Một số đặc điểm đời trước và bản thân của bò đực giống droughtmaster

9 861 0
Một số đặc điểm đời trước và bản thân của bò đực giống droughtmaster

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số đặc điểm đời trước và bản thân của bò đực giống droughtmaster nuôi tại moncada

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI TRƯỚC BẢN THÂN CỦA ĐỰC GIỐNG DROUGHTMASTER NUÔI TẠI MONCADA Nguyễn Thị Thu Hòa, Lê Bá Quế, Nguyễn Hữu Sắc, Võ Thị Xuân Hoa Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung ương Tóm tắt 08 đực giống Droughtmaster nhập từ Australia về nuôi tại Moncada từ năm 2007 được sử dụng cho nghiên cứu này. Đàn được nuôi dưỡng, khai thác tinh theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp PTNT. Qua các thông số của đời trước về phả hệ, giá trị giống về khối lượng cơ thể, khối lượng thịt xẻ, dày mỡ mông, dày mỡ sườn, khối lượng cơ thể đến 600 ngày tuổỉ kết quả nghiên cứu về bản thân của chúng tôi tại Moncada đã khẳng định được các đực giống Drougtmaster này được xuất thân từ đàn giống có chất lượng rất tốt, sinh trưởng phát triển tốt, tốt nhất là đực số 1508 có tiềm năng về sản xuất thịt cao nhất. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của các đực giống Droughtmaster nuôi tại Trạm Moncada tốt, trung bình 227 liều/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đực giống 1504 có khả năng sản xuất tinh tốt nhất. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thịt trong nước ngày càng tăng cao trong khi thịt sản xuất mới chiếm 5,2% tổng sản lượng thịt hơi. Hàng năm, nước ta vẫn phải chi khoảng 6,7 triệu USD để nhập các loại thịt mà chủ yếu là thịt bò. Vì vậy, chăn nuôi thịt đã trở thành hướng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp (Ngọc Trang, 2008). Mỗi cái tốt hàng năm chỉ có thể sản xuất được một con bê, nhưng một đực giống tốt một năm có thể sản xuất hàng chục ngàn liều tinh đông lạnh cho ra đời hàng chục ngàn bê con thông qua kỹ thuật truyền tinh nhân tạo (TTNT). Do vậy, đực giống để sản xuất tinh đông lạnh có tầm quan trọng rất lớn đối với việc cải tiến chất lượng giống đẩy nhanh tiến bộ di truyền, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi thịt (Lê văn Thông CS, 2010). Ở Việt Nam, việc nhập đực giống hướng thịt thuần chủng cao sản về cải tạo đàn trong nước đã được tiến hành những năm gần đây, trong đó có giống Droughtmaster. Tuy nhiên hiện nước ta chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu xác định đặc điểm đời trước bản thân của đực giống nêu trên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài ” Một số đặc điểm đời trước bản thân của đực giống Droughtmaster nuôi tại Moncada” nhằm góp phần đánh giá chất lượng giống tiềm năng di truyền của chúng, làm tiền đề cho kiểm tra đực giống phục vụ công tác giống Việt Nam. 2. Vật liệu phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 08 đực giống Droughtmaster nhập từ Australia, có độ tuổi 21-23 tháng tuổi. Các đực giống được chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sản xuất tinh cọng rạ theo cùng một quy trình kỹ thuật, đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng đực giống theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ NN & PTNT: Mỗi con được nuôi nhốt 1 ô chuồng riêng có diện tích 45m 2 , có sân chơi, có máng ăn, uống riêng, được phòng bệnh nghiêm ngặt, được nuôi dưỡng quản lý cá thể. Môi trường pha tinh là môi trường Tris-raffinose-fuctose-lactose-citric, glycerol 6,5%, egg yolk 20% theo công thức của Nhật Bản. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Trạm nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh Moncađa, Ba Vì- Hà Nội 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá về các chỉ tiêu sản xuất của đời trước (bố, mẹ) tiềm năng sản xuất của từng đực giống. - Đánh giá tăng khối lượng của từng đực giống Droughtmaster các giai đoạn tuổi sinh, 200 ngày, 400 ngày, 600 ngày, 1065 ngày 1460 ngày tuổi. - Khả năng sản xuất tinh của bản thân các đực giống Droughtmaster nuôi tại trạm Moncada: Thể tích tinh dịch/một lần khai thác (V); (ml/lần), hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch (A); (%), nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C); (tỷ/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (V.A.C); (tỷ/lần), tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất được/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn; (liều/lần). 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Đánh giá các chỉ tiêu sản xuất của đời trước (bố, mẹ) tiềm năng sản xuất của từng đực giống bởi các giá trị giống ước tính (EBVs – Estimated Breeding Values) được tính trong kế hoạch giống (Breed Plan) do nhà sản xuất giống cung cấp qua (Website: http://www.Droughtmaster.org.au/center). - Khối lượng đực giống được xác định bằng cân điện tử. - Khả năng sản xuất tinh của từng đực giống: + Xác định V (ml) qua lượng xuất tinh trong ống hứng tinh có khắc ml + Xác định A (%) bằng quan sát trên kính hiển vi phản pha có màn hình. + Xác định C (tỷ/ml) bằng máy so màu SDM-5 của hãng MINITIB + Xác định tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC) bằng tích của V,A,C. + Xác định số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn được xác định bằng phương pháp ghi chép thống kê thông dụng. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên bảng tính Excel phần mềm Minitab 14. Các kết quả được trình bày gồm giá trị trung bình mẫu (Mean) sai số chuẩn (SE). Sự sai khác giữa các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Tukey. 3. Kết quả thảo luận 3.1. Sức sản xuất của đời trước tiềm năng của từng đực giống Droughtmaster 3.1.1. Giá trị giống về các chỉ tiêu chính đời bố mẹ của các đực giống Đánh giá đời trước là khâu đầu tiên trong quá trình chọn lọc đực giống hướng thịt cũng như hướng sữa. Từ việc đánh giá các giá trị giống (GTG) của đời trước, có thể dự đoán được tiềm năng sản xuất của thế hệ con. Tuy nhiên, những giá trị giống ước tính (GTGưt) có độ chính xác khác nhau tùy thuộc vào nguồn số liệu sẵn có của chúng độ chính xác càng cao thì khả năng truyền lại cho thế hệ sau nguồn vật chất di truyền đó càng lớn. Cần lưu ý rằng, khả năng sản xuất của một cá thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi trường như thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện khí hậu môi trường GTGưt của mỗi tính trạng là một giá trị đo khả năng sản xuất của chính gia súc đó cũng như khả năng sản xuất của bà con họ hàng của gia súc đó. Một số GTG về các chỉ tiêu sản xuất cơ bản về thịt đời trước của các đực giống này của hãng cung cấp giống T.N VIET AUS TRADE được thể hiện ở bảng 1 cho thấy: các GTG về khối lượng (KL) sinh, 200, 400, 600 ngày, KL thịt xẻ của đời bố đực 1508 là cao nhất, của đực bố 1502 là thấp nhất trong 8 đực bố. Đối với giống thịt, các nhà chọn giống mong muốn các GTG về khối lượng 200, 400, 600 ngày KL thịt xẻ càng cao càng tốt để tăng khả năng sản xuất thịt của đời con. KL sinh được sử dụng để chọn đực giống phù hợp với từng cái nhất định. Trong chăn nuôi thịt, ngoài các chỉ tiêu về KL sinh, 200, 400 600 ngày, KL thịt xẻ là đặc trưng cho khả năng sinh trưởng phát triển hay chính là khả năng sản xuất thịt, các chỉ tiêu về độ dày mỡ sườn, độ dày mỡ mông là những chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng thịt. Các chỉ số này càng thấp thì chất lượng thịt càng cao. Bảng 1. Giá trị giống ước tính đời trước của các đực giống Droughtmaster Bố của đực Mẹ của đực 1500 1501 1502 1504 1505 1506 1507 1508 1500 1501 1502 1504 1505 1506 1507 1508 KL sinh (kg) EBV +0,3 0,0 -0,1 -0,4 +0,5 -0,7 +0,2 +1 -0,7 -0,5 -1 -0,4 -0,2 +0,5 -0,8 +1,5 Acc 92% 85% 91% 82% 80% 75% 80% 85% 57% 79% 85% 71% 67% 79% 77% 71% KL 200 ngày (kg) EBV +9 +11 +11 +13 +8 +15 +10 +17 +7 +8 +7 +8 +8 +10 +9 +12 Acc 88% 75% 81% 80% 80% 80% 80% 75% 49% 68% 70% 65% 49% 68% 70% 65% KL 400 ngày (kg) EBV +14 +16 +17 +20 +13 +22 +15 +25 +10 +12 +10 +12 +10 +17 +20 +22 Acc 88% 77% 81% 80% 78% 80% 78% 77% 49% 68% 70% 63% 49% 68% 69% 63% KL 600 ngày (kg) EBV +18 +21 +22 +26 +17 +29 +19 +30 +15 +15 +13 +20 +14 +19 +25 +30 Acc 88% 73% 79% 75% 75% 78% 75% 73% 50% 65% 70% 64% 50% 65% 69% 64% KL thịt xẻ (kg) EBV +27 +24 +26 +27 +26 +22 +25 +36 - - - - - - - Acc 77% 62% 66% 70% 75% 75% 70% 75% - - - - - - - Dày mỡ sườn (mm) EBV -1,3 -0,1 0,0 +0,1 -0,3 -0,3 -0,1 -0,2 +1,5 -0,3 -0,3 -0,8 +1,4 +0,7 +0,8 -1,0 Acc 63% 60% 55% 35% 75% 80% 60% 60% 38% 75% 80% 53% 38% 43% 59% 53% Dày mỡ mông(mm) EBV -1,9 0,0 0,0 +0,2 -0,2 -0,3 -0,1 -0,1 +2,2 -0,2 -0,3 -1,1 +2 +1,1 +1,1 -1,1 Acc 63% 55% 50% 40% 75% 80% 60% 57% 38% 55% 60% 53% 38% 43% 59% 53% Theo số liệu của hãng cung cấp được trình bày tại bảng 1, nếu chọn lọc theo hướng tăng KL, đực số 1508 là tốt nhất vì có GTG về KL cao hơn các cá thể khác, đặc biệt độ tin cậy rất cao. Song, nếu chọn lọc theo hướng giảm tỷ lệ mỡ, đực số 1500 lại chiếm ưu thế v ì bố của đực 1500 có GTG về dày mỡ sườn dày mỡ mông thấp nhất Các GTG của các mẹ cho thấy, mẹ của đực 1508 có giá trị dương (+1,5) về KL sinh; đồng thời có các GTGưt về KL 200, 400 600 ngày cao nhất so với các mẹ khác. Hơn nữa, các GTG về độ dày mỡ sườn độ dày mỡ mông của cái mẹ 1508 là thấp nhất, cái mẹ 1500 là cao nhất. Trong khi đó, mẹ của đực giống 1502 có các GTGưt về KL 200, 400, 600 ngày thấp nhất trong nhóm các mẹ. Như vậy, xét theo chất lượng của mẹ chúng, đực giống 1508 là tốt nhất vì tiềm năng di truyền cao nhất đực giống 1502 có tiềm năng di truyền thấp nhất. Chọn lọc dựa trên các GTGưt là phương pháp được xem là hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào độ chính xác (Acc) của GTG. Khi độ chính xác >90%, GTGưt đó được coi là GTG thật của gia súc vì nó rất gần với GTG thật của gia súc đ ó. Bảng 1 c ũng cho thấy, độ chính xác của các GTGưt của bố cao hơn mẹ của các đực giống này độ chính xác của các GTGưt về KL cao hơn về độ dày mỡ. Song, hầu hết, độ chính xác của các GTG về các chỉ tiêu quan trọng trong chă n nuôi thịt của các đực giống này đều cao, bảo đảm tính di truy ền tốt sang cho thế hệ sau. 3.1.2. Giá trị giống về khối lượng của từng đực giống Droughtmaster GTGưt là chỉ số cho biết khả năng sản xuất của bản thân gia súc cũng như họ hàng của gia súc đó, những đực giống này đã được thừa hưởng những GTG của đời trước cụ thể chính là bố mẹ chúng. GTG về khối lượng từ sinh đến 600 ngày tuổi của đàn đực giống được hãng cung cấp thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Giá trị giống ước tính về khối lượng của các đực giống Droughtmaster Số hiệu 1500 1501 1502 1504 1505 1506 1507 1508 Khối lượng sinh (kg) EBV +1,7 +0,5 -0,7 +0,2 +0,7 +1,0 0,0 +3 Acc 60% 59% 53% 55% 55% 60% 55% 50% Khối lượng 200 ngày (kg) EBV +14 +8 +6 +14 +15 +17 +6 +23 Acc 56% 51% 50% 55% 50% 57% 55% 55% Khối lượng 400 ngày (kg) EBV +16 +13 +10 +18 +21 +20 +13 +27 Acc 56% 52% 55% 51% 52% 55% 53% 50% Khối lượng 600 ngày (kg) EBV +18 +15 +12 +22 +25 +28 +17 +32 Acc 56% 50% 51% 55% 50% 50% 50% 50% Qua bảng 2 nhận thấy, GTGưt của 1508 là cao nhất, GTGưt của 1502 là thấp nhất trong 8 đực giống Droughtmaster. đực giống 1502 có GTGưt về KL sinh âm (-0,7), tức là khi không muốn tăng KL sinh của bê con vì lý do kích thước cơ thể cái chọn phối, đực giống 1502 là hợp lý. Mặt khác, độ chính xác của các GTGưt của từng đực giống đều đạt trên mức trung bình, nghĩa là chất lượng của đời con sẽ được bảo đảm. 3.2. Khối lượng qua các giai đoạn tuổi của đực giống Droughtmaster Tính trạng khối lượng của vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng Đây là tính trạng quan trọng nói lên khả năng sinh trưởng sức sản xuất của vật nuôi, đặc biệt là với gia súc nuôi thịt. 08 đực giống Droughtmaster được nhập về nuôi tại Moncada năm 2007 ở độ tuổi từ 21-23 tháng tuổi. Chính vì vậy, khối lượng sinh khối lượng cơ thể tại các thời điểm 200; 400 600 ngày tuổi được ghi chép lại bởi hãng cung cấp giống. Bảng 3. Khối lượng qua các tháng tuổi của đực giống Droughtmaster(kg) Số hiệu sinh * 200 ngày * 400 ngày* 600 ngày* 1065 ngày 1460 ngày 1500 29,0 190 280 460 565 676 1501 38,0 180 295 455 588 714 1502 27,0 178 270 428 534 626 1504 31,0 203 300 455 644 752 1505 29,0 196 279 430 614 753 1506 31,0 202 302 454 624 759 1507 29,5 205 295 437 664 760 1508 31,5 204 305 450 696 762 Mean 30,75 194,75 290,75 446,13 616,10 725,30 SE 1,16 3,86 4,50 4,43 18,70 17,70 Ghi chú: * Số liệu của hãng cung cấp giống Các giá trị tại bảng 3 cho thấy, KL trung bình của các đực giống Droughtmaster ở giai đoạn sinh: 200: 400: 600: 1065 1460 ngày tuổi lần lượt là 30,75; 194,75; 290,75; 446,13; 616,10 725,30 kg. Trong đó, khối lượng từ sinh đến 1460 ngày tuổi của đực giống 1502 là thấp nhất, đực giống 1508 là cao nhất. Như vậy, KL của các đực giống giai đoạn sinh đến 600 ngày tuổi trong nghiên cứu này cao hơn kết quả 20,76:134,5:221,1:357,9 kg (Đinh Văn Tuyền CS , 2007), chứng tỏ khả năng tăng KL của các đực giống nuôi tại Moncada tốt. 3.3. Khả năng sản xuất tinh của đực giống Droughtmaster Để sản xuất tinh đông lạnh đạt yêu cầu, các chỉ tiêu sinh học chính của tinh dịch thu được như V, A, C, của đực giống Droughtmaster phải đạt tiêu chuẩn quy định (10 TCN- 531- 2002). Qua nghiên cứu trên 08 Droughtmaster kết quả thu được về thể tích tinh dịch được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Thể tích tinh dịch của từng đực giống Droughtmaster (ml) Số hiệu V khai thác V đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (%) n Mean±SE n Mean±SE 1500 74 6,31 a ± 0,31 70 6,58 a ± 0,31 94,59 1501 81 6,30 a ± 0,26 81 6,30 a ± 0,26 100,00 1502 79 7,10 b ± 0,31 79 7,10 b ± 0,31 100,00 1504 92 7,27 b ± 0,48 92 7,27 b ± 0,48 100,00 1505 81 6,80 b ± 0,32 81 6,80 b ± 0,32 100,00 1506 88 8,11 c ± 0,20 88 8,11 c ± 0,20 100,00 1507 80 4,56 d ± 0,24 80 4,56 d ± 0,24 100,00 1508 85 3,60 e ± 0,22 85 3,60 e ± 0,22 100,00 Trung bình 660 6,29 ± 0,19 656 6, 38 ± 0,16 99,39 Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Trong sản xuất tinh đông lạnh, chỉ những lần khai thác có thể tích đạt từ 3 ml trở lên mới đưa vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thể tích tinh dịch đạt tiêu chuẩn trung bình một lần khai thác là 6,29ml, với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cao trung bình 99,39%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả 6ml công bố của Brito cộng sự nghiên cứu trên thịt Brazil (2001). Hoạt lực tinh trùng là tổng số tinh trùng vận động tiến thẳng trong tinh dịch, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá pha chế tinh đông lạnh bò. Bảng 5. Hoạt lực tinh trùng của từng đực giống Droughtmaster (%) Số hiệu A khai thác A đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (%) n Mean±SE n Mean±SE 1500 74 50,17 a ± 4,42 27 70,00 a ± 0,00 36,49 1501 81 51,57 b ± 2,26 35 70,00 a ± 0,00 43,21 1502 79 53,44 a ± 5,21 30 70,00 a ± 0,00 37,97 1504 92 69,50 c ± 0,48 87 71,53 b ± 0,01 94,56 1505 81 65,42 d ± 1,70 60 70,00 a ± 0,00 74,07 1506 88 71,39 e ± 0,58 82 72,23 b ±0,01 93,18 1507 80 52,33 b ± 2,33 32 70,00 a ± 0,00 40,00 1508 85 68,19 c ± 0,96 80 70,00 a ± 0,00 94,11 Trung bình 660 62,05 ± 1,51 433 70,53 ± 0,35 65,60 Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Số liệu ở bảng 5 cho thấy hoạt lực tinh trùng trung bình trong một lần khai thác tinh của đực giống Droughtmaster là 62,05%. Trong đó cao nhất là 71,39% (bò số hiệu 1506), thấp nhất là 50,17% (bò số hiệu 1500). Kết quả này cao hơn 61,2% công bố của Brito cộng sự nghiên cứu trên thịt Brazil (2001). Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn trung bình là 65,60%, cao nhất 94,56% ( số hiệu 1504) thấp nhất 36,49% ( số hiệu 1500). Nồng độ tinh trùng là tổng số tinh trùng có trong một ml tinh dịch, chỉ tiêu này kết hợp với các chỉ tiêu thể tích hoạt lực tinh dịch để tính ra lượng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn. Bảng 6. Nồng độ tinh trùng của từng đực giống Droughtmaster ( tỷ/ml) Số hiệu C khai thác C đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (%) n Mean±SE n Mean±SE 1500 74 0,82 a ± 0,06 74 0,82 a ± 0,06 100 1501 81 1,08 b ± 0,04 81 1,08 b ± 0,04 100 1502 79 0,91 a ± 0,10 79 0,91 a ± 0,10 100 1504 92 1,34 c ± 0,03 92 1,34 c ± 0,03 100 1505 81 1,18 b ± 0,03 81 1,18 b ± 0,03 100 1506 88 1,11 b ± 0,02 88 1,11 b ± 0,02 100 1507 80 1,22 c ± 0,04 80 1,22 c ± 0,04 100 1508 85 0,96 a ± 0,02 85 0,96 a ± 0,02 100 Trung bình 660 1,10 ± 0,02 660 1,10 ± 0,02 100 Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả ở bảng 6 cho thấy: Nồng độ tinh trùng bình quân của đực giống Droughtmaster 1,10 tỷ/ml. Trong đó cao nhất là 1,34 tỷ/ml ( đực số hiệu 1504) thấp nhất là 0,82 tỷ/ml ( đực số hiệu 1500). Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn là 100%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (1,10 tỷ/ml) phù hợp với nồng độ tinh trùng 1,03 – 1,14 tỷ/ml của Birgit Fuerst CS (2000), ở Australia trên Bos taurus. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác (VAC) là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng đực giống. Bảng 7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của từng đực giống Droughtmaster (tỷ/lần) Số hiệu VAC khai thác VAC đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn (%) n Mean±SE n Mean±SE 1500 74 1,98 a ± 0,07 27 3,78 a ± 0,04 36,49 1501 81 3,58 b ± 0,09 35 4,76 b ± 0,06 43,21 1502 79 4,52 c ± 0,04 30 5,00 b ± 0,04 37,97 1504 92 5,61 d ± 0,08 87 5,97 c ± 0,06 94,56 1505 81 5,08 c ± 0,10 60 5,62 c ± 0,08 74,07 1506 88 4,62 c ± 0,09 82 6,50 d ± 0,05 93,18 1507 80 2,81 e ± 0,06 32 3,89 a ± 0,03 40,00 1508 85 2,42 e ± 0,05 80 3,33 e ± 0,04 94,11 Trung bình 660 4,00 ± 0,44 433 4,80 ± 0,65 65,60 Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả trình bày ở bảng 7 cho thấy VAC khai thác trung bình của Droughtmaster là 4,0 tỷ/lần khai thác, trong đó VAC cao nhất (5,61 tỷ/lần khai thác) của đực số hiệu 1504 VAC thấp nhất ( 1,98 tỷ/lần khai thác) của số hiệu 1500. Tỷ lệ đạt kết quả trung bình là 65,6%. Số cọng rạ của mỗi đực sản xuất ra trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn phản ánh chung nhất chính xác nhất về khả năng sinh sản của mỗi đực giống. Bảng 8. Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của đực giống Droughtmaster (liều/lần) Số hiệu n Số liều tinh đạt tiêu chuẩn/lần khai thác Mean±SE 1500 27 110 a ± 7,03 1501 35 227 b ± 10,05 1502 30 215 b ± 12,00 1504 87 325 c ± 9,39 1505 60 267 d ± 9,24 1506 82 300 c ± 9,50 1507 32 185 e ± 8,70 1508 80 180 e ± 9,00 Trung bình 433 227 ± 20,30 Ghi chú: Các chữ cái đính trên các giá trị Mean trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau, ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05 Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 8 cho thấy khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn trung bình của Droughtmaster là 227 liều/lần . Trong đó cao nhất đạt 325 liều/lần (bò số hiệu 1504) thấp nhất là 110 liều/lần (bò số hiệu 1500). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 4. Kết luận đề nghị 4.1. Kết luận Đời trước của các đực giống Droughtmaster nhập từ Australia (bố-mẹ) chất lượng giống rất tốt: khả năng sản xuất cao tiềm năng di truyền lớn. Đàn đực giống Droughtmaster này là nguồn gen chất lượng cao sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi thịt Việt Nam nhanh với chất lượng tốt. Qua đời trước bản thân của 8 đực giống, đực 1508 là tốt nhất, có tiềm năng về sản xuất thịt cao nhất. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của giống Droughtmaster nuôi tại Trạm Môncađa tốt, trung bình 227 liều/lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, đực giống 1504 có khả năng sản xuất tinh tốt nhất kém nhất là đực giống 1500. 4.2. Đề nghị Tiếp tục đánh giá những đực giống này qua đời con bằng việc sử dụng tinh của những đực giống này cho đàn cái nuôi tại Việt Nam. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của đực giống Droughtmaster. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Đức Lê Thanh Hải (2002). Phương pháp kiểm tra Thống kê sinh học. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. 2. Lê Văn Thông CS (2010). Một số đặc điểm đời trước bản thân của đực giống HF Brahman nhập từ Australia nuôi tại Moncada, Tạp chí KHKT chăn nuôi, số 6 – 2010. 3. Đinh Văn Tuyền CS (2007). Kết quả bước đầu đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn cái thuần brahman, Droughtmaster ngoại nhập khả năng sinh trưởng của bê thuần sinh ra từ đàn cái này nuôi tại TP Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học VCN -2007. 4. Ngọc Trang. Chống rét cho trâu, cần ngay từ công tác giống, Tạp chí KHKT chăn nuôi, số 4 – 2008. 5. Birgit Fuerst- Waltl, Hermann Schwarzenbacher Christa perner, Johann Solkner (2000). “ Effects of age and enviromental factor on semen production and semen quality of Austrian Simental bulls” 6. Brito cộng sự (2001). Effect of age and gennetic group on characteristics of the scrotum, testicular vascular cones and on sperm production and semen quality in AI bulls in Brazil. 7. DroughtmasterStandardofexcellence.http://www.Droughtmaster.com.au/index.php?/main/content/227 Tiêu chuẩn Ngành 10TCN-531- 2002 của Việt Nam . thân của bò đực giống nêu trên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài ” Một số đặc điểm đời trước và bản thân của bò đực giống Droughtmaster nuôi tại Moncada nhằm góp phần đánh giá chất lượng giống. học và Kỹ thuật. Hà Nội. 2. Lê Văn Thông và CS (2010). Một số đặc điểm đời trước và bản thân của bò đực giống HF và Brahman nhập từ Australia nuôi tại Moncada, Tạp chí KHKT chăn nuôi, số 6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI TRƯỚC VÀ BẢN THÂN CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG DROUGHTMASTER NUÔI TẠI MONCADA Nguyễn Thị Thu Hòa, Lê Bá Quế, Nguyễn Hữu Sắc, Võ Thị Xuân Hoa Trung tâm Giống Gia súc lớn

Ngày đăng: 04/06/2014, 21:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan