Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal - Mart

93 1.4K 4
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal - Mart

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal - Mart

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WAL-MART Sinh viên thực hiện : Nguyễn Kim Lan Lớp : Anh 1 Khóa : K43A – KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI, THÁNG 6/2008 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 4 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 4 1. KHÁI NIỆM 4 1.1. VĂN HOÁ 4 1.2. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 5 2. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8 2.1. XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT NỘI BỘ 8 2.2. TẠO RA KHUÔN MẪU VĂN HOÁ 9 2.3. TẠO RA CÁC GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 9 3. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 10 3.1. VỀ MẶT TÍCH CỰC 10 3.2. VỀ MẶT HẠN CHẾ 13 4. CÁC YẾU TỐ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 14 4.1. CÁC GIÁ TRỊ VÔ HÌNH 14 4.2. CÁC GIÁ TRỊ HỮU HÌNH 16 II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 19 1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 19 1.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP 19 1.2. XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC 25 1.3. XÂY DỰNG YẾU TỐ VẬT CHẤT CHO DOANH NGHIỆP 27 2. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 28 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART 30 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN WALMART 30 1. LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN 30 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC 33 2.1. CHUỖI CỬA HÀNG WAL-MART PHÂN VÙNG MỸ 34 2.2. CÂU LẠC BỘ SAM 36 2.3. CHUỖI CỬA HÀNG WAL-MART PHÂN NHÁNH QUỐC TẾ 36 3. ĐỐI THỦ VÀ KHÁCH HÀNG CỦA WAL-MART 37 3.1. ĐỐI THỦ 37 3.2. KHÁCH HÀNG 38 II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART 38 1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ 38 1.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƢỢC 38 1.2. CÁC YẾU TỐ NIỀM TIN VÀ GIÁ TRỊ CHO VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 42 1.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH CHO TẬP ĐOÀN 43 1.4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 50 2. XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC 51 2.1. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, TINH THẦN, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC NHÂN VIÊN TRONG TẬP ĐOÀN 51 2.2. MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC THÂN THIỆN VÀ CỞI MỞ 53 2.3. CƠ CHẾ KHEN THƢỞNG, KỶ LUẬT 57 2.4. CƠ CHẾ HÀI HOÀ GIỮA LỢI ÍCH CÁ NHÂN VÀ LỢI ÍCH CÔNG TY 57 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO DOANH NGHIỆP 59 3.1. XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG: LOGO, KHẨU HIỆU THƢƠNG MẠI 59 3.2. ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN 61 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART 62 1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC 62 2. NHỮNG HẠN CHẾ 64 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN WALMART CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 66 I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 66 1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 66 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 69 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ WAL-MART 71 1. XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH PHÙ HỢP 71 1.1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG THÂN THIỆN VÀ HIỆU QUẢ 71 1.2. PHƢƠNG THỨC KINH DOANH 74 1.3. THOẢ MÃN TRÊN CẢ SỰ MONG ĐỢI NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG 74 2. HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC 75 2.1. TẠO BẦU KHÔNG KHÍ LÀM VIỆC THÂN THIỆN TRONG CÔNG TY 75 2.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP 76 3. HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG 80 3.1. THIẾT KẾ KHẨU HIỆU THƢƠNG MẠI (SLOGAN) 80 3.2. THIẾT KẾ ĐỒNG PHỤC RIÊNG CHO NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY 81 KẾT LUẬN 81 PHỤ LỤC 82 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CỬA HÀNG CỦA WAL-MART TẠI CÁC NƢỚC 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lƣợc kinh doanh thì sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hoá doanh nghiệp đƣợc mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hƣởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đƣợc hƣớng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Văn hoá doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm, thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng nhƣng doanh nghiệp lại không thể đi mua đƣợc sự cống hiến, lòng tận tụy của từng nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối đầu với những nguy cơ về môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi và cần có những biện pháp thích hợp để quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thích nghi đƣợc với những sự thay đổi đó, làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Vì vậy xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp đã trở thành một xu hƣớng chủ đạo, chiến lƣợc quan trọng trong định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Một trong những ví dụ điển hình về xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công trên thế giới là tập đoàn Wal-Mart. Sự thành công của Wal-Mart sẽ là một bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đƣờng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của chính công ty mình để có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp tác động nhƣ thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Làm thế nào để xây dựng thành công một nền văn hoá doanh nghiệp? Để trả lời cho những câu 2 hỏi này “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart” đã đƣợc chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở xây dựng những lý luận về văn hoá doanh nghiệp và làm rõ thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart, khoá luận đƣa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng nội địa và thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn Wal-Mart Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khoá luận chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu trong nội dung xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhƣ: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, niềm tin, môi trƣờng làm việc, logo, khẩu hiệu thƣơng mại, đồng phục cho nhân viên. Quảng bá thƣơng hiệu cũng là một nội dung chủ yếu trong nội dung xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhƣng đây là một khái niệm có nội hàm rộng nên khoá luận tốt nghiệp không đề cập đến. Khoá luận đƣa ra các bài học kinh nghiệm cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại tất cả các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung. Đề tài không đƣa ra bài học kinh nghiệm riêng cho bất cứ doanh nghiệp bán lẻ cụ thể nào. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, phân tích, luận giải, thống kê, hệ thống hoá, so sánh… 5. Bố cục của khoá luận Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo nội dung khoá luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn Wal-Mart Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm từ xây dựng văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Walmart cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam 3 Bởi thời gian thực hiện đề tài không dài, khả năng xét đoán mọi vấn đề nhiều khi còn mang tính chủ quan và tài liệu tham khảo chƣa đƣợc phong phú và công phu nên chắc chắn bài khoá luận sẽ còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 4 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm 1.1. Văn hoá Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Nhƣng mãi đến thế kỷ 17, nhất là nửa cuối thế kỷ 19 trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung vào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hoá rất đa dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có ngoại diên rất lớn, đƣợc dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau về đối tƣợng, tích chất và hình thức biểu hiện. Do đó, khi có những nghiên cứu tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa. Hiện chƣa có một khái niệm thống nhất về văn hoá. Chúng ta có thể hiểu văn hoá theo một số khái niệm sau đây: Theo UNESCO: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trƣng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội. Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng.” 1 Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ vì mục đích cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phƣơng tiện, phƣơng thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi 1 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 5 phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” 2 Theo E.Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi ngƣời ta quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi ngƣời ta đã học tất cả.” 3 Tóm lại, văn hoá là một tổng thể các sáng tạo vật chất và không vật chất của một cộng đồng ngƣời trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng ngƣời khác. Và không chỉ có các quốc gia, các dân tộc mới có văn hoá mà mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp cũng có văn hoá riêng của mình. 1.2. Văn hoá doanh nghiệp Trong xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp đƣợc coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hƣởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hoá lớn. Nhƣ Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng ngƣời Mỹ có nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bƣớc tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều đƣợc xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”. 4 Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó. Cụm từ “corporate culture/organizational culture” (văn hoá doanh nghiệp, còn gọi là văn hoá xí nghiệp, văn hoá công ty) đã đƣợc các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một 2 Hồ Chí Minh tuyển tậptập 3 (1995), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 3 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4 Schein, F. (2004), Corporate Culture and Leadership, Jossey Bass Publisher. [...]... thành viên trong doanh nghiệp II NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1 Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp 1.1 Xây dựng hệ thống định chế của doanh nghiệp - Triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp Triết lý kinh doanh là những tƣ tƣởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đƣờng trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Theo định... tục) của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp nhƣ là “bộ gen” của doanh nghiệp Những doanh nghiệp thành công thƣờng là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trƣờng văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác… Bản sắc văn hoá không chỉ là tấm... ty liên doanh này liệu sẽ đi về đâu, sẽ có thể tồn tại đƣợc bao lâu? 4 Các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp 4.1 Các giá trị vô hình - Sứ mệnh của doanh nghiệp Sứ mệnh của doanh nghiệp là một bản tuyên bố “lý do tồn tại của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp. .. của các chủ thể kinh doanh. 12 - Tính cách của doanh nghiệp Ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có nền văn hoá mạnh thƣờng đặt lên hàng đầu một nét đặc trƣng văn hoá nhằm định hƣớng cho doanh nghiệp đó và phong cách hoạt động của các thành viên Sự khác nhau về đặc trƣng văn hoá mà các doanh nghiệp đã chọn là tính cách riêng của doanh nghiệp đó Tính cách riêng của doanh nghiệp bao gồm:13 +... chuyên nghiệp Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề rất lớn, quyết định sự trƣờng tồn, phát triển của doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hình thức bên ngoài, hành vi ứng xử thông thƣờng mà còn là giá trị cốt lõi của mỗi một doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải có cách hiểu đúng đắn về tổng thể văn hoá doanh nghiệp và các bƣớc cơ bản để xây dựngXây dựng văn hoá doanh nghiệp không đơn thuần... doanh nghiệp mong muốn mà đòi hỏi sự khởi xƣớng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo doanh nghiệp, sự thấu hiểu, nỗ lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là mục tiêu hƣớng tới nhằm tạo ra những giá trị văn hoá riêng biệt với các doanh nghiệp khác đồng thời cũng là động lực để phát triển doanh nghiệp mang tính nhân văn và bền vững 29 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH. .. dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp - Các yếu tố niềm tin và giá trị cho văn hoá doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Dựa trên triết lý kinh doanhdoanh nghiệp đã xây dựng ở bƣớc trên, ban lãnh đạo cần xây dựng những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp Đây sẽ là phƣơng hƣớng, mục tiêu, kim chỉ nam để các nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện theo, coi đó là mục... phần nâng cao hiệu quả quản lý lao động và tạo tác phong hiện đại văn minh của cán bộ công nhân viên khi giao dịch với khách hàng, làm nổi bật văn hoá doanh nghiệp 2 Các rào cản đối với quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không phải là ngày một ngày hai mà đòi hỏi rất nhiều cố gắng và công sức Văn hoá doanh nghiệp phục vụ nhiều đối tƣợng khác nhau, xong khách hàng của... muốn đóng góp cho doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp ngăn cản sự đoàn kết và hiệp lực của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp Nếu nhƣ trƣớc đây sự hoà hợp về các yếu tố cơ bản trong kinh doanh có thể là cơ sở tốt cho một liên doanh, nhƣng ngày nay điều đó chƣa đủ nếu chúng ta không tính đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp Nhiều liên doanh đã vấp phải thất bại do sự đối nghịch của văn hoá đƣợc hợp thành... thái văn hoá phù hợp và thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành, thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ cho doanh nghiệp - Tạo nên bản sắc của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp

Ngày đăng: 26/05/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

    • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

      • 1. Khái niệm

      • 2. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

      • 3. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp

      • 4. Các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp

      • II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

        • 1. Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

        • 2. Các rào cản đối với quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

        • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART

          • I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN WALMART

            • 1. Lịch sử thành lập và phát triển

            • 2. Mô hình tổ chức

            • 3. Đối thủ và khách hàng của Wal-Mart

            • II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART

              • 1. Xây dựng hệ thống định chế

              • 2. Xây dựng môi trường làm việc

              • 3. Xây dựng cơ sở vật chất cho doanh nghiệp

              • II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART

                • 1. Những thành tựu đạt được

                • 2. Những hạn chế

                • CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN WALMART CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM

                  • I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM

                    • 1. Thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp

                    • 2. Sự cần thiết phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

                    • II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ WAL-MART

                      • 1. Xây dựng triết lý kinh doanh phù hợp

                      • 2. Hoàn thiện môi trường làm việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan