ĐỀ KIỂM TRA DI TRUYỀN

29 663 19
ĐỀ KIỂM TRA DI TRUYỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đề kt di truyền

ĐỀ KIỂM TRA DI TRUYỀN (11 – 12 ) Họ, tên học sinh :………………………………………………. . . . Lớp :…… I. PHẦN CHUNG: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Ứng dụng không phải của di truyền liên kết với giới tính là: A. xác định được vai trò của kiểu gen và môi trường trong sự hình thành tính trạng. B. dùng đặc điểm do gen trên nhiễm sắc thể giới tính quy định để phân biệt sớm giới tính vật nuôi. C. phát hiện, nghiên cứu các bệnh lý do rối loạn cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người. D. điều khiển tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Câu 2: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen của cặp vợ chồng không bệnh mù màu sinh con trai bị bệnh này là: A. ♀ X A X a x ♂ X A Y. B. ♀ X a X a x ♂ X A Y. C. ♀ X A X A x ♂ X a Y. D. ♀ X A X A x ♂ X A Y. Câu 3: Nguồn nguyên liệu của chọn giống là:(1) biến dị tổ hợp, (2) thường biến, (3) đột biến, (4) ADN tái tổ hợp. A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 4: Hoán vị gen không có ý nghĩa: A. tổ hợp gen quý trên các nhiễm sắc thể tạo nhóm gen liên kết mới. B. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. C. làm tăng biến dị tổ hợp. D. ứng dụng lập bản đồ di truyền. Câu 5: Phương pháp được dùng để tạo dòng cây đồng hợp tử về tất cả các gen: A. lai hữu tính các dòng thuần. B. nuôi cấy hạt phấn kết hợp đa bội hóa. C. gây đột biến nhân tạo. D. nuôi cấy tế bào sinh dưỡng. Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mà số lượng vật chất di truyền không thay đổi là: A. lặp đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn. Câu 7: Với yêu cầu thực hành làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể (NST), lưu ý nào sau đây là sai ? A. Khi làm tiêu bản tạm thời thì nhuộm màu mẫu tế bào quan sát là thao tác bắt buộc. B. Để quan sát rõ NST thì chọn mẫu chứa tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân. C. Chỉ chọn tế bào đơn bội vì loại tế bào này có số lượng NST ít sẽ dễ quan sát được NST. D. Quan sát toàn bộ tiêu bản dưới vật kính 10X rồi chọn vùng có nhiều tế bào để quan sát ở 40X. Câu 8: Cơ chế phát sinh chung của đột biến gen là: A. do đặc điểm cấu trúc của gen. nguyên nhân bên ngoài tác động vào gen. C. rối loạn sinh lý, sinh hóa bên trong. D. quá trình nhân đôi ADN bị rối loạn. Câu 9: Khi diễn đạt cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, không có thuật ngữ: A. phiên mã. B. nhân đôi. C. tái tạo. D.dịch mã. Câu 10: Khi trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch khuôn của gen là: 3’. . . TATGGGXATGTAATGGGX . . .5’ thì trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch bổ sung là: A. 5’ . . . UTUXXXGTUXUTTUXXXG . . .3’. B. 3’ . . . ATAXXXGTAXATTAXXXG . . .5’. C. 5’ . . . ATAXXXGTAXATTAXXXG . . .3’. D. 3’ . . . UTUXXXGTUXUTTUXXXG . . .5’. Câu 11: Một tính trạng được quy định bởi 1 cặp gen alen (Aa) có quan hệ trội - lặn hoàn toàn. Phép lai cho kết quả F 1 phân tính là: (1) Aa x aa, (2) AA x Aa, (3) AA x AA, (4) Aa x Aa. A. (1), (4). B. (2), (4). C. (2), (3). D.(1), (3). Câu 12: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền 0,64AA: 0,32Aa : 0,04 aa. Phát biểu sai về quần thể này là: A. theo định luật Hacdi – Vanbec, quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. B. trong quần thể, tần số của alen A là 0,8 và tần số của alen a là 0,2. C. nếu A (hoa đỏ), a (hoa trắng) thì tỉ lệ hoa đỏ trong quần thể là 96%. D. ở thế hệ tiếp theo sau, tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa sẽ là 0,32 : 2. Câu 13: Về khái niệm, điều hòa hoạt động của gen là: A. điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra. B. làm bất hoạt gen. C. làm tăng hoạt tính của gen. D. sự tổng hợp prôtein ức chế ngăn cản phiên mã của gen. Câu 14: Trong thí nghiệm, khi phân tích kết quả lai hai tính trạng ở cây đậu Hà lan, Menđen kết luận màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập nhau vì: A. F 2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 2 loại kiểu hình khác P. B. F 1 đồng tính, F 2 xuất hiện các biến dị tổ hợp. C. tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 của cả hai tính trạng đều là 3 trội:1lặn. D. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. Câu 15: Tần số alen (của 1 gen) là: A. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. B. tỉ lệ số lượng của alen trên tổng số alen của gen đó trong quần thể. C. cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể. D. tỉ lệ giữa số cá thể mang alen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. Câu 16: Với hiện tượng di truyền qua tế bào chất, phát biểu sai là: A. các tính trạng di truyền qua tế bào chất do gen nằm ngoài nhiễm sắc thể quy định. B. các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo quy luật di truyền nhiễm sắc thể. C. di truyền qua tế bào chất là sự truyền đạt các tính trạng được quy định bởi gen ngoài nhân. D. trong di truyền qua tế bào chất, vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau. Câu 17: Thường biến không có đặc điểm: A. đa số có hại, số ít có lợi hay trung tính. B. không di truyền được. C. biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định. D. phát sinh do tác động trực tiếp từ môi trường. Câu 18: Hiện tượng di truyền các gen thuộc những locus khác nhau cùng tác động lên sự hình thành một tính trạng được gọi là: A. liên kết gen hoàn toàn. B. gen đa hiệu. C. tương tác gen alen. D. tương tác gen không alen. Câu 19: Đặc điểm di truyền của các gen liên kết hoàn toàn là: A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phân li độc lập, tổ hợp tự do trong giảm phân. B. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau phân li độc lập, tổ hợp tự do trong giảm phân. C. các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có khả năng hoán vị với alen tương ứng khi giảm phân. D. các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể phân ly và tổ hợp cùng nhau trong quá trình giảm phân. Câu 20: Mã di truyền là: A. trình tự nuclêôtit trong gen quy định trình tự axit amin trong chuỗi polypeptit. B. thông tin quy định cấu trúc của prôtein các loại trong cơ thể sống. C. cứ 3 nuclêôtit liên tiếp trên mARN mã hóa cho 1 axit amin. D. thông tin di truyền quy định cấu trúc của các loại mARN. Câu 21: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là: A. P thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính. B. khi giảm phân, mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử. C. mỗi tính trạng đều do một cặp gen không alen quy định, tính trội phải hoàn toàn. D. khi giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. Câu 22: Phát biểu sai về mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình là: A. kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. môi trường quyết định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của kiểu gen. C. kiểu gen quy định giới hạn biến đổi của kiểu hình. D. giới hạn biến đổi của kiểu hình hoàn toàn do môi trường quyết định. Câu 23: Cơ sở di truyền của phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật trong tạo giống thực vật là: A. tạo thể song nhị bội. B. chọn dòng thuần đơn bội. C. dung hợp tế bào sinh dưỡng trần. D. chọn dòng thuần lưỡng bội. Câu 24: Một quần thể giao phấn có tần số kiểu gen Aa đời đầu là 20%, qua 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, tần số kiểu gen Aa là: A. 2,5%. B. 5 %. C. 10 %. D.25 %. Câu 25: Phát biểu nào sau đây về sự di truyền của gen trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính Y (không có alen tương ứng trên X) là đúng? A. Gen trội trên NST giới tính Y sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình còn gen lặn thì không biểu hiện. B. Gen trên NST giới tính Y di truyền thẳng cho cá thể cùng giới dị giao. C. Gen trên NST giới tính Y có sự di truyền chéo: bố truyền cho con gái, mẹ cho con trai. D. Sự biểu hiện của gen trên NST giới tính Y phụ thuộc chủ yếu vào tế bào chất mang Y. Câu 26: Nếu nhiễm sắc thể ban đầu là : ABDE. FGH thì sơ đồ biểu thị dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là: (1) ABDE. FGHE (2) ABF.EDGH (3) ABDE. HGF (4) ABBDE. FGH A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (4). D.(2), (3). Câu 27: Trong chọn tạo giống vật nuôi, để tạo nguồn biến dị di truyền, phương pháp sử dụng là: A. gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lý, hoá học. B. cho giao phối các dòng thuần khác nhau về nguồn gốc. C. nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. D. cấy truyền phôi từ nguồn giống ngoại lai có năng suất cao. Câu 28: Trong kỹ thuật cấy gen sử dụng thể truyền là plasmit, thao tác đầu tiên là: A. chuyển ADN tế bào cho vào plasmit. B. cắt ADN tế bào cho, mở vòng plasmit. C. phân lập ADN tế bào cho. D. tạo ADN tái tổ hợp. Câu 29: Sản phẩm của quá trình dịch mã là: A. ADN. B. prôtêin. C. mARN. D.tARN. Câu 30: Nguyên tắc chung của kĩ thuật chuyển gen là: A. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho vào thể truyền tương thích. B. chuyển một gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E.coli. C. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. D. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho vào thể truyền plasmid. Câu 31: Gen đa hiệu là: A. gen chịu sự điều khiển của nhiều gen khác. B. gen có sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng. C. gen tạo ra nhiều sản phẩm được quy định bởi gen trội. D. gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác. Câu 32: Chọn thuật ngữ thích hợp để điền vào các chỗ trống ( . . . ): « Khi có hoán vị gen, các gen . . . không alen (k), alen (a) nằm trên . . . các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (c), các nhiễm sắc thể khác nhau của cặp tương đồng (m) có điều kiện tổ hợp lại với nhau trên cùng một nhiễm sắc thể tạo thành nhóm gen liên kết mới ». Các chỗ trống ( . . . ) lần lượt là: A. k, m. B. k, c. C. a, m. D.a, c. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN [8 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần ( A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Tế bào trứng chín của một loài động vật có 20 nhiễm sắc thể (NST) thì thể ba nhiễm kép của loài này có số NST là: A. 21. B. 22. C. 42. D.41. Câu 34: Cá thể có kiểu gen được kí hiệu là Aa giảm phân tạo giao tử thì kí hiệu các loại giao tử liên kết là: A. ABd, AbD, aBd, abD. B. ABD, Abd, aBD, abd. C. ABb, ADd, aBb, aDd. D. AaBd, AabD, AaBD, Aabd. Câu 35: Người mắc hội chứng Claiphentơ có nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu là: A. XXX. B. YO. C. XO. D.XXY. Câu 36: Tần số tương đối của alen A là p, tần số tương đối của alen a là q, theo Hacdi -Van bec, tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể đã cân bằng di truyền là: A. 2 pq. B. p 2 . C. q 2 . D.p 2 + q 2 . Câu 37: Ở cà chua, cặp gen A (quả đỏ), a (quả vàng) và B (cây cao), b (cây thấp) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Lai phân tích cá thể có kiểu gen AaBb thu đời con có tỉ lệ kiểu hình là: A. 3 đỏ - thấp : 1 vàng - cao. B. 1 đỏ - thấp : 2 đỏ - cao : 1 vàng - thấp. C. 1 đỏ - cao : 1 đỏ - thấp : 1 vàng - cao : 1 vàng - thấp. D. 1 đỏ - cao : 1 vàng - thấp. Câu 38: Đầu kỳ trung gian, mỗi nhiễm sắc thể có số phân tử ADN là: A. 4. B. 1. C. 3. D.2. Câu 39: Một gen có nuclêôtit loại A là 600 và loại không bổ sung với nó là 1.200. Gen này bị đột biến, alen mới hình thành so với gen bình thường thì hơn 1 liên kết hidrô nhưng chiều dài không đổi. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là: A. A = T = 598, G = X = 1202. B. A = T = 501, G = X = 1199. C. A = T = 502, G = X = 1198. D. A = T = 599, G = X = 1201. Câu 40: Đặc điểm cơ bản của thể truyền sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là: A. phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. B. nhân đôi độc lập với ADN trên nhiễm sắc thể của tế bào nhận. C. vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ. D. plasmit được chiết tách từ tế bào thực vật. B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Nhân tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật chứa 2 bộ nhiễm sắc thể (2n) của 2 loài, dạng đột biến nhiễm sắc thể này gọi là: A. thể hai nhiễm. B. thể tự đa bội. C. thể dị đa bội. D. thể lệch bội. Câu 42: Rối loạn trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n = 14) làm toàn bộ bộ nhiễm sắc thể không phân ly được sẽ làm xuất hiện thể: A. 2n + 1 = 15. B. 2n – 1 = 13. C. 4n = 28. D.3n = 21. Câu 43: Định luật Hacdi – Vanbec không có điều kiện nghiệm đúng là: A. các kiểu gen có sức sống ngang nhau, không phát sinh đột biến. B. không có di, nhập cư giữa các quần thể, không có chọn lọc tự nhiên. C. quần thể có nhiều gen, mỗi gen có nhiều alen tương ứng. D. quần thể ngẫu phối, có kích thước trên ngưỡng tối thiểu. Câu 44: Cá thể có kiểu gen được kí hiệu là Aa giảm phân tạo giao tử thì kí hiệu các loại giao tử hoán vị là: A. ABd, AbD, aBd, abD. B. ABD, Abd, aBD, abd. C. ABb, ADd, aBb, aDd. D. AaBd, AabD, AaBD, Aabd. Câu 45: Ở cà chua: các gen A (quả đỏ), a (quả vàng); B (quả tròn), b (quả dài) liên kết hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cây có kiểu gen lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 1 đỏ - dài : 1 vàng - tròn. B. 1 đỏ - tròn : 1 vàng - dài. C. 1 đỏ - dài : 1 vàng - tròn : 1 đỏ - tròn : 1 vàng - dài. D. 3 đỏ - dài : 1 vàng - tròn. Câu 46: Mục đích của kỹ thuật chuyển gen nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất là: A. tạo ra các gen đột biến. B. điều chỉnh, sửa chữa gen. C. tạo ra gen mới, gen “lai”. D. tạo đột biến nhiễm sắc thể. Câu 47: Một gen dài 3060 A o , trên mạch gốc của gen có 100 Ađênin và 250 Timin. Gen này bị đột biến mất một cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến là: A. 2344. B. 2346. C. 2345. D.2347. Câu 48: Vai trò của enzim ADN-polymeraza trong quá trình tái bản ADN là: A. nối các đoạn Okazaki với nhau. B. tháo xoán phân tử ADN. C. ráp các nuclêôtit tự do với mạch khuôn. D. tổng hợp các đoạn mồi. ĐỀ KIỂM TRA DI TRUYỀN ( 12 – 13 ) Họ và tên học sinh :……………………………………………… Lớp :………… I. PHẦN CHUNG (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Phát biểu nào về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp, dị hợp. D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. Câu 2: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là: A. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. B. tạo các đột biến có lợi, loại các gen có hại. C. tạo biến dị tổ hợp có khả năng thích ứng cao. D. chuyển gen cho năng suất cao vào giống. Câu 3: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể: A. có cùng kiểu hình. B. có kiểu gen khác nhau. C. có cùng kiểu gen. D. có kiểu hình khác nhau. Câu 4: Trong lai giống thực vật, yêu cầu kỹ thuật khi khử nhị hoa cây mẹ là: A. chọn các hoa có đầu nhụy khô, hoa bắt đầu héo. B. chọn hoa chắc chắn chưa thụ phấn. C. chọn các loài cây có hoa lưỡng tính. D. chọn các loại cây có hoa đơn tính. Câu 5: Theo định luật Hacdi-Vanbec, quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,25AA : 0,25Aa : 0,50 aa. B. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49 aa. C. 0,18AA : 0,42Aa : 0,40 aa. D. 0,64AA : 0,34Aa : 0,02 aa. Câu 6: Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen có thể tạo được chủng vi khuẩn E.coli để sản xuất loại hoocmôn điều trị tiểu đường, hoocmôn này có tên là: A. glucagôn. B. insulin. C.adrênalin. D. norađrênalin. Câu 7: Về mối quan hệ giữa năng suất - giống - kỹ thuật sản xuất, phát biểu nào sau đây là sai? A. Kỹ thuật sản xuất quyết định năng suất cụ thể trong giới hạn do kiểu gen quy định. B. Muốn vượt giới hạn năng suất của một giống chỉ cần đầu tư cải tạo kỹ thuật sản xuất. C. Kỹ thuật sản xuất quyết định một phần năng suất của giống cây trồng, vật nuôi. D. Năng suất của cây trồng, vật nuôi là kết quả tương tác giữa giống và kỹ thuật sản xuất. Câu 8: Ở một loài thực vật, khi có cả hai gen trội (A, B) trong cùng kiểu gen thì cho hoa màu đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trắng. Với phép lai P: AaBb X aabb (Aa, Bb phân li độc lập) thì F 1 có tỉ lệ kiểu hình: A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D.1 hoa đỏ: 2 hoa trắng. Câu 9: Gen đa hiệu là: A. gen chịu sự điều khiển của nhiều gen khác. B. gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác. C. gen có sản phẩm chi phối nhiều tính trạng. D. gen tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của di truyền liên kết với giới tính: A. điều khiển tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích chăn nuôi, đảm bảo hiệu quả kinh tế. B. phân biệt sớm giới tính dựa vào đặc điểm do gen trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. C. chẩn đoán bệnh lý liên quan đến sự rối loạn cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người. D. xác định được vai trò của kiểu gen và môi trường trong sự hình thành tính trạng. Câu 11: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai là phương pháp: A. lai gần. B. lai phân tích. C. phân tích cơ thể lai. D. lai thuận nghịch. Câu 12: Tần số alen (của 1 gen) là: A. tỉ lệ giữa số cá thể mang alen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. B. cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể. C. tỉ lệ số lượng của alen trên tổng số alen của gen đó trong quần thể. D. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Câu 13: Sơ đồ sau minh họa cho dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? ABCD.EFGH → ABE.DCFGH A. Đảo đoạn chứa tâm động. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn chứa tâm động. D. Chuyển đoạn tương hỗ. Câu 14: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính Y, (không có alen tương ứng trên X) là: A. chỉ biểu hiện ở cá thể đực. B. “di truyền thẳng” từ mẹ cho con gái. C. có hiện tượng “di truyền chéo”. D. chỉ biểu hiện ở cá thể XY. Câu 15: Khô ng phải là nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho chọn giống: A. đột biến. B. thường biến. C. ADN tái tổ hợp. D. biến dị tổ hợp. Câu 16: Đặc điểm riêng cho thể tam bội thực vật là: A. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. B. hàm lượng ADN trong tế bào tăng. C. sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. D. thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Câu 17: Phát biểu nào sau đây về tần số hoán vị gen là không đúng? A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể. B. Nếu tần số hoán vị gen là 50% thì cá thể tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. C. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng gần nhau trên nhiễm sắc thể. D. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể. Câu 18: Phát biểu không chính xác về quy trình nuôi cấy hạt phấn là: A. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nhân tạo thành dòng tế bào lưỡng bội có các kiểu gen khác nhau. B. Thực hiện quy trình nuôi cấy hạt phấn rồi chọn dòng đơn bội để lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng cây thuần chủng. C. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nhân tạo thành các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau. D. Trên môi trường nhân tạo, các hạt phấn riêng lẻ mọc thành các dòng tế bào đơn bội nên các alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình. Câu 19: Về khái niệm, lai phân tích là phép lai: A. giữa cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen lặn. B. giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể đồng hợp lặn. C. giữa các cá thể có kiểu gen trội để kiểm tra kiểu gen. D. giữa cá thể có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn tương ứng. Câu 20: Trong mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản là: A. sợi siêu xoắn, đường kính 300 nm. B. chuỗi nuclêôxôm, đường kính 11 nm. C. sợi nhiễm sắc, đường kính 11 nm. D. sợi nhiễm sắc, đường kính 30 nm. Câu 21: Chức năng của tARN là: A. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin. B. mang thông tin mã hóa cấu trúc của phân tử prôtêin. C. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm. D. thành phần cấu tạo ribôxôm, loại bào quan tổng hợp prôtêin. Câu 22: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế: A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tái bản ADN, tổng hợp ARN. D. tái bản ADN, phiên mã, dịch mã. Câu 23: Phát biểu sai về định luật Hacđi- Vanbec là: A. Định luật Hacđi- Vanbec đề cập đến sự duy trì ổn định tần số tương đối của các alen qua các thế hệ trong quần thể tự phối. B. Định luật Hacđi- Vanbec chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định, phản ánh sự ổn định về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối. C. Định luật Hacđi- Vanbec cho phép xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể. D. Đẳng thức cho quần thể cân bằng di truyền theo Hacđi-Vanbec là p 2 AA :2pqAa : q 2 aa (p là tần số tương đối của A, q là tần số tương đối của a). Câu 24: Trong quần thể cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen A và a, kiểu gen aa chiếm 4%. Tần số tương đối của alen A(p) và a (q) trong quần thể đó là: A. p = 0,2; q = 0,8. B. p = 0,8; q = 0,2. C. p = 0,96; q = 0,04. D. p = 0,98; q = 0,02. Câu 25: Trong cơ chế điều hòa của Ôpêron Lac, gen điều hoà có vai trò: A. mang thông tin tổng hợp prôtêin vận hành. B. nơi tiếp xúc với enzim ARN – pôlimêraza. C. nơi prôtêin ức chế gắn vào để ngăn cản phiên mã. D. mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 26: Về di truyền qua tế bào chất, phát biểu nào sau đây là sai? A. Gen trong tế bào chất của giao tử cái giữ vai trò chủ yếu trong di truyền qua tế bào chất. B. Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau. C. Trong di truyền qua tế bào chất, các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định. D. Sự di truyền qua tế bào chất không tuân theo quy luật chặt chẽ như di truyền qua nhiễm sắc thể. Câu 27: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menden là: A. mỗi tính trạng đều do một cặp gen alen quy định, alen trội phải là trội hoàn toàn. B. P thuần chủng, khác nhau về một tính trạng tương phản, F 1 đồng tính, F 2 phân tính 3 trội:1 lặn. C. khi giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. D. khi giảm phân, mỗi nhiễm sắc thể trong cặp đồng dạng phân li đồng đều về các giao tử. Câu 28: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen quy định độ dài cánh và màu sắc thân cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. Lai 2 dòng thuần chủng: cánh dài-thân xám với cánh ngắn-thân đen thu được F 1 toàn ruồi cánh dài- thân xám. Khi lai phân tích ruồi cái F 1 thu được đời con có cánh dài-thân đen là 10%, tần số hoán vị gen ở ruồi cái F 1 là: A. 10%. B. 20%. C. 5%. D. 40%. Câu 29: Ở thực vật, cônsixin thường được dùng để gây đột biến tạo thể đa bội vì nó có khả năng: A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc trong phân bào. B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. C. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. D. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. Câu 30: Trong kỹ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp thì sử dụng: A. thể truyền có gen đánh dấu hoặc có dấu chuẩn. B. hóa chất đặc trưng để nhuộm màu tế bào. C. xung điện hoặc muối CaCl 2 để tìm các tế bào. D. phương pháp ly tâm để phân lập tế bào. Câu 31: Khái niệm gen là: A. một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của chuỗi pôlypeptit. B. một đoạn phân tử ADN có trình tự nuclêôtit xác định trình tự axit amin của prôtêin. C. một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định. D. một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho cấu trúc của prôtêin. Câu 32: Đột biến nhiễm sắc thể gồm: A. đột biến một nhiễm, đột biến tam bội và tứ bội. B. đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn. C. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D. đột biến dị bội và đột biến đa bội. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN [8 câu] Học sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Bằng phương pháp tứ bội hóa hợp tử lưỡng bội (Aa), có thể thu được thể tứ bội là: A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. AAAA và aaaa. Câu 34: Nếu tần số hoán vị gen là 20%, cơ thể có kiểu gen giảm phân, tỉ lệ loại giao tử Ab là: A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 10%. Câu 35: Một loài thực vật có số lượng nhiễm sắc thể (NST) đơn bội là 12. Số NST có thể có trong các thể ba nhiễm là: A. 36. B. 23. C. 25. D.13. Câu 36: Ở đậu Hà Lan, hai cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) phân ly độc lập nhau; phép lai nào sau đây không làm xuất hiện kiểu hình vàng-nhăn ở F 1 ? A. P: AaBb x Aabb. B. P: Aabb x aaBb. C. P: aaBb x AaBB. D. P: AaBb x AaBb. Câu 37: Một phân tử ADN (trong tế bào nhân thực) có số nuclêôtit loại X chiếm 30% tổng số nuclêôtit thì tỉ lệ % số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này là: A. 40%. B. 10%. C. 30%. D. 20%. Câu 38: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X: D (mắt đỏ) trội hoàn toàn so với d (mắt trắng); không có alen tương ứng trên Y. Theo lí thuyết, phép lai P: ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ được F1: A. 50% ruồi đực mắt đỏ, 50% ruồi cái trắng. B. 100% ruồi mắt đỏ. C. 50% ruồi đực mắt trắng, 50% ruồi cái mắt đỏ. D. 100% ruồi mắt trắng. Câu 39: Xét 2 cặp gen (Aa và Bb) có tương quan trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập nhau, tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. Cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ cây con có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là: A. 4/16 B. 3/16. C. 9/16. D.1/16. Câu 40: Trong cơ chế dịch mã, thành phần không tham gia trực tiếp là: A. ADN. B. ribôxôm. C. mARN. D. tARN. B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Một gen trong tế bào nhân thực có tổng 2 loại nuclêôtit không bổ sung bằng 1200, số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G là 360. Số nuclêôtit loại A, loại G của gen này lần lượt là: A. 840, 360. B. 780, 420. C. 420, 780. D. 360, 840. Câu 42: Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen , giao tử tạo ra do đột biến chuyển đoạn trong giảm phân là: A. giao tử abcd và EFHG. B. giao tử ABCD vàEFGH. C. giao tử ABCD và efgh. D. giao tử abcH và EFGd. Câu 43: Ở lúa, hai cặp gen A (thân cao), a (thân thấp) và B (hạt tròn), b (hạt dài) liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:1? A. . B. . C. . D. . Câu 44: Ở đậu Hà Lan, cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau; lai phân tích cây có kiểu gen AaBB thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: A. 1 vàng-nhăn : 1 xanh-trơn. B. 1 vàng-nhăn :1 xanh-nhăn. C. 1 vàng-trơn : 1 xanh-nhăn. D. 1 vàng-trơn : 1 xanh-trơn. Câu 45: Ở đậu Hà Lan, hai cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) phân ly độc lập nhau. Lấy cây có hạt vàng-trơn cho tự thụ phấn, thu được đời con có số cây hạt xanh-trơn chiếm tỉ lệ 18,75%, kiểu gen của cây vàng-trơn đó là: A. AABB. B. AaBB. C. AaBb. D. AABb. Câu 46: Biết các gen liên kết hoàn toàn, theo lí thuyết phép lai P: được F 1 có tỉ lệ kiểu gen là: A. 1/8. B. 1/4. C. 1/16. D.1/2. Câu 47: Quá trình phiên mã tạo ra: A. mARN, tARN. B.ADN. C. mARN. D.mARN, tARN, rARN. Câu 48: Theo lý thuyết, bằng con đường tứ bội hoá thể lưỡng bội không tạo được cá thể: A. AAaa. B. AAAa. C. AAAA. D.aaaa. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1 – PHẦN 5 0001: Đơn phân của prôtêin và axit nuclêic lần lượt là: A. Axit amin, nuclêôtit B. A, T, G, X C. A, U, G, X D. Axit amin, ( A, T, G, X) 0002: Khái niệm gen là: A. Một phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định B. Một đoạn của phân tử protein có các axit amin quy định một tính trạng nhất định C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định D. Một phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều sản phẩm 0003: Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây? (1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng (2) Mã di truyền có tính liên tục (3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hóa ) (4) Mã di truyền có tính đặc hiệu (5) Mã di truyền có tính độc lập (6) Mã di truyền có tính phổ biến A. 1,2 ,3, 4, 5, 6 B. 1, 3 C. 2, 3, 4, 6 D. 2, 3, 4, 5, 6 0004: → (chiều phiên mã) Một gen có trình tự các nu: 5′ - AAXGTTTGGXXA - 3′ 3′ - TTGXAAAXXGGT - 5′ Gen trên phiên mã tạo sản phẩm là: A. 3′ - AAXGUUUGGXXA - 5′. B. 5′ - UUGXAAAXXGGU - 3′. C. 3′ - UUGXAAAXXGGU - 5′. D. 5′ - AAXGUUUGGXXA - 3′. 0005: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về mã di truyền? A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin. B. Mã di truyền là mã bộ ba. C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tính thoái hoá và tính phổ biến. D. Trong 64 bộ ba, có 3 bộ ba mở đầu và 1 bộ ba kết thúc. 0006: Nội dung tính chất thoái hóa và tính đặc hiệu của mã di truyền lần lượt là: A. Một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba, một bộ ba chỉ mã hóa cho một axít amin. B. Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axít amin, một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một axít amin, một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ vài trường hợp ngoại lệ. 0007: Mã mở đầu nằm ở vùng nào của gen cấu trúc? A. Vùng mã hoá. B. Vùng khởi đầu. C. Vùng kết thúc. D. không tìm thấy. 0008: Sự tạo thành các đoạn Ôkazaki trong quá trình tái bản là do A. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→ 5’ tr ên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. B. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. C. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 5’→3’. D. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. 0009: Trong quá trình phiên mã, enzim (I)……………… nhận biết được vùng (K) ……… …. … của gen, bám vào đây, tháo xoắn, tách hai mạch của gen. Enzim này sử dụng mạch có chiều (L)…… … của gen làm khuôn mẫu liên kết với các nucleotít tự do theo nguyên tắc bổ sung. Chuỗi polinuclêôtit mới được hình thành theo chiều (M) … … Vùng nào phiên mã xong thì hai mạch đơn của gen (P)………… tới đó. Các chữ cái - I tương ứng với : ADN – polimeraza (1), ARN – polimeraza(2) K tương ứng với vùng: điều hòa (3), mã hóa (4) L tương ứng với chiều: 3’→ 5’ (5), 5’→ 3’ (6) M tương ứng với chiều: 3’→ 5’ (7) , 5’→ 3’ (8) P tương ứng với từ: tháo xoắn (9) , đóng xoắn (10). Trình tự đúng là. A. 1, 4, 6, 8 ,10. B. 2, 3, 5, 8 ,9. C. 2, 3, 5, 8, 10. D. 1, 4, 5, 8 ,9 0010: Quá trình phiên mã tạo ra: A. tARN, mARN, rARN. B. mARN. C. rARN. D. tARN. 0011: Chức năng của tARN là: A. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin. B. mang thông tin mã hóa cấu trúc của phân tử prôtêin. C. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm. D. thành phần cấu tạo ribôxôm, loại bào quan tổng hợp prôtêin. 0012: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế: A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tái bản ADN, tổng hợp ARN. D. tái bản ADN, phiên mã, dịch mã. 0013: Ở giai đoạn mở đầu quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sự kiện diễn ra đầu tiên: A. mARN tiếp xúc với ribôxôm ở gần vị trí mã mở đầu AUG. B. tARN mang axít amin mở đầu vào ribôxôm. C. mARN tiếp xúc với tiểu đơn vị bé của ribôxôm ở gần vị trí mã mở đầu. D. tARN mở đầu rời khỏi bộ ba kết thúc trên mARN 0014: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào. A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN) 0015: Quá trình dịch mã kết thúc khi: A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu đơn vị lớn và bé. B. Riboxom di chuyển đến bộ ba AUG. C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA. D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAU, UAX, UXG. 0016: Các codon (bộ ba mã sao): AAU, XXX, GGG và UUU mã hóa cho các axitamin tương ứng lần lượt là : Asparagin(Asn), Prolin(Pro), Glixin(Gli) và Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa cho chuỗi polipeptit : Pro – Gli – Asn – Phe ? A. 3’-AAAXXXTTAGGG-5’ B. 5’-AAAXXXTTAGGG-3’ C. 5’-AAATAAXXXGGG-3’ D. 3’-GGGXXXTTAAAA-5’ 0017: Axitamin mở đầu trong chuổi pôlipeptit ở: A. Sinh vật nhân sơ là foocmin Mêtiônin còn ở nhân thực là Mêtiônin. B. Sinh vật nhân sơ là Mêtiônin còn ở nhân thực là foocmin Mêtiônin . C. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là Mêtiônin. D. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là foocmin Mêtiônin . 0018: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là: A. UAX B. AUX C. AUA D. XUA 0019: Thành phần cấu tạo của opêrôn Lac bao gồm: A. Vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc. B. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc. C. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. D. Gen điều hòa, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc. 0020: Gen điều hòa ức chế hoạt động của opêrôn bằng cách A. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. B. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với enzim ARNpolimeraza để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. C. trực tiếp tác động lên các gen cấu trúc để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. D. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã. 0021: Theo mô hình Operon Lac ở Ecoli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng khi môi trường có đường lactoza? A. Vì lactoza làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì gen điều hòa bị khóa. C. Vì nó không được tổng hợp ra nữa. D. Vì nó bị phân hủy khi có lactoza. 0022: Phát biểu nào về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? [...]... ? A Di truyền được B Khác nhau ở các gen khác nhau C Khơng phụ thuộc vào kiểu gen D Thay đổi tùy mơi trường 0040: Nhận định nào sau đây về đặc điểm của thường biến và mức phản ứng là đúng? A thường biến khơng di truyền, mức phản ứng di truyền B thường biến và mức phản ứng đều di truyền C thường biến và mức phản ứng đều khơng di truyền D thường biến di truyền, mức phản ứng khơng di truyền KIỂM TRA. .. sinh vật nhân thực, codon mở đầu là AUG D Codon là bộ ba mã hóa trên tARN 3 Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây? 1.Mã di truyền mỗi lồi có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng 2.Mã di truyền có tính liên tục 3.Mã di truyền có tính dư thừa( tính thối hóa ) 4 Mã di truyền có tính đặc hiệu 5 Mã di truyền có tính độc lập 6.Mã di truyền có tính phổ biến A 1,2 ,3, 4, 5, 6 B.1, 3 C 2, 3, 4, 6 D 2, 3, 4, 5, 6... bố,mẹ D Lai thuận nghịch 0028: Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y có đặc điểm: A Di truyền thẳng cho giới đồng giao B Di truyền thẳng cho giới dị giao C Di truyền thẳng cho giới đực D Di truyền thẳng cho giới cái 0029: Hiện tượng di truyền chéo” (tính trạng được truyền từ bố sang con gái và biểu hiện ở cháu trai) là liên quan với trường hợp: A Gen trên nhiễm sắc thể thường B Gen trên nhiễm sắc... tính trạng nằm trong ti thể 37 Về di truyền qua tế bào chất, phát biểu nào sau đây là sai? A Gen trong tế bào chất của giao tử cái giữ vai trò chủ yếu trong di truyền qua tế bào chất B Sự di truyền qua tế bào chất khơng tn theo quy luật như sự di truyền qua nhiễm sắc thể C Trong di truyền qua tế bào chất, tế bào sinh dục đực và cái có vai trò ngang nhau D Trong di truyền qua tế bào chất, các tính trạng... hiện quy luật di truyền của gen ngồi nhân? A Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B Bố di truyền tính trạng cho con gái C Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới D Tính trạng ln di truyền theo dòng mẹ 0035: Để xác định tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, ta thực hiện phép lai: A Lai thuận nghịch B Lai phân tích C Lai khác dòng D Lai tế bào 0036: Hiện tượng di truyền theo... sự biên đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử NST B là những biến đổi trong cấu trúc của gen C là loại đột biến xảy ra tại một đoạn nào đó trên phân tử ADN D là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể 12 Đặc điểm chung của các đột biến gen là: A biểu hiện đồng loạt, di truyền được B xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được C xuất hiện cá thể, định hướng, di truyền được D xuất... trong q trình nhân đơi ADN 0025: Nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế một cặp nuclêơtit lại hầu như vơ hại đối với thể đột biến do: A Tính phổ biến của mã di truyền B Tính thối hố của mã di truyền C Tính đặc hiệu của mã di truyền D Mã di truyền là mã bộ ba 0026: Người mắc hội chứng Tơcnơ, có bộ NST như thế nào? A 44 + OX B 44 + XXX C 44 + XXY D 44 + XY 0027: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định... D tất cả các lồi sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ vài trường hợp ngoại lệ Tính chất đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là A một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba B một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axít amin và có một số bộ ba khơng mã hóa cho axít amin nào C một bộ ba chỉ mã hóa cho một axít amin D tất cả các lồi sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ vài trường hợp... nhóm gen liên kết: A 4 nhóm B 2 nhóm C 3 nhóm D 8 nhóm 33 Phát biểu nào sau đây về di truyền hốn vị gen là khơng đúng? A Di truyền hốn vị gen và phân li độc lập có điểm giống nhau là làm xuất hiện biến dị tổ hợp B Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau trao đổi chéo trong kì đầu giảm phân I C Hốn vị gen xảy ra do trao đổi chéo giữa các crơmatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I D... 2012-2013 MƠN: SINH HỌC 12 – BAN CƠ BẢN NỘI DUNG KIỂM TRA: Chương I và chương II 1.Về khái niệm, gen là một đoạn phân tử ADN: A mang thơng tin mã hóa một sản phẩm nhất định B có trình tự nuclêotit xác định sự tổng hợp ARN C tạo ra sản phẩm kiểm sốt hoạt động tổng hợp chuỗi polypeptit D mang thơng tin mã hóa cho cấu trúc của prơtein trong cơ thể sống 2 Trong di truyền học, phát biểu nào sau đây về codon là . không di truyền, mức phản ứng di truyền. B. thường biến và mức phản ứng đều di truyền. C. thường biến và mức phản ứng đều không di truyền. D. thường biến di truyền, mức phản ứng không di truyền. . điểm: A. Di truyền thẳng cho giới đồng giao B. Di truyền thẳng cho giới dị giao C. Di truyền thẳng cho giới đực D. Di truyền thẳng cho giới cái 0029: Hiện tượng di truyền chéo” (tính trạng được truyền. Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây? 1.Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng 2.Mã di truyền có tính liên tục 3.Mã di truyền có tính dư thừa( tính thoái hóa ) 4. Mã di truyền

Ngày đăng: 31/05/2014, 12:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan