Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường

24 491 0
Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường

Lời nói đầuKinh tế thị trường chính là: “của cải chung về sự phát triển của xã hội loài người” nó luôn luôn là một vấn đề cần nghiên cứu về lý luận cũng như trong thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình vận động trong nền kinh tế thế giới những năm gần đây đã khẳng định rằng việc lựu chọn mô hình kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.Ở nước ta hiện nay, sựra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện. Với đề tài: “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Qua đề tài này tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ hơn về những xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, những bản chất và mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế, của việc hình thành và xây dựng con người XHCN. Việc nhận thức được thực chất của giai đoạn quá độ, chi phối được nó sẽ tránh khỏi những sai lầm, chủ quan nóng vội duy ý chí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc sao chép tránh những sai lầm có thể xảy ra. Mặc dù trong suốt quá trình làm đề tài tôi đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và tham khảo các tài liệu nhưng bài tiểu luận của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy sau khi đọc bài tiểu luận này tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn sinh viên, đặc biệt là sự góp ý của các thầy cô bộ môn để bài tiểu luận của tôi được hoàn chỉnhTrân thành cảm ơn! Nội dungI. Lý luận chungTrong thế giới hiện thực, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sựđấu tranh chuyển hoá của các mặt trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới làm nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủđịnh lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc vàđộng lực của sự phát triển.1) Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biếnTheo phép duy vật biện chứng tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đều chứa đựng trong nó những mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào, kể cảý chí chủ quan của con người. Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được cấu thành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau. Sự liên hệ tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủđịnh lẫn nhau tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân của các sự vật và hiện tượng.Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của của con người, giữa các giai cấp đối kháng như chủ nô và nô lệ, nông dân vàđịa chủ, tư sản và vô sản. Hoạt động kinh tế mẫu cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng… trong tư duy của con người cũng có mâu thuẫn như chân lý và sai lầm…Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc, trong mỗi sự vật, có thể có rất nhiều mâu thuẫn hình thành, vì sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác được hình thành. Ăng- ghen chỉ ra rằng chính sự vận động đơn giản nhất của vật chất cũng là một mâu thuẫn. Vật chất tồn tại ở hình thức vận động cao hơn, mâu thuẫn càng thể hiện rõ nét hơn. Nó gắn liền với sự vật, xuyên suốt quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật. Đó chính là những thuộc tính quy định tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn.2) Sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập nhau.Quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. V.I. Lênin đã gọi là quy luật hạt nhân của phép biện chứng vì nóđề cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng là nguồn gốc của sự phát triển.• Thế nào là mặt đối lậpMặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, những yếu tố có xu hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng.Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo thành từ nhiều bộ phận với những thuộc tính khác nhau mà còn có những mặt đối lập nhau tạo thành các mâu thuẫn. Bởi vì trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại trong nó hai mặt đối lập, mà có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập chỉ có những mặt đối lập nào tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủđịnh và chuyển hoávới nhau (sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc, động lực đồng thời quy định cả bản chất, khuynh hướng phát triển của sư vật) hai mặt đối lập như vậy được gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.• Sự thống nhất của các mặt đối lậpSự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu với nghĩa là hai mặt đối lập nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình. Sự thống nhất của các mặt đối lập làđiều kiện không thể thiếu được cho bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Sự thống nhất này là do những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật, hiện tượng tạo nên• Đấu tranh của các mặt đối lập Phát triển làđấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủđịnh lẫn nhau giữa các mặt đó.Đấu tranh không chỉ là xung đột, đụng độ, thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập. Sựđa dạng, phong phú về hình thức đấu tranh của các mặt đối lập phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại cũng nhưđiều kiện trong đó diễn ra cuộc đâu tranh giữa các mặt đó. Lênin cho rằng: “Sựđấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”Sựđấu tranh của các mặt đối lập diễn ra từ thấp đến cao, trải qua nhiều giai đoạn. Khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là những liện hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sựphát triển, thì hai mặt ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt nó biến thành đối lập. Nếu hội đủ các điều kiện cần thiết, hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của hai mặt đối lập cũđược thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới. Hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao• Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lậpKhông phải bất kỳ sựđấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sựđấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhât định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hoábài trừ và phủđịnh lẫn nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát. Còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua các hoạt động cóý thức của con người. Chuyển hoá các mặt đối lập chính là lúc các mâu thuẫn được giải quyết. Đó là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú.Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức: Một là, mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Chẳng hạn, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành nên quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ hơn. Hai là, cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.Tóm lại: thực chất của quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập là: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập làđộng lực bên trong của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.Vì vậy, Thứ nhất, mâu thuẫn chỉ có thểđược giải quyết khi cóđủ những điều kiện chín muồi. Trong hoạt động thực tiễn phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, chuẩn bịđầy đủ những điều kiện, phương tiện và tổ chức lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Không được giải quyết mâu thuẫn một cách tuỳ tiện, nóng vội khi chưa cóđủ những điều kiện cần thiết. Thứ hai, mọi mâu thuẫn chỉ có thểđược giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới những hình thức, biện pháp khác nhau. Do đóđòi hỏi chủ thể phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong việc phân tích và giải quyết mâu thuẫn.3) Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn.- Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan. Do vậy trong quá trình hoạt động thực tiễn phải biết phân tích mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thểđể nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.- Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn cũng khác nhau, mỗi sự vật đều có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn lại cóđặc điểm riêng của nó; quá trình phát triển của một mâu thuẫn, ở mỗi giai đoạn của nó lại có những đặc điểm riêng. Do đó, phải biết phân tích cụ thể các mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể từng loại mâu thuẫn đó.- Cần nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là sựđấu tranh giữa hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũđể thiết lập cái mới cái tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh cần được được coi là chân chính vì nó thúc đẩy sự phát triển. II – QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM1) Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng khách quan trong nền kinh tếKinh tế thị trườngnền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường mà ở đó việc sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai, được quyết định thông qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện thông qua hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường.Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là "cái phổ biến", còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là "cái đặc thù" của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Nó nằm trong tiến trình phát triển lịch sử khách quan về kinh tế trong xã hội loài người. Đồng thời nó không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại.Còn cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường. Trong đó quy luật giá trị giữ vai trò chi phối và trong môi trường cạnh tranh nhằm phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường là cung, cầu và giá cả thị trườngKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tếtrình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Như vậy lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn giản là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, cho phép các nước này giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn được con đường đi của mình tới chủ nghĩa xã hội trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạch và thị trường.• Các ưu thế của nền kinh tế thị trường:- Nó kích thích việc áp dụng tiến bị khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động nâng cao trình độ sản xuất. Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm đông lực cho mọi hoạt động. Để thu giữ được nhiều lợi nhuận đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng kỹ thuật mới, hợp lý hoá sản xuất làm cho năng suất lao động xã hội và năng suất lao động cá biệt tăng lên.- Kinh tế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng. ở đây tồn tại nguyên tắc ai đưa được hàng hoá ra thị trường trước tiên sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác nếu nhận thức được sản phẩm của mình không có người mua hay lượng cầu đang giảm dần, người sản xuất sẽ không sản xuất nữa. Điều đó dẫn đến sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Vì vậy kinh tế thị trường luôn diễn ra sự đổi mới - Trong kinh tế thị trường có nhiều hàng hoá và dịch vụ, đó là một nền kinh tế dư thừa chứ không phải là một nền kinh tế thiếu hụt. Do vậy, nền kinh tế thị trường tạo điều kiện vật chất để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, văn hoá và sự phát triển toàn diện của con người• Bên cạnh những ưu thế của nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật chẳng hạn như: thường xảy ra tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, ô nhiễm môi trường , tiêu cực và các tệ nạn xã hội phát triển…Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường nhà nước cần phải có sự can thiệp vào nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả. Trên thế giới đã từng tồn tại rất nhiều mô hình nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước như: Kinh tế thị trường theo kiểu tự do của Mỹ, mô hình kinh tế thị trường ở Nhật Bản, mô hình Kinh tế thị trường ở các nước Bắc Âu, ở Cộng hoà liên bang Đức…Vậy một câu hỏi đặt ra mô hình nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là gì? Kinh tế thị trường XHCN là một kiểu tổ chức, một kiểu vận hành nền kinh tế mà một mặt tuan theo những quy luật kinh tế thị trường, mặt khác dựa trên cơ sở bản chất và nguyên tắc của CNXH được chi phối bởi nguyên tắc, bản chất của CNXH trên cả ba mặt của nền kinh tế: Sở hữu, quản lý và phân phối. Đặc trưng chủ yếu của mô hình kinh tế này là: kinh tế công hữu, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác là chủ thể và kinh tế quốc hữu làm chủ đạo. Chủ thể là nói về quy mô, mặt định lượng là chính. Chủ đạo là nói về vai trò dẫn đường soi nối đi, mặt định tính là chính. Kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh cùng kinh tế doanh nghiệp nước ngoài được coi là thành phần kinh tế bổ sung cần thiết…Về phân phối, thực hiện phân phối theo lao động là chính, các hình thức phân phối khác là bổ sung. Mở rộng một cách hợp lý khoảng cách trong thu nhập, nhưng không phân hoá theo hai cực, từng bước thực hiện mục tiêu đẩy lùi nghèo đói cùng nhau làm giàu.Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ mô hình của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với mục tiêu: phát triển kinh tế để đạt tới một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một nền kinh tếkinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho nền kinh tế thị trường giữ vững định hướng XHCN. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng, trong việc tăng trưởng kinh tế kết hợp đảm bảo thực hiện công bằng, dân chủ và văn minh2)Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thực chất của bước chuyển ấy trước hết làở sựđổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối đồng nhất với hai hình thức nhà nước và tập thể, hiện nay cùng với hình thức chủđạo là sở hữu Nhà nước nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác. Những hình thức đó trong thực tiễn vận hành của nền kinh tế không hẳn đãđồng bộ với nhau, song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế có khả năng đáp ứng đầy đủ và năng động của nền kinh tế thị trường. Điều đó cóý nghĩa đối với việc xác định đặc điểm của nền kinh tế trong thời kỳ quáđộở nước ta có lẽ vẫn là sự thừa nhậ xu hướng [...]... ấn của mình về mặt văn hoá III – MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 1) Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đã phát sinh nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn tồn tại dưới hai mặt thúc đẩy... bào của xã hội 1.7) Mâu thuẫn giữa chíng nền kinh tế thị trường với những thành quả của nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung Mặc dù trong nền kinh tế thị trường nước ta đã xuất hiẹn nhiều nền kinh tế hiện đại như tham gia buôn bánn với nhiều nước phát triển, gia nhập khu vực mậu dịch AFTA… Nền kinh tế a dạng hơn về thành phần kinh tế và do đó cũng đa dạng hơn về hình thức sở hữu Kinh tế nhà nước giữ vai... với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường không đối lập với CNXH Nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là cơ hội để cộng đồng mở cửa, tiếp xúc với bên ngoài, kinh tế thị trường rõ ràng là xu thế phát triển khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta Như vậy, cơ chế thị trường. .. đổi mới cả trong sự lựa chọn mô hình và các giải pháp cụ thể để có thể thành công trong suốt quá trình chuyển đổi Tuy nhiên nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức mới, việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ những năm qua là cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Mâu thuẫn bản chất trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định... năng để phát triển lự lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời nhấn mạnh :” các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” • Chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế ối ngoại tiếp tục chính sách mở cửa và chủđọng hội nhập quốc tế ể phát triển Xây dựng chính sách thu hút vốn, đầu tư... chính sách kinh tế chậm đổi mới, cải cách hành chính còn chậm chạp đang là trở ngại cho đổi mới và phát triển kinh tế Tại hội thảo khoa học về kinh tế thị trường, Hội đồng lý luận Trung ương nhận định rằng: "Chúng ta đã chuyển một bước quan trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó Do vậy, còn đan xen nhưng yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi Những yếu tố của nền kinh tế thị trường. .. vàổn định cho sản xuất và kinh doanh Cở sở pháp lí của các hoạt động kinh tế còn có nhiều bất cập Các hoạt động tài chính ngân hàng, phân cấp quản lí… còn nhiều bất hợp lí Do vậy trong một số vụán kinh tế, cơ chế quản líđôi khi vừa là thủ phạm , vừa là nạn nhân của kinh tế thị trường Rõ ràng là cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tiến tới một cơ chế thị trường đích thực, văn minh,... sống xã hội 1.4) Mâu thuẫn của một số mối quan hệ: lợi ích của người lao động và lợi ích của người chủ sức lao động, giữa sự phát triển kinh tế tư nhân với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ tức là chấp nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh có sử... nghiệp xây dựng xã hội mới,là mục tiêu của CNXH Có thể nói con người làđiểm xuất phát để xây dựng xã hội chư nghĩa Kinh tế thị trường là loại hình kinh tếtrong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, mua bán, trao đổi hàng hoá ngoạ tệ, phản ánh trình đọ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sanr xuất tăng trưởng kinh tế thúc... nền kinh tế của mình, trong điều kiện thế giới đang bị cuốn vào xu thế toàn cầu hoá lắm thuận lợi và nhiều khó khăn, Việt Nam ta đang áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống của hình thái kinh tế này là huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho nền kinh . MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.1) Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền. nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng khách quan trong nền kinh t Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

Ngày đăng: 27/01/2013, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan