ÔN tập SINH học 12

24 518 0
ÔN tập SINH học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP SINH HỌC 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ I- Gen, mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN 1- Khái niệm gen: gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN. - 1 gen cấu trúc: gồm 3 vùng + vùng điều hoà(đầu 3’của mạch mã gốc): khởi động, điều hoà qtrình phiên mã. + vùng mã hoá ( ở giữa gen): mang thông tin mã hoá axit amin. + vùng kết thúc (đầu 5’của mạch mã gốc - cuối gen) :kết thúc phiên mã. - Mạch gốc chiều (3’ – 5’) ; mạch bổ sung (5’ – 3’) - SV nhân sơ: vùng mã hoá liên tục (gen không phân mãnh) - SV nhân thực: vùng mã hoá không liên tục (gen phân mãnh) xen kẽ đoạn mã hoá axit amin(exôn) là đoạn không mã hoá axit amin(intron). 2- Mã di truyền:trình tự sắp xếp các nu trong gen qui định trình tự các axit amin trong prôtêin a) Mã di truyền là mã bộ ba vì: có 4 loại nuclêôtit mà cấu trúc của prôtêin có 20 loại axit amin. - Mã DT là trình tự các nu trong gen quy định trình tự axit amin. - mã DT được đọc theo chiều 5’ - 3’. - Có 64 bộ ba: + Mã mở đầu AUG quy định điểm khởi đầu dịch mã. +Mã kết thúc UAA, UAG, UGA quy định tín hiệu kết thúc quá trình dich mã. b) Đặc điểm mã DT là : - Mã bộ ba: cứ 3 nu đứng kế tiếp mã hoá 1 axit amin. - Mã DT được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba không gối nhau. - Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin. - Tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG - Tính phổ biến: tất cả các loài đều cùng có chung 1 bộ mã DT, trừ một vài ngoại lệ. 3- QT nhân đôi của ADN: a) Nguyên tắc: bổ sung , bán bảo toàn b) Qt nhân đôi : - Nhờ enzim tháo xoắn PT ADN được tách ra tạo chạc chữ Y, để lộ 2 mach đơn. - - Mạch khuôn có đầu 3’ – 5’: mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’-3’. - Mạch khuôn có đầu 5’- 3’: mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quảng từng đoạn Okzaki(hướng ngược lại) sau đó các đoạn nối với nhau nhờ enzim nối ligaza Kết quả: từ 1 phân tử ADN mẹ 2 phân tử ADN con giống mẹ. II- Phiên mã, dịch mã: 1- Phiên mã: a) - Khái niệm : là quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch gốc ADN (3’ - 5’) b) Các loại ARN: + ARN thông tin(mARN) : cấu tạo mạch thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu để Ribôxoom nhận biết và gắn vào. Dùng làm khuôn cho qt dịch mã. + ARN vận chuyển(tARN) mang bộ ba đối mã đặc hiệu có chức năng mang axit amin đến ribôxôm và đóng vai trò như người phiên dịch. + ARN ribôxôm (rARN): kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. c) Cơ chế :+ theo nguyên tắc bổ sung A-U; G-X. + enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (chiều 3’ → 5’) làm khuôn để tổng hợp mARN + mạch ARN được tổng hợp có chiều 5’- 3’ + ở TB nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp pr +ở TB nhân thực sau khi kết thúc phiên mã, ARN được cắt bỏ các intrôn, nối các êxôn lại. → tạo mARN trưởng thành. 2- Dịch mã:là qt tổng hợp prôtêin, gồm 2 giai đoạn. a) hoạt hoá axit amin: a.a + ATP + tARN aa - tARN b) Tổng hợp chuỗi polipeptit: - các bộ ba trên mARN gọi là các cođôn. - bộ ba trên tARN gọi là anticođôn(bộ ba đối mã) - Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’-3’theo từng nấc, mỗi nấc ứng với 1 côđôn. * Mở đầu: - Côđôn mỡ đầu trên mARN là AUG tương ứng a.a Metionin(svật nhân thực ). * Kéo dài: - côđôn của a.a thứ nhất là GUX, anticođôn tương ứng là XAG - liên kết peptit đầu tiên giữa a.a mở đầu với a.a thứ nhất - Ribôxôm dịch chuyển 1 bộ ba trên mARN, đồng thời tARN rời khỏi riboxôm . -QT dịch mã cứ tiếp tục. * Kết thúc: khi ribôxôm gặp côđôn kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì qt dịch mã dừng lại. Ribôxoom tách khỏi mARN, chuỗi polipeptit được giải phóng, a.a mở đầu tách ra → prôtêin được hoàn chỉnh. c) Pôlixôm: trên mARN thường có 1 nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm. d) Mối liên hệ ADN- ARN- prôtêin nhân đôi ADN phiên mã mARN dịch mã prôtêin tính trạng. III- Điều hoà hoạt động gen: 1- Khái niệm: là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. 2- Cơ chế điều hoà hoạt động gen ở SV nhân sơ. a) cấu tạo ôpêrôn: + gen cấu trúc: gồm gen Z,Y,A. + Gen vận hành (O)nằm trước gen cấu trúc, tương tác với chất ức chế. + vùng khởi động(P) trước vùng vận hành, tương tác với ARN polimeraza để khởi động phiên mã. b) Cơ chế: 1 operôn hoạt động chịu sự điều khiển của gen điều hòa R - Bình thường: gen R tổng hợp chất ức chế gắn với vùng vận hành gen cấu trúc bị ức chế không hoạt động. - Khi có chất cảm ứng(lactozơ)tác dụng lên chất ức chế chất ức chế bị bất hoạt không kết hợp vùng vận hành vùng vận hành đkhiển qtrình phiên mã, dịch mã. IV- Đột biến A- Khái niệm:- đột biến: Biến đổi vật chất dtruyền xảy ra ở cấp độ phân tử(ADN), cấp độ tế bào(NST) - thể ĐB: cơ thể mang ĐB được biểu hiện thành kiểu hình - ĐB gồm ĐB gen và ĐB NST. B- ĐB gen: 1) Khái niệm: là những biến đổi trong cấu trúc của gen., ĐB thường liên quan đến 1 cặp nu (ĐB điểm) 2) các dạng: thay thế, thêm hoặc mất 1 hoặc 1 số cặp Nu 3) Nguyên nhân:tác nhân lí, hoá , sinh học. 4) Nơi xảy ra: tế bào sinh dưỡng và tb sinh dục. 5) cơ chế phát sinh: - ĐB điểm thường xảy ra trên 1 mạch dưới dạng tiền ĐB. Dưới tác dụng của enzim sửa sai, nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành ĐB qua các lần nhân đôi tiếp theo. Gen → tiền ĐB gen → ĐB gen -VD : + Bazơ nitơ dạng hiếm có những vị trí liên kết hyđrô thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng → ĐB gen: “ G*-X → G*-T → T-A - Tác động của các tác nhân gây đột biến: + Vật lí(tia tử ngoại) làm cho 2 timin trên cùng 1 mạch ADN lkết nhau. + hoá học (5- brôm uraxin) thay thế A- T bằng G-X. + sinh học: (virut) gây đột biến. 6) Hậu quả: - có hại, có lợi hoặc trung tính. - Phần lớn ĐB điểm thường vô hại. - Mức độ gây hại của ĐB gen phụ thuộc và đkiện môi trường và tuỳ tổ hợp gen. Enzim 7)Ý nghĩa : ĐB gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hóa C- ĐB NST: 1) Hình thái NST: * Ở svật nhân sơ : NST là phân tử ADN kép vòng không lkết với prôtêin histô * Ở svật nhân thực : NST gồm 2 crômtit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), 1 số NST còn có eo thứ 2(tổng hợp rARN), NST có hình dạng : que, hạt, V Đường kính : 0,2 - 2 µ m ; dài 0,2 - 50 µ m - Hình dạng, k/thước, số lượng đặc trưng cho loài. - nhìn rõ ở kì giữa nguyên phân khi NST co xoắn cực đại. - TB sinh dưỡng, bộ NST tồn tại từng cặp → bộ NST lưỡng bội 2n. 2) Cấu trúc : gồm ADN +prôtêin loại histon. - Ptử ADNquấn quanh các khối cầu prôtêin → chuỗi nuclêôxom(1 nuclêôxom gồm 8 ptử histon + 1 đoạn AND 146 cặp nu quấn quanh 1 ¾ vòng) → sơi cơ bản(đk 11n.m) xoắn bậc 2 → sợi nhiễm sắc(ĐK 30n.m) , xoắn tiếp → Ống siêu xoắn (ĐK 300n.m) xoắn tiếp → crômatit (ĐK 700n.m) → NST 3) Phân loại : a. Đột biến cấu trúc : * Khái niệm: là những biến đổi trong cấu trúc NST làm thay đổi hình dạng, cấu trúc NST. * Các dạng: Các dạng Cơ chế, ứng dụng hậu quả, ví dụ mất đoạn mất 1 đoạn của NST làm giảm số lượng gen trên NST. Gây ĐB mất đoạn nhỏ để bỏ các gen không mong muốn Gây chết.VD mất đoạn NST 22 gây ung thư máu ác tính lặp đoạn 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần làm tăng slượng gen. Đại mạch đb lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza để sx bia it ảnh hưởng, tạo nên các gen mới trong qt tiến hoá. đảo đoạn đoạn NST đảo ngược 180 0 làm thay đổi vị trí gen trên NST Ít ảnh hưởng tới sức sống. chuyển đoạn chuyển đoạn trên cùng 1 NST hoặc giữa 2 NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen lkết. Dùng côn trùng đb chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại gây chết, giảm khả năng sinh sản. b. Đột biến số lượng NST: - sự biến đổi slượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp tạo thể lệch bội - biến đổi toàn bộ các cặp NST tạo thể đa bội. * Lệch bội(dị bội) : - KN: bđổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp. - Các dạng: thể không(2n -2), thể 1(2n-1), thể 1 kép(2n-1-1), thể ba(2n+1), thể bốn(2n+2), thể bốn kép(2n+2+2). - Nguyên nhân: tác nhân lí, hoá , sinh học môi trường làm cản trở sự phân li của 1 hay 1 số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu NST - Cơ chế: + Cơ chế hình thành thể dị bội. + Cơ chế hình thành bệnh đao P: ♀ 2n x ♂ 2n P: ♀ cặp NST 21 || x ♂ || cặp NST 21 Gp : Gp: || 0 | (n+1) ( n-1) n (2n+1) (2n-1) ||| cặp 21 (gồm 3 chiếc) F 1 : (thể ba) (thể một) + Cơ chế hình thành thể lệch bội NST giới tính: X X X Y XX X Y XXX XXY XO OY (chết) (Hội chứng 3X) (Hội chứng claifentơ) (Hội chứng tơcnơ) - Hậu quả, ý nghĩa: chết, mất sức sống, mất khả năng sinh sản- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá, sử dụng ĐB lệch bội để xác định gen trên NST. * Đa bội:- Tự đa bội:là dạng làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n. Đa bội lẻ: 3n, 5n. . . . Đa bội chẵn: 4n, 6n . . . . + Cơ chế: P : 2n X 2n G/p 2n n F1 3n thể tam bội P: 2n X 2n G/p 2n 2n F1 4n thể tứ bội Hợp tử 2n NST nhân đôi 4n Thoi vô sắc K 0 h/ thành - Dị đa bội:là dạng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào ( do lai xa kèm đa bội hoá) Ví dụ: p : cải củ (Raphanus) x cải bắp (Brassica) 2n = 18 R 2n = 18B Gp : n = 9R n = 9B F 1 : n + n = 9R + 9B (bất thụ) ↓ (Đa bội hóa) 2n + 2n = 18R + 18B (sinh sản được) * Hậu quả : - vai trò : tế bào có hàm lượng ADN tăng gấp bội → tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. - Đa bội lẻ : không có khả năng sinh giao tử. - Thể đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì cơ chế xác định giới tính rối loạn, ảnh hưởng đến sinh sản. CHƯƠNG II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN A- Quy luật phân ly: I- Nội dung: 1. Thí nghiệm: + Đối tượng : chọn đậu Hà Lan vì dễ trồng, tính trạng tương phản rõ, tự thụ phấn nghiêm ngặt, dễ tạo dòng thuần. + Tiến hành : p : ♀ hoa đỏ x ♂ hoa trắng (hoặc ngược lại) F 1 : toàn hoa đỏ (F 1 tự thụ phấn) F 2 : 3 đỏ : 1 trắng F 2 : tự thụ phấn (Hoa trắng F 2 → F 3 : hoa trắng 1/3 hoa đỏ F 2 → hoa đỏ (hoa đỏ thuần chủng 2/3 hoa đỏ F 2 → đỏ : 1 trắng (hoa đỏ không thuần chủng) + Nội dung định luật: mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li động đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. II- Cơ sở tế bào học: trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại từng cặp → gen cũng tồn tại từng cặp alen chúng phân ly trong giảm phân để hình thành giao tử và tổ hợp trong thụ tinh. p : A || A x a || a đỏ trắng Gp : | A | a F 1 : A || a x F 1 A || a đỏ đỏ GF 1 : A | | a A | | a F 2 : 1 A || A : 2 A || a : 1 a || a Kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng B- Quy luật phân ly độc lập: I- Nội dung: 1. Thí nghiệm: p (t/c) : hạt vàng, trơn x xanh, nhăn F 1 : vàng trơn F 2 : 16 9 V - T : 16 3 V - N : 16 3 X - T : 16 1 X - N Xét từng cặp tính trạng : xanh vàng = 1 3 ; nhăh tron = 1 3 ⇒ Màu sắc và dạng hạt di truyền độc lập với nhau. 2. Nội dung định luật: khi lai 2 hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc sự di truyền của cặp tính trạng kia (các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử). II- Cơ sở tế bào học: có sự phân ly độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử → sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng. III- Công thức tổng quát: - Số cặp gen dị hợp : n - Giao tử : 2 n - Tỉ lệ phân ly kiểu gen : (1 : 2 : 1) n - Số lượng kiểu gen : 3 n - Tỉ lệ kiểu hình : (3 : 1) n - Số lượng kiểu hình : 2 n * Ý nghĩa: sự phân li độc lập của các NSt trong qt giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong qt thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp C- Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen: I- Tác động của nhiều gen lên 1 tính trạng: 1. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen: là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc lôcut khác nhau → xuất hiện tính trạng mới. - Các gen không alen : là các gen không nằm trên cùng 1 vị trí (lôcut) của cặp NST tương đồng. Ví dụ ở đậu Hà Lan gen quy định màu sắc và hình dạng hạt là các gen không alen. a) Thí nghiệm: lai 2 thứ đậu p : dòng hoa Trắng 1 X dòng hoa trắng 2 F 1 : hoa đỏ F 2 : 9/16 hoa đỏ : 7/16 trắng b) Giải thích: F 2 : 9 + 7 = 16 tổ hợp → giao tử F 1 : 4 loại giao tử x 4 loại giao tử → F 1 dị hợp 2 cặp gen AaBb F 1 : AaBb đỏ : 1 tính trạng do 2 cặp gen không alen quy định → Đây là hiện tượng tương tác gen F 1 x F 1 : AaBb x AaBb F 2 : 9A - B - : 9 đỏ (có sự tương tác 2 gen trội) 3A - bb : 3aa B - 7 trắng (có mặt 1 gen trội A, B hoặc aabb) 1 aabb Ngoài ra còn gặp các loại tỉ lệ biến dạng khác như 9 : 3 : 4, 12 : 3 : 1, 9 : 6 : 1 hoặc 13 : 3 2. Tác động cộng gộp : là kiểu tác động nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của tính trạng. Ví dụ1 : lai 2 thứ lúa mì hạt đỏ và hạt trắng → F 1 đỏ hồng và F 2 : 15 đỏ : 1 trắng (độ đậm nhạt đỏ thuộc gen trội) p : A 1 A 1 A 2 A 2 x a 1 a 1 a 2 a 2 (đỏ đậm) (trắng) F 1 : A 1 a 1 A 2 a 2 (đỏ hồng) F 2 : 15 đỏ : 1 trắng (Biến thiên từ đỏ thẫm → đỏ rất nhạt) VD 2:Màu da người do 3 gen không alen (A,B,C) cùng qui định tổng hợp sắc tố mêlanin và nằm trên các NST tương đồng khác nhau. II-Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng (tính đa hiệu của gen) :là trường hợp 1 gen chi phối nhiều tính trạng Ví dụ 1: Moocgan đã phát hiện ở ruồi giấm có gen cánh cụt, đồng thời đốt thân cũng ngắn, lông cứng, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, đẻ trứng ít, tuổi thọ ngắn, ấu trùng yếu. VD 2 :Gen HbA qui định hồng cầu hình cầu ĐB HbS qui định hồng cầu hình liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể. D- Di truyền liên kết: I- Di truyền liên kết hoàn toàn: Ở ruồi giấm : gen B : thân xám, gen b : thân đen V : cánh dài, v : cánh cụt p (t/c) : ruồi thân xám, cánh dài x ruồi thân đen, cánh cụt F 1 : 100% xám, dài Pa : ♀ đen, cụt x ♂ F 1 xám dài Fa : 1 xám dài : 1 đen cụt Kết quả phép lai cho thấy: đây là phép lai 2 cặp t/trạng nhưng KQ giống lai 1 cặp t/trạng, chứng tỏ - Thân xám đi kèm cánh dài, thân đen đi kèm cánh cụt. - Màu sắc thân, hình dạng cánh di truyền liên kết. - Trong quá trình phát sinh giao tử, gen B và V liên kết hoàn toàn gen b và v cũng liên kết hoàn toàn. - Các gen nằm trên 1 NST cùng phân ly, tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh → di truyền đồng thời của nhóm tính trạng. - Các gen trên 1 NST tạo thành nhóm liên kết. + Số nhóm gen liên kết = Số NST đơn bội (n) + Số nhóm tính trạng = Số nhóm gen liên kết II- Di truyền liên kết không hoàn toàn( hoán vị gen) 1. Thí nghiệm: giống như trên nhưng lần này lấy : Pa : ♀F 1 xám dài x ♂đen cụt Fa : 0,415 xám dài : 0,415 đen cụt : 0,085 xám cụt : 0,085 đen dài Như vậy trong quá trình phát sinh giao tử cái xảy ra sự HVG giữa các alen V và v → xuất hiện 2 loại giao tử Bv và bV ⇒ có sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ là thân đen, cánh dài và thân xám, cánh cụt. 2. Cơ sở tế bào học: do sự trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân 1 trong quá trình phát sinh giao tử (sơ đồ trang 55) 3. Đặc điểm của hoán vị gen: Số cá thể HVG - Tần số HVG = x 100% Tổng số cá thể thu được Ở ví dụ trên, tần số HVG là : 0,085 + 0,085 = 0,17 hoặc 17% - Tần số HVG thể hiện khoảng cách giữa 2 gen : khoảng cách càng lớn thì tần số HVG càng lớn. Tần số HVG không vượt quá 50%. - HVG phụ thuộc giới tính : đa số HVG xảy ra ở con cái, một số ít xảy ra ở con đực. - HVG xảy ra trong giảm phân, đôi khi trong nguyên phân. - HVG làm tăng biến dị tổ hợp. 4. Bản đồ di truyền: a. Bản đồ di truyền (bản đồ gen): là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của 1 loài. b. Cách lập bản đồ di truyền: - Xác định số nhóm gen liên kết, thứ tự và khoảng cách của các gen trong nhóm liên kết. - Dựa vào việc xác định tần số, người ta xác lập được thứ tự và khoảng cách của các gen trên NST. - Các nhóm gen liên kết được đánh số theo thứ tự theo bộ đơn bội của loài (I, II, III ) - Khoảng cách giữa các gen được tính bằng đơn vị bản đồ = 1% HVG; 1% HVG = 1cM. c. Ý nghĩa: + Dự đoán sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên bản đồ. Dự đoán tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai. + Trong công tác giống, giảm thời gian chọn đôi giao phối 1 cách mò mẫm. 5. Ý nghĩa của di truyền liên kết: - Di truyền liên kết hoàn toàn: hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền ổn định của từng nhóm tính trạng, người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. - Di truyền liên kết không hoàn toàn : làm tăng biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền. 6. Cách phát hiện hiện tượng di truyền liên kết: + Dùng phép lai phân tích : là lai với cơ thể đồng hợp lặn. Nếu : Fa : tỉ lệ 1 : 1 ⇒ liên kết hoàn toàn Fa : xuất hiện 4 kiểu hình, tỉ lệ không bằng nhau ⇒ Liên kết không hoàn toàn (HVG) + Làm tiêu bản tế sinh dục (chín) ở kỳ trước giảm phân I để phát hiện. E- Di truyền liên kết với giới tính: I- NST giới tính: - Giới tính của một cá thể của loài phụ thuộc sự có mặt NST giới tính. Ví dụ: + XX : cái, XY : đực (ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai ). + XX : cái, X0 : đực (châu chấu) + XX : đực, XY : cái (chim, ếch, bò sát, bướm, dâu tây). - Trên NST giới tính ngoài các gen quy định giới tính còn có gen quy định tính trạng thường → di truyền liên kết với giới tính. - Khi tiếp hợp trong giảm phân, đoạn mà NST X và Y bắt cặp với nhau ⇒ đoạn tương đồng. Đoạn không bắt cặp → đoạn không tương đồng. II- Gen trên NST X: - Moocgan cho lai ruồi giấm mắt đỏ thuần chủng với ruồi giấm mắt trắng thì nhận thấy mắt đỏ (W) là tính trạng trội, mắt trắng (w) lặn. - Các gen nằm trên NST X có hiện tượng di truyền chéo (mẹ truyền con trai, bố truyền con gái). - Tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều ở F 2 trong 2 giới (phép lai thuận) và đồng đều ở 2 giới (phép lai nghịch). - Cơ sở tế bào học của phép lai chính là sự phân ly của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh để đưa đến sự phân ly và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt. - NST Y không mang gen quy định màu mắt, vì vậy ruồi đực chỉ cần NST X mang 1 gen w (X w Y) → mắt trắng, còn ruồi cái XX mang đồng hợp gen lặn (X w X w ) mới biểu hiện bệnh. Vì vậy ruồi cái mắt trắng rất hiếm. - Một số bệnh mù màu, máu khó đông do gen lặn nằm trên X → bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam. III- Gen trên NST Y: Có hiện tượng di truyền thẳng (bố → con trai → cháu trai) truyền trực tiếp cho thể dị giao tử (XY). Ví dụ : người tật dính ngón 2, 3 ; túm lông trên tai. IV- Ý nghĩa: giúp cho con người phát hiện sớm con đực, cái để điều chỉnh tỉ lệ, ♂,♀theo ý muốn. - Ở gà : gen A quy định lông vằn. Khi mới nở gà trống X A X A vằn rõ hơn gà mái X A Y. - Ở tằm : tằm đực cho tơ nhiều hơn tằm cái : gen A : màu sáng gen a : màu sẫm Bằng phương pháp lai Tằm : ♂X A X a → trứng màu sáng người ta chủ động Tằm : ♀ X a Y → trứng màu sẫm F- Di truyền ngoài NST: I- Di truyền theo dòng mẹ : ở thể lưỡng bội - giao tử đực (tinh trùng), giao tử cái (trứng) mang bộ NST đơn bội (n). Tế bào chất trong giao tử cái lớn hơn nhiều giao tử đực → ảnh hưởng sự di truyền một số tính trạng. - Trong di truyền tế bào chất : kết quả lai thuận và lai nghịch là khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ. Trong sự di truyền này, vai trò chủ yếu thuộc giao tử cái, do vậy di truyền tế bào chất thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ. II- Di truyền của các gen trong ti thể và lục lạp: Ngoài các gen trong tế bào chất thì ti thể, lục lạp cũng mang gen.TB chứa nhiều ti thể, nhiều lục lạp, một ti thể, 1lục lạp chứa nhiều ADN nên chứa nhiều bản sao khác nhau. G- Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen: I- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: Ví dụ : Cây hoa Anh thảo có giống hoa đỏ (AA), hoa trắng (aa). Hoa đỏ AA  → C o 35 Hoa trắng (Hạt)  → C o 20 Hoa đỏ Hoa trắng aa  → C o 35 Hoa trắng 20 o C ⇒ Kết luận: + Bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng sẵn có mà di truyền kiểu gen. + Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. + Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. - Các yếu tố môi trường có tác động đến sự biểu hiện tính trạng . Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. II- Thường biến(sự mềm dẻo kiểu hình) 1. Ví dụ: thỏ sống ở vùng ôn đới : mùa hè lông vàng xám, mùa đông lông trắng như tuyết. 2. Định nghĩa : biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. 3. Nguyên nhân : do môi trường tác động. 4. Đặc điểm: - Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng điều kiện môi trường. - Biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi kiểu gen → không di truyền. - Có lợi cho bản thân sinh vật. - Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá. III- Mức phản ứng: 1. Ví dụ : Ở gà chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thể trọng, ít ảnh hưởng màu lông. gà nuôi không tốt → 1kg, vàng Thường biến có giới gà nuôi bình thường → 2kg, vàng hạn đó là mức phản gà nuôi tốt → 3kg, vàng ứng 2. Khái niệm : M.trường 1 → kiểu hình 1 Kiểu gen I M.trường 2 → kiểu hình 2 M.trường 3 → kiểu hình 3 M.trường n → kiểu hình n Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3…n của cùng 1 kiểu gen tương ứng với n đk môi trường gọi là mức phản ứng của kiểu gen 1. 3. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong 1 kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng. - Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. - Mức phản ứng di truyền được, mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tuỳ kiểu gen của từng cá thể. 4. Vai trò của giống và kỹ thuật trong việc tăng năng suất cây trồng: Giống kỹ thuật năng suất - Đẩy mạnh công tác giống : chọn, cải tạo, lai tạo. - Tăng cường các biện pháp kỹ thuật : xử lý, chăm sóc, phòng trừ bệnh. - Xác định đúng thời gian thu hoạch. CHƯƠNG III : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Bài : Cấu trúc di truyền của quần thể I- Khái niệm: - Quấn thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra các thế hệ sau. - Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen được thể tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể - Tần số mỗi alen = số alen đó/tổng số alen của gen trong quần thể. - Tần số kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/tổng số cá thể trong quần thể. Ví dụ: xét 1 gen có 2 alen A và a thì quần thể có 3 kiểu gen : AA, Aa, aa. Quy ước : tần số của kiểu gen AA là d, của Aa là h, của aa là r. Gọi p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a thì tần số tương đối của các alen được tính bằng công thức: p = d + 2 h , q = r + 2 h (p = AA + Aa/2 , q = aa + Aa / 2) - Về mặt di truyền : người ta phân biệt quần thể tự phối và quẩn thể giao phối. II- Quần thể tự phối: như quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh. Các kiểu tự phối Thế hệ con AA x AA → AA kiểu tự phối này con cháu luôn aa x aa → aa có kiểu gen giống ban đầu Aa x Aa → ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa ⇒ tỉ lệ dị hợp giảm ½ sau mỗi thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng nhưng không làm thay đổi tần số alen. Qua n thế hệ tự phối tỉ lệ thể dị hợp và đồng hợp được tính bằng công thức: Thể dị hợp: Aa = (½) n Thể đồng hợp : AA = aa = 2 )2/1(1 n − Bài : Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên I- Quần thể giao phối ngẫu nhiên: 1. Khái niệm: Là kiểu giao phối 1 cách ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể 2. Đặc điểm : - Các cá thể giao phối tự do với nhau. Ở động vật , thực vật số gen trong kiểu gen rất lớn, mỗi gen có nhiều alen → quần thể đa dạng kiểu gen và kiểu hình, khó mà tìm được 2 cá thể giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng) II- Định luật Hacđi - Vanbec : 1. Nội dung định luật: trong những điều kiện nhất định, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ. 2. Ví dụ: nếu trong 1 quần thể gen A chỉ có 2 alen A và a với tần số tương ứng là p và q thì quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thoả mãn công thức : p 2 AA + 2 pq Aa + q 2 aa = 1 Với p 2 là tần số kiểu gen AA. q 2 là tần số kiểu gen aa 2pq là tần số kiểu gen Aa 3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật: - Số lượng cá thể trong quần thể phải lớn và giao phối một cách ngẫu nhiên. - Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau. - Không có tác động của CLTN, không có đột biến và không có sự di - nhập gen. 4. Ý nghĩa: - Phản ánh trạng thái cân bằng trong quần thể. - Từ tỉ lệ kiểu hình → tỉ lệ kiểu gen, tần số tương đối của các alen và ngược lại. - Nếu biết được tần số xuất hiện của đột biến có thể tính được xác suất bắt gặp của thể đột biến đó trong quần thể. A-CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP. Để tạo giống mới người ta phải dựa vào nguồn vật liệu chọn giống đó là : + Biến dị tổ hợp. + Đột biến. + ADN tái tổ hợp I.Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất dtruyền của thế hệ bố, mẹ thông qua qtrình giao phối.biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống * Phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: - Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. - Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. - Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. - Những tổ hợp gen mong muốn cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. [...]... trong sinh quyển II- Một số chu trình sinh địa hoá SGK III- Sinh quyển 1/ Khái niệm Sinh Quyển Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất 2/ Các khu sinh học trong sinh quyển - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới,… - khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng ( đầm, hồ, ao, )và khu nước chảy ( sông suối) - Khu sinh học. .. môi trường, sinh vật và con người Hệ Sinh Thái I Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh VD: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng…… Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh Trong hệ sinh thái , trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong... đất, môi trường không khí, Môi trường sinh vật 2.Các nhân tố sinh thái a.Nhân tố sinh thái vô sinh : nhân tố vật lí và hóa học c ủa môi trường xung quanh sinh vật b.Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa SV với SV khác xung quanh II.Giới hạn sinh thái 1.Giới hạn sinh thái:là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể... tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất -Khoảng chống chịu:khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật 2.ổ sinh thái:Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài -Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh. .. – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống II Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái 1 Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ): + Các yếu tố khí hậu + Các yếu tố thổ nhưỡng + Nước và xác sinh vật trong môi trường 2 Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật ) Thực vật, động vật và vi sinh vật Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm + Sinh vật sản xuất: … + Sinh. .. biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện E -Loài : I.Khái niệm loài sinh học 1 Khái niệm: Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác 2 Các cơ chế cách li sinh sản giữa... mình Phần bảy: Sinh Thái Học Chương I Cá thể và quần thể sinh vật Môi trường và các nhân tố sinh thái: I Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1.Khái niệm và phân loại môi trường a.Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật b.Phân... hạn chế sự toả nhiệt cơ thể Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể I Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật 1.Quần thể sinh vật Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới 2.Quá trình hình thành quần thể sinh vật Cá thể phát tánmôi trường... xã, người ta xây dựng các tháp sinh thái - Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, Tháp sinh khối, Tháp năng lượng (chính xác nhất) Chu Trình Sinh Địa Hóa Và Sinh Quyển I- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường... là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của qthể được điều chỉnh CHƯƠNG II Quần xã sinh vật QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QX I/ Khái niệm về quần xã sinh vật: là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau như . khác nhau : tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học. CHƯƠNG II- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất A- Nguồn Gốc Sự Sống I. Tiến Hóa Hóa học - Quá trình hình. dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện. E -Loài : I.Khái niệm loài sinh học. 1. Khái niệm: Loài sinh học là một hoặc. trường không khí, Môi trường sinh vật 2.Các nhân tố sinh thái a.Nhân tố sinh thái vô sinh : nhân tố vật lí và hóa học c ủa môi trường xung quanh sinh vật. b.Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của

Ngày đăng: 26/05/2014, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan