CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN vận tải THỦY

10 1.5K 5
CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN vận tải THỦY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chia làm ba loại:tàu nửa nổi chở hàng siêu trọng,tàu siêu trọng và tàu sửa chữa tàu.Các loại tàu này có kết cấu và tính ổn định cho phép chở được các loại hàng nặng, loại boong chính chìm dưới mặt nước, loại thiết kế cẩu nâng và nếu ...

CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THỦY 1. Tàu chở hàng bách hóa 1.1. Khái niệm, đặc điểm Tàu hàng bách hóa 22500DWT - Tàu chở hàng thương mại đầu tiên trên thế giới có thể nói là tàu Bách hóa(General Cargo Vessel). - Tàu chở hàng bách hóa là tàu chở các hàng hóa do công nghiệp sản xuất, thường là hàng có bao bì và giá trị cao.Tàu Bách hóa có thể xếp hàng trăm loại hàng hóa khác nhau trên cùng một tàu, thậm chí trong cùng một hầm hàng. Trước kia, tàu chở hàng bách hóa xuất hiện rất nhiều trên các bến cảng. Ngày nay, xu hướng vận tải bằng tàu chuyên dụng chiếm ưu thế, nên tàu Bách hóa dần bị thu hẹp về số lượng. - Tàu chở hàng bách hóa thường được thiết kế với trọng tải không lớn, có nhiều boong, nhiều hầm hàng, thông thường thiết kế mỗi cẩu cho một hầm hàng. Hầm hàng tùy theo kiểu thiết kế mà có thể có một, hai, ba tầng hầm sao cho có thể xếp hàng thuận tiện trong các chuyến đi nhiều cảng nhận và trả hàng. - Tốc độ tàu hàng bách hóa tương đối cao. 1.2. Cấu trúc tàu hàng bách hóa Tàu Bách hóa có thể tiếp nhận hàng chục, thậm chí hàng trăm loại hàng hóa khác nhau trên cùng một chuyến tàu. Đắc điểm của loại tàu này là có nhiều hầm hàng(cargo holds). Mỗi hầm lại được ngăn ra nhiều khoang(low hold; tween deck; special locker…). Tàu Bách hóa được trang bị cần cẩu(crane; derrick…) để có thể tự cẩu-chuyển hàng lên-xuống tàu. Nó có thể chở hàng đến bất kỳ cảng nào, dù cảng đó không có cần cẩu bờ. 2. Tàu chở hàng rời 2.1. Khái niệm, đặc điểm - Loại tàu này thường là tàu 1 boong, nhiều hầm, trọng tải lớn, được trang bị cả máy bơm, hút hàng rời, tốc độ chậm. - Hàng rời thể rắn có thể chở trên bất kỳ loại tàu hàng khô nào. Tuy nhiên, tàu phù hợp nhất để chở hàng rời là tàu chuyên dụng chở hàng rời - Đặc tính chung của hàng rời thể rắn: bụi bẩn, có tỷ trọng lớn hơn so với hàng thường, hàng rời dễ bị xô dịch trong quá trình vận chuyển trên biển. - Gồm 3 nhóm hàng: Nhóm A: Hàng có thể bị hóa lỏng trong quá trình vận chuyển) Nhóm B: Hhóm hàng có thể tự cháy, gây nổ, thải khí độc hại: CO2, O2 Nhóm C: Nhóm có thuộc tính khác. - Tàu chở hàng rời thường được thiết kế có sức chở lớn với các loại đặc trưng như Handy size( 54000DWT), Panamax( 75000DWT), cape size( 150000DWT). Loại này đặc trưng với kiểu thiết kế có cáp treo để hầm tạo vách nghiêng sao cho khi rót hàng vào hàng chảy lan toàn bộ không gian hầm hàng. 2.2. Cấu trúc tàu chở hàng rời 3. Tàu chở gỗ 3.1. Đặc điểm Tàu chở gỗ có boong tàu rộng rãi. Mặt boong thiết kế hệ thống và các khuyết để chằng buộc hàng. Thiết bị cẩu chuyển có sức tải cao. Vận tốc trung bình: 12-15 hải lý/giờ. Dung tích đơn vị lớn: 2,5m 3 /tấn. Trọng tải: 12000- 74000 DWT 3.2. Vị trí xếp hàng Xếp hàng dưới hầm: Cây gỗ phải xếp theo chiều dọc tàu. Cây dài xếp trước, cây ngắn xếp sau. Phải kéo gỗ vào sát hai bên mạn hầm hàng. Càng sát càng tốt. Phải xếp gỗ theo từng hàng thật sát nhau. Xoay cây gỗ sao cho hạn chế các khoảng trống giữa chúng hay với các cong giang tàu. Phải kéo sát cây gỗ về hai đầu vách trước-sau của hầm hàng(bulkheads). Chú ý chọn các khúc/ cây gỗ ngắn, xếp vào các chỗ trống giữa các cây gỗ để tận dụng tối đa dung tích hầm. Khi chiều sâu hầm hàng đã hạn chế(còn khoảng 1~ 1.5 m), phải dùng dây cáp và bu-ly để kéo hay chuyển dịch gỗ từ ngoài vào trong. Phải xếp gỗ từ trong ra ngoài để tận dụng triệt để dung tích hầm. Khu vực miệng hầm hàng(hatch coaming) phải xếp thật chặt chẽ. Xếp hàng trên boong: Có dây, thiết bị chằng, buộc, bu-ly, ma-ní, mỏ đốt, tăng đơ, các điểm mắc dây đầy đủ và phù hợp. Các dây chằng, buộc gắn với dụng cụ điều chỉnh mức độ căng, chùng theo ý muốn. Bố trí khoảng cách dây chằng buộc theo chiều dài và chiều cao khối gỗ. Khoảng cách càng gần càng tốt. Chèn lót để dây chằng buộc sát với bề mặt gỗ làm tăng sức căng và sức chịu đều của dây. Tạo thêm các điểm tiếp xúc ma sát giữa kiện, khối gỗ với nhau 4. Tàu RO-RO 4.1. Đặc điểm Tàu RO- RO là loại tàu chạy trên biển với tốc độc 20-30 hải lý/giờ, dùng để chuyên chở hàng hóa có bánh xe: ô tô , rơ móc, toa xe hỏa,… Tàu có trang thiết bị cầu dẫn để hàng hóa (phương tiện tự hành) lên xuống dê dàng. Tàu được chuyên dùng để chở ô tô gọi là tàu thuần chở ô tô PCC (Pure Car Camer). Tàu thuần chở ô tô và rơ móc gọi là tàu PCTC (Pure Car Truck Camer). 4.2. Một số biến thể tàu RO-RO - Tàu RO-PAX để chỉ tàu RO-RO có kèm theo những ca bin để chở hành khách. Trong tương lai gần Vinashin sẽ đóng loại tàu này theo thiết kế của Ba Lan để xuất khẩu. - Tàu Con - Ro: Tàu được lai ghép giữa tàu RO-RO và tàu Container. Những boong dưới chở xe hơi còn trên boong chở container. - Tàu RO-LO: Tàu vừa có cầu dẫn nhận xe hơi vừa có cẩu để bốc xếp các loại hàng khác nữa. 5. Tàu container 5.1. Đặc điểm - Tàu container là loại tàu phổ biến nhất hiện nay chuyên chở các loại hàng hóa xếp trong container. - Tàu container có tốc độ từ 15-30 hải lý/giờ tùy theo tuyến hành trình. - Tàu được thiết kế thân vỏ khỏe, hầm hàng vuông, có thanh dẫn hướng cũng như cố định container trong hầm. - Tàu cũng được thiết kế nắp hầm hàng khỏe để xếp được ít nhất một tầng container có hàng trên boong . - Cẩu tàu có thể được trang bị trên một số tàu chạy tuyến ngắn với khả năng nâng tới 30T 5.2. Phân loại - Theo phạm vi hoạt động. • Tàu container liên lục địa (intercontinental container ship ) • Tàu co container ven biển ( container feeder ) - Theo mức độ chuyên môn hóa. • Tàu chuyên dụng chở container • Tàu chỉ được thiết kế để chở riêng container , gia cường sức bền thân vỏ và miệng nắp hầm hàng để xếp được nhiều lớp container, trọng tải 1000 – 5000 TEU, phải sử dụng cần cẩu bờ để xếp hàng lên phương tiện. - Tàu bán container: Được thiết kế để vừa chở hàng vừa chở các loại hàng hóa khác, có trọng tải không lớn và trên tàu thường có cần cẩu riêng để xếp dỡ container. - Theo phương thức xếp dỡ. • Tàu Ro – Ro (Roll on – Roll off ): Tàu xếp dỡ theo phương ngang • Tàu Lo – Lo (Lift on – Lift off ): Tàu xếp dỡ theo phương thẳng đứng. 6. Tàu chở hóa chất 6.1. Đặc điểm Tàu chở hóa chất lỏng thường bố trí các két chứa hóa chất cách li với thân vỏ tàu và hệ thống bơm , van, ống phục vụ cho công tác nhận trả hàng tại các cảng.Các két chứa chất lỏng phải được phủ các hơp chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn của hóa chất cần chuyên chở. 6.2. Cấu trúc tàu hàng hóa chất 7. Tàu chở dầu 7.1. Đặc điểm Hiện nay đội tàu chở dầu trên thế giới có khoảng trên 6000 phương tiện, chiếm 37% trọng tải đội tàu buôn thế giới. Trọng tải trung bình từ 1000DWT đến 400000 DWT, chiều dài tối đa 380m, chiều rộng tối đa 68m, chiều sâu định hình tối đa, 24.5m. Các loại tàu Handy trọng tải dưới 50000DWT được sử dụng phổ biến để chở dầu thương phẩm, trong khi các loại trọng tải lớn hơn thường dùng để chở dầu thô. 7.2. Phân loại - Theo trọng tải: Được chia thành 6 nhóm: • -Small • -Handy • -Panamax • -Afamax • -Suezmax • -VLCC - Phân theo loại dầu mà tàu chở • Tàu dầu thương phẩm • Tàu chở dầu Sức chở của loại tàu này được thiết kế hết sức khác biệt từ vài trăm tấn cho tới trên 500000 DWT, tùy theo vùng, loại dầu mà tàu nhận chở.Các tàu dầu thế hệ mới được đóng có hai vở ( double skin ) nhằm tăng tính an toàn chống ô nhiếm môi trường đối với các tàu chở dầu 8. Tàu chở ô tô Tàu chở oto thường được thiết kế có mạn khô lớn. buồng điều khiển hàng hải ngay phía mũi, tàu được chia nhiều tầng để tăng khả năng xếp xe, trong các tầng hầm có bó trí các kết cấu cố định xe. Tàu cũng được thiết kế với các lối đi lên và xuống từ duôi tàu hay mạn tàu. Tốc độ tương đối cao khoảng 20knots. Tàu chở oto thường có từ 4- 13 boong tùy kích thước. Trọng tải và dung tích tàu trong khoảng từ 500GRT chở 500 oto đến tàu lớn nhất đóng năm 2008 với 29.000 DWT chở được 8.000 phương tiện. 9. Tàu chở quặng Tàu chở quặng có cấu trúc tương tự tàu hàng rời, tuy nhiên nó có dung tích đơn vị nhỏ hơn khoảng 0,5m 3 /tấn nên trọng tải lớn hơn nhiều so với tàu hàng rời. Do đó lớp vở được gia cường tốt hơn, vách nghiêng được thiết kế dốc hơn để tăng khả năng chịu lực của vách sườn. Tàu có 1 tầng boong, mạn khô nhỏ, miệng hầm lớn, đáy đôi cao, tàu có trọng tải lớn đến 100.000 tấn. tốc độ từ 14 – 17 hải lí/h. 10. Tàu chở hàng khí hóa lỏng - Loại tàu này được thiết kế để chở khí hydrocacbon dạng lỏng : Dưới áp suất bằng 2 lần áp suất ở điều kiện vận hành thông thường bên trong bình chứa hoặc két chứa dạng xylanh. Dưới áp suất không khí bình thường bên trong các két chứa được bọc cách nhiệt, trong đó khí hydrocacbon được duy trì thấp hơn nhiệt độ sôi bởi các hệ thống làm lạnh tự động hoặc quá trình tự làm lạnh khi cho phép một lượng khí nhỏ tự sôi. - Khí hydrocacbon được chia ra làm 2 loại: LPG - Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp chất lỏng của propan và butan thu được từ quá trình tách khí khai thác từ các mỏ dầu hoặc thu được trong quá trình lọc dầu trong các khu liên hợp lọc dầu. Hỗn hợp LPG, tùy thuộc vào tỉ lệ giữa propan và butan có nhiệt độ sôi từ - 42OC đến + 6OC, ngưng tụ tại nhiệt độ 0OC trong điều kiện áp suất từ 2,2 đến 4 atm (atmosphere vật lý). Trong điều kiện bình thường, khí LPG nặng hơn không khí, có mùi vị đặc trưng. Giới hạn nổ trong không khí khi tỉ lệ khí LPG trong khoảng từ 1,5 đến 13,5%. LNG - Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm khí thiên nhiên được tách lọc các thành phần tạp, độc hại như CO2, Nitơ, CO2, H2S, CS2 và hơi nước. Thành phần khí LNG bao gồm ~ 91-92% metan; ~ 6-7% propan; ~ 2% tạp khí các bon khác. Tại áp suất tiêu chuẩn 1 atm, nhiệt độ sôi của hỗn hợp LPG là - 163OC và khí hóa lỏng LNG được vận chuyển trong điều kiện này. Từ 1m³ LNG lỏng hóa hơi cho ta 600m³ khí, không mùi, nhẹ hơn không khí. Giới hạn nổ của khí LNG từ 5 - 15% trong không khí. Khi tồn tại ở dạng lỏng, khí LNG không cháy. 11. Tàu hàng đông lạnh Tàu đông lạnh dùng để vận chuyển hàng mau hỏng như lương thực thực phẩm, vận chuyển trên tàu ướp lạnh hay bảo quản lạnh từng hầm tàu, nhiệt độ trong hầm tàu phụ thuộc vào từng loại hàng, nhiệt độ nằm trong khoảng từ -25 o C đến 14 o C. Đóng gói hàng đông lạnh: Khối lượng nắm giữ ít hơn một chiếc tàu chở hàng có kích thước tương đương vì không gian được thực hiện bởi ít cách nhiệt-khoảng 25% đối với hàng lạnh và ít khoảng 35% đối với hàng đông lạnh. 12. Tàu chở hàng siêu trường siêu trọng Chia làm ba loại:tàu nửa nổi chở hàng siêu trọng,tàu siêu trọng và tàu sửa chữa tàu.Các loại tàu này có kết cấu và tính ổn định cho phép chở được các loại hàng nặng, loại boong chính chìm dưới mặt nước, loại thiết kế cẩu nâng và nếu không chở hàng siêu nặng thì coi đó là tàu chở hàng đa mục đích. . CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THỦY 1. Tàu chở hàng bách hóa 1.1. Khái niệm, đặc điểm Tàu hàng bách hóa 22500DWT -. 24.5m. Các loại tàu Handy trọng tải dưới 50000DWT được sử dụng phổ biến để chở dầu thương phẩm, trong khi các loại trọng tải lớn hơn thường dùng để chở dầu thô. 7.2. Phân loại - Theo trọng tải: Được. container, trọng tải 1000 – 5000 TEU, phải sử dụng cần cẩu bờ để xếp hàng lên phương tiện. - Tàu bán container: Được thiết kế để vừa chở hàng vừa chở các loại hàng hóa khác, có trọng tải không lớn

Ngày đăng: 31/05/2014, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan