nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng hải việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

91 620 1
nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng hải việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tr-ờng đại học ngoại th-ơng hà nội Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế chuyên ngành kinh tế ngoại th-ơng ======== khóa luận tốt nghiệp Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng hải việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lan H-ơng Lớp : Anh 12 Khoá : K42 - KTNT Giáo viên h-ớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Nh- Tiến hà nội, 11/2007 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế đã trở thành xu hƣớng tất yếu của thời đại đối với mọi quốc gia. Trƣớc thực tế khách quan đó, Việt Nam cũng đã chủ động từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc thực hiện công cuộc “ Đổi mới” từ năm 1986, tham gia AFTA năm 1996, phê chuẩn Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ năm 2001 và đặc biệt với sự kiện gia nhập WTO năm 2006, Việt Nam đã thực sự bƣớc vào “sân chơi lớn” của nền kinh tế thế giới. Việc mở cửa giao lƣu kinh tế đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển với tốc độ cao. Khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, tạo ra nhu cầu ngày càng lớn đối với các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hàng hải. Một trong những đặc thù của ngành hàng hải là có tính quốc tế hoá cao, cho nên từ giữa những năm 90, ngành hàng hải Việt Nam đã từng bƣớc thể hiện vai trò của mình trong tiến trình hội nhập của đất nƣớc. Sự mở cửa của ngành hàng hải cùng với sự tăng trƣởng nhanh chóng của hoạt động xuất nhập khẩu là lý do mà các hãng tàu lớn có mặt ngày càng nhiều tại thị trƣờng Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong ngành. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt đó, trong khi sự bảo hộ của Nhà nƣớc ngày càng ít đi, các doanh nghiệp hàng hải trong nƣớc không còn cách nào khác là phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Là doanh nghiệp chủ lực trong ngành, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không chỉ có ý nghĩa sống còn với riêng doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng quyết định tới sự phát triển của ngành hàng hải nƣớc nhà. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Mục đích của khoá luận là trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế cùng với việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh hiện nay của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. 2 Với mục đích trên, khoá luận đƣợc xây dựng gồm 3 chƣơng. Cụ thể, ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận có kết cấu nhƣ sau: Chƣơng I: Tổng quan về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế Chƣơng II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Chƣơng III: Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Nguyễn Nhƣ Tiến đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ làm việc tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đóng góp những ý kiến quý báu và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành khoá luận. 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ. I. QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANHNĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Quan niệm về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh 1.1. Quan niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá và là đặc trƣng cơ bản của kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên do cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trƣờng có lợi nhất” . Theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt thì: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trƣờng để giành đƣợc nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thƣờng là bằng cách bán theo giá thấp nhất hay cung cấp một chất lƣợng hàng hoá tốt nhất” . Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin lại đƣa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nhiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” 4 Dù có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhƣng các quan niệm trên cũng có những nét tƣơng đồng về nội dung: Thứ nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trƣờng cùng theo đuổi một mục đích tối đa. Đối với các doanh nghiệp, đó là lợi nhuận tối đa; đối với ngƣời tiêu dùng, đó là tối đa hoá mức độ thoả mãn hay sự tiện lợi khi tiêu dùng sản phẩm Thứ hai, cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, trong đó các bên tham gia đều phải tuân thủ những ràng buộc chung nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng, các điều kiện pháp lí, các thông lệ kinh doanh Thứ ba, phƣơng pháp cạnh tranh rất đa dạng: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lƣợng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm Với cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng là chiếm lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách hàng cũng nhƣ các điều kiện sản xuất, thị trƣờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với ngƣời sản xuất – kinh doanh là lợi nhuận, đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1 Cạnh tranh đƣợc phân thành nhiều loại căn cứ theo các tiêu chí khác nhau: - Căn cứ vào loại thị trƣờng mà trong đó cạnh tranh diễn ra, có cạnh tranh trên các thị trƣờng đầu vào và cạnh tranh trên thị trƣờng sản phẩm. - Căn cứ theo phƣơng thức cạnh tranhcạnh tranh bằng giá cả và cạnh tranh phi giá. - Căn cứ vào loại chủ thể tham gia cạnh tranh, có cạnh tranh giữa ngƣời mua và ngƣời bán, cạnh tranh giữa những ngƣời bán với nhau và cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau. - Theo cấp độ cạnh tranh, có cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm. 1 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, trang 15-16 5 Cạnh tranh là động lực của nền kinh tế thị trƣờng. Trong môi trƣờng cạnh tranh, để tránh nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp phải dùng một phần lợi nhuận để tăng vốn đầu tƣ công nghệ, hiện đại hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm,tổ chức quản lý hiệu quả Cạnh tranh cũng tạo ra sự đồng hƣớng giữa mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của ngƣời tiêu dùng: hàng chất lƣợng cao, giá thành thấp, phục vụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán đƣợc nhiều sản phẩm và dịch vụ, thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Cạnh tranh cũng có mặt trái của nó. Cạnh tranh đào thải những doanh nghiệp có chi phí cao, giá trị sử dụng sản phẩm thấp và tổ chức tiêu thụ kém ra khỏi thị trƣờng gây ra nạn thất nghiệp cũng nhƣ lãng phí nguồn nhân lực. Cạnh tranh cũng có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo và những bất công trong xã hội. Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh mà phải đảm bảo cơ chế cạnh tranh vận hành hiệu quả, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của cạnh tranh. Điều đó cần đến sự điều tiết hợp lý của Nhà nƣớc trong chính sách cạnh tranh và đó cũng là trách nhiệm của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.2. Quan niệm về năng lực cạnh tranh Mặc dù hiện nay thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng rất rộng rãi nhƣng vẫn chƣa có một khái niệm rõ ràng cũng nhƣ cách thức đo lƣờng năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và cấp sản phẩm. Ở cấp độ doanh nghiệp, mặc dù có những quan niệm khác nhau nhƣng các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh với ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng hoặc gắn với thị phần mà doanh nghiệp chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại phát triển bền vững của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố nội tại đƣợc tính bằng các tiêu chí về tài chính, công nghệ, quản trị Tuy nhiên sẽ là vô nghĩa nếu không so sánh, đối chiếu các yếu tố này với doanh nghiệp cạnh tranh để phát hiện ra lợi thế của mình. 6 Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ bởi khách hàng vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình sản xuất – kinh doanh . Tuy nhiên không một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có lợi thế mặt này thì lại bất lợi mặt khác. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp cần đánh giá đúng đắn mặt mạnh mặt yếu của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhƣ vậy, có thể hiểu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. 2 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Các yếu tố bên trong là các yếu tố phát sinh từ trong nội bộ của doanh nghiệp, có ảnh hƣởng tới việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Đó là: - Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách và chiến lƣợc vạch ra mục tiêu, phƣơng hƣớng và bƣớc đi cho doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu đó. Chiến lƣợc bao gồm nhiều loại: Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng mục tiêu, chiến lƣợc giữ vững thị trƣờng hiện tại, chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng mới, chiến lƣợc marketing Một chiến lƣợc đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy đƣợc những lợi thế sẵn có, hạn chế những bất lợi của môi trƣờng kinh doanh nội bộ và bên ngoài, đồng thời tạo dựng và duy trì những lợi thế mới. Bởi vậy, vạch ra một chiến lƣợc thích hợp và thực hiện chiến lƣợc một cách hiệu quả là điều cơ bản giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Quy mô về vốn là nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mô, tạo ra lợi thế cạnh tranh với 2 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, trang 26 7 các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính không chỉ thể hiện ở quy mô vốn, mà còn thể hiện ở cơ cấu vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng nhƣ ở khả năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Năng lực tài chính sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Nhân tố con ngƣời: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo phải có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài và đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngƣời lao động là những ngƣời trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nên trình độ chuyên môn và ý thức của ngƣời lao động là tiền đề để doanh nghiệp đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh. - Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Môi trƣờng kinh doanh luôn luôn thay đổi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đƣợc đánh giá bằng sự linh hoạt của doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thị trƣờng. Sự linh hoạt và biết thực hành trong quản lý sẽ giảm đƣợc tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng cao, chi phí thấp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cần lƣu lý là trình độ công nghệ hiện đại phải đi đôi với trình độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ ấy. 2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 2.2.1. Các nhân tố quốc tế 8 Khi nền kinh tế thế giới phát triển theo hƣớng toàn cầu hoá thì các nhân tố quốc tế sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trƣớc hết, xu hƣớng phát triển và hội nhập kinh tế đặt doanh nghiệp vào một môi trƣờng cạnh tranh mới. Ở đó, các hàng rào thƣơng mại nhƣ thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch đƣợc giảm bớt sẽ giúp quá trình lƣu thông hàng hóa giữa các nƣớc ngày càng phát triển và là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức mới đối với doanh nghiệp, đó là phải chấp nhận chạy đua trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn: các tiêu chuẩn kĩ thuật, vệ sinh khắt khe hơn; các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn trong khi sự bảo hộ của nhà nƣớc không còn; sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ cũng là một ảnh hƣởng bất lợi tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc về chính trị nhƣ mối quan hệ giữa các chính phủ, vai trò của các tổ chức quốc tế, sự ra đời của hệ thống luật pháp quốc tế, các hiệp định và thoả thuận cũng ảnh hƣởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thƣơng giữa các doanh nghiệp. Các tổ chức quốc tế, các hiệp định và luật pháp quốc tế sẽ gián tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua việc thiết lập một môi trƣờng kinh doanh quốc tế ổn định và thống nhất. 2.2.2. Các nhân tố trong nƣớc - Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay lạm phát có ảnh hƣởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế cao, thu nhập của ngƣời dân tăng, nhu cầu có khả năng thanh toán cũng tăng lên, đây là cơ hội lớn bởi doanh nghiệp nào đáp ứng đƣợc nhu cầu đó, doanh nghiệp ấy sẽ thành công. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn cũng tăng, khi đó lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn. Khi đồng nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ giảm trên cả thị trƣờng nƣớc ngoài và nội địa bởi giá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh, trong khi đó giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ lại giảm. Lạm phát tăng cũng có tác động to lớn đối với doanh nghiệp 9 bởi đôi khi tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp không thể bù đắp sự sụt giảm giá trị của tiền tệ. - Các nhân tố chính trị – pháp luật: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Các nhân tố khoa học – công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm là chất lƣợng và giá bán, qua đó ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng trở nên nhanh chóng, lợi thế cạnh tranh về công nghệ của doanh nghiệp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ để duy trì bền vững năng lực cạnh tranh của mình. - Các nhân tố về văn hoá - xã hội: bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa, tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy mô và chất lƣợng thị trƣờng lao động. Điều này cũng ảnh hƣởng rất lớn tới các chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. - Các nhân tố thuộc môi trƣờng ngành: Sự phát triển của ngành, mức độ cạnh tranh trong ngành là các yếu tố tác động trực tiếp đến môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Hiện tại ở Việt Nam cũng chƣa có tổ chức nào đƣa ra tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tiến sỹ Vũ Trọng Lâm đã đƣa ra một số tiêu chí nhƣ sau: - Khả năng duy trì và mở rộng thị phần: thị phần thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần tuyệt đối và tƣơng đối đƣợc tính theo các công thức: [...]... nghiệp trong ngành để có thể tồn tại, điều này lại càng trở nên cần thiết hơn với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – doanh nghiệp nòng cốt của ngành hàng hải Việt Nam 23 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (VINALINES) 1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (tên viết tắt: Vinalines) đƣợc... vững trong môi trƣờng cạnh tranh III SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1 Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế chính là sự gắn kết nền kinh tế của một nƣớc vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung Trƣớc kia khái niệm hội nhập. .. nếu cho rằng ngành hàng hải sẽ không bị tác động lớn khi Việt Nam gia nhập WTO Với những cam kết mang tính chất “mở toang cửa” nhƣ trên, có thể nói ngành hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải biển đang đứng trƣớc những thử thách thực sự 3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng không... chủ tàu Việt Nam, buộc các công ty phải đầu tƣ nâng cấp đội tàu, nâng cao chất lƣợng thuyền viên để đáp ứng những nhu cầu đó Trƣớc tình hình trên, với vai trò là đơn vị chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng hải Việt Nam trở thành hết sức cần thiết không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của riêng công ty mà còn đối với sự phát triển của toàn... mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Năm 2006, Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) 17 Để khỏi bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, ngành hàng hải trong đó có Tổng công ty hàng hải Việt Nam cũng phải nỗ lực, chủ động hội nhập Để tồn tại, đứng vững và lớn mạnh trong quá trình hội nhập ấy, vấn đề có tính chất quyết định là nâng cao năng lực cạnh. .. vụ chức năng chính của Tổng công ty vẫn là kinh doanh vận tải biển, quản lý và khai thác cảng, kinh doanh dịch vụ hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc 3 Bộ máy tổ chức của Tổng công ty Đứng đầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, là Hội đồng quản trị, các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đƣợc điều hành bởi một tổng giám đốc và các phòng ban Hiện Tổng công ty có 61 đơn vị trong đó... trong cạnh tranh và phát triển, điều cốt yếu nằm ở sự nỗ lực của các doanh nghiệp vận tải biển, mà Tổng công ty hàng hải Việt Nam là nòng cốt Hội nhập nền kinh tế quốc tế mang đến những cơ hội đan xen với những thách thức cho các doanh nghiệp vận tải biển, trong đó có Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Hội nhập giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn thị trƣờng thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đƣợc... hàng hải cũng nhƣ các doanh nghiệp hàng hải trong đó có Tổng công ty Hàng hải Việt Nam biết cách “đi tắt đón đầu” công nghệ thì sẽ rút ngắn đƣợc thời gian trong việc xây dựng một ngành hàng hải đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế và việc đƣa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trở thành một tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực Tuy nhiên thách thức ở đây chính là phải có vốn đầu tƣ và một kế hoạch đầu... thời cũng góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh hiện tại của Tổng công ty Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn, đó là phải phân bổ và sử dụng các nguồn vốn này sao cho có hiệu quả 1.3 Năng lực quản lý Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp vận tải, cảng biển và dịch vụ hàng hải thuộc Liên hiệp Hàng hải Việt Nam Trong mô hình quản lý Tổng công ty nhà nƣớc hiện tại,... đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Đối với các lĩnh vực kinh doanh hàng hải ( khai thác tàu, khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải) thì năng lực cạnh tranh đƣợc xác định bởi ba tiêu chí: khả năng cung ứng dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ và giá cả dịch vụ Trong điều kiện hội nhập hàng hải sâu rộng nhƣ hiện nay, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu đối với các doanh nghiệp trong ngành . cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế Chƣơng II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Chƣơng III: Những giải pháp nhằm nâng cao năng. vững trong môi trƣờng cạnh tranh. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế . Mục đích của khoá luận là trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh

Ngày đăng: 29/05/2014, 17:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ.

    • I. QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

      • 1. Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

      • 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

      • 3. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

      • II. NĂNG LỰC CANH TRANH TRONG KINH DOANH HÀNG HẢI

        • 1. Tổng quan về kinh doanh hàng hải

        • 2. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh hàng hải

        • III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

          • 1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế

          • 2. Tiến trình hội nhập trong ngành hàng hải

          • 3.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

          • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

            • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (VINALINES)

              • 1. Quá trình hình thành và phát triển

              • 2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty

              • 3. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty

              • II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM (VINALINES)

                • 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

                • 2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

                • III. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY

                  • 1. Một số chỉ tiêu tổng thể

                  • 2. Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong các lĩnh vực kinh doanh hàng hải

                  • CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

                    • I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

                      • 1. Các xu hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh hàng hải trên thế giới

                      • 2. Dự báo về thị trường hàng hải

                      • 3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty

                      • II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

                        • 1. Định hướng đến năm 2020.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan