Đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tp HCM trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế thế giới, giai đoạn 2010 2020

7 481 0
Đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tp HCM trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế thế giới, giai đoạn 2010 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tếthếgiới là xu thếtất yếu mà hầu hết các quốc gia hiện nay đều tham gia trong tiến trình phát triển. Đặc biệt, với sựra đời của các tổchức kinh tếquốc tếvà khu vực nhưWTO, EU, APEC, AFTA, ASEAN, NAFTA…càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽhơn. Không đi ngoài xu thế đó, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổchức kinh tếkhu vực và thếgiới. Thành phốHCM là thành phốlớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tếlớn và năng động nhất nước và là nơi chịu sựtác động mạnh mẽnhất khi Việt Nam hội nhập kinh tếthếgiới. Bên cạnh những thuận lợi, sựhội nhập quốc tếcủa Việt Nam và TP.HCM đang phải đối đầu với nhiều thách thức của thời đại, trong đó thách thức vềchất lượng NNL là lớn nhất và có ý nghĩa quyết định nhất đến sựthành công hay thất bại trong tiến trình hội nhập. Vì vậy, đểhội nhập thành công, đặc biệt trong bối cảnh kinh tếthếgiới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn cầu nhưhiện nay, việc nâng cao chất lượng NNL TP.HCM là một trong những vấn đềcấp bách của thành phố.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 20102020 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu mà hầu hết các quốc gia hiện nay đều tham gia trong tiến trình phát triển. Đặc biệt, với sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như WTO, EU, APEC, AFTA, ASEAN, NAFTA…càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Không đi ngoài xu thế đó, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Thành phố HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất nước và là nơi chịu sự tác động mạnh mẽ nhất khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh những thuận lợi, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam và TP.HCM đang phải đối đầu với nhiều thách thức của thời đại, trong đó thách thức về chất lượng NNL là lớn nhất và có ý nghĩa quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại trong tiến trình hội nhập. Vì vậy, để hội nhập thành công, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn cầu như hiện nay, việc nâng cao chất lượng NNL TP.HCM là một trong những vấn đề cấp bách của thành phố. 1. Thực trạng NNL TP.HCM trong những năm gần đây Theo thống kê chính thức năm 2011, dân số tòan thành phố là 7.521 nghìn người, chiếm 8,7% so với cả nước (86 triệu người) và chiếm 45% so với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 6.251 nghìn người ở thành thị và 1.270 nghìn người ở nông thôn. NNL của thành phố tăng dần qua các năm. Nếu năm 2005 khoảng 4.164 nghìn người thì đến năm 2011, NNL thành phố là 5460 nghìn người, chiếm 72,6% so với tổng số dân. Tốc độ tăng bình quân của NNL trong giai đọan từ 2005 – 2011 là 4,3%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của dân số giai đọan này (3,43%). Nguyên nhân làm cho NNL tăng nhanh là do số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh (90% dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động) đồng thời số người mất sức lao động không còn khả năng lao động chiếm tỷ lệ ngày càng giảm. Có thể thấy NNL của thành phố là rất lớn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thành phố. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh NNL này cũng là một áp lực rất lớn cho thành phố trong việc tạo việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và những vấn đề về an sinh xã hội. Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về NNL TP.HCM Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số (ngàn người) 6240 6425 6.779 7001 7202 7396 7521 Nguồn lao động (NLĐ) (ngàn người) 4.164 4.413 4.691 4.929 5.128 5.333 5.460 Tỷ lệ lao động so với dân số (%) 66,7 68,7 69,2 70,4 71,2 72,2 72,6 LLLĐ (nghìn người) 3.125,6 3.568,1 3.856,5 3.868,5 3.909,1 4.000,9 Tỷ lệ LLLĐ có việc làm so với tổng dân số (%) 45,2 48,4 49,8 51,6 51,2 50,1 50,9 Nguồn : Xử lý tổng hợp từ số liệu thống kê TP.HCM và từ Sở Lao động – Thương binh xã hội nhiều năm Ê Trình độ CMKT của NNL Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) hay còn gọi là lao động đã qua đào tạo bao gồm : lao động có bằng cấp CMKT và lao động sơ cấp hoặc CNKT (CNKT) không bằng. Theo kết quả điều tra lao động – việc làm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì tỷ lệ LLLĐ từ 15 tuổi trở lên chưa qua đào tạo chiếm 43,2%, Tỷ lệ đã qua đào tạo là 56,8%, bao gồm : 28,6% lao động sơ c ấp hoặc CNKT không bằng cấp; 28,2% là lao động có bằng cấp CMKT (trong đó CNKT và nhân viên nghiệp vụ chiếm 6,1%; số người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp chiếm 3%; số người tốt nghiệp CĐ , ĐH và trên ĐH chiếm 19,7%). Đây là tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế thành phố trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy, TP.HCM là thành phố có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn nhiều so với tình trạng chung của cả nước. Bảng 2.2 : Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ 15 tuổi trở lên năm 2011 Nguồn : xử lý tổng hợp Kết quả điều tra lao động – việc làm năm 2011 và Sở LĐ, TBXH TPHCM. Tỷ lệ thất nghiệp (%) 5,9 5,4 5,5 5,4 5,3 5,1 5,1 Chỉ tiêu TPHCM Cả nước Tổng số (người) Cơ cấu (%) Tổng số (người) Cơ cấu (%) Tổng số 4.000.900 100 51.398.400 100 1.Chưa qua đào tạo 1.728.389 43,2 - - 2.Đã qua đào tạo a. Sơ cấp Và CNKT không bằng b. Có bằng cấp CMKT - Dạy nghề - THCN - CĐ, ĐH, trên ĐH 2.272.511 1.144.257 1.152.259 244.055 120.027 788.177 56,8 28,6 28,2 6,1 3,0 19,7 - - 6.767.319 2.055.936 1.901.741 4.060.474 - - 15,6 4 3,7 7,9 2. Những vấn đề đặt ra về thực trạng nguồn nhân lực TP.HM thời gian qua và nguyên nhân 2.1 Những vấn đề đặt ra Thứ nhất : Trình độ học vấn và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của thành phố còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế và so với mặt bằng chung của các nước phát triển trong khu vực. Số lao động qua đào tạo chiếm 56,8%, trong đó, lao động có bằng cấp chỉ chiếm 28,2%. Ơ những nước phát triển thì tỷ lệ này là : 72% - 28%. Đây là khó khăn lớn cho thành phố trong việc phát triển, còn một khoảng cách rất xa để thành phố có thể thực hiện mục tiêu tiến vào nền kinh tế tri thức. Đặc biệt sau khi Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới thì vấn đề này là một trong nhữn thách thức lớn nhất. Thứ hai : chất lượng lao động đã qua đào tạo thấp. Theo số liệu của Bộ GD ĐT (được khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thực hiện) công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục ĐH diễn ra tại TP.HCM vào ngày 5/1/2008 thì hơn 50% sinh viên tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH đều phải được nhà tuyển dụng đào tạo lại vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Rõ ràng TP.HCM không nằm ngoài thực trạng đó vì so với cả nước, thành phố là địa phương dẫn đầu về số lượng cũng như chất lượng giáo dục ĐH, là nơi tập trung hầu hết những trường ĐH , CĐ uy tín hàng đầu của Việt Nam. Tình trạng này vừa gây sự lãng phí rất lớn cho xã hội về chi phí đào tạo, về thời gian và cơ hội nghề nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, lợi thế NNL không chỉ qua chỉ tiêu số lượng lao động đã qua đào tạo, mà cái quan trọng quyết định nhất đến chất lượng NNL chính là kỹ năng, trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ lao động. Thứ ba : thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn còn tồn tại rất phổ biến và đang có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ này cho sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động trong nền kinh tế giai đoạn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của thành phố hiện nay. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đối với những nước đang phát triển, tỷ lệ hợp lý phải là : 40-60 CNKT/ 5-10 THCN /1ĐH hay theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển thì tỷ lệ hợp lý giữa CNKT/THCN + CĐ,ĐH là 7/3. Tuy nhiên, với tình hình đào tạo hiện nay của thành phố thì thực trạng trên vẫn không được cải thiện Điều này cho thấy sự mất cân đối một cách trầm trọng giữa “thầy” và “thợ” đang diễn ra ở TP.HCM theo chiều hướng gia tăng. Tình hình này nếu không được điều chỉnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng NNL. Đó là một trong những vấn đề cốt lõi nhất mà trong chiến lược phát triển NNL thành phố cần phải nhanh chóng giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới như hiện nay. Thứ tư : Thành phố đang “khát” trầm trọng NNL có kiến thức và kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp trung và cao. Đây cũng là một khó khăn rất lớn cho thành phố trong quá trình hội nhập. 2.2 Một số nguyên nhânnhân tố tác động Thứ nhất : mặc dù là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, có GDP và thu nhập bình quân đâu người cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (năm 2011 : 3000$/người) nhưng về cơ bản, thành phố là một tỉnh thành thuộc một quốc gia đang phát triển nhưng có mức thu nhậ p bình quân đầu người thấp ngang với các nước chậm phát triển với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn cao trong tổng GDP, lao động trong nông nghiệp lớn, thành phố phải chịu những tác động từ những chính sách chung về giáo dục, đào tạo và về NNL của cả nước, vì thế, không thể thoát khỏi tình trạng chung là lao động chân tay còn rất lớn và lao động qua đào tạo thấp (khoảng 56%). - Thứ hai : thành phố chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng NNL cho quá trình phát triển thành phố ít nhất là đến năm 2020. Điều này dẫn đến việc quy hoạch, phát triển và sử dụng NNL giữa các ngành còn chồng chéo; chưa có những dự báo cũng như nhu cầu lao động trong từng ngành nghề cụ thể. Chính quyền thành phố cũng chưa thực sự chủ động trong việc chuẩn bị NNL đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập. - Thứ ba : chất lượng đào tạo trong hệ thống GD – ĐT của thành phố còn chưa cao. Do đó, chất lượng NNL sau đào tạo thường bất cập. Người học thường ít vận dụng được nhữ ng gì sau khi học, hoặc muốn làm việc được thì người học phải chấp nhận qua một quá trình “đào tạo lại” không chỉ lãng phí về tiền của mà còn lãng phí về thời gian, cơ hội nghề nghiệp v.v Đặc biệt, trong quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay thì những hạn chế, bất cập đó đã và đang là một trở ngại lớn đòi hỏi cần có sự cả i cách và đổi mới cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc đào tạo vẫn chưa theo yêu cầu xã hội vì chưa có sự “hợp tác” giữa 3 nhà : nhà tuyển dụng, nhà đào tạo và nhà quản lý, do vậy, dẫn đến tình trạng cung và cầu về lao động chưa gặp nhau, dẫn đến tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu lao động trong nhiều ngành của nền kinh tế. - Thứ tư : Xã hội nhận thức chưa đúng về đào tạo nghề nghiệp, nên địa vị của trung cấp chuyên nghiệp hay trung cấp nghề trong thực tế không được coi trọng. Chưa có biện pháp thiết thực nhằm thực hiện chủ trương phân luồng học sinh phổ thông nên không thu hút được nhiều học sinh vào các lọai hình đào tạo nghề nghiệp. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do tâm lý xã hội, còn tồn tại tình trạng coi trọng bằng cấp, không coi trọng CNKT và THCN trong khi nhu cầu của xã hội về hai đối tượng này ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, dẫn đến sự mất cân đối trầm trọng giữa lao động có trình độ CĐ, ĐH và THCN, CNKT, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” lâu nay. Tâm lý nay càng trở nên phổ biến hơn ở TP.HCM, nơi được xem là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với thu nhập bình quân đầu người cao và đặc biệt là địa phương tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn và uy tín của cả nước. Muốn thay đổi tâm lý này cần phải có sự nỗ lực chung từ Nhà nước, DN và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành, chi phối; DN hấp dẫn, thu hút đội ngũ CNKT và THCN bằng tuyển dụng và chính sách tiền lương; toàn xã hội cần có cuộc vận động làm cho ai cũng thấy được học nghề có vị trí quan trọng và được xã hội đánh giá cao. - Thứ năm : Đầu tư cho giáo dục – đào tạo chưa cao và chưa hiệu quả. Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ đầu tư cho giáo dục – đào tạo hàng năm của thành phố có tăng theo sự tăng trưởng kinh tế nhưng sự đầu tư đó vẫn còn quá thấp (năm 2005 : 0,83% GDP ; năm 2006 : 0,89% GDP; năm 2007 : 0,91% GDP). Nếu so với tỷ lệ đầu tư của những nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ : 6,7% GDP, Hà Lan : 6,7% GDP, Nhật Bản : 5% GDP, Pháp : 5,7% GDP; Xingapore : 18,1% GDP, Malaixia : 19,4% GDP, Hàn Quốc : 19,6% GDP, Trung Quốc : 14,6% GDP thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố vẫn còn thấp. 3. Một số giải pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Bảng 3.1 : Dự báo về dân số và NNL của TP.HCM năm 2015 và 2020 Nguồn : Tính toán của Viện kinh tế thành phố Nguồn : Theo tính toán của Viện kinh tế thành phố Quy mô dân số của Thành phố năm 2015 sẽ là 8,24 triệu người và năm 2020 sẽ ở mức 9,2 triệu người, trong đó trên 90% là dân số đô thị. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhẹ và ổn định ở mức 1% vào năm 2020. Tỉ lệ tăng dân số cơ học giảm và đạt mức 1,5% năm 2015, sau đó giảm nhẹ và đạt mức 0,9%/ năm vào năm 2020. Dự báo trong giai đoạn 2010-2020 NNL của Thành phố được phân bố như sau : Tỉ trọng lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp,xây dựng - thương mại dịch vụ lần lượt là 2%: 36%: 62%. Tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 5% năm 2011 xuống còn 4% vào năm 2020. Tỉ lệ lao động qua ĐT nghề trong tổng lao động đang làm việc đạt trên 60% vào năm 2010 và đạt trên 65% vào năm 2020 [ 13, 70] Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực TP.HCM đáp ứng yêu cầu hội nhập Ê Thứ nhất : xây dựng và triển khai chiến lược đào tạo NNL thành phố từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của NNL và định hướng về phát triển kinh tế – xã hội thành phố đến năm 2020, cần phải xây dựng chiến lược đào tạo NNL thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung và cách thức triển khai chiế n lược phải bảo đảm tính toàn diện phù hợp với nhu cầu và năng lực của thành phố. Trong đó, cần đề ra và thực hiện các mục tiêu cụ thể theo lộ trình, tất nhiên, các mục tiêu nói trênthể được điều chỉnh, thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của thành phố trong thời gian tới. Ê Thứ hai :Tăng số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng hệ thống các trường ĐH, CĐ, THCN và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng xét cho cùng, nếu muốn tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thì không thể không tăng quy mô hệ thống các cơ sở đào tạo, đây là vấn đề bắt buộc. Đồng thờ i, phải thiết lập lại một cơ chế quản Chỉ tiêu 2015 2020 Tốc độ tăng trưởng bình quân gia đoạ n 2011 – 2020 (%) Trị số (người) Cơ cấu (%) Trị số (người) Cơ cấu (%) I. Dân số toàn TP 8.245.000 100,00 9.200.000 100,00 2,5 II. Nguồn lao động 5.585.163 67,74 6.213.680 67,54 2,6 lý, giám sát chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan, ban ngành chức năng nhằm tránh tình trạng mở trường tràn lan, kém hiệu quả và lãng phí. Ê Thứ ba : Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề về số lượng, và đặc biệt là chất lượng nhằm thu hút một lực lượng lớn lao động xã hội tham gia vào. Làm tốt điều này góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành phố (vì hiện nay tỷ lệ lao động có trình độ CNKT và THCN ở thành phố còn rất thấp) một các hiệu quả hơn, ít tốn kém, ít lãng phí hơn và nhanh hơn. Ê Thứ tư: nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng lao động đã qua đào tạo, vốn còn rất thấp như hiện nay của thành phố, khắc phục tình trạng lao động sau đào tạo vẫn không thể làm việc theo nhu cầu của nhà sử dụng trong chính chuyên ngành đã học, giảm thiểu quá trình đào tạo lại gây lãng phí cho về tiền của, thời gian …cho người học và xã hội bằng một số biện pháp cụ thể : Đầu tư nâng cao mạng lưới cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục; Cải tiến hệ thống đào tạo của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường trong bối cảnh hội nhập; Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và tăng cường hợp tác đào tạo với các nước có trình độ tiên tiến để phát triển NNL chất lượng cao đủ sức cạnh tranh khi hội nhập Ê Thứ năm : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nghề nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề đồng thời thực hiện tốt sự phân tuyến sau THCS và THPT nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Để làm được điều này trước tiên cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về công tác dạy nghề để thay đổi và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của lao động nghề trong xã hội, nhất là nhận thức của thanh niên trong xác định xu hướng nghề nghiệp, khắc phục tâm lý xem nhẹ, hạ thấp vai trò của lao động kỹ thuật trong xã hội. Ê Thứ sáu : cần phải xây dựng, đào tạo đội ngũ Doanh nhân có kiến thức chuyên môn, giàu kinh nghiệm quản lý, dày dạn bản lĩnh trong hoạt động kinh doanh và có tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu. Việc đào tạo một đội ngũ doanh nhân là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra gay gắt ngay tại thị trường trong nước. Các doanh nhân phải chịu nhiều áp lực hơn trước những đối thủ mạnh hơn với kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành và đặc biệt tầm nhìn cũng rộng hơn. Việc đào tạo đội ngũ doanh nhân phải đáp ứng được hai loại yêu cầu cơ bản nhất, đó là tầm nhìn mang tính toàn cầu và kỹ năng quản lý toàn cầu. Ê Thứ bảy : Tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo và tích cực huy động mọi nguồn lựchội đầu tư cho giáo dục – đào tạo.Cần phải tăng tỷ lệ chi cho phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo để hoàn thiện cơ sở vật chất, mở thêm trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh hội nhậpcạnh tranh thì nhu cầu về vốn dành cho lĩnh vực này càng tăng, đồng thời thực hiện những chính sách, biện pháp nhằm huy động và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư cho lĩnh vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Số liệu thống kê lao động và việc làm 1/7/ hàng năm, nxb Lao động và Xã hội Hà Nội. 2. Cục thống kê TP. HCM (2011), Điều tra dân số 2011 TP.HCM, Xí nghiệp in Thống kê TP.HCM. 3. Cục thống kê TP. HCM, Niên giám thống kê TP.HCM các năm 2005 – 2011, Xí nghiệp in Thống kê TP.HCM. 4. TS.Dương Tấn Diệp (2007), Kinh tế Vĩ Mô, nxb. Thống kê. 5. Trần Kim Hải (2000), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế. 6. Th.s Đặng Thị Thùy Linh (2008), Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực nghề một số ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn TP.HCM, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM. 7. GS.TS Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, nxb. Tư pháp, Hà Nội. 8. Th.s Cao Minh Nghĩa (2007), Báo cáo tổng hợp phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế TP.HCM. 9. TS.Hoàng An Quốc, Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế của một số nước trong khu vực và hướng đi của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa h ọc cấp cơ sở bảo vệ năm 2005. 10. Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM (20011), Báo cáo tình hình lao động – việc làm trên địa bàn TP.HCM năm 2010. 11. Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM (2011), Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2010 và nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2011 của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. 12. Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM (2011), Thực trạng thị trường lao động và các giải pháp hoạt động của thị trường lao động TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010. 13. Ủy Ban nhân dân TP.HCM (2007), Báo cáo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020. 14. Ủy Ban nhân dân TP.HCM (2007), Đề án phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ chương trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn 2020”. . ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu mà. tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế TP. HCM. 9. TS.Hoàng An Quốc, Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế của một số nước trong khu. triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2020. 14. Ủy Ban nhân dân TP. HCM (2007), Đề án phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ chương trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. HCM giai đoạn 2007 – 2010,

Ngày đăng: 27/05/2014, 23:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan