xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang

54 2.4K 23
xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU Nước là nguồn tài nguyên vô tận, giữ một vài cho quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển sinh quyển, không thể không có sự sống khi không có nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Ngày nay, do định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền công nghiệp đang trên đà phát triển kèm theo đó là sự gia tăng của nước thải đổ vào các sông ngòi. Ở đó con người đã dùng nước để sinh hoạt và ăn uống, các khu vực công nghiệp ngày càng được dựng lên ở nhiều nơi thì lượng nước thải ngày càng lớn. Trong nước thải có chữa một loạt các chất ô nhiễm ở dạng hữu cơ, vô cơ, vi sinh, Các kim loại nặng: Cr(VI), Cr 3+ , Mn 2+ , Hg 2+ , Pb 2+ , Là những thành phần có hại cho cở thể động thực vật và môi trường. Việc xác định hàm lượng các ion kim loại nặng kể trên là một nhu cầu cần thiết hàng năm nhăm đánh giá thực trạng ô nhiễm nước bởi những ion kim loại kể trên. Để góp phần đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở một số nhà máy ở Hà Nội chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang”. Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: 1) Tìm tạo phức nhạy và bền với Cr(VI), đó là 1,5 điphenylcacbazit 2) Xác định phổ hấp thụ cực đại của phức: Cr(VI) với 1,5 – diphenylcacbazit. 3) Xác định điều kiện tối ưu cho sự tạo phức. 4) Xây dựng đường chuẩn xác định Cr(VI). 5) Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion lạ đến sự tạo phức và tìm cách loại trừ các ion đó. 6) Xác định crôm trong một số nhà máy. 1 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1 TÍNH CHẤT CỦA CÁC ION KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM CỦA CHÚNG 1.1.1 Thuỷ quyển và tình trạng ô nhiễm nước [1,9,8] Nước là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất, nó tham gia vào thành phần cấu chúc của sinh quyển, điều hoà các yếu tố của khí hậu trái đất thông qua chu trình vận động của nó. Các nền văn minh nhân loại cũng sớm được hình thành và phát triển từ các dòng sông lớn: Văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh sông lưỡng Hà ở Tây Á, văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, văn minh sông Hồng ở Việt Nam, Ngoài ra nước còn chứa đựng nhiều tiềm năng khác: Trong sinh hoạt hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng Nước trên trái đất có khối lượng ước tính 1.454.000.000 Km 3 . Diện tích mặt nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt trái đất. Hơn 97,3% lượng nước toàn cầu là nước mặn ở đại dương, khoảng 2,7% là nước ngọt (nhưng trong 2,7% này thì nước tồn tại ở dạng băng là 77,2%, nước ngầm là 22,4%, ở Hồ là 0,35%, khí quyển là 0,04% còn lại trong nước suối là 0,01%). Như vậy chúng ta thấy chỉ có rất ít là lượng nước được dùng cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Với tình hình dân số ngày càng tăng, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nông nghiệp thâm canh phát triển thì cùng với nó là nhu cầu nướ ngọt ngày càng tăng bên cạnh đó còn là sự ô nhiễm nước mặt, nước ngầm bị khai thác bừa bãi và ngày càng nghiêm trọng, kéo theo đó là lượng nước sạch ngày càng hạn hẹp. 2 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Theo hiến chương Châu Âu định nghĩa: Sự ô nhiễm nước là do con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng của nước và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, cũng như các động vật nuôi và các loài hoang dã. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên nhân tạo, ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên do nước mưa hoặc tuyết, kéo theo các chất bẩn rồi chảy ra sông ngòi, ao hồ và cuối cùng đổ ra biển. Còn ô nhiễm nhân tạo gây ra chủ yếu do các hoạt động của con người. Những chất gây ô nhiễm nguồn nước thường được thẩm thấu dần từ nước mặt xuống các tầng sâu hơn, rồi tích tụ lại trong mạch nước ngầm. Ta thấy rõ hậu quả của nó thông qua chuỗi thức ăn của con người: Và như vậy thì con người sẽ chịu mọi hậu quả do chính mình gây nên. Nền công nghiệp nước ta tuy chưa phát triển mạnh nhưng chất thải ra của nó đã gây ra những ảnh hưởng to lớn đến sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất thải từ nhà máy thải ra đều chưa được xử lí một cách triệt để thậm chí được thải trực tiếp ra các sông ngòi, cống thải vào môi trường. 3 Con người Không khí Động vật Nước Thực vật Đất Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Xung quanh khu vực của nhiều nhà máy, đất và nước đã bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại do các nhà máy đó thải ra. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thì khi nồng độ của một số hoá chất trong nước cao quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ra một số bệnh cho cho người và sinh vật. Thí dụ: Crôm gây ung thư, Cadimi gây bệnh giòn xương, đau thận, thiếu máu Ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp không phải ở một quốc gia mà là toàn cầu. Vì thế việc kiểm soát và hạn chế ô nhiễm nước là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Nó liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mỗi quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn chất lượng có thể đánh giá chất lượng nguồn nướcnước thải. Trong tiêu chuẩn Việt Nam cũng có tiêu chuẩn nước mặt, nước ngầm, nước thải công nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù của từng ngành công nghiệp có khác nhau, nên trong tương lai sẽ có tiêu chuẩn để đánh giá nước thải cho từng ngành công nghiệp được ban hành. Bảng 1: Chỉ tiêu Crôm trong nước thải công nghiệp Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B C Crôm(VI) Ppm 0,05 0,1 0,5 Crôm(III) Ppm 0,2 1 2 Ghi chú: Nước thải công nghiệp có giá trị nồng độ Crôm:  ≤ Giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các khu vực nước dùng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt.  ≤ Giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các khu vực nước dùng trong các mục đích giao thông, thuỷ lợi, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản. 4 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp  Giá trị quy định trong cột B< giá trị nồng độ Crôm trong nước thải ≤ giá trị quy định trong cột C: Chỉ được cho phép đổ vào nơi quy định.  >Giá trị quy định trong cột C không được phép thải ra môi trường. Bảng 2: Tiêu chuẩn chất lượng Crôm trong nước mặt Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B Cr(VI) Ppm 0,05 0,05 Cr 3+ Ppm 0,1 1 Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp nước thải sinh hoạt nhưng phải qua quá trình xử lí theo quy định. Cột B áp dụng với nước mặt cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm: Cr(VI) là 0,05 ppm. 1.1.2. Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng và ảnh hưởng của nó trong nước thải công nghiệp [1,15] Ngày nay, loài người thường xuyên phải chiụ đựng ảnh hưởng của nhiều kim loại độc có trong môi trường ở các mức độ khác nhau. Sự nhiễm độc này phổ biến ở nước đang phát triển, đặc biệt ở các khu vực công nghiệp. Thông thường, con người không dễ nhận ra sự tồn tại cuả kim loại nặng trong môi trường. Chính vì vậy mà khó có thể tránh được rtác hại của chúng. Chúng là những nguyên tố bền vững nhất trong môi trường, cũng như trong cơ thể động vật và con người. Trên thực tế, so với cuộc đời của các sinh vật thì có thể coi như thời gian tồn tại của kim loại là vĩnh cửu. Nói chung, chúng không thể chuyển vị và không thể tiêu huỷ. Người 5 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp ta cho rằng độc tính của toàn bộ khối lượng kim loại hàng năm trong sinh quyển có tác hại lớn hơn nhiều lần so với toàn bộ rác thải hữu cơ và phóng xạ. Theo Nriagu và Pacyna tại nhiều khu vực công nghiệp nồng độ các kim loại trong môi trường đã nâng cao đến mức có thể trở thành mối đe doạ cho sức khoẻ con người. Không phải chỉ có con người là chịu tác hại của nạn ô nhiễm do kim loại gây ra mà nó ảnh hưởng tới toàn bộ sinh thái, nó đã làm biến đổi một số đặc tính của cây cối, gây dị tật bất thường, bệnh tật của các loài chim thú và con người. Hơn nữa, kim loại và các hợp kim của chúng là những chất không thể thiếu được đối với khoa học và công nghệ hiện đại, có rất ít kim loại con người đã biết đến mà chưa được sử dụng trong thực tiễn. Trong cuộc sống ngày nay, tốc độ ứng dụng của kim loại xâm nhập vào môi trường nước một cách tuỳ ý.Cần nghiêm túc kiểm soát, hạn chế sử dụng lí kíp thời nan ô nhiễm kim loại nặng. Ngoài ra, sự phát triển của công nghiệp hiện đại đã tạo nền văn minh vật chất chưa từng có, nhưng cũng đã mang lại cho loài người sự nguy hại về ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm cao nhất vì phần lớn các chất thải công nghiệp được chuyển vận vào vòng di chuyển của nước. Các kim loại nặng như: Pb, Hg, Cd, Cr, As, Cu, Fe, Zn, Mn Đều phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, mà hầu hết chúng đều tồn tại trong nước dưới dạng muối tan, khi chúng tôn tại ở dạng cation, khi ở dang anion. 1.2. VÀI NÉT VỀ CRÔM[2] 1.2.1. Crôm và tính chất của nó 1.2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo Crôm thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB, khối lượng phân tử là 51,99 đvc là nguyên tố có số thứ tự 24 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nó có hoá trị từ 1 đến 6. Khối lượng trung bình của Crôm trong 6 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp vỏ trái đất là 122ppm, trong đất Crôm dao động từ 11 – 22ppm và trong nước mặt thì Crôm khoảng 1 ug/lit. Trong nước ngầm khoảng 100ug/lit. Crôm được tim thấy trước tiên ở dạng quặng Crôm sắt (FeO. Cr 2 O 2 ) Crôm được sử dụng trong các hợp kim, trong mạ điện hoặc các chất nhuộm màu. Các chất Crômat thường thêm vào trong nước mặn để ức chế sự ăn mòn kim loại. Trong tự nhiên, Cr 3+ tồn tại ở dạng Cr(OH) 2+ , Cr(OH) 4 , còn Cr(VI) tồn tại ở dạng CrO 4 2- và Cr 2 O 7 2- . Người ta cho rằng Cr 3+ tạo phức bền với các amin và nó được bám vào các khoáng sét. Crôm thường tồn tại trong nước ở dạng Cr 3+ , Cr(VI). Người ta cho rằng crôm không cần thiết lắm cho cây trồng nhưng lại là nguyên tố cần thiết cho động vật. 1.2.2. Tính chất hoá học và một số hợp chất quan trọng của Crôm 1.2.2.1. Tính chất hoá học Crôm là một chất khử, giống như Al, trên bề mặt Crôm được bao phủ bởi màng õit mỏng, nó bền với không khí, nước, CO 2. Crôm không phản ứng trực tiếp với H 2. Ở điều kiện thường không phản ứng với O 2 , nhưng khi đốt cháy trong không khí tạo thành Cr 2 O 3 : 4Cr (rắn) + 3O 2(kk) = 2Cr 2 O 3(rắn) ∆ H 0 = -1141Kj/mol Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, Crôm còn phản ứng với các halogen (trừ Flo phản ứng xảy ra ở điều kiện thường tạo thành các Florua CrF 4 , CrF 5 ). Thế điện cực chuẩn của Crôm là E 0 Cr 2+ /Cr=-0,91 V. Cr khử được H + trong các dung dịch HCl, H 2 SO 4 (1)giải phóng H 2 và muối Cr(II). Cr r + 2H + (aq) = Cr 2+ (aq) + H 2(k) Crôm thụ động trong axit HNO 3 đặc nguội, trong H 2 SO 4 đặc nguội. Crôm không tác dụng với nước do lớp oxit bảo vệ và không tác dụng với H 2 . Crôm tác dụng với muối của những kim loại có thể tiêu chuẩn cao hơn tạo thành muối Cr(II): 7 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Cr + Cu 2+ = Cr 2+ + Cu 1.2.2.2. Các hợp chất quan trọng của Crôm a) Hợp chất Cr(II) Các hợp chất của Cr(II) đều có tính khử như CrO ở 100 0 C bị khí H 2 khử thành Crôm kim loại. Còn Crôm(II)hidrôxit thể hiện tính khư mạnh hơn: 2Cr(OH) 2 + O 2(kk) = 2Cr(OH) 3 và dễ bị oxy hoá thành Cr(III) ví dụ 4CrCl 2 + 4HCl + O 2 = 4CrCl 3 + 2H 2 O Muối Cr(II) ít bị thuỷ phân E cr 3+ / cr 2+ = -0,41V, các muối tan được trong nước cho ion hidrat hoá [Cr[H 2 O] 6 ] 2+ có màu xanh lam. b) Hợp chất của Cr(III) Các hợp chất của Cr(III) bền hơn hợp chất của Cr(II) và có nhiều ứng dụng thực tế. • Cr(III) oxit Là hợp chất bền nhất của Crôm, nó nóng chảy ở 226 0 C và sôi ở 3027 0 C. Cr 2 O 3 tương đối trở về mặt hoá học, nhất là sau khi đã nung nóng, nó không tan trong nước, dung dich axit và dung dich kiềm. Tính lưỡng tính của Cr 2 O 3 chỉ thể hiện khi nấu chảy với kiềm hay kali hidrosunphat: Cr 2 O 3 + 2KOH = 2KcrO 2 + H 2 O 2Cr 2 O 3 + 6KHSO 4 = Cr 2 (SO 4 ) 3 + 3K 2 SO 4 + 3H 2 O • Cr(III) hidroxit Cr(OH) 3 có chất giống với nhôm hidroxit, nó là kết tủa nhầy, màu lục nhạt, không tan trong nước và là chất lưỡng tính. Khi mới điều chế Cr(III)hidroxit tan dễ dàng trong axit và dung dịch kiềm: Cr(HO) 3 + 3H 3 O + = [Cr(H 2 O) 6 ] 3+ Cr(OH) 3 + OH - + 2H 2 O = [Cr(OH) 4 (H 2 O) 2 ] - 8 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Tất cả những ion này được gọi chung là hidroxo Crômit, nó kém bền, khi đun nóng trong dung dịch đã phân huỷ tạo thành kết tủa Cr(OH) 3 . Sở dĩ như vậy là vì Cr(OH) 3 có tính axit yếu hơn Al(OH) 3 . Cr(III)hidroxit tan không đáng kể trong dung dịch NH 3 nhưng tan dễ dàng trong amoniac lỏng tạo thành phức chất hecxamino. Cr(OH) 3 + 6NH 3 = [Cr(NH 3 ) 6 ](OH) 3 • Muối Crôm(III) Người ta đã biết được nhiều muối Crôm(III), nhưng muối này độc với người. Nhiều muối Crôm(III) cũng có cấu tạo và tính chất giống với muối nhôm(III). Bởi vì các ion Cr 3 (0,75A 0 ) có kích thước gần nhau. Dung dich muối Crôm(III) có màu tím đỏ ở nhiệt độ thường, nhưng có màu lục khi đun nóng, màu tím đó là màu đặc trưng của ion [Cr(H 2 O) 6 ] 3+ . Muối crôm(III) có tính thuận từ, rất bền trong không khí khô và bị thuỷ phân mạnh hơn muối Cr(II). Trong môi trường axit, ion Cr 3+ có thể bị khử đến Cr 2+ bởi kẽm, nhưng trong môi trường kiềm nó có thể bị H 2 O 2 , PbO 2 , nước Clo, nước Brôm oxi hoá đến Crômat: 2CrCl 3 + 10KOH + 3H 2 O 2 = 2K 2 CrO 4 + 6KCl + 8H 2 O Do có bán kính bé và diện tích lớn, ion Cr 3+ là một trong những chất tạo phức mạnh nhất, nó có thể tạo nên phức bền với hầu hết phối tử đã biết. Tuy nhiên, độ bền của các phức chất Cr(III) còn tuỳ thuộc vào bản chất của phối tử và cấu hình của phức chất. Trong dung dịch Cr(III)clorua có thể kết hợp với clorua kim loại kiềm tạo nên phức chất màu đỏ hồng: CrCl 3 + 3KCl = K 3 [CrCl 6 ] Vì ở trạng thái oxi hoá trung gian, ion Cr 3+ vừa có tính chất oxi hoá (trong môi trường axit), vừa có tính khử (trong môi trường bazơ). 9 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Người ta đã biết nhiều các phức số phối trí hai, ba, bốn nhân của Cr(III), trong đó có thể có các phân tử trung hoà NH 3 , –NH 2 , -CH 2 – CH 2 – NH 2 ,hoặc gốc axit SO 4 2- , C 2 O 4 2- , SeO 4 2- , CH 3 COO - . Các hợp chất hai nhân Cr(III) có thể muối Hidrxo – đi(pentammin)Crôm(III) (gọi là muối rodoCrômic): [(H 3 N) 5 Cr → OH → Cr(NH 3 ) 5 ]X 5 Các muối µ -okco-bi(pentammin)Crôm(III)(gọi là eitroCrômic) [(H 3 N) 5 Cr – O – Cr(NH 3 ) 5 ] X 4 ; HX; di- µ -hidroxo-bi { dietylen diamin Crôm(III) ] } : Tri- µ -hidroxo-bi { triamin Crôm(III) } Đi- µ -hidroxo-bi { dioxalatocrômat(III) } d) Hợp chất Crôm(VI) Có tính oxi hoá mạnh, đó cũng là nguyên nhân và tác hại gây bệnh của Crôm đối với cơ thể. • Crôm(VI) oxit(CrO 3 ) là những tinh thể hình kim màu đỏ thẫm Hút ẩm mạnh và rất độc với con người. Nó kém bền, ở nhiệt độ nóng chảy (197 0 C) thì có một số oxit trung gian và đến 450 0 C biến thành Cr 2 O 3 . 10 [...]... Phương pháp này thích hợp để xác định các chất không bền, dễ phân huỷ theo thời gian ngắn Phương pháp này có độ nhạy tương đối cao, nên thích hợp để xác định vết các chất CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM - KẾT QUẢ 3.1 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CRÔM TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG Phương pháp dùng chỉ thị 1,5- diphenylcacbazide để xác định Cr(VI) Do đó muốn xác định tổng hàm lượng crôm. .. nguồn nước Từ đó, có biện pháp xử lí thích hợp, đảm bảo có nước sạch cho sinh hoạt và làm trong sạch môi trường 14 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CRÔM 2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CRÔM 2.1.1 Phương pháp phân tích thể tích[6] Đây là phương pháp cổ điển nhất được dùng để xác định Crôm ở nồng độ cao cỡ 10-2M Trước hết Crôm cần được oxy hoá lên Crôm( VI) bằng persunfat trong. .. muối natriclorua Hỗn hợp được tách ra dùng để xác định chon lọc ion Cr(VI) bằng việc sử dụng detecto UV với sự pháp hiện chuẩn tương đối là 22,6ppm Phương pháp này được sử dụng để xác định nước thải công nghiệp luyện kim 2.1.4.2 Phương pháp sắc ký lỏng cặp ion pha ngược độ phân giải cao(HPLC) Phương pháp này xác định đồng thời hàm lượng Cr có trong mẫu nước thải (Cr3+ và Cr(VI)) Trước khi phân tích cột... thụ quang của mẫu Ax Áp dụng thực tế vào để xác định hàm lượng Crôm trong nước thải công nghiệp Do hàm lượng crômtrong nước thải rất nhỏ nên dùng phương pháp đường chuẩn sẽ chính xác, vì vậy để chính xác hơn ta dùng phương pháp thêm chuẩn Nguyên tắc tiến hành như sau: Thực hiện phản ứng hiện màu ở các điều kiện tối ưu đã tim được của dãy dung dịch có lượng chất nghiên cứu như nhau (C x) và thêm... KHSO4 trong đó KHSO4 có thể là giảm ảnh hưởng với nồng độ 2000mg/ml của các nguyên tố ảnh hưởng Việc xác định Cr được tiến hành sau khi phân huỷ mẫu bằng hỗn hợp HNO3; HF; HCLO4 khi xác định Cr với hàm lượng 6,5 – 10% thì độ lệch chuẩn tương đối là 5,5 – 10-3 2.1.2.3 Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (FAES) Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử dùng xác định lượng về Cr trong mẫu sinh học, nước. .. hạn xác định của phương pháp này là 0,08ppm, độ lệch chuẩn tương đối là 0,1 ÷ 0,15 phụ thuộc hàm lượng Cr trong mẫu Với mẫu nước sông, hồ độ lệch chuẩn tương đối của việc xác định Cr(III) là 0,05 ÷ 0,2mg Cr trong 100ml tương ứng là 2,45 và 5,6 2.1.2.4 Phương pháp trắc quang [12] 16 Đậu Bá Nghĩa khoá luận tốt nghiệp Crôm tạo phức với nhiều thuốc thử hữu cơ trong đó phải nói đến onitropcnylfloron Phương. .. để xác định Cr và có thể xác định CrO4 trong khoảng 10-9M đến 10-5M Co(II); Ni(II); Zn(II) không gay ảnh hưởng đến việc xác định Độ lệch chuẩn là 0,15 khi xác định 10 -6 đến 105M CrO42- 2.1.3.2 Phương pháp điện cực đĩa quay[6] Phương pháp này được dùng để xác định Cr(VI) dựa trên việc chuẩn độ ampe ở điện cực chất rắn chất điện ly là một loại bột tạo hỗn hống với điện cực màng ở một pH xác định Phương. .. thì độ hấp thụ quang của dung dịch phức không còn ổn định nữa chứng tỏ ion Mn 2+, Fe3+ đã tạo phức với thuốc thử và kìm hãm sự lên màu của phức Crôm Còn với Pb 2+, Zn2+ giá trị độ hấp thụ quang vẫn tương đối ổn định Vì vậy, chúng tôi kết luận rằng các ion Pb2+, Zn2+, ở khoảng nồng độ trên không ảnh hưởng đến việc xác định hàm lượng Crôm trong nước thải công nghiệp bằng phương pháp trắc quang 3.2.2.7... 1,02500g trong 5ml H2SO4 10%, lắc cho tan, định mức bằng nước cất tới vạch định mức trong bình định mức 100ml + Dung dịch Cu 2+1000ppm từ CuSO4.5H2O: Cân 0,39295g cho vào bình định mức 100ml, thêm 10ml H2SO4 10%, lắc cho tan, định mức bằng nước cất tới vạch định mức + Dung dịch Ca2+1000ppm từ CaCl2.6H2O: Cân 0,54470g cho vào bình định mức 100ml, thêm 10ml HCl10%, lắc cho tan, định mức bằng nước cất... SO42Cr3+ + H2O2 + OH- = CrO42- + H2O 2.1.2 Các phương pháp quang học[3,4,5] 2.1.2.1 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa Trong các mẫu nước thông thường, thường có chứa cả Cr(VI) và Cr(III) Phương pháp quang phổ hấp thụ không ngọn lửa xác định Cr(VI) trong mẫu nước nhờ việc tạo ra sự bay hơi khác giữa Cr(VI) và Cr(III) Sự bay hơi khác nhau bằng cách: Đưa thêm amoniumtrifloruaxetylaxeton . C x bằng đường chuẩn khi biết hấp thụ quang của mẫu A x . Áp dụng thực tế vào để xác định hàm lượng Crôm trong nước thải công nghiệp. Do hàm lượng crôm ở trong nước thải rất nhỏ nên dùng phương. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CRÔM 2.1.1. Phương pháp phân tích thể tích[6] Đây là phương pháp cổ điển nhất được dùng để xác định Crôm ở nồng độ cao cỡ 10 -2 M. Trước hết Crôm cần được oxy hoá lên Crôm( VI). thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở một số nhà máy ở Hà Nội chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang . Với mục đích đó, chúng

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nước

  • Không khí

    • Đất

    • Thực vật

    • Động vật

    • MỞ ĐẦU

      • PHẦN 1: TỔNG QUAN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan