Du lịch Đèo Ngang; Hà Tĩnh Quảng Bình

3 4 0
Du lịch Đèo Ngang; Hà Tĩnh  Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DU LỊCH ĐÈO NGANG Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra phía Bắc là vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngược lại, nhìn về hướng Nam là vùng đất thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đèo Ngang gắn liền với truyền thuyết Liễu Hạnh Công chúa trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam “Ngày xưa, ở trên thiên đình có cô con gái Ngọc Hoàng tên là Liễu Hạnh. Tính tình cô phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô chứng nào vẫn giữ tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư không thể làm vì cho thiên hạ, Ngọc Hoàng quyết trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng bèn đày nàng xuống trần trong ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi con đường thiên lý từ Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không bao giờ ngớt bộ hành đi lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách. Bất kỳ ai lên đèo xuống đèo, đã đi qua quán không thể không ghé lại nghỉ chân, huống gì trong quán lại có cô gái tuyệt sắc. Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao. Nhưng hễ thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhả, hoặc có ý cậy sức, cậy thế, cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội không tha: lúc trở về nếu không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại, …” Trong các điểm du lịch Quảng Bình, Đèo Ngang là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua với mọi du khách. Không biết có phải từ thơ của Bà Huyện Thanh Quan, mà Đèo Ngang trở nên gần gũi với du khách hay không, nhưng có một thực tế là, trong số các đường đèo, Đèo Ngang được xem là đường đèo chiếm nhiều thiện cảm của khách lữ hành nhất. Bà Huyện Thanh Quan (ất Mùi 1805 Mậu Thân 1848) Nhà thơ, tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê làng Nghi Tàm, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà thắm duyên với ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan. Bà còn là một nhà thơ nổi tiếng thơ bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật, hàm súc giàu nhạc điệu, qua bài thơ “Qua đèo ngang”: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta. Hai câu thơ đầu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc bóng xế tà. Một cảnh chiều làm cho lòng người man mác. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có cây cỏ chen lá, đá chen hoa hiu quạnh. Điệp từ chen khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để nảy nở. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy lom khom và lác đác vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những sự sống lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Điệp âm con cuốc cuốc và cái gia gia đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả nhớ nước và thương nhà. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình ly tán. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm: Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Tiếng lòng non nước thấm thía, không san sẻ buộc nhà thơ thốt lên giãi bày ta với ta, chỉ ta mới hiểu được lòng ta. Tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân có vẻ hoang sơ, nhưng đã tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của núi rừng. Bài thơ Qua Đèo Ngang vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết. Ngoài Bà Huyện Thanh Quan thì Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng để lại dấu ấn với câu Sấm Truyền nổi tiếng Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân dành cho Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị gái xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ đèo Ngang trở vào). Nhờ đó, Nguyễn Hoàng đã tạo dựng nên được nền móng cho cơ đồ ở Đàng Trong. Ngày nay Đèo Ngang đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách thích khám phá. Hiện tại dưới chân núi đèo Ngang đã có hầm đường bộ. Tuy nhiên nhiều du khách và tín đồ phượt vẫn thích rong ruổi khám phá trên đỉnh đèo Ngang. Là điểm di tích lịch sử cấp quốc gia cùng với thiên nhiên đẹp và nhiều điểm du lịch bên cạnh. Đèo Ngang là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách khi đến thăm quan Bắc Quảng Bình. Hiện nay có nhiều tour Du lịch ra Đèo Ngang thăm quan. Trong đó hấp dẫn nhất là tour 1 ngày viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đèo Ngang, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và biển Đá Nhảy..

1 DU LỊCH ĐÈO NGANG Đèo Ngang đèo vượt dãy Hoành Sơn, chốt hiểm yếu đường thiên lý Bắc – Nam Theo sử cũ đường thơng qua Đèo Ngang có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005) phải đến 500 năm sau Hồnh Sơn – Đèo Ngang biết đến nhiều trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) đỉnh Đèo Ngang, cao 4m, hai bên có thành đăng dài 30m, cửa đắp ba chữ Hồnh Sơn Quan Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc Nay Hoành Sơn Quan cịn, khơng ngun vẹn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển Từ Hồnh Sơn Quan nhìn phía Bắc vùng đất thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh Ngược lại, nhìn hướng Nam vùng đất thuộc xã Quảng Đơng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Đèo Ngang gắn liền với truyền thuyết Liễu Hạnh Công chúa kho tàng truyện cổ tích Việt Nam “Ngày xưa, thiên đình có gái Ngọc Hồng tên Liễu Hạnh Tính tình phóng túng ngang bướng, khơng chịu theo khn phép nhà trời Ngọc Hồng hết lịng dạy dỗ vơ ích, chứng giữ tật Giận nhà có gái hư khơng thể làm cho thiên hạ, Ngọc Hồng trị tội tu tỉnh Nhân lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng đày nàng xuống trần ba năm Sau xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành gái đẹp, dựng quán chân núi đèo Ngang Đây nơi rừng núi vắng vẻ nơi đường thiên lý từ Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không ngớt hành lại Từ xưa đến nay, sợ giặc cướp thú dữ, khơng dám đến mở qn bán hàng Vì hàng độc Liễu Hạnh ngày đông khách Bất kỳ lên đèo xuống đèo, qua quán không ghé lại nghỉ chân, qn lại có gái tuyệt sắc Từ bị đày, Liễu Hạnh chưa bỏ nết cũ, khinh mạn trêu chọc người Cho nên, vào quán ăn bánh uống nước tiếp tục khơng Nhưng thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhả, có ý cậy sức, cậy thế, cậy thần làm điều bất nàng trị tội khơng tha: lúc trở không lăn chết trở thành điên rồ ngây dại, …” Trong điểm du lịch Quảng Bình, Đèo Ngang điểm đến hấp dẫn bỏ qua với du khách Khơng biết có phải từ thơ Bà Huyện Thanh Quan, mà Đèo Ngang trở nên gần gũi với du khách hay khơng, có thực tế là, số đường đèo, Đèo Ngang xem đường đèo chiếm nhiều thiện cảm khách lữ hành Bà Huyện Thanh Quan (ất Mùi 1805 - Mậu Thân 1848) Nhà thơ, tên thật Nguyễn Thị Hinh, quê làng Nghi Tàm, huyện Từ Liêm, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội Bà thắm duyên với ơng Lưu Ngun Ơn, người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường gọi theo chức vụ chồng Bà Huyện Thanh Quan Bà nhà thơ tiếng thơ bà điêu luyện, chuẩn mực niêm luật, hàm súc giàu nhạc điệu, qua thơ “Qua đèo ngang”: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ chen đá, chen hoa Lom khom núi, tiều vài Lác đác bên sông, chợ nhà Nhớ nước đau lòng quốc quốc Thương nhà mỏi miệng gia gia Dừng chân đứng lại, trời non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta Hai câu thơ đầu đề rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà" Một cảnh chiều làm cho lòng người man mác Tất gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lịng mà khơng bầu bạn, sẻ chia Chỉ có "cây cỏ chen lá, đá chen hoa" hiu quạnh Điệp từ "chen"khẳng định sức sống mạnh mẽ cỏ, cây, bấu víu để nảy nở Hoa quấn quýt lấy nhau, bám chặt để sống, sinh sôi Lom khom núi tiều vài Lác đác bên sông chợ nhà Với phép đảo trật tự cú pháp hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan lần nhấn mạnh hoang sơ, hiu quạnh đèo Ngang Việc sử dụng hai từ láy "lom khom"và "lác đác"vừa hoạt động gánh củi vất vả vừa ước tính số lượng cụ thể Những sống lẻ loi mong manh chờn vờn trước mắt xa Muốn tìm bạn để tâm trở nên khó khăn Sang đến hai câu thơ luận cảm xúc tâm tác giả nhiên trỗi dậy Nhớ nước đau lòng cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng gia gia Điệp âm "con cuốc cuốc"và "cái gia gia"đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương Thủ pháp lấy động tả tĩnh tác giả thật đắc điệu Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả "nhớ nước"và "thương nhà" Thương cảnh nước nhà chìm cảnh loạn lạc, gia đình ly tán Nỗi lịng bà huyện quan sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp khơng dứt Hai câu thơ kết cảm xúc nỗi niềm tác giả đẩy lên đỉnh điểm: Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta Tiếng lịng non nước thấm thía, khơng san sẻ buộc nhà thơ lên giãi bày "ta với ta", ta hiểu lòng ta Tác giả cảm nhận vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân hoang sơ, tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la núi rừng Bài thơ "Qua Đèo Ngang"vừa gợi lên tranh cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp Từ mang lại cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết Ngồi Bà Huyện Thanh Quan Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại dấu ấn với câu Sấm Truyền tiếng "Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân"dành cho Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nghĩa dải Hồnh Sơn dung thân mn đời Hiểu ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ đèo Ngang trở vào) Nhờ đó, Nguyễn Hồng tạo dựng nên móng cho đồ Đàng Trong Ngày Đèo Ngang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách thích khám phá Hiện chân núi đèo Ngang có hầm đường Tuy nhiên nhiều du khách tín đồ phượt thích rong ruổi khám phá đỉnh đèo Ngang Là điểm di tích lịch sử cấp quốc gia với thiên nhiên đẹp nhiều điểm du lịch bên cạnh Đèo Ngang điểm đến bỏ qua cho du khách đến thăm quan Bắc Quảng Bình Hiện có nhiều tour Du lịch Đèo Ngang thăm quan Trong hấp dẫn tour ngày viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đèo Ngang, Thánh Mẫu Liễu Hạnh biển Đá Nhảy./

Ngày đăng: 11/07/2023, 10:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan