Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009. Kiểm soát lạm phát.DOC

25 789 3
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009. Kiểm soát lạm phát.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009. Kiểm soát lạm phát.

Trang 1

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giaiđoạn 2007-2009 Kiểm soát lạm phát

A.Định nghĩa lạm phát:

Trong kinh tế học( phạm vi quốc gia)

Lạm phátlà tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời giannhất định

Trong một nền kinh tế( trong phạm vi thị trường tòan cầu)

Lạm phát là sự mất giá trị thị truong hay sự giảm sức mua của đồng tiền

Nguyên nhân lạm phát

Cầu kéoChi phí đẩy

Và một số nguyên nhân khác: Sức ỳ nền kinh tế, Tiền tệ

Đối với nước VN, có thể nói hiện nay nguyên nhân lạm phát là do tác động tổ hợp của badạng thức lạm phát : lạm phát tiền tệ( chủ yếu ), lạm phát chi phí đẩy , lạm phát cầu kéo.

Lạm phát cầu kéo: do đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân tăng, dẫn đến nhu

cầu nguyên nhiên vật liệu tăng, thiết bị công nghệ tăng, thu nhập người dân cũng như người thântừ nước ngoài gửi về tăng làm cho thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu của người dân tăng, ngoài ralà do nhu cầu nhập khẩu lương thực thế giới tăng Nhu cầu tăng đột biến đẩy giá cả các mặt hangtăng nhanh.

Lạm phát chi phí đẩy: giá nguyên nhiên liệu: xăng dầu các sản phẩm hóa dầu, thép, phôi

thép…( giá đầu vào) trên thế giới tăng mạnh, trong điều kiện kinh tế nước ta phần lớn phụ thuộcvào nhập khẩu ( chiếm 90% GDP) đồng thời thiên tai, mất mùa cũng khiến dẫn đến giá cả thịtrường trong nước tăng

Lạm phát tiền tệ: Trong năm 2007cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh do vốn nước ngoài chảy

vào tăng đột bíên buộc ngân hàng nhà nứoc tung khối lượng lớn tiền để mua ngoại tệ  tănglượng tiền trong lưu thông với mức 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao , thêm vào đó là hệquả của sự tăng tín dụng trong những năm trước đó.

Nhưng trong khi đó so với các nuớc trong khu vực, như Thái Lan , Trung Quốc, cũng chịusức ép tương tự mà lạm phát chỉ ở mức 1 con số, còn ta dến hai chữ số => khác biệt đó là domứcchênh lệch mức tăng cung tiền và GDP quá lớn(2005-2007 cung tiền tăng 135%, GDP tăng27% ) Mức chênh lệch đó là do cơ cấu kinh tế chậm cải thiện, công nghiêp khai thác tài nguyêngia công chiếm tỉ trọng lớ, giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp, đầu tư từ nguồn ngân sáchnhà nước còn dàn trải, không đảm bảo tiến độ, không hiệu quả, nhiều thất thoát…kéo dài , chậmkhắc phục.Công tác dự báo dự kiến biện pháp, kế họach ứng phó những tác động tiêu cực củakinh tế thế giới chưa được quan tâm đúng mức, tham mưu Đảng và Nhà Nước do chưa có kinhnghệim nên còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong ứng phó Nói chung ngoài những yếu tố kháchquan còn do yếu tố chủ quan là từ cơ quan Nhà nước điều hành ổn định kinh tế vĩ mô thiếu hiệuquả.

Trang 2

Tuy nhiên nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam là vấn đề còn đang được tranh luận.

B.Thực trạng lạm phát giai đoạn 2007-2009 và kiểm soát

I.Năm 2007

Trần Văn Thích

Sau 11 năm (1996-2006) giữ được tốc độ lạm phát ở mức một con số, nền kinh tế Việt Nam lại “sôi” lên với làn sóng tăng giá khá mạnh mẽ vào năm 2007, đã khiến cho nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều giới phải “vào cuộc” để tìm hiểu đâu là căn nguyên của vấn đề, thực tế tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội ở mức nào, và phải kiềm chế lạm phát ra sao Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau (nhiều người tỏ ra lo ngại trước con số lạm phát 12,63% của năm 2007; nhưng cũng có người lại bình thản cho rằng “lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát”, hay “nền kinh tế vẫn đang đà phát triển lành mạnh”

I Diễn biến lạm phát Lạm phát những năm gần đây

Thực trạng lạm phát tại Việt Nam 12 năm qua (1996-2007) có thể tóm lược lại trong mấy điểm nổi bật sau đây:

Việt Nam đã “kéo” được chỉ số lạm phát (CPI) từ mức ba con số (774,7%/ 1986;

223,1%/1987; 393,8%/1988) xuống một con số (5,2%/1993) và duy trì nó trong hơn mười năm qua Nổi bật hơn hết là việc kiềm chế được lạm phát ở mức thấp mà chúng ta không phải “đánh đổi”, hay “lựa chọn” giữa mục tiêu tăng trưởng và lạm phát như nó thường diễn ra tại nhiều nước Đó thật sự là một thành tựu lớn.

Thực trạng lạm phát năm 2007

Sau 11 năm lạm phát giữ ở mức một con số, năm 2007 chỉ số này đã tăng lên mức hai con số Điểm khác biệt của lạm phát trong năm này là sự tăng giá diễn ra đồng loạt ở cả nhóm hàng lương thực và phi lương thực Đứng đầu về tốc độ tăng giá trong nhóm các hàng hóa tính CPI là thực phẩm (tăng 21,16%, riêng tháng 12 tăng 4,69%) Nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao thứ hai (tăng 17,12%, riêng tháng 12 tăng 3,28%) Đứng thứ ba là nhóm hàng lương thực (tăng 15,4%, riêng tháng 12 tăng 2,98%) Phương tiện đi lại và bưu điện đứng thứ tư (tăng hơn 7%, riêng tháng 12 tăng 0,7%) Tiếp đến là nhóm hàng may mặc và giày dép (tăng 7%, riêng tháng 12 tăng 1,16%); dược phẩm và y tế (tăng 7%)(2), v.v

Hiện tượng giá tăng diễn ra ở hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ như vậy cho thấy, nguyên nhân của lạm phát không chỉ hoàn toàn do tác động của

Trang 3

giá cả thế giới hay từ cung hàng hoá, dịch vụ; mà rõ ràng là có nguyên nhân từ tiền tệ

Khác với tình trạng lạm phát của những năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2007 tăng liên tục ngoài dự đoán, vượt qua chỉ tiêu Quốc hội đề ra hết lần này đến lần khác (nói khác đi là không kiểm soát được!) Ví dụ, tại thời điểm cuối năm 2006, lạm phát năm 2007 được dự báo ở mức 6 - 7%, và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 9 -10% Nhưng, mới đến tháng 7/2007 chỉ số lạm phát đã đạt mức 6,19%, trong đó riêng tháng 7 là 0,94% Trước tình hình đó, thay vì chỉ tiêu lúc đầu là 6% - 7%, Chính phủ đã phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát cả năm ở mức dưới 8%, với niềm tin là chỉ số giá tiêu dùng của các tháng còn lại giữ ở mức tăng khoảng 0,4%/tháng Nhưng rồi, ngay trong tháng 8 giá đã tăng thêm 0,55% (cao hơn dự đoán), rồi tháng 9 vẫn tiếp tục tăng 0,51%, tháng 10 tăng 0,74%, tháng 11 tăng 1,23%, và tháng 12 tăng kỷ lục: 2,91% (cao nhất so với các tháng trong năm, kể cả tháng2/2007 là tháng có Tết Nguyên Đán; và cũng cao nhất so với các tháng 12 của 11 năm trước đó) Kết thúc năm 2007, tốc độ tăng giá tiêu dùng chung đã lên đến 12,63% so với năm trước, gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế (8,44%) Điều đó đã khiến cho nhiều người phải lo lắng, nhất là những người nghèo Họ lo lắng không phải vì mức lạm phát cao (bởi nền kinh tế Việt Nam cũng đã từng đối mặt với lạm phát cao trong nhiều năm, như 1990:67,4%; 1991:67,6%; 1992: 17,6%; 1994: 14,4%; và 1995: 12,7%, thậm chí còn rất cao, như các năm trước 1990), mà lo vì tốc độ tăng giá diễn ra quá nhanh, trong khi các nhà hoạch định chính sách lại lúng túng trong cách xử lý Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã thừa nhận điều đó khi trả lời phỏng vấn Ông nói: “Đúng là trong dự báo có vấn đề Kể cả dự báo thị trường thế giới và tác động của chính sách vào chỉ số giá tiêu dùng Chúng ta vẫn nghĩ rằng có thể khống chế được, nhưng trên thực tế giá cả đã tăng rất cao.

Với mức 12,63%, chỉ số lạm phát năm 2007 đã cao hơn nhiều so với lãi suất huy động tiết kiệm (lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng trên 8%, và của các ngân hàng thương mại cổ phần khoảng 9,5%) Điều đó đã khiến cho người có tiền gửi tiết kiệm bị thiệt thòi lớn do lãi suất thực âm, và kết quả là dòng tiền ồ ạt được rút khỏi ngân hàng để đầu tư vào “kênh” khác có hiệu quả hơn (người giàu thì mua nhà ở và bất động sản, đầu tư chứng khoán; còn người nghèo thì có được đồng nào đều đổi hết thành vàng) Kết quả là lượng tiền trong lưu thông càng lớn thêm, làm cho giá cả càng tăng cao hơn, đồng thời lại tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Lạm phát cao trên thực tế đã làm cho đồng tiền Việt Nam có xu hướng tăng giá so với đồng đô la Mỹ, dù

Trang 4

cho trên danh nghĩa đồng Việt Nam vẫn mất giá tương đối so với đô la Mỹ một cách đều đều qua các năm (tỷ giá giữa USD/VND năm 2001 là 14.725 VND; năm 2002: 15.280 VND; năm 2003: 15.510 VND; năm 2004: 15.740 VND; năm 2005: 15.859 VND; năm 2006: 15.994 VND; và năm 2007: 16.241 VND) Nhưng do giá cả tại Việt Nam tăng cao hơn giá cả tại Mỹ (12,63% so với 4,1% năm 2007), nên dù tỷ giá danh nghĩa có phần hạ thấp giá trị đồng Việt Nam thì trên thực tế đồng đô la vẫn đang bị hạ thấp giá trị so với VND (USD đã bị mất giá 8,1% so với năm 2006, do lạm phát 4,1%, tại Mỹ 1 đô la năm 2007 có sức mua tương đương với 0,959 đô la năm 2006, và bằng 16.241 đồng Việt Nam năm 2007 Cũng do lạm phát 12,63%, tại Việt Nam 16.241 đồng năm 2007 chỉ có sức mua tương đương với 14.189 đồng của năm 2006; còn 1 đô la tại Việt Nam năm 2006 chỉ còn bằng 14.795 đồng vào tháng 12/2007 Như vậy, nếu so với sức mua là 15.994 đồng của năm 2006, thì đồng đô la tại Việt Nam vào cuối năm 2007 đã bị mất 8,1% giá trị Điều đó vô hình chung đã góp phần hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu Thực tế là năm 2007 Việt Nam nhập siêu kỷ lục, với 12,45 tỷ USD, bằng 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

II Nguyên nhân gây ra lạm phát

Thứ nhất do giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm 2007 Do hai nhóm hàng hóa này đều là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong suốt năm nay Nhưng nếu giá lương thực – thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân chính, thì các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc cũng phải chịu sức ép tăng giá tương tự Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 lên tới 2 chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%

Ta chỉ có thể giải thích lạm phát năm 2007 có nguyên nhân chính từ nguồn cung tiền tệ quá lớn.

Nhận định trên xuất phát từ một hội thảo có tên “Phân tích diễn biến giá cả, lạm phát năm 2007, dự báo giá cả, lạm phát năm 2008″ do Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả tổ chức (25/12/2007) Theo các chuyên gia về thị trường giá cả Việt Nam, năm 2007, tốc độ phát triển kinh tế chưa đạt đến mức 8,5% như kỳ vọng, trong khi đó, chỉ số giá đã vượt quá xa mục tiêu kiềm chế Mặc dù

Trang 5

tốc độ tăng giá chưa đến mức là một “thảm họa” đối với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam; song lại là một tín hiệu không tốt cho đời sống người dân và nền kinh tế Diễn biến giá cả và lạm phát năm 2007 cần được mổ xẻ để tìm biện pháp điều hành giá cả trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới

Riêng kiều hối lên đến 5 tỷ USD thậm chí có thể lên đến 7,5 tỷ USD Trong khi Nhà nước lại chủ động tăng dự trữ ngoại hối lên từ 13 – 20 tuần nhập khẩu Hàng trăm ngàn tỷ đồng tung ra trong thời gian ngắn để hút USD đã gây tác động lớn đến tăng giá hàng hoá, dịch vụ “Trước đây, chỉ vài chục ngàn tỷ đồng tung ra đã đủ làm khuynh đảo thị trường, năm nay tung ra đến hàng trăm ngàn tỷ đồng là rất lớn đối với thị trường trong nước và tác động đến tăng lạm phát”, TS Nguyễn Khánh Long – viện trưởng viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả -nói.

Giáo sư Kenichi Ohno, chuyên gia Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) ước tính, có ít nhất 15 tỷ USD đã đổ vào Việt Nam trong năm 2007 từ các nguồn: dịch vụ (du lịch) 4,6 tỷ USD; vốn FDI giải ngân 2,2 tỷ USD; vốn vay ODA 1,8 tỷ USD, cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD… và đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát ở Việt Nam và là mức lạm phát cao nhất trong các nước mới nổi ở Đông Á

Giáo sư Kenichi Ohno cũng cho rằng, có nhiều nước tiếp nhận rất lớn ngoại tệ nhưng vẫn cơ bản giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức tương đối thấp Vấn đề của Việt Nam là do chính sách quản lý tài chính, tiền tệ chưa hợp lý Dường như Việt Nam đã có tất cả các dấu hiệu của một nước tiếp nhận nhiều tiền mà không hấp thụ tốt: sự bùng nổ về xây dựng, tài sản, dự trữ ngoại tệ tăng, định giá cao tỷ giá hối đoái, lạm phát gia tăng…, và điều này làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát

Trang 6

Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân gây lạm phát như ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh

III Tác động của lạm phát

Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao ) Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.

IV Biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát

Một là, cần thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả Ngoài những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua có thể áp dụng những giải pháp dưới đây nhằm điều chỉnh lượng cung tiền phù hợp, điều chỉnh chính sách tài khoá, tích cực quản lý và tăng hiệu quả của chi

Việc cần làm trước mắt hiện nay là giảm nhanh lượng tiền mặt trong lưu thông Một số giải pháp như điều chỉnh lãi suất vay nóng giữa các Ngân hàng, nới lỏng tỷ giá hối đoái là rất cần thiết, tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ Cần phải quản lý lượng cung tiền trong lưu thông chặt hơn nữa, chủ động tăng vòng quay của đồng tiền Trước mắt nên hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và kiểm soát lượng tiền tiếp tục được tung vào lưu thông Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra giám sát các ngân hàng thương mại, nhất

Trang 7

là những ngân hàng thương mại lớn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tăng vòng quay đồng tiền, quản lý lượng cung tiền cho lưu thông Nếu không quản lý và tăng vòng quay tiền tệ sẽ hoàn toàn bị động trong quản lý lượng tiền mặt trong lưu thông, lượng tiền sẽ tăng lên nhiều gây ra những hậu quả xấu và dẫn tới lạm phát thường trực Mặt khác phải xác định được lượng tiền thực có trong lưu thông (T), xây dựng chỉ tiêu vòng quay tiền, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của toàn ngành Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm thúc đẩy các ngân hàng thực hiện các giải pháp tăng vòng quay đồng tiền của mình Như vậy lượng tiền sẽ được cung ứng trong giới hạn an toàn đối với nền kinh tế.

Tiếp đó, cần quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách Cần xem xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu của Chính phủ, của các ban ngành Tập trung ngân sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên chuyển vào những năm sau Tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng việc hoàn thành các chương trình, các dự án đúng thời hạn để sớm phát huy tác dụng Giảm chi phí trong các cơ quan khối công quyền, tích cực chống tiêu cực và lãng phí.

Các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu điều chỉnh lãi suất ngân hàng năng động hơn Có thể đảm bảo mức lãi suất bình quân cả năm 12%, song mức hiện tại có thể điều chỉnh cao hơn nhằm rút bớt lượng tiền mặt ra khỏi lưu thông Tăng lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn hiện tại tuy có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tới tăng trưởng song trong hiện thời là hợp lý và tác động tích cực tới kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với một số ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như USD, EURO, Yên, Nhân dân tệ đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài, cần tạo cơ chế để nhóm khách này có thể giam gia, nhất là đối với thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, Chính phủ nên thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân, thu hồi tiền mặt Hoạt động này có tác dụng rất tích cực làm giảm nhanh lượng tiền mặt trong lưu thông và tác động trực tiếp tới giảm lạm phát Trong trường hợp cấp bách hiện nay, không nên đấu thầu trái phiếu và tín phiếu

Trang 8

qua trung gian Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nên triển khai bán trực tiếp cho dân Bán trực tiếp sẽ tránh được các khâu trung gian nên mức lãi suất đối với người mua sẽ cao hơn, thu hút được nhiều người tham gia Có thể tổ chức thành những chiến dịch phân phối tín phiếu, trái phiếu trong thời gian cụ thể với cơ chế thuận lợi kết hợp với sự tuyên truyền cổ động mạnh mẽ để động viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội tham gia.

Hai là, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế

Trước thực trạng nền kinh tế phát triển quá nóng, cần phải giảm tốc độ tăng trưởng, duy trì tốc độc tăng trưởng xoay quanh 8% là hợp lý Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư cả trung ương và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, chủ động điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, có thể chuyển những dự án chưa cấp thiết xuống tiếp những năm sau nhằm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, các công trình đầu tư Khẩn trương hoàn thành các dự án, các công trình, đặc biệt là những công trình trọng điểm, hoàn thành dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát huy tác dụng Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá vật chất, tăng năng suất lao động hơn nữa, nhất là sản xuất vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng nhằm tăng năng lực của nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Kiểm tra, xem xét các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hoá, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư huy động từ thị trường chứng khoán Hạn chế các doanh nghiệp loại này chuyển hướng kinh doanh từ sản xuất hàng hoá hiện hữu sang dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ.

Ba là, hạn chế tăng chi phí

Giảm mức tăng chi phí phải thực hiện tiết kiệm trong sản xuất Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, nhất là đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu Một giải pháp giảm mức tăng chi phí khác có thể áp dụng là hoàn thiện công nghệ, đổi mới công nghệ, cải tiến tố chức quản lý nhằm tăng năng suất lao

Trang 9

Lạm phát là hiện tượng của kinh tế thị trường mang tính khách quan, dù muốn hay không chúng ta cũng vẫn phải đón nhận Chính vì vậy, cần phải bình tĩnh nhìn nhận tìm hiểu bản chất sự việc để có những phản ứng điều chỉnh Tuy nhiên, để thực hiện kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này, Việt Nam sẽ phải chấp nhận từ bỏ một số mục tiêu khác Do đó, Nhà nước cần có sự tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn, kịp thời.

II.Năm 2008( Trịnh Quốc Cường , Lê Tri Thức)

I.diễn biến lạm phát năm 2008

Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008 Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới trên 30% (YoY) Kết thúc năm 2008, lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua Trong đó CPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%.

Chỉ số gia tiêu dùng

Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.

Mặc dù giá tiêu dùng năm 2008 tăng khá cao, nhưng xu hướng diễn biến theo chiều hướng tích cực vào các tháng cuối năm là do:

(i) Kết quả thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát với giải pháp thắt chặt tiền tệ là nguyên nhân cơ bản giữ cho lạm phát thấp hơn 20% Điều này cũng khẳng định những giải pháp mà Chính phủ đề ra là hoàn toàn đúng hướng, kịp thời và đạt kết quả tích cực, giá tiêu dùng đã giảm dần từ tháng 10 năm 2008;

Trang 10

(ii) Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu hàng hoá khác trên thị trường thế giới nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn cũng đã giảm mạnh vào những tháng cuối năm, tạo thuận lợi cho giảm giá đầu vào của sản xuất trong nước;

(iii) Tình hình sản xuất trong nước những tháng cuối năm cũng đã bớt khó khăn hơn, do tiếp cận các nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn.

Giá vàng tháng 12/2008 so với tháng trước tăng 0,78%; so với tháng 12 năm 2007 tăng 6,83% Giá vàng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 31,93% Giá đô la Mỹ tháng 12/2008 so với tháng trước tăng 1,14%; so với cùng kỳ năm trước tăng 6,31% Giá đô la Mỹ bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,35%.

Giá trị xuất nhập khẩu

Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 25/12, bất chấp tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam tăng gần 30% Nhập siêu giảm dần và cả năm giữ ở mức 17 tỷ USD.

Xuất khẩu

Số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, hàng xuất khẩu của Việt Nam năm nay thu về 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm trước Tốc độ tăng trưởng này vượt khá xa chỉ tiêu do Quốc hội thông qua hồi đầu năm là 20-22% Trong năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến chỉ tăng 13%, do giá cả và cầu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh Hiện giá dầu thô trên thị trường thế giới chỉ còn bằng 1/4 giá đỉnh điểm hồi tháng 7 vừa qua.

Những mặt hàng xuất khẩu mang về nhiều ngoại tệ trong năm nay vẫn là dầu thô, với 10,45 tỷ USD, tiếp sau là dệt may 9,1 tỷ USD, giày dép 4,69 tỷ USD, thủy sản, gạo và cà phê Trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, nhưng đã có xu hướng chậm dần.

Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt gần 63 tỷ USD có được một phần lớn nhờ giá các mặt hàng của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

Trang 11

Về tình hình nhập siêu, trong 2008, Việt Nam chi tổng cộng 79,91 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 27,5%, và đưa nhập siêu cả năm lên mức 17,01 tỷ USD.

Mức nhập siêu này chủ yếu do nhập khẩu tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm Trong năm 2007, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 14,12 tỷ USD

Đại đa số mặt hàng nhập khẩu là các loại máy móc và nguyên vật liệu cho sản xuất Trong đó, máy móc - thiết bị chiếm 13,6 tỷ USD và dầu thô 10,81 tỷ USD Sắt thép, vải, nguyên liệu cho ngành da giày cũng chiếm tỷ trọng lớn.

Thị trường chứng khoán

Như một quy luật, năm 2008 là năm điều chỉnh giảm cho giai đoạn bùng nổ 2006-2007, nhưng với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹđã khiến VN-Index tụt giảm sâu hơn dự đoán của nhiều chuyên gia, quay trở lạivạch xuất phát của đầu năm 2006 là 300 điểm.

a Thị trường vốn (cổ phiếu & chứng chỉ quỹ)

Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008, xu hướng này bắtđầu từ đỉnh VNIndex 1,104 điểm vào ngày 10/10/2007.

-Giai đoạn đầu năm  cuối tháng 4: Thị trường tiếp tục trong xu hướngđiều chỉnh giảm bắt đầu từ tháng 10/2007

Khởi đầu năm 2008 VN-Index đã đón nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao hai con số.

Ngày 25/03 VN-Index đóng cửa tại 496.64 điểm, chính thức phá đáy 500.

-Giai đoạn tháng 5 -> giữa tháng 6: Áp lực từ nguồn cung giảichấp các hợp đồng Repo

Ngoài các tin xấu đến dồn dập, thị trường cổ phiếu còn đón nhận một lượng hàng bán ra bất chấp mọi giá trong thời điểm này, đó là lượng hàng giải chấp từ các hợp đồng Repo của các công ty chứng

khoán và ngân hàng thương mại.

Trang 12

- Giai đoạn từ cuối tháng 6 cuối tháng 8: niềm tin nhà đầu tư được khôiphục từ dấu hiệu nền kinh tế vĩ mô

Những biện pháp mạnh tay của Chính phủ từ đầu năm đã bắt đầu có tác dụng từ giữa tháng 6, thâm hụt mậu dịch giảm đáng kể tăng trưởng tín dụng đã chậm lại và có chọn lọc Thị trường đã rớt về đáy 367 điểm và tiêu hóa hết các thông tin xấu, nên giới đấu cơ quay lại thị trường thu gom cổ phiếu với tâm lý cổ phiếu giá rẻ.

-Giai đoạn đầu tháng 9 -> cuối tháng 12: VN-Index bị tác độngmạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

b Tình hình IPO năm 2008

Tâm lý nhà đầu tư đã không còn ưa chuộng hàng hóa IPO nữa Cả năm 2008có 50 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HASTC 3 công tycó số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Sabeco, Habeco vàVietinbank Tổng cộng có tất cả 385,418,192 CP phát hành ra công chúngnhưng chỉ có 230,985,944 CP được nhà đầu tư mua tương ứng với tỷ lệ 60%.Tổng số tiền IPO thu được năm 2008 đạt 9,870 tỷ đồng

c Thị trường OTC

Năm 2008 cũng là năm ngủ đông của thị trường OTC Hầu hết mọi cổ phiếu đềuđóng băng không giao dịch, nhà đầu tư nào lỡ đầu tư vào thị trường OTC vàocuối năm 2007 đều bị kẹt vốn Tuy nhiên vẫn còn những cổ phiếu được nhà đầutư giao dịch như cổ phiếu khối ngân hàng : Eximbank, Đông Á, Quân Đội –MB,Vietcombak và vài cổ phiếu của ngành bất động sản có kế hoạch niêm yết rõràng như Hoàng Anh Gia Lai, BCCI.

d Thị trường trái phiếu năm 2008

Giao dịch trên thị trường trái phiếu Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhấttrong khu vực Đông Á Cụ thể năm 2007 tăng 98.11% so với mức trung bình21.1% của khu vực Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức tài chính chuyênnghiệp, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn được coi là thị trường chưa phát triển

Lãi suất

Trước vận động bất lợi của TTCK và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới

Ngày đăng: 04/09/2012, 16:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan