nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân nghèo ở huyện hương sơn

95 337 0
nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân nghèo ở huyện hương sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học nông nghiệp hà nội Khoa kinh tế và phát triển nông thôn Luận văn tốt nghiệp đại học NGHIấN CU NNG LC THAM GIA TH TRNG CA CC H NễNG DN NGHẩO HUYN HNG SN TNH H TNH Tên sinh viên : Đặng Phúc Giang Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KT 49B Niên khoá : 2004 - 2008 Giáo viên hớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Minh Hiền Hà nội, năm 2008 MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thịết của đề tài Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nghèo đói không chỉ xảy ra các nước nghèo mà ngay cả các nước giàu cũng phải đương đầu với nó trong bước đường phát triển. Việt Nam là một nước nghèo có tỷ lệ hộ người nghèo lớn, theo số liệu thống kê năm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo chiếm 22% dân số toàn quốc. Khoảng cách về thu nhập có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; Chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất từ 12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này sẽ làm cho tình trạng nghèo đói tương đối trở nên khó khăn hơn (Nguyễn Hải Hữu, 2007). Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, vấn đề về nghèo đói là một trong những quan tâm hàng đầu của chính phủ. Các chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa có sự quản lý của nhà nước. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được sử dụng ruộng đất lâu dài, sức lao động được giải phóng, hộ nông dân được tự do sản xuất, kinh doanh và làm giàu chính đáng. Các hợp tác xã và tổ chức quốc doanh nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Với tư cách là một chủ thể kinh tế, các hộ nông dân đã sử dụng đất đai, nguồn vốn, sức lao động một cách hiệu quả. Có rất nhiều hộ nông dân làm ăn giỏi, hộ khá ngày càng tăng, hộ nông dân nghèo đã cải thiện đáng kể về thu nhập. Tuy nhiên sự khác nhau về điều kiện sản xuất, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất,… giữa các nhóm hộ đã dẫn tới sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo khá rõ nét trong nông thôn hiện nay. - 3 - Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Người dân nông thôn nói chung và người nghèo nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức rất lớn bên cạnh những thuận lợi nhất định từ xu thế này mang lại. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cơ chế thị trường đẩy những bộ phận thiệt thòi trong xã hội rơi vào tình thế bất lợi. Đối tượng chịu bất lợi nhiều nhất từ xu hướng này chính là người nghèo. Người nghèo là những đối tượng yếu kém về năng lực cạnh tranh do những sở hữu hạn chế về vốn tự nhiên, vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội, bản thân họ không thể đủ sức cạnh tranh nên khi tham gia vào các thị trường họ là người thua cuộc. Huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh là huyện nghèo trong một tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguồn tài nguyên thiên nhiên không được ưu đãi, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Do vậy, đời sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm mức cao trong dân số của huyện (năm 2007 toàn huyện có 13076 hộ nghèo với 47989 nhân khẩu chiếm 37,08%). Là khu vực nằm cách xa khu vực trung tâm của tỉnh, nên khả năng tiếp cận với thị trường của người dân nói chung và người nghèo nói riêng gặp nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục. Việc cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển sinh kế và XĐGN, vì khi hoạt động, thị trường tạo điều kiện để phát triển sinh kế thông qua sử dụng tốt hơn các nguồn lực khác của thị trường và tạo ra những liên kết trong nền kinh tế địa phương và ngoài địa phương. Chính vì vậy tăng cường năng lực thị trường cho hộ nông dân nghèo là biện pháp quan trọng để thực hiện được điều đó. Xuất phát từ yêu cầu - 4 - đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân nghèo huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh" Nghiên cứu quan tâm giải quyết các câu hỏi: - Thực tế tiếp cận thị trường của các hộ nghèo huyện Hương Sơn đang diễn ra như thế nào? - Họ đang có những thuận lợi gì và gặp phải những khó khăn gì trong việc tiếp cận các thị trường này? - Liệu cần có những giải pháp chính sách gì để giúp người nghèo có thể tiếp cận tốt hơn, có lợi hơn với các loại thị trường đó? - Người nghèo có những mong muốn gì để giúp họ có thể giúp họ tự vươn lên thoát nghèo và phát triển? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá cơ hội tham gia thị trường và khả năng tham gia thị trường của nông hộ nghèo, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường năng lực tham gia thị trường cho nông hộ nghèo trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về năng lực tham gia thị trường nói chung và đặc điểm tham gia thị trường nông hộ nghèo nói riêng. - Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường của các nông hộ nghèo trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tham gia các loại thị trường cho các nông hộ nghèo trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh. - 5 - 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực tham gia các loại thị trường cho nông hộ nghèo. Năm loại thị trường (hàng hoá, lao động, tài chính, đất đai và dịch vụ) sẽ được tập trung đề cập đến trong đề tài. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cụ thể nâng cao năng lực tham gia thị trường cho nông hộ nghèo các điểm nghiên cứu nói riêng, huyện Hương Sơn nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu, tập trung chủ yếu xem xét việc người nghèo đang tham gia đâu và như thế nào trong các thị trường (Hàng hoá, lao động, đất đai, tài chính, dịch vụ). Từ đó đưa ra những giải pháp cho người nghèo tham gia tốt hơn vào các thị trường đó để phát triển sinh kế. 1.3.2.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Hương Sơn – tỉnh Hà tĩnh. 1.3.2.3. Phạm vi thời gian Nghiên cứu sử dựng số liệu nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2005 đến 2007. Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008. - 6 - PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những khái niệm về nghèo đói và tiêu chuẩn nghèo đói Nghèo đói mang tính chất lịch sử, có tính động thay đổi theo thời gian và không gian. Trong một giai đoạn thời gian, trong một vùng sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ nghèo đói. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, thì các chỉ số xác định nghèo đói cũng thay đổi theo. mổi thời điểm những chỉ số nghèo đói của mổi vùng cũng khác nhau. Có thể chỉ số xác định nghèo đói của vùng này có thể là chỉ số giàu của vùng khác. Do vậy phải xác định được căn nguyên của sự đói nghèo của địa bàn đó, để từ đó có chính sách, giải pháp phù hợp để giảm được tỷ lệ nghèo đói. Sự đói nghèo đã được nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau: - Tại hội nghị XĐGN khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã đưa ra khái niệm: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu ấy được xã hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. - Theo Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra khái niệm nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối: + Nghèo tuyệt đối là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thịểu chỉ đạt duy trì sự sống của con người. - 7 - + Nghèo tương đối là không có khả năng đạt mức sống tối thịểu tại một thời điểm nào đó một địa phương nào đó. Để phân định hộ nghèo, hộ giàu người ta thường lấy chỉ tiêu thu nhập làm thước đo, những hộ giàu là những hộ có mức thu nhập cao, ngược lại hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập và mức sống thấp. Việt Nam, qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý các bộ ngành đã đi đến thống nhất cần có khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho người nghèo đói như sau: - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thịểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. - Đói nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống tối thịểu, không đảm bảo nhu cầu duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản của con người được chia thành 2 loại: Thứ nhất, nhu cầu thịết yếu gồm ba yếu tố: ăn, mặc, ở. Thứ hai, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại và giao tiếp. Theo quy định của Bộ lao động TBXH, trong giai đoạn năm 2001 – 2005 chuẩn nghèo nông thôn là 100.000 đồng/người/tháng và đối với khu vực thành thị là 150.000 đồng/người/tháng. Do mức sống người dân nói chung ngày càng tăng, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực về XĐGN, nên chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005 không còn phù hợp với giai đoạn mới. Trên cơ sở có tính đến các yếu tố ảnh hưởng (trượt giá, tăng trưởng…). Chính phủ đã ban hành Quyết định 170/2005/QĐ – TTg ngày 8/7/2005 về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2005 – 2010 như sau: - 8 - Đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 200.000 đồng trở xuống. Đối với khu vực thành thị, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 260.000 đồng trở xuống. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo. Theo tiêu chuẩn nêu trên, ước tính vào cuối năm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất là Vùng Tây Bắc (42%) và Tây Nguyên (38%), thấp nhất là vùng Nam Bộ (9%)… 2.1.2. Khái niệm về thị trường • Theo quan điểm của kinh tế học: Thị trường là nơi người bán và người mua gặp gỡ nhau để thoả mãn nhu cầu của mình bằng trao đổi hàng hoá hay dịch vụ. • Xét trên quan điểm phân chia địa lý: Thị trường là vị trí địa lý kinh tế mà qua đó cung - cầu gặp gỡ nhau và thoả mãn. • Xét về quan điểm của Marketing: Thị trường là toàn bộ khách hàng hiện tại và tương lai của một sản phẩm nào đó. • Xét trên quan điểm giao dịch: Thị trường là tập hợp tất cả người mua thật sự hay tiềm năng đối với một sản phẩm. Tóm lại, thị trường là một quá trình trong đó người bán và người mua hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau xác định giá cả, số lượng, chất lượng của một hay nhiều loại hàng hoá dịch vụ. Qua đó có thể coi thị trường là thước đo của mọi thành phần kinh tế. + Thị trường lao động Theo quan điểm của kinh tế học: Lao động là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hàng hoá. Người có nhu cầu về hàng hoá này là người sản xuất. Người cung cấp hàng hoá này là người lao động. Cũng - 9 - như các hàng hoá và dịch vụ khác, lao động trao đổi trên thị trường gọi là thị trường lao động. Giá của lao động là tiền công thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Mức tiền công chính là giá của lao động. Thị trường lao động cũng chịu sự điều tiết về giá và quy luật cầu - cung. + Thị trường tín dụng: Thị trường tín dụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hoá. Thị trường tín dụng phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Thị tín dụng giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư, người cho vay sẽ só lãi thông qua lãi suất cho vay. Người vay vốn phải tính toán sử dụng nó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích luỹ cho bản thân mình. Tín dụng cho người nghèo, là một loại tín dụng đặc biệt: một bên là tín dụng - một hình thức quan hệ tồn tại trong nền kinh tế thị trường pháp triển, một bên là người nghèo với năng lực thấp kém và phương thức sản xuất lạc hậu, khó có thể tiếp cận với thị trường hiện đại. Do vậy quy luật tiền đẻ tiền của tín dụng trong nền kinh tế thị trường bị người nghèo phá vỡ. Tín dụng vào thị trường này nếu là thứ tín dụng đúng nghĩa củathì sẽ không phát huy hiệu quả vì người nghèo là khách hàng dễ bị tổn thương. Do đó, tín dụng xủa người nghèo chỉ phát huy được hiệu quả khi nó phù hợp với năng lực của người sử dụng nó, mà cụ thể đây là người nghèo (Nguyễn Tố Quyên, NCKT 320) + Thị trường đất đai: Là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Theo nghĩa rộng, thị trường đất đai là tổng hoà các mối quan hệ về giao dịch đất đai diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định, trong khoảng thời gian nhất định. Theo nghĩa hẹp, thị trường đất đai là nơi diễn ra các hoạt động liên quan trực tiếp đến giao dịch đất đai. - 10 - [...]... năng về vốn của các hộ nghèo - 16 - Số lượng vốn đầu tư cho sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, trong một vụ, trong một năm… của các hộ nông dân Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia vào thị trường tín dụng: Số hộ tham gia vay vốn * 100 + Tỷ lệ các hộ vay vốn (%) = Tổng số hộ (Tính tương tự cho các thị trường khác) Về lao động, các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực của các hộ nông dân: Số... hoạt động nông nghịêp hữu hiệu và một cuộc sống nông thôn được cải thị n Chiến lược nâng cao năng lực tham gia thị trường cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo được bắt đầu bằng việc cải thị n đường làng, nâng cấp nhà ở, cải thị n hệ thống cấp nước, điện lưới nông thôn, giới thị u giống cao sản, chiến tiết kiệm của hộ nông dân, xây dựng hội trường làng, đào tạo lãnh đạo làng và các dự án... ra và có khă năng có được những sản phẩm và dịch vụ chủ chốt b) Ý nghĩa của việc tham gia thị trường đối với sinh kế của người nghèo * Năng lực tham gia thị trường thể hiện ở: + Khả năng gia nhập thị trường: Việc gia nhập và rời khỏi thị trường của người nghèo có những thuận lợi và khó khăn gì? - 12 - + Khả năng mua hàng: Người nghèo có điều kiện tiếp cận và khả năng về tài chính để mua các hàng hoá,... mức độ tham gia các hoạt động dịch vụ địa phương thể hiện qua: Số trẻ em được đến trường đúng độ tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn của các thành viên trong các nhóm hộ, số người nghèo có bảo hiểm y tế, số người mức bệnh được chữa trị tại các cơ sở y tế - 17 - 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới Nghiên cứu về năng lực tham gia thị trường của người nghèo nhằm... dùng về các sản phẩm nông nghiêp, giữa ngành công nghiệp cung cấp đầu vào và công nghiệp chế biến với hoạt động sản xuất nông nghiệp 2.1.3 Thị trường trong phạm vi của nghiên cứu: a) Khái niệm về thị trường nghiên cứu Thị trường trong nghiên cứu này không tập trung đánh giá về vận hành của thị trường mà tập trung chủ yếu xem xét việc người nghèo đang tham gia đâu và như thế nào trong các thị trường. .. đây là những nghiên cứu liên quan, những kinh nghiệm cần học hỏi và những vấn đề liên quan đến thực tiển nghiên cứu năng lực tham gia thị trườngcác giải pháp được thực hiện cần được học hỏi, rút kinh nghiệm - 25 - PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn 3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên của huyện Hương Sơn 3.1.1.1 Vị trí địa lý Hương Sơn là một huyện miền... với thị trường (năm 2004) - Kết quả nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của người nghèo sử được UBND thành phố Đà Nẵng sử dụng và dẫn đến thay đổi về chính sách có lợi cho người nghèo * Tại Đăk Nông (năm 2005) - Kết quả đánh giá sinh kế có sự tham gia của người dân đã phát hiệu quả trong việc hoạch định chính sách tại địa phương - Thành công Đăk Nông là kinh nghiệm quan trọng cho các địa phương... sống của các nhóm hộ Thể hiện: Số vật dụng có giá trị trong các hộ, chất lượng các bữa ăn của hộ, các dụng cụ cần thiết khác như: nhà ở, giếng nước, công trình vệ sinh, xe đạp, xe máy, tivi, • Chỉ tiêu điều kiện sản xuất: Phản ánh năng lực của các hộ về các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế Về vốn, bao gồm các chỉ tiêu về khả năng đầu tư, khả năng tiếp cận và vay vốn từ các nguồn, phản ánh khả năng. .. giải pháp cho người nghèo tham gia tốt hơn và các thị trường đó Thị trường được hiểu là các giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và những thể chế liên quan trực tiếp đến giao dịch đó Tham gia tốt hơn có nghĩa là làm sao để gia tăng giá trị trong sản phẩm của người nghèo, cũng như hỗ trợ người nghèo có thể tham gia vào các khâu mang lại giá trị cao hơn (www.Markets4poor org) Thị trường là thể chế hoạt... nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn Tỷ lệ các hộ tái nghèo bình quân qua 3 năm là 27.27% Điều này chứng tỏ mức độ thiếu bền vững trong XĐGN của các hộ trong huyện Các hộ nằm trong diện cận nghèo, chỉ cần một cú sốc (mất mùa, dịch bệnh, lạm phát…) là dễ dàng bị tổn thương và rơi vào tình trạng nghèo đói Đây là mối đe doạ lớn cho chiến lược XĐGN bền vững - 32 - Tỷ lệ tổng số hộ nghèo huyện Hương Sơn . hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân nghèo ở huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh" Nghiên cứu quan tâm giải quyết các câu hỏi: - Thực tế tiếp cận thị. điểm tham gia thị trường nông hộ nghèo nói riêng. - Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia thị trường của các nông hộ nghèo trên địa bàn huyện Hương Sơn –. nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cụ thể nâng cao năng lực tham gia thị trường cho nông hộ nghèo ở các điểm nghiên cứu nói riêng, ở huyện Hương

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan