Soạn giáo án dạy học phát huy năng lực cho học sinh

5 26.4K 447
Soạn giáo án dạy học phát huy năng lực cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án theo định hướng dạy học phát triển năng lực

Môn học: Sinh học 10 (cơ bản) Giáo viên: Võ Thị Trọng Hoa Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: Tiết: Chương II SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC A. MỤC TIÊU CHUNG: Phát triển - Năng lực tư duy logic - Năng lực giải quyết tình huống có vấn đề - Năng lực làm việc nhóm - Năng lực vận dụng kiến thức vào trong các vấn đề thực tiễn đời sống. B. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nêu được khái niệm “Sinh trưởng của VSV” và ý nghĩa của thời gian thế hệ. - Phát biểu và viết được công thức tính số tế bào của quần thể VSV sau t thời gian nuôi cấy. - Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể VSV khi nuôi cấy trong môi trường liên tục và không liên tục. - So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục. 2. Kĩ năng: - Phân tích, so sánh, tổng hợp thông qua tìm hiểu về sinh trưởng của VSV, bản chất của 2 quá trình nuôi cấy. - Vận dụng công thức để giải bài tập liên quan. - Làm việc nhóm để thảo luận giải quyết vấn đề thông qua giải đáp PHT. - Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tiễn. 3. Thái độ: - Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú bộ môn. - Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh. - Vận dụng vào đời sống thực tiễn (nuôi cấy mẻ, lên men rượu, làm giấm…). II. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp DH giải quyết vấn đề (chủ đạo) - Phương pháp nhóm - Phương pháp trực quan - Phương pháp vấn đáp tìm tòi bộ phận III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án. - Hình 25.1: Đường cong sinh trưởng của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục. - PHT “Tìm hiểu về đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục”. Pha (1) Biến động số lượng tế bào (2) Đặc điểm sinh trưởng (3) Pha tiềm phát Số lượng tế bào chưa tăng Vi khuẩn ở giai đoạn thích ứng với môi trường, emzim được hình thành để phân giải cơ chất. Pha lũy thừa Số lượng tế bào tăng nhanh Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ và tế bào phân chia liên tục. Pha cân bằng Số lượng tế bào đạt cực đại, không thay đối theo thời gian Có những TB bị phân hủy (thủy phân), có những TB tiếp tục phân chia (Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi). Vi khuẩn sinh trưởng ở giai đoạn cân bằng động. Pha suy vong Số lượng tế bào giảm dần Số lượng tế bào bị phân hủy ngày càng nhiều. Môi trường nuôi cấy tích lũy nhiều chất thải độc hại. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài 25 - Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Giải thích đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Cấu trúc và nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh PP và kĩ thuật Phát triển năng lực I. Khái niệm sinh trưởng 1. Khái niệm: Sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng - GV đặt vấn đề: Mẩu bánh mì để vài ngày thấy xuất hiện nấm mốc đen, quan sát thêm vài ngày nữa thấy chấm đen lan rộng. Hỏi: Theo - HS suy nghĩ trả lời: Đây là sự sinh trưởng của quần thể VSV. - PP nêu và giải quyết vấn đề. + Kĩ thuật đặt vấn đề + Kĩ thuật động não - Vận dụng thuyết nhận thức: rèn luyện năng lực tư duy logicPhát triển năng lực 2. Thời gian thế hệ: Là thời gian tính từ khi một tế bào được sinh ra đến khi nó phân chia. 3. Quy luật sinh trưởng: - Quy luật cấp số nhân - Công thức tính số lượng tế bào thu được sau t thời gian phân chia: N t = N 0 . 2 n Với: N 0 : số TB ban đầu. N t : số TB sau thời gian n lần phân chia. n: số lần phân chia. các em đây là hiện tượng gì? - GV nhận xét câu trả lời, yêu cầu HS nêu khái niệm: Sinh trưởng của quần thể VSV? - GV yêu cầu HS phân biệt ST của VSV với ST của SV bậc cao và giải thích nguyên nhân? - GV cho HS quan sát bảng thời gian sinh trưởng của quần thể E.coli (trang 199 SGK), hỏi HS: “Thời gian thế hệ là gì?” - GV yêu cầu HS giải câu lệnh trong SGK (gợi ý cho HS) - HS trả lời - HS vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm VSV cũng như ST của TV, ĐV để trả lời. - HS suy nghĩ trả lời - HS chuyển hết số lượng TB về lũy thừa cơ số 2, rút ra quy luật và công thức tính số TB sau t thời gian nuôi cấy? - PP vấn đáp tìm tòi bộ phận. + Kĩ thuật tia chớp. - PP GQVĐ + Kĩ thuật động não viết. chuyên môn. - Vận dụng thuyết kiến tạo phát triển năng lực phương pháp: + Phát triển năng lực phân tích, so sánh, vận dụng tri thức đã học để giải quyết tình huống mới. + Rèn luyện cho HS năng lực thu thập, xử lý thông tin, từ đó xây dựng công thức tính toán. II. Sự sinh trưởng của quần thể VK 1. Nuôi cấy không liên tục (Đáp án PHT) 2. Nuôi cấy liên tục Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn - GV treo tranh hình 25.1, phát phiếu học tập, chia lớp thành các nhóm, yêu cầu nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian làm việc. - GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện đáp án PHT. - GV: Để thu được số lượng VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào? - GV đặt vấn đề: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong để tránh hiện tượng này ta phải làm gì? - Yêu cầu HS hình thành sơ đồ đường cong ST của QT VSV nuôi cấy trong môi trường liên tục. - HS tổ chức nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thảo luận nhóm trong 5 phút, trình bày kết quả. - HS rút ra khái niệm môi trường nuôi cấy không liên tục - HS liên hệ kiến thức vừa học để trả lời - HS rút ra được đặc điểm của môi trường nuôi cấy liên tục và hình thành được sơ đồ - PP trực quan. - PP vấn đáp tìm tòi bộ phận. - PP nhóm: + Kĩ thuật tổ chức nhóm + Kĩ thuật 635 - PP nêu và giải quyết vấn đề + Kĩ thuật xây dựng câu hỏi. + Kĩ thuật động não viết. + Kĩ thuật thông tin phản hồi. - Vận dụng thuyết kiến tạo và rèn luyện năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm ( năng lực xã hội) - Vận dụng thuyết nhận thức, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinhnăng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. - GV nhận xét, hoàn thiện sơ đồ. - GV: Người ta ứng dụng nuôi cấy liên tục vào trong thực tiễn sản xuất như thế nào? - Cho HS quan sát một số ví dụ. tương ứng. - HS liên hệ thực tế trả lời (muối dưa, làm mẻ, làm giấm, sản xuất sinh khối…) Củng cố - Kỹ thuật mặt mếu, mặt cười vận dụng trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì? A: Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng B: Lấy ra các chất dinh dưỡng C: Bổ sung và lấy ra liên tục các chất dinh dưỡng D: Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra các chất thải độc hại Câu 2: Nếu số lượng tế bào ban đầu N0= 6* 10^5 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (Nt) là bao nhiêu? (g = 20 phút)? A. 6* 10^5* 2^6 B. 6* 10^5* 2^5 C. 6* 10^5* 2^7 D. 6* 10^5* 2^4 - PPDH theo dự án: Yêu cầu HS về nhà thực hiện 1 dự án nuôi cấy một quần thể VSV Lactobacilus trong môi trường không liên tục thông qua việc muối dưa? (Kiểm tra, đánh giá sản phẩm ở tiết sau) V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học bài hôm nay và trả lời các câu hỏi sau SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Hoàn thành PHT vào vở học và so sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục. - Xem trước bài 26+27 . hồi. - Vận dụng thuyết kiến tạo và rèn luyện năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm ( năng lực xã hội) - Vận dụng thuyết nhận thức, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh và năng lực vận dụng kiến. não viết. chuyên môn. - Vận dụng thuyết kiến tạo phát triển năng lực phương pháp: + Phát triển năng lực phân tích, so sánh, vận dụng tri thức đã học để giải quyết tình huống mới. + Rèn luyện cho HS năng. Môn học: Sinh học 10 (cơ bản) Giáo viên: Võ Thị Trọng Hoa Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: Tiết: Chương II SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I.

Ngày đăng: 03/06/2014, 13:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan