm tăng trưởng của khối trong năm 2009), với đóng góp của các dự án mới và các dự án đang trong giai đoạn phát huy công suất đầu tư như: Nhà máy sản xuất động cơ điện số 2 của Mabuchi Motor; ITG-Phong Phú, Associated Trader, KAD Industrial SA, Điện tử Foster Đà Nẵng…, sẽ có tăng trưởng cao.Khối CN TW với một số dự án mới như Nhà máy sản xuất dây cáp điện tàu thủy, nhà máy sản xuất thiết bị công nghiệp nặng… và một số doanh nghiệp lớn đang trên đà phát triển thuận lợi như Công ty CP Cao su Đà Nẵng, TCT Dệt may Hòa Thọ, TCT xây dựng Miền Trung, CTCP Cơ điện Miền Trung, Công ty Điện lực 3, sẽ tiếp tục tăng trưởng khá trong năm 2010.Khối CN địa phương sẽ có thêm đóng góp đáng kể của một số nhà máy mới là: Nhà máy luyện-cán thép 300.000 tấn/năm (Công ty CP Thái Bình Dương), Nhà máy sản xuất-lắp ráp động cơ Diesel 350.000 sp/năm (Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ lắp máy Miền Nam, Công ty CP thép Đà Nẵng-Ý (tiếp tục phát huy công suất đầu tư)…Dự kiến đầu năm 2010, Công ty Cấp nước Đà Nẵng sẽ chuyển sang loại hình công ty TNHH một thành viên. Như vậy, khối CN nhà nước địa phương dự kiến sẽ giảm nhiều.a. Chỉ tiêu giá trị và tăng trưởng SXCN năm 2010: Giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố năm 2010 dự kiến là: 13.050 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2009. Trong đó:* Theo thành phần kinh tế:- CN trung ương: 5.888 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2009.- CN địa phương: 4.660 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2009. Trong đó:+ Nhà nước ĐP: 75 tỷ đồng, giảm 37,5% so với năm 2009.+ Ngoài nhà nước: 4.585 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2009.- CN có vốn ĐTNN: 2.502 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2009.6 * Theo phân ngành công nghiệp:- Công nghiệp khai thác: 88 tỷ đồng, giảm 5,4% so với năm 2009.- Công nghiệp chế biến, chế tạo: 11.682 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2009. Trong đó: chế biến thực phẩm, đồ uống tăng 8,9%; sản xuất thuốc lá tăng 10%; dệt tăng 18,3%; sản xuất trang phục tăng 17,7%; sản xuất giày-dép tăng 55,7%; chế biến gỗ tăng 19%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 9%; In ấn, xuất bản tăng 10%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tăng 11,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa tăng 5,9%; sản xuất vật liệu phi kim loại tăng 16,8%; sản xuất kim loại tăng 50,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 11,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,1%; sản xuất máy móc-thiết bị tăng 16,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 27,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 45%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 16,2%; các lĩnh vực chế biến, chế tạo khác tăng 24%.- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: 1.220 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2009.- Ngành cấp nước, quản lý và xử lý rác thải: 60 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2009.b. Các sản phẩm CN chủ yếu:Dự kiến tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2010 so với năm 2009 như sau: Thủy sản đông lạnh tăng 6,7%; bia tăng 17%; sợi tăng 12%; vải các loại tăng 12,5%; quần áo may sẵn tăng 18,1%; giày thể thao xuất khẩu tăng 23,1%; lốp ô tô tăng 12,9%; xi măng tăng 12,5%, thép cán tăng 81,1%; động cơ điện siêu nhỏ tăng 16,7%; đồ chơi trẻ em tăng 39,9%; .c. Đầu tư xây dựng cơ bản:Một số công trình đầu tư lớn dự kiến triển khai trong năm 2010 là:+ Nhà máy xi măng Sông Gianh – Giai đoạn II do TCT Xây dựng Miền Trung làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư: 1.500 tỷ đồng; công suất 1,4 triệu tấn/năm; dự kiến hoàn thành trong năm 2012.+ Dự án sản xuất lốp xe tải Radial của Công ty CP cao su Đà Nẵng; công suất 600.000 bộ/năm; dự kiến hoàn thành trong năm 2015.+ Dự án đầu tư lưới điện mới của Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng; tổng mức đầu tư 142,2 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2010.+ Dự án đầu tư dây chuyền gạch siêu nhẹ của Công ty CP Xi măng Hải Vân; tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng; công suất 200-300m2/ngày; dự kiến hoàn thành trong năm 2010.+ Dự án Nhà máy sản xuất thuốc đông dược (theo tiêu chuẩn GMP) của Công ty CP Dược Danapha; tổng mức đầu tư 51,4 tỷ đồng; công suất 30 triệu viên/năm; dự kiến hoàn thành cuối quí II/2010.+ Dự án Nhà máy công nghệ Dược Danasome của Công ty CP Dược Danapha; tổng mức đầu tư 72 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành cuối quí II/2010.+ Dự án nâng cấp thiết bị, công nghệ xưởng luyện phôi thép của Công ty CP thép Đà Nẵng; tổng mức đầu tư 41 tỷ đồng; công suất 150.000 tấn phôi thép/năm; dự kiến hoàn thành trong năm 2010.+ Dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất phân xưởng sản xuất gạch ốp ceramic lên 1,2 triệu m2/năm của Công ty CP gạch men Cosevco; tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2010.2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ toàn thành phố năm 2010: 25.100 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2009. (Biểu số 3).2.3. Kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố: (Biểu số 3)Phương án 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thành phố năm 2010 dự kiến là 1.123 triệu USD, tăng 15,1% so với ước thực hiện 2009. Trong đó:- Xuất khẩu hàng hoá: 640 triệu USD tăng 15,1% so với ước TH năm 2009. Trong đó:+ DNTW: 215 triệu USD, tăng 12% so với ước TH năm 2009.+ DNĐP: 185 triệu USD, tăng 8,8% so với ước TH năm 2009.+ DNĐTNN: 240 triệu USD, tăng 23,7% so với ước TH năm 2009.- Xuất khẩu dịch vụ: 483 triệu USD, tăng 15% so với ước TH năm 2009.7 Phương án 2: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thành phố năm 2010 dự kiến là 1.180 triệu USD, tăng 20,9% so với ước thực hiện 2009. Trong đó:- Xuất khẩu hàng hoá: 670 triệu USD tăng 20,5% so với ước TH năm 2009. Trong đó:+ DNTW: 214 triệu USD, tăng 11,5% so với ước TH năm 2009.+ DNĐP: 197 triệu USD, tăng 15,9% so với ước TH năm 2009.+ DNĐTNN: 259 triệu USD, tăng 33,5% so với ước TH năm 2009.- Xuất khẩu dịch vụ: 510 triệu USD, tăng 21,4% so với ước TH năm 2009.- Dự kiến các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2010 như sau: thủy sản đông lạnh: 105 triệu USD, tăng 12,5% so với giá trị ước thực hiện năm 2008; hàng may mặc: 181 triệu USD, tăng 6,5%; giày thể thao: 16 triệu USD, bằng giá trị năm 2008; hàng thủ công mỹ nghệ: 43 triệu USD, tăng 4,9%; đồ chơi trẻ em: 35 triệu USD, tăng 12,9%; cà phê: 52 triệu USD, bằng 91,2% năm 2008. Dự kiến xuất khẩu cà phê giảm do khó khăn về vốn (Cty XNK sau cổ phần hoá) và giá cả cà phê trên thị trường biến động, không ổn định.2.4. Kim ngạch nhập khẩu toàn thành phố năm 2010 dự kiến là 650 triệu USD, tăng 19,3% so với so với ước TH 2009. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương dự kiến là 190 triệu USD, tăng 11,8% so với ước thực hiện năm 2009. (Biểu 3)3. Các chỉ tiêu KH về tài chính của Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc năm 2010:3.1. Kế hoạch vốn lập quy hoạch, đề án: (Biểu số 4)Tổng vốn quy hoạch năm 2010 là: 2.227 triệu đồng trong đó: có 03 công trình chuyển tiếp và 5 công trình mới. Đối với 03 công trình chuyển tiếp tổng vốn được cấp là 533 triệu đồng, trong đó: năm 2009 đã giải ngân theo khối lượng công việc 230 triệu đồng và sẽ chuyển tiếp kinh phí năm 2010 là 303 triệu đồng. 3.2. Kế hoạch vốn thực hiện xúc tiến thương mại: (Biểu 5)Để hỗ trợ doanh nghiệp thành phố đẩy mạnh kế hoạch xuất khẩu năm 2010 và những năm tiếp, tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại năm 2010 dự kiến là: 7.076,3 triệu đồng. Doanh nghiệp đóng góp 2.400,3 triệu đồng. Đề nghị thành phố hỗ trợ 4.676 triệu đồng, trong đó: a. Kinh phí hỗ trợ hoạt động quản lý NN về dịch vụ và XTTM là 820 triệu đồng. Cụ thể: + Chương trình tập huấn, đào tạo: 20 triệu đồng+ Chương trình đoàn khảo sát thị trường và học tập kinh nghiệm nước ngoài: 250 triệu đồng.+ Chương trình Tháng bán hàng khuyến mãi: 150 triệu đồng. + Chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: 400 triệu đồng.b. Kinh phí hoạt động tác nghiệp XTTM là 3.856 triệu đồng. Cụ thể:+ Chương trình hội thảo tập huấn: 83,3 triệu đồng.+ Chương trình khảo sát thị trường và tham gia HCTL: 3.657,8 triệu đồng.+ Các chương trình khác bao gồm: nâng cấp đĩa thông tin doanh nghiệp XNK thành phố Đà Nẵng, chương trình nâng cấp, phát hành bản tin công thương: 115 triệu đồng.3.3. KH vốn triển khai thực hiện các chương trình, KH đã được phê duyệt: (Biểu số 6)Tổng nhu cầu vốn thực hiện Quyết định 121/2004/QĐ-UBND trong năm 2010 dự kiến 840 triệu đồng. Trong đó vốn đề nghị UBND Thành phố cấp là 640 triệu đồng và vốn từ các nguồn khác là 200 triệu đồng. Cụ thể như sau:+ Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (đợt 4): 200 triệu đồng.+ Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng: 50 triệu đồng.+ Chương trình xây dựng thương hiệu DN và thương hiệu sản phẩm: 90 triệu đồng.+ Chương trình phát triển công nhân lành nghề trong ngành công thương: 500 triệu đồng, trong đó kính đề nghị UBND TP cấp 300 triệu và DN đóng góp 200 triệu đồng.3.4. KH vốn thực hiện chương trình khuyến công địa phương: (Biểu số 7A, 7B).Dự kiến năm 2010, chuơng trình khuyến công thực hiện 24 chương trình, đề án khuyến công trong đó 13 chương trình, đề án đăng ký thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và 11 chương trình, đề án đăng ký thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Cụ thể:8 - Tổng vốn kế hoạch năm 2010 thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương là 5.505,04 triệu đồng trong đó nguồn kinh phí khuyến công địa phương là 1.195,04 triệu đồng và nguồn vốn đối ứng là 4.310 triệu đồng.- Tổng vốn kế hoạch năm 2010 thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là 11.937,22 triệu đồng trong đó nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là 1.301,1 triệu đồng và nguồn vốn đối ứng là 10.636,12 triệu đồng.3.5. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản: (Biểu số 8)Tổng kinh phí kế hoạch xây dựng năm 2010 là: 48.678 triệu đồng bao gồm:a. Các công trình do Sở quản lý là: 29.178 triệu đồng, trong đó: kính đề nghị UBND thành phố cấp vốn đối ứng thực hiện thành lập trung tâm về các vấn đề WTO tại Đà Nẵng là 200 triệu đồng; kinh phí sửa chữa hội trường của Sở là 200 triệu đồng.b. Các công trình do Quận huyện quản lý: 19.500 triệu đồng bao gồm 12 dự án chợ tại các Quận, Huyện trên địa bàn thành phố.3.6. Kế hoạch thu chi ngân sách: (biểu số 9)- Tổng thu năm 2010 dự kiến 29.704 triệu đồng, tăng 5% so với ước TH 2009 (không kể thu do ngân sách cấp). Tổng nộp ngân sách dự kiến triệu đồng, giảm % so với ước thực hiện năm 2009.- Tổng chi hoạt động thường xuyên năm 2010 dự kiến là triệu 7.279,1 đồng, giảm 8,8% so với ước thực hiện năm 2009.Chi tiết của kế hoạch dự toán ngân sách nói trên Sở Công Thương đã có báo cáo giải trình cụ thể gửi UBND thành phố và Sở Tài chính (kèm theo).III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:1. Đối với sản xuất công nghiệp:- Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế và có sức sản xuất lớn; một số sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm xuất khẩu Đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng cho sản xuất sản phẩm chính, góp phần giảm nhập khẩu.- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện tử.- Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may .Ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí, đóng tàu, phân bón .- Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp sản phẩm chủ lực; Cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ; có chính sách hỗ trợ các ngành chế biến nông sản, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày .- Khuyến cáo các doanh nghiệp lập chương trình tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hoàn thiện công nghệ sản xuất và quản lý, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để tăng năng suất lao động, giảm chi phí trên từng công đoạn của quá trình sản xuất lưu thông, bảo đảm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Chú trọng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa.- Tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để phát triển công nghiệp địa phương.- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế để khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất xã hội, tránh tình trạng khép kín, lãng phí trong đầu tư.2. Đối với hoạt động thương mại:a. Về xuất khẩu:* Các giải pháp trước mắt:9 - Theo dõi sát, có biện pháp tích cực để đẩy mạnh XK trước các diễn biến của thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo phục vụ cho hoạt động điều hành và hoạt động KD.- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế theo từng ngành hàng, từng hợp đồng XK lớn. Chủ động ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch; vận động dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để tăng xuất khẩu. Tập trung chương trình kêu gọi các tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu tại thành phố.- Khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán, bảo hiểm tỷ giá và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.* Các giải pháp trung và dài hạn:- Tăng cường công tác điều hành hoạt động XNK để bảo đảm mục tiêu giảm tỷ lệ nhập siêu thấp hơn năm 2009; chú trọng các mặt hàng chiến lược, có tỷ trọng kim ngạch xuất lớn.- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu trên tất cả các mặt: năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất lượng, phương thức phân phối .Từng bước đưa DN tham gia vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia.- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và thúc đẩy mối quan hệ hỗ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, trước hết tập trung cho các nhóm hàng dệt may, thủy sản và giày da.- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao; đẩy mạnh xúc tiến tìm kiếm thị trường mới.- Tiếp tục chủ động mở rộng thị trường; đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực; tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường.- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Cần xã hội hoá công tác đào tạo, theo đó những doanh nghiệp lớn cũng được xem xét cấp kinh phí đào tạo công nhân cho mình và cung cấp cho những doanh nghiệp khác. Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng và tăng cường sự phối hợp với các Sở, ngành quản lý để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành. Các Hiệp hội cần tổ chức tốt mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá để cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp. Kịp thời thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang chịu tác động ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính.- Tích cực phát huy vai trò của thương nhân VN ở nước ngoài để đẩy mạnh việc đưa hàng hoá VN thâm nhập thị trường, nhất là những khu vực có cộng đồng người Việt sinh sống.b. Về thương mại nội địa:- Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát các diễn biến của thị trường hàng hóa để chủ động xử lý nhằm bảo đảm đủ nguồn cung những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định, không để xảy ra tình trạng đứt nguồn, sốt giá; xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả làm rối loạn thị trường, tác động xấu tới sản xuất và đời sống.- Tập trung triển khai Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố sau khi được thành phố phê duyệt, làm cơ sở pháp lý cho việc cấp phép đầu tư vào thị trường nội địa. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối, trước hết là các hệ thống phân phối bán lẻ, bao gồm phân phối chuyên ngành, phân phối tổng hợp hàng tiêu dùng và các hệ thống bán lẻ nhỏ tại các địa phương quận huyện.- Tiếp tục đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng tại thị trường nội địa. Tăng cường hệ thống phân phối hàng hoá nội địa; tạo thuận lợi nhất để hàng sản xuất trong nước đến với người tiêu dùng trong nước. Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát, quản lý các diễn biến của thị 10 [...]... giám sát hoạt động của các DN trong toàn ngành công thương theo đúng pháp luật, phát triển đúng chiến lược và quy hoạch Trên đây là Kế hoạch năm 2010 của ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng Kính báo cáo Bộ Công Thương, UBND thành phố, Sở Kế hoạch đầu tư nghiên cứu xem xét./ Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Bộ Công Thương 3b (để b/c); - UBND thành phố (đề b/c); - Sở Kế hoạch - Đầu Tư 5b (để t/h); - Lưu: VT, KH... nhà nước với các Hiệp hội ngành hàng Kịp thời nắm bắt hệ thống thông tin từ các Thương vụ ở nước ngoài trong hoạt động động xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn công nghiệp, an toàn lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, các DN sản xuất hoá chất… - Cải tiến và tăng cường công tác thanh tra, kiểm... điểm công nghiệp, phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, môi trường, an toàn công nghiệp cũng như tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN được thông thoáng - Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng mới cho giai đoạn tiếp theo các chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp và thương. .. quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại Tăng cường công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, đề án được phê duyệt - Tăng cường hoạt động thương mại điện tử Xây dựng mô hình thương mại điện tử phù hợp với trình độ của các doanh nghiệp và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia - Cảnh báo sớm các vụ kiện chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ... cam kết gia nhập WTO về dịch vụ phân phối - Đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng chủ yếu, nhất là những mặt hàng trong cân đối cung cầu của nhà nước, đồng thời tham gia tích cực vào việc bình ổn thị trường giá cả 3 Đối với hoạt động quản lý nhà nước: Kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển khoa học công nghệ, đào tạo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến công, . quy hoạch. Trên đây là Kế hoạch năm 2010 của ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng. Kính báo cáo Bộ Công Thương, UBND thành phố, Sở Kế hoạch đầu tư nghiên cứu. VIỆT NAMSỞ CƠNG THƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúcSố: /KH-SCT Đà Nẵng, ngày tháng 10 năm 2009BÁO CÁO KẾ HOẠCH NGÀNH CƠNG THƯƠNG NĂM 2010 A. TÌNH

Ngày đăng: 28/01/2013, 15:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan