phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

74 789 1
phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Ngọc Trâm TS: Hà Thị Hằng Lớp: K44KTCT. Niên khóa: 2010-2014 Huế, Tháng 5 năm 2014 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT KT- XH : Kinh tế - xã hội UBND : Uỷ ban nhân dân CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa LN : Làng nghề LNTT : Làng nghề truyền thống TCTT : Thủ công truyền thống SX-KD : Sản xuất – kinh doanh DN : Doanh nghiệp LĐ : Lao động KH- CN : Khoa học- công nghệ KCN : Khu công nghiệp GTSX : Gía trị sản xuất KH- KT : Khoa học- kĩ thuật MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, việc hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt 5 Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển nghề thủ công truyền thống có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Việc phát triển nghề thủ công truyền thống góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho nông thôn. Bên cạnh đó góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động sẵn có ở địa phương cũng như tận dụng được khả năng của người già, trẻ em, người khuyết tật. Phát triển nghề thủ công truyền thống sẽ thu hút được nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và hỗ trợ công tác “xóa đói giảm nghèo”. Từ đó có thể giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững, công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời cùng với sự phát triển đa dạng của các làng nghề truyền thống. Xứ Huế sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như hệ thống đền đài lăng tẩm, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nhã nhạc cung đình,… Bên cạnh đó, Huế còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống với lịch sử phát triển lâu đời như: làng nghề gốm sứ Phước Tích, làng nghề chạm khắc Mỹ Xuyên, làng nghề dệt tơ ở Phú Cam, nghề dệt lụa ở Lãng Châu, làng nghề kim hoàn Kế Môn,… Với những lợi thế có sẵn cùng truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời tạo điều kiện cho tỉnh Thừa Thiên Huế những nét độc đáo, riêng biệt sự phát triển của nghề thủ công truyền thống. Phong Điền là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn với những đặc điểm chung về lịch sử, truyền thống văn hóa nên huyện có những nét nổi bật để phát triển kinh tế xã hội, có những lợi thế riêng để phát triển nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài việc phát triển nghề thủ công truyền thống gặp nhiều khó khăn, hạn chế do sự biến động của thị trường, cơ chế quản lý, Để khắc 6 phục những khó khăn trên chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề truyền thống như gốm Phước Tích, chạm khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phong Bình,… Bên cạnh việc khôi phục lại các làng nghề còn chú trọng phát triển nghề gắn với du lịch tạo điều kiện quảng bá thương hiệu của làng nghề. Trong những năm gần đây, việc phát triển các làng nghề thủ công truyền thống đã mang lại diện mạo mới cho cuộc sống của người dân, tạo nên bức tranh sinh động của nông thôn làm tiên đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển thủ công truyền thống trong thời gian qua còn nhiều thách thức, thăng trầm; gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục như: khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển còn chậm, các nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ bị mai một, tình trạng ô nhiễm môi trường còn phổ biến…Nguyên nhân chủ yếu là do phát triển công nghiệp nông thôn tự phát, kiểu phong trào, chưa làm tốt công tác quy hoạch, sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô hộ gia đình, với đa số là lao động thủ công, công tác xử lí môi trường còn thô sơ, quy mô nhỏ, chưa được quan tâm,… Chính sách hỗ trợ chưa đạt hiệ quả cao, chưa tạo được tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững của nghề thủ công truyền thống. Vấn đề đặt ra lúc này cần phải tổ chức đánh giá cụ thể về thực trạng và những đòi hỏi đặt ra đối với nghề TCTT trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất, bổ sung các chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của địa phương nhằm tiếp tục thúc đẩy nghề TCTT phát triển là một việc làm cần thiết. Do đó, em chọn đề tài “Phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn, đã có một số công trình nghiên cứu trên các phương diện khác nhau, có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu sau: - Nguyễn Thị Thu Hằng: “ Phát triển nghề thủ công truyền thống ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnhTĩnh trong giai đoạn hiện nay”- Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 2005- 2009. Tác giả nêu lên thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết. 7 - Hoàng Trung Trực: “ Phát triển ngành nghề truyền thống trong các làng nghềhuyện An Nhơn, tỉnh Bình Định”- Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế- Đại học kinh tế huế. Tác giả nêu lên thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống trong các làng nghề, từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển làng nghề. - Nguyễn Hồng Phong: “ Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nhìn chung những công trình bài viết nói trên đã tiếp cận, nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống ở nhiều gốc độ, nhiều địa phương khác nhau và gợi mở ra hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, đề tài của tôi không trùng lặp với bất cứ ai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển nghề TCTT ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề TCTT trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề TCTT. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền, từ đó tìm ra các nhân tố nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển nghề TCTT. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nghề TCTT ở huyện Phong Điền trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 3.3. Đối tượng nghiên cứu Các hộ làm nghề TCTT trong các LN ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 8 - Về thời gian: các số liệu sử dụng trong đề tài được thu nhập trong khoảng thời gian từ 2009- 2012 và số liệu điều tra trực tiếp từ cơ sở năm 2014. - Về nội dung: nghiên cứu thực trạng phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nghề TCTT trên địa bàn trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp chung Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và hệ thống. 5.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp điều tra thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: Lấy từ sách, báo, interne như: tạp chí cộng sản, báo Dân trí. Từ các văn bản, văn kiện Đại hội Đảng, các báo cáo quy hoạch và phát triển nghề thủ công truyền thống huyện và các xã, niên giám thốnghuyện Phong Điền năm 2009- 2012. + Số liệu sơ cấp: - Điều tra trực tiếp các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công truyền thống. Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên viên Phòng Công Thương huyện Phong Điền cùng các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh trong nghề TCTT cũng như sự quan sát chủ quan của mình. Tôi đã quyết định điều tra 100 cơ sở tương ứng với 6 làng nghề đại diện cho 3 nhom nghề TCTT ở huyện Phong Điền ∗ Nghề chạm khắc ở làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa: điều tra 20 cơ sở ∗ Nghề làm gốm ở làng Phước Tích, xã Phong Hòa: điều tra 10 cơ sở ∗ Nghề đệm bàng ở làng Phò Trạch, xã Phong Bình: điều tra 20 cơ sở ∗ Nghề gia công lưới ở làng Vân Trình, xã Phong Bình: điều tra 20 cơ sở 9 ∗ Nghề làm nón lá ở xã Phong Xuân: điều tra 15 cơ sở ∗ Nghề chế biến nước mắm ở xã Phong Hải: điều tra 15 cơ sở Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn. - Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu đề tài này tôi hi vọng sẽ góp phần làm rõ các vấn đề sau: - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghề TCTT. - Góp phần đánh giá thực trạng và phát triển của nghề TCTT ở huyện Phong Điền và phân tích những mặt tích cực, hạn chế của nó. - Đề xuất những giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm phát triển nghề TCTT ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Ý nghĩa của đề tài - Làm cơ sở lý luận và thực tiễn giúp địa phương xây dựng chiến lược và hoàn thiện chính sách, đưa ra các giải pháp phát triển nghề TCTT trong thời gian tới ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Làm đề tài tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này, trong đó có sinh viên ngành kinh tế chính trị. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, phần mục lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghề thủ công truyền thống Chương 2: Thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thốnghuyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển nghề thủ công truyền thốnghuyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ NGHỀ TCTT 1.1. Nghề thủ công truyền thống và vai trò của nghề thủ công truyền thống đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 10 [...]...1.1.1 Nghề thủ công truyền thống và tiêu chí xác định nghề thủ công truyền thống 1.1.1.1 Nghề thủ công truyền thống Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề TCTT ở nước ta như: nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ, nghề tiểu thủ công nghiệp,… Cho đến nay, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nghề TCTT: - Theo các nhà sử học Việt Nam hiện nay thì: Nghề TCTT bao gồm... TRUYỀN THỐNGHUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Phong Điền ảnh hưởng đến sự phát triển nghề thủ công truyền thống 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lí Nguồn: Niên giám thốnghuyện Phong Điền Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa. .. cần lựa chọn hướng phát triển TCTT nông thôn là tập trung vào bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và vận dụng những lợi thế, ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển nghề TCTT Bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, hướng mọi nổ lực vào giúp đỡ người thợ TCTT thành người thợ thủ công hiện đại, thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại... việc phát triển công nghiệp nhỏ 24 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công truyển thống của các địa phương  Kinh nghiệm của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Huyện Quảng Trạch là một trong những điển hình về phát triển TCTT của tỉnh Quảng Bình Cùng với những tiềm năng thế mạnh về nguồn lực lao động, tài nguyên khoáng sản, thủy hải sản, lâm sản, ngành nghề TCTT được hình thành từ lâu đời và phát triển. .. này được xuất khẩu ra các nước trên thế giới thì nó còn mang thông điệp giới thiệu bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc Việt Nam 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề thủ công truyền thống Quá trình phát triển nghề thủ công truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác... nghiệp Điền Lộc Phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ để tạo việc làm cho người lao 30 động Xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm truyền thống của làng nghề như: gốm Phước Tích và điêu khắc Mỹ Xuyên; phát triển các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản ở các xã, thị trấn Trong thời gian tới, nền công nghiệp phát triển sẽ đem lại... của làng nghề trong tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏi các cấp chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng nghề, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp với đặc điểm từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường 1.2 Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công truyền thống của các nước và một số địa phương... chí về nghề TCTT, LN, LNTT được xác định như sau:  Tiêu chí công nhận nghề truyền thống: Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt được 3 tiêu chí sau: - Nghề đã được xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm được công nhận - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc - Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của LN  Tiêu chí công nhận... tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; không ngừng đổi mới công nghệ và các hoạt động khuyến công; chính sách hỗ trợ phát triển TCTT; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề  Kinh nghiệm huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Huyện Hải Lăng có 24 làng nghề, trong đó có 11 làng nghề truyền thống với 19 ngành nghề truyền thống như : chế biến nước mắm,... thành, tồn tại và phát triển các làng nghề truyền thống Trong công cuộc CNH- HĐH sự phát triển của các nghề TCTT chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước và thoát nước, trong việc đưa thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hệ thống giao thông phát triển tạo điều . về nghề thủ công truyền thống Chương 2: Thực trạng phát triển nghề thủ công truyền thống ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển nghề thủ công truyền thống ở huyện. của địa phương nhằm tiếp tục thúc đẩy nghề TCTT phát triển là một việc làm cần thiết. Do đó, em chọn đề tài Phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ NGHỀ TCTT 1.1. Nghề thủ công truyền thống và vai trò của nghề thủ công truyền thống đối với sự phát triển kinh

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan