thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà

117 1.1K 11
thế giới nghệ thuật truyện ngắn võ thị xuân hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Bản thân nó nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Tìm hiểu tác phẩm văn học qua góc nhìn thế giới nghệ thuật sẽ tránh được cách đánh giá theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các yếu tố sự thực đời sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác phẩm, xem xét tính chân thực của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Hướng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta khám phá được một cách toàn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm văn chương từ nội dung và đặc biệt là hình thức nghệ thuật – thứ phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật cũng như các dạng văn bản ngôn từ khác. 1.2. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ Đại hội Đảng VI (1986) đã có những bước chuyển mình to lớn về mọi mặt. Góp phần không nhỏ vào sự thành công này phải kể đến một đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà văn nữ. Trong số họ có không ít người đã sống và sáng tác từ trước năm 1975 như: Dạ Ngân, Lê Minh Khuê,…Nhưng đặc biệt phải kể đến một số lượng ngày càng lớn những cây bút nữ trưởng thành và sáng tác sau năm 1975, nhất là từ năm 1986 trở đi. Có thể nhắc đến những cái tên nổi bật như Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương , Thị Hảo, Thị Xuân hay những tác giả còn rất trẻ sau này là Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Di li, … Chính họ đã góp phần rất quan trọng cho những thành công của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng từ đề tài, chủ đề đến cách thức thể hiện. 1 1.3. Thị Xuân hiện nay thuộc trong số những cây bút nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vào cuối những năm tám mươi của thế kỉ trước, nhưng với niềm đam mê văn chương cháy bỏng và một năng khiếu vốn có, hiện nay chị đã có một sự nghiệp sáng tác khá dày dặn với hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản là Tường Thành và Trong nước giá lạnh được dư luận đánh giá khá cao, một tập truyện dài: Chuyện ở rừng sồi (NXB Trẻ - 1998, NXB Kim Đồng – 1999); nhưng đặc biệt phải kể đến hàng chục tập truyện ngắn của chị như: Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), Bầy hươu nhảy múa (NXB Văn học – 1994), Cổ tích cho tuổi học trò (NXB Kim Đồng – 1994), Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng – 1997), Kẻ đối đầu (NXB Hội nhà văn – 1998), Giá nhang đèn và những chuyện khác (NXB Nội – 1999), Màu vàng thần tiên ( NXB Kim Đồng - 2001), Truyện ngắn Thị Xuân (NXB Phụ nữ - 2002), Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006), Thế giới tối đen (NXB Phụ nữ - 2008), Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB Hội nhà văn – 2009), Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui (NXB văn hóa – Thông tin – 2010). Trong số này phải kể đến những tác phẩm đã được độc giả và giới phê bình văn học đánh giá cao như các truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Lúa hát, Hội đồng quản lí, Nhưng không chỉ dừng ở số lượng, cộng với thái độ làm việc nghiêm túc, Thị Xuân đã ngày càng định hình cho mình một phong cách riêng nhưng vẫn có sự tìm tòi, đổi mới. Điều này đã được ghi nhận qua khá nhiều giải thưởng mà chị được trao trong suốt những năm vừa qua: Tặng thưởng Cuộc thi truyện viết cho thiếu nhi, tập Chiếc hộp gia bảo (NXB Kim Đồng - 1996), Giải sách hay của NXB Hội nhà văn với tập Kẻ đối đầu (1998), giải nhất Truyện ngắn Báo Thiếu niên với truyện ngắn Bạn rừng (2001), giải khuyến khích của Hội nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Tường Thành (2005), giải nhất Cuộc thi sáng tác truyện ngắn và ký về Người chiến sĩ công an Nội vì Thủ đô bình yên, vì nhân dân phục vụ với truyện ngắn Mặt trời ở lại (2010), đặc biệt là giải B của Hội LHVHNT Việt Nam với tập Truyện ngắn Thị Xuân (2003). Ngoài ra còn phải kể đến nhiều tác phẩm của Thị Xuân được chính chị chuyển thể sang thể 2 loại kịch bản điện ảnh và đã được ghi nhận với những giải thưởng: Giải C Kịch bản điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam (1997), giải khuyến khích Kịch bản điện ảnh 2000 của Cục điện ảnh Việt Nam (1999), giải khuyến khích Kịch bản điện ảnh của Cục điện ảnh (2002). Như trên đã nói, ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, Thị Xuân chủ yếu sáng tác truyện ngắn. Và cũng chính thể loại này đã đem lại thành công hơn cả cho chị (Với những giải thưởng như đã nói ở trên). Ở Xuân có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ nữ gốc Huế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc sảo của một nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ thuật của một nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu với nghề, tất cả những điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng, tạo được sự hấp dẫn của chị. Đọc văn chị ta thấy một hiện thực cuộc sống bề bộn với sự trộn lẫn của những gam màu sáng tối. Điều chú ý nữa là những nội dung trên được thể hiện bằng một văn phong vừa tinh tế, giản dị lại cũng không kém phần bạo liệt. Cộng với đó là sự đổi mới không ngừng về đề tài, cảm hứng lẫn bút pháp,…Tất cả những điều này đã tạo nên một Thị Xuân với những nét riêng khó lẫn trong dòng chảy chung của mảng truyện ngắn của văn học nước nhà. Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thị Xuân với mục đích tìm hiểu một cách tường tận hơn những giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân để phần nào thấy được những nét đặc sắc của cây bút này, qua đó ghi nhận sự đóng góp của chị cho mảng truyện ngắn nói riêng và cho nền văn học nước nhà nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Thị Xuân chính thức bước vào nghề với tập truyện ngắn Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (NXB Văn học – 1992), cũng từ đây, dấu ấn sáng tác của chị trong lòng độc giả và giới phê bình ngày càng rõ nét. Điều này được 3 thể hiện qua một loạt các bài phê bình về truyện ngắn (cũng như các sáng tác nói chung) của chị trên các báo viết, báo mạng. Cảm nhận về sáng tác của Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang trong bài Thị Xuân – Người sống trên đất lặng lẽ (Vietbao.com, 10/2/2003) cho rằng một nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chị hấp dẫn chính là dấu ấn chủ quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi cứ nghĩ đến một người sống trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phải đang làm xiếc. Nếu đứng lại nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ. Bởi vậy chị cứ đi, đi một cách đầy chủ quan, vì nếu chị khách quan – đó sẽ là một cú ngã. Và có lẽ tôi yêu mến chị, yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy”. Cũng nhận xét về phong cách sáng tác của Xuân Hà, nhưng đi sâu hơn vào đặc điểm nội dung, Hàn Thủy Giang khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu: “Có một điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được người ta chú ý. Đó là chị đã tìm được cách thể hiện tình nhân ái qua những chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiết đôi khi nhiều người không chú ý tới”. Để tạo ấn tượng lâu dài trong lòng độc giả, một yếu tố quan trọng với nhà văn là phải tạo được bầu không khí riêng trong sáng tác của mình. Xét ở điểm này, nhà báo Thu trong bài Mong được là chính mình (36, tr369) cho rằng truyện của Thị Xuân mang một vẻ riêng thật đa dạng mà hấp dẫn: “Đậm đà và duyên dáng, cay nghiệt và dịu dàng: trần trụi khắc nghiệt và mơ mộng, hư ảo…” Trong bài Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế (Vietbao.com, Tháng 8, 2003), tác giả Hiền Hòa đã nhấn mạnh ở truyện ngắn Xuân có một sự đa dạng với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trang viết của chị cũng lóng lánh y hệt một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận diện đủ loại gương mặt mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi”. Và đi sâu hơn Hàn Thủy Giang, Hiền Hòa còn khẳng định: “Thế giới nhân vật của chị chủ yếu là những người đàn bà (…). Những người đàn bà của Thị Xuân dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn bị trộn lẫn 4 giữa thực tại và mộng tưởng. Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ. Bởi họ bị ám ảnh bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc”. Cũng nói về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Thị Xuân Hà, tác giả Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Thị Xuân (22) có viết: “Những người đàn bà của Thị Xuân không có một làng quê chung rõ rệt, kẻ thì ở miền biển người thì ở miền rừng, người thì trong thành phố Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sung sướng và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức nỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan toả, thấm dần vào từng huyết quản”. Và “Thế giới đàn bà của là một thế giới riêng, không lẫn vào ai. Những người đàn bà của chị hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại không chịu yên với số phận đã an bài. Một người phụ nữ là một bí ẩn”. Nhà văn Thị Xuân từng khẳng định: “Trẻ thì phải có tính khai phá, thử nghiệm” (Thể thao và Văn hóa, 16-10-2009). Nói về tuổi đời, chị quả thực cũng không thể được gọi là trẻ nữa, nhưng nhiệt tình sáng tạo, tự làm mới mình thì lúc nào cũng hừng hực ở người phụ nữ này. Điều đó đã được nhà phê bình văn học Hạnh Đỗ khẳng định khi đề cập đến một trong những tác phẩm rất đáng chú ý trong văn nghiệp của Thị Xuân – Cà phê yêu dấu. Theo Hạnh Đỗ “Truyện ngắn này cũng mở đầu cho một giai đoạn sáng tác mới của Thị Xuân Hà: lời văn dễ thương, những câu chuyện nhẹ nhõm, đời thường và lâng lâng những mối tình tưởng chỉ chạm nhẹ tay là vỡ. Tuy nhiên cũng là một giai đoạn sống và sáng tác kiệt lực với những tác phẩm đa chiều về lối viết và có ma lực hấp dẫn người đọc, đôi truyện đến độ kỳ ảo, hấp dẫn đến rùng mình (như chùm 3 phần của truyện ngắn Chuyện của con gái người hát rong (24). Tuy vậy, sáng tạo nhưng Xuân vẫn giữ được những nét riêng vốn có của mình. Về điểm này, dịch giả, nhà phê bình Cao Việt Dũng viết: “Về sau này, giọng văn của Thị Xuân vẫn giữ nguyên 5 tính chất điềm đạm có phần trầm lắng như tôi đã đề cập lúc trước, và cách thể hiện, lối viết vẫn nhất quán ở các điểm: luôn tìm câu chuyện để kể, kể bằng các hình thức suy lý, đi kèm nhiều nhận xét, và tìm cách sắp đặt các chi tiết. Việc sắp đặt này những khi thành công sẽ tạo được các hiệu ứng thẩm mỹ tốt ở người đọc. Hiện tượng này nổi bật ở một số truyện sau này như Chuyện của con gái người hát rong, Không khóc ở Seoul, và đặc biệt thành công ở Đàn sẻ ri bay ngang rừng. Cuối cùng, Cao Việt Dũng khẳng định: “Đặc trưng cho cách viết của Thị Xuân là một giọng văn điềm đạm, nhiều nhận xét, ít tình cảm, đậm nét cay đắng”. Nhận xét về những tập truyện của Xuân Hà, tác giả Thủy Bình khi giới thiệu tập Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí của nhà văn có cho rằng: “Nếu so với những Tường thành, Trong nước giá lạnh thì Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí dường như ít đời thường, lạ hơn, ma quái hơn. Ngay cả trong những mẩu chuyện có vẻ bề ngoài rất bình thường, rất đời sống, người ta vẫn cảm thấy đâu đó ý vị liêu trai, kỳ ảo. Nhiều truyện phảng phất hình ảnh nhà chùa, sư thầy và triết lý Phật giáo như Ngàn xanh và gió, Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí Có những truyện nhưng nhức trước những mảnh đời thương tâm như Ngọa sinh, Đô hội, Mây giăng Có truyện đi sâu vào đời sống tâm linh nhưng cũng có những mẩu ghi chép lại sự nhạt nhẽo của đời sống tinh thần con người trong thời đại thống trị của vật chất: Xin lỗi em, Mùa xuân nghiêng” (http://www.ebookmore.com). Cũng trong bài viết, theo Thủy Bình, ở tập truyện này, Xuân đã thể hiện một phong cách khác lạ có sự sáng tạo so với chính mình: “Trong các tác phẩm trước, chị lý giải nguyên nhân này bằng tham vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời. Nhưng trong tập truyện ngắn này, nhà văn nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâm linh, của những thế lực hình đeo bám đời sống con người. Và thế giới tâm linh chưa bao giờ là dễ lý giải”. Khi giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Thị Xuân Hà, tác giả Thanh Huyền nhận định về nghệ thuật: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách Thị Xuân sử dụng ngôn từ kể chuyện và ngôn từ đối thoại. Câu chữ 6 của chị ngắn gọn, nhiều thông tin, không hề có ý định làm văn”. Còn về phương diện nội dung chị cho rằng: “Phần sáng của thế giới tối đen đó chính là những nhân cách người, những gì tốt đẹp còn sót lại sau những thăng trầm của cuộc sống. Nhà văn không lạc quan hóa, không ảo tưởng hay biện giải gì cho những con người ít nhiều đã lầm lạc. Nhưng chị nhận thấy rằng, họ vẫn mong một công việc chân chính (Con đường tận), một mái ấm gia đình (Thiên thần nhỏ), một người con nối dõi (Cõi người) Và đó, ít nhất, đều là những ước mơ hướng thiện” (http://evan.vnexpress.net). Trẻ em là đề tài có sức thu hút rất lớn với Thị Xuân khi chị đã có đến ba tập truyện ngắn. Gần nhất là tập Tiếng gà gáy trong rừng hoa arui. Trong phần giới thiệu về tập truyện này, tác giả Lê Huệ cho rằng một trong những điểm đáng chú ý hơn cả là ở “Cách kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ hiểu, cùng với cốt truyện giản đơn, và sự thấu hiểu cuộc sống nơi núi rừng, sông nước, đặc biệt là thấu hiểu tâm lí trẻ con của tác giả khiến cho những câu chuyện gần gũi, dễ thương như chính các nhân vật đó” (evan.Baomoi.com - 28/07/2010). Trong sự nghiệp sáng tác khá dày dặn của Thị Xuân Hà, Lúa Hát là một truyện ngắn tiêu biểu và gây được sự chú ý nhiều của giới phê bình và độc giả. Nhận xét về thiên truyện này, nhà lý luận, phê bình Văn Giá có nói: “Lúa Hát là một áng văn đẹp. Câu chuyện về một phụ nữ nông dân chân chất hồn hậu với gia đình của mình, với tục lệ của làng quê gắn bó với đồng lúa. Cuộc đời của họ dung dị như đất và lúa”. Và theo Văn Giá, truyện ngắn này hấp dẫn không chỉ bởi sự trong sáng của nội dung mà còn bởi cái hồn riêng mà Xuân tạo ra cho tác phẩm: “Lúa Hát với không khí truyện và cách dùng ngôn từ trong trẻo, đã tạo nên một tác phẩm về nông thôn Việt Nam điển hình.” Chính vì làm được điều này, nên theo quan điểm của nhà phê bình, tác giả họ đã tạo nên một “kỳ tích”: “Nhiệm vụ của nhà văn là phải làm đẹp cho câu chữ của dân tộc. Thị Xuân Hà, với Lúa Hát đã làm nên được kỳ tích đó.” (18). 7 Còn nhà lý luận, phê bình sân khấu Trần Minh Phượng thì lại ấn tượng với “chất Huế” trong sáng tác của Xuân Hà. Và theo ông, điểm đặc sắc ấy thể hiện rõ nhất qua chùm 3 phần của truyện Chuyện của con gái người hát rong. Trần Minh Phượng cho rằng: “Khi đọc 3 truyện ngắn này, người đọc nhận ra những tinh tế rất Huế trong văn chị. Huế từ nếp nhà, đường phố, từ những cơn mưa dầm, từ lối nói… Nhưng điển hình nhất là chị đã phát hiện ra chất nghệ sĩ dân gian trong hình ảnh cha và con người hát rong. Câu chuyện nhân tình thế thái đằm sâu, dữ dội, khiến người đọc như thực sự đắm mình trong không gian đa chiều mà chị đã lột tả qua những hình ảnh nhân vật và số phận bi thương của họ” (18). Cũng trong bài viết trên, nhà phê bình trẻ Cao Việt Dũng lại chú ý đến truyện ngắn Đàn sẻ ri bay ngang rừng, một sáng tác thời kì đầu nhưng có lẽ là có giá trị nhất tính đến nay trong sự nghiệp sáng tác của Thị Xuân Hà. Theo Cao Việt Dũng, đây thực sự là một tác phẩm xuất sắc của tác giả và một điểm khiến anh chú ý nhất đó là nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà văn: “Ở đây là sự tương phản giữa màu đỏ với các màu khác như màu xanh và màu trắng, như một ẩn dụ và sự báo trước không khí của toàn truyện. Kết cấu truyện rất cổ điển, với sự lặp lại các cảnh, mỗi lần lặp lại có một dụng ý riêng, càng về cuối tốc độ và sự căng thẳng càng được đẩy cao lên, nhưng đến kết cục lại buông xuống, chùng xuống với cảnh bắn chim sẻ được lặp lại”. Chính việc sử dụng màu sắc trong sự tương phản như một ẩn dụ này đã góp phần đem đến thành công cho tác phẩm. Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học như đã dẫn ở trên đã đề cập đến rất nhiều phương diện đặc sắc trong tác phẩm của Thị Xuân Hà. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phê bình, nghiên cứu văn học trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoặc một sáng tác cụ thể của nhà văn mà chưa có một công trình nghệ thuật nào nghiên cứu và hệ thống được những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thị Xuân hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của tác giả này. Đây chính là khoảng trống mà đề tài của người viết hướng tới. Tuy 8 vậy, vẫn có thể khẳng định những bài viết đã nêu trên là những gợi ý rất quý báu cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thị Xuân với các vấn đề cơ bản: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân Hà, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thị Xuân Hà, một số đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân Hà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của nhà văn Thị Xuân Hà. Tuy nhiên, do riêng về mảng truyện ngắn, Thị Xuân đã có một khối lượng lớn với hơn mười tập (Như đã liệt kê ở phần Lý do lựa chọn đề tài) nên trong khuôn khổ chuyên luận này, người viết sẽ chỉ tập trung vào một số tập truyện sau: Truyện ngắn Thị Xuân (NXB Phụ nữ - 2002). Chuyện của con gái người hát rong (NXB Hội nhà văn – 2006). Thế giới tối đen (NXB Phụ nữ - 2008). Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí (NXB Hội nhà văn – 2009). Hơn nữa, để có một cái nhìn bao quát, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân Hà, người viết có liên hệ, so sánh với thể loại tiểu thuyết của nhà văn cũng như so sánh với truyện ngắn của một số các tác giả cùng và khác thời. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại 9 Phương pháp này sẽ giúp việc tìm hiểu, phân loại các kiểu loại nhân vật, cốt truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân Hà. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của các hình tượng, sự kiện, chi tiết,…từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm. 4.3. Phương pháp lịch sử Phương pháp này sẽ cho thấy những nét đặc trưng về nghệ thuật của truyện ngắn Thị Xuân vừa có sự kế thừa so với truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân để tạo nên dấu ấn riêng trong sáng tác của nhà văn. 4.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh Phương pháp này nhằm làm nổi bật điểm chung và đặc biệt là điểm riêng, độc đáo trong truyện ngắn Thị Xuân với các sáng tác của các tác giả khác trong thời kỳ này về các mặt đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật,… 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương sau: Chương I: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân Chương II: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thị Xuân Chương III: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Thị Xuân Chương I Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân 10 [...]... này trong tác phẩm như Nguyễn Khải (Lạc thời, Luật đời, Gặp gỡ cuối năm,…), còn nhiều nhà văn khác như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ,… lại chọn cách thể hiện trừu tượng, ẩn ý để người đọc cùng suy ngẫm 3 Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Thị Xuân 15 Như trên đã nói, Võ Thị Xuân là một người có tình yêu văn chương sâu sắc lại cộng thêm năng khiếu vốn có cùng sự... vào thế giới nghệ thuật song song với quá trình điều chỉnh nhận thức của khoa học 11 lý luận văn học Cụ thể, cảm hứng nghệ thuật tối kỵ thể hiện thành những phát ngôn trực tiếp trong tác phẩm mà nó chính là thứ tình cảm hình khi độc giả bằng sự nhập tâm trọn vẹn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm mà nhận ra Tức, cảm hứng nghệ thuậtthể ẩn mình trong thế giới nhân vật, cốt truyện với hệ thống... chi tiết, qua thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, hình tượng tác giả - người kể chuyện,… Việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật là một trong những hướng tiếp cận nội dung tư tưởng tác phẩm thường được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như rất nhiều độc giả vận dụng từ xưa đến nay Song, từ việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật đi đến những nhận xét... trong một không gian rộng lớn thì truyện ngắn, với đặc điểm dung lượng ngôn từ hạn chế của nó, thường chỉ nói đến một khoảnh khắc, một lát cắt trong cuộc đời nhân vật Truyện càng ngắn thì đòi hỏi tính cô đúc, dồn nén càng cao Vì vậy, cảm hứng nghệ thuật sẽ đóng vai trò quan trọng để tạo nên một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh cả về nội dung và nghệ thuật 2 Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau... nội hàm nhất định Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo (cảm hứng nghệ thuật) lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình, say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ Về sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả” (7, tr39) Như vậy, cảm hứng chủ đạo đã ngày càng thâm nhập sâu vào thế giới nghệ. .. thế kỉ trước, sáng tác của Võ Thị Xuân cũng không ở ngoài xu thế này Như đã nói, ngoài viết văn, Xuân còn là một nhà báo có uy tín với hàng trăm bài báo mỗi năm cùng sự cộng tác với nhiều tờ báo lớn trong nước Có lẽ, cái tư chất nhà báo ấy đã khiến cho chị có một cái nhìn thật sắc sảo, đa chiều để thấy được bản chất của mỗi sự việc Cũng vì vậy, trong sáng tác của nữ nhà văn này, ta thấy bên cạnh... hứng nghệ thuật Cảm hứng nghệ thuật, hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo, là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học của nhân loại Và cũng chính vì vậy mà có rất nhiều cách hiểu về thuật ngữ này Theo Từ điển thuật ngữ văn học (7, tr38) thì cảm hứng chủ đạo (Cảm hứng nghệ thuật) là “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, ... cũng như thế giới là một minh chứng sống động nhưng cùng đau xót cho sự tâm của con người với thiên nhiên Nếu Đá núi đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan thiên nhiên thì các truyện Nhà có ba chị em, Cây bồ kết nở hoa, Kẻ đối đầu, Mùa phim trường,…lại được Võ Thị Xuân tập trung vào việc phê phán lối sống quá thực dụng của không ít người trong xã hội Trong truyện Nhà có ba... của mình tha thiết” Có 25 thể nói, nếu so sánh với nhiều nhân vật phụ nữ khác trong các truyện ngắn của Thị Xuân thì Đào mang một nét riêng trong tính cách Đó là vẻ đẹp của sự trong sáng, thuần hậu mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, trong khi phần nhiều “Những người đàn bà của chị (Võ Thị Xuân – NV) hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng... hợp đó là do lỗi của người vợ Nhân vật Hồng của truyện Nhà có ba chị em và cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa của tập Truyện ngắn Thị Xuân khổ một phần chính bởi do lối sống thực dụng của họ Nếu không bỏ người chồng thứ nhất thì Hồng cũng sẽ không phải hối tiếc khi lập gia đình lần hai với một gã đàn ông bệnh hoạn tận miền Nam Còn cô gái trong truyện Cây bồ kết nở hoa cũng vì không chịu được . là Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà với các vấn đề cơ bản: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị Xuân. hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà Chương II: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà Chương III: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà Chương. Hà, một số đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Tuy nhiên, do riêng về mảng truyện

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan