VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

82 3.4K 13
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC  GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp em nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình củagiáo hướng dẫn, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của anh chị khóa trên và bạn bè cùng khóa tham gia học tập và nghiên cứu tổ bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học,… đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luân tốt nghiệp “ Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ”. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Long cùng các thầy cô trong chuyên ban Chủ nghĩa xã hội khoa học. Các thầy cô đã định hướng cho em trong việc lựa chọn khóa luận tốt nghiệp và phân công cán bộ, các thầy cô hướng dẫn. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Thủy- người đã hướng dẫn trực tiếp, quan tâm, giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu, sửa chữa thiếu sót trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thành phố Việt Trì, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em, Tòa án nhân dân và Công an thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiên thuận lợi, cung cấp tài liệu có liên quan để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về vốn kiến thức, điều kiện về thời gian có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để công trình nghiên cứu sau đạt kết quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Thúy Nguyệt Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường để mỗi chúng ta trưởng thành rèn luyện nhân cách. Các thành viên trong gia đình có tác động to lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ về mọi mặt như quan tâm, chăm lo, theo dõi và giúp đỡ các em hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức. Không chỉ vậy, các bậc cha mẹ cũng như những người lớn tuổi trong gia đình phải gương mẫu, bao dung độ lượng, là tấm gương sáng cho lớp trẻ học tập, noi theo. Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ngày cấp thiết. Giáo dục gia đình sẽ hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như trật tự trong gia đình ngoài xã hội. Trong giáo dục gia đình, giáo dục giới tính là nội dung quan trọng nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề giới tính, chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như cho mọi người trong gia đình. Giáo dục giới tính trong gia đình có tác động rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách với những nội dung như: giáo dục về sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản, các quan hệ tình cảm và các trách nhiệm của nó đối với gia đình và xã hội. Thực trạng hiện nay cho thấy bên cạnh những tác động tích cực của việc giáo dục giới tính trong gia đình thì không ít gia đình phải trả giá cho việc lơi lỏng nhiệm vụ này. Chúng ta không thể ngờ rằng những vụ án giết người, hiếp dâm, nạo phá thai, diễn ra khó kiểm soát. Điều này là do trách nhiệm lớn từ phía gia đình. Do vậy vấn đề đề đặt ra hiện nay là phải đề cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên không chỉ cần thiết cho xã hội nói chung và mà còn cho mỗi gia đình nói riêng bởi xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, song giáo 1 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp dục gia đình vẫn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục trong nhà trường và xã hội là rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ có hiệu quả khi lấy việc giáo dục trong gia đình làm cơ sở. Thành phố Việt Trì là vùng có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội cao của tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên việc chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang lại nhiều thành quả cho vùng như đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên, trẻ em được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó là những mặt trái đáng báo động của môi trường xã hội, lối sống thực dụng của phương Tây, tiếp xúc với văn hóa phẩm độc hại gây ảnh hưởng xấu đến giới tính của các em. Nhiều gia đình dạy con thì ít mà dỗ con thì nhiều, hoặc cũng có thể do các bậc cha mẹ ngại khi nói tới vấn đề giới tính hay thiếu kiến thức về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ cho nên hiệu quả giáo dục giới tính trong gia đình còn thấp. Cho nên đây chính là vấn đề cần phải đề cập đến và giải quyết mà tôi nhận thấy khi nghiên cứu tình hình thực tế thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay. Để có được những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện trên cả 3 mặt thể lực, tâm lực, trí lực thì đã đến lúc các bậc cha mẹ, các cơ quan chức năng có sự nhìn nhận đầy đủ, khách quan, chính xác hơn vai trò của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trong sự nghiệp giáo dục để đưa ra những giải pháp cụ thể và thích đáng cho giáo dục gia đình. do đó tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" làm đề tài khóa luận cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình nói chung trong giáo dục giới tính nói riêng đã được công bố. Trong các công trình ấy phải kể đến:"Giáo dục trong gia đình Mác"của Pê-tréc-nhi-cô-va, do Nhà xuất bản thanh niên phát hành năm 1977;"Nói chuyện về gia đình"của AMacarenco do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1997. Đề tài cấp Nhà nước KX-07-09: "Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam"của trung tâm nghiên 2 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp cứu gia đìnhphụ nữ,do Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội,1995."Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa"của Tiến sĩ Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. công trình nghiên cứu:"Giáo dục gia đình"của tác giả Phạm Khắc Chương, Nhà xuất bản giáo dục, 1998. Ngoài ra còn có rất nhiều các tác phẩm, sách báo, tài liệu của các tác giả đề cập đến vai trò của giáo dục trong gia đình. Các đề tài trên ít nhiều nói đến vai trò của giáo dục trong gia đình đối với thế hệ trẻ- tương lai của đất nước nhưng chưa có đề tài nào đề cập tới thực trạng và giải pháp về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó tôi viết khóa luận "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ"để đóng góp một phần nhỏ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nới riêng và đất nước nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục giới tính của gia đình đới với lứa tuổi vị thành niên, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ các khái niệm"gia đình","giáo dục gia đình", chức năng của giáo dục gia đình và đặc biệt là nội dung, sự cần thiết giáo dục giới tính của gia đình. Thứ hai, đánh giá thực trạng giáo dục giới tính trong gia đình thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay và đưa ra những hạn chế cần khắc phục. Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng và đất nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. 3 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính đối với lứa tuổi vị thành niên đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong gia đình. - Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là cơ sở lý luận nghiên cứu khóa luận. Khóa luận sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, kết hợp với phương pháp thu thập tài liệu, đối chiếu, so sánh và sử dụng một số kết quả điều tra xã hội học hoặc số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, công trình nghiên cứu đã được công bố. 6. Đóng góp của khóa luận Đề tài làm rõ và sâu sắc hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên hiện nay. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng như các địa phương khác trong thời kì đổi mới. Những quan điểm, đánh giá, kết luận khoa học trong khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về giáo dục gia đình nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết. 4 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 1.1 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG GIA ĐÌNH 1.1.1 Gia đình và chức năng của gia đình Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế van hóa- xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội. Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc thù, đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Gia đình biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tế, sự tồn tại của gia đình rất đa dạng, phong phú. Chẳng hạn gia đình có thể là một người đàn ông kết hôn với một người đàn bà; hoặc chỉ có một trong hai người sống với các con của họ hoặc một người đần ông kết hôn với một người đàn bà cùng con nuôi của họ; hoặc một cặp vợ chồng cùng các con không có chứng nhận kết hôn; hoặc một cặp vợ chồng cùng với các con sống với ông bà cha mẹ;… Do đó, khi nghiên cứu về gia đình, việc xác định nội hàm của khái niệm gia đình gặp không ít khó khăn. Đến nay có nhiều khoa học nghiên cứu về gia đình, mọi khoa học tiếp cận những góc độ nhất định nhằm mục đích khái quát những yếu tố cơ bản, đặc thù của cộng đồng gia đình phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình, nhưng còn thiếu vắng một định nghĩa dưới góc độ chính trị- xã hội một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về gia đình: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung (Theo UNESCO định nghĩa).[21,269] Một số học giả nước ngoài đã định nghĩa gia đình như sau: 5 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp Theo Xéc- mai- nơ trong cuốn “ 142 tình huống giáo dục gia đình” nhà xuất bản Giáo dục 1991 cho rằng: “Gia đình là một nhóm người chung sống với nhau trong một mái nhà có quan hệ hôn nhân và huyết thống và có nền kinh tế chung” [1,36]. Gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật bắt nguồn từ hôn nhân, bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ hôn phối của đôi nam nữ. Tuy nhiên, trong gia đình có mặt của những người họ hàng, bà con hoặc con nuôi; họ gắn bó với nhau bởi nghĩa vụ và quyền lợi, tính chất kinh tế và sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên (theo Levi Straus). Trong tác phẩm"Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước"Mác- Ăngghen định nghĩa:"Hằng ngày tái sản xuất ra bản thân mình, co người còn tạo ra những người sinh sôi, nảy nở đó là quan hệ vợ chồng; cha mẹ với con cái đó là gia đình” [19,42]. Khi bàn về khái niệm gia đình, Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu, nhưng lại có những hình thức, vai trò khác nhau và thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân tộc này sang dân tộc khác. Không có định nghĩa gia đình chung áp dụng cho mọi thời đại. Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm quốc tế gia đình và thống nhất khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình được coi như là một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình:"Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung” [21,269]. Theo Giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cung chung sống (cha, mẹ, con 6 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp cái, ông bà, họ hang, nội ngoại). Đồng thời, trong gia đình cũng có thể bao gồm một số người được nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (Kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều rằng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, gia đình cũng có những quyết định ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên [21,20-21]. Định nghĩa này hợp lý về cả khoa học và đạo lý con người Việt Nam song vẫn chưa giải thích được sự xuất hiện loại gia đình truyền thống Việt Nam, gia đình không có tính pháp lý. Khái niệm gia đình mang tính pháp lý Việt Nam được ghi trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8):"Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” [17,4]. Từ những quan niệm trên có thể xác định: Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại, phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, quan hệ chăm sóc và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên. Trên thực tế có thể vận dụng nội hàm gia đình nhiều cách tiếp cận, chính thế khi bàn về khái niệm gia đình, văn bản Liên hợp quốc nhấn mạnh: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu nhưng lại có những hình thức và vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân tộc này sang dân tộc kia. Do đó, không thể đưa ra một định nghĩa gia đình chung áp dụng cho mọi thời đại. Gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Quan hệ hôn nhân là sự liên kết giữa các cá nhân (nam- nữ) theo quy định của pháp luật hay nhà thờ, nhằm để chung sống với nhau và xây dựng 7 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp gia đình hạnh phúc. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân cũng mang tính giai cấp. Giai cấp thống trị dung pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Quan hệ này là sự tiếp tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân chính đáng và hợp pháp. Ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống thì còn có quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ quần tụ. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ hình thành giữa chủ thể và đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau bởi những quyền lời và nghĩa vụ được dư luận ủng hộ. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn là những thành viên sống chung với nhau dưới một mái nhà, kể cả những lúc xa vắng, họ vẫn có những mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung của họ. Do đó, mặc dù trên thế giới mỗi một quốc gia đều có những nền văn hóa khác nhau, lối sống khác nhau nên có nhiều hình thức, cấu trúc gia đình khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về gia đình cho mọi nền văn hóa. Gia đình không chỉ có vai trò to lớn là duy trì nòi giống mà còn là môi trường nuôi dưỡng nhân cách của con người. Giáo dục gia đìnhvị trí vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, nuôi dưỡng, phát triển toàn diện con người mới cho xã hội. Do đó, không chỉ giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội thì chúng ta phải phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên Việt Nam nói chung và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Gia đình là tế bào của xã hội và không có thiết chế xã hội nào thay thế được. Gia đình có nhiều chức năng đặc biệt mà cơ bản là những chức năng: - Chức năng tái sản xuất ra con người - Chức năng giáo dục - Chức năng tổ chức đời sống gia đình - Chức năng kinh tế 8 [...]... THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ 2.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ Việt Trì nằm phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích... lai của gia đình, xã hội 1.3 NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH Trong giai đoạn hiện nay giáo dục giới tính không những quan trọng mà còn là rất quan trọng Bởi giáo dục giới tính giá trị lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ lứa tuổi đang lớn và liên quan đến hoạt động tình dục là một hoạt động giữ chức năng chủ chốt trong việc duy trì thế hệ mai sau Chúng ta... thức xã hội của các em được nâng cao 21 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp Trẻ vị thành niên- những công dân tương lai của đất nước, do vậy việc giáo dục trẻ vị thành niên như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội hiện tại và tương lai vậy quan tâm tới giáo dục cho trẻ vị thành niên là quan tâm tới không chỉ bản thân trẻ vị thành niên mà còn là quan tâm tới tương lai của gia đình, xã hội... với gia đình, nhà trường và xã hội, trộm cắp, lối sống "tha hóa" đang trở thành nỗi lo của nhiều gia đình hiện nay Do vậy, giáo dục gia đình là chức năng quan trọng nhất nhằm phát huy mặt tích cực, loại bỏ yếu tố tiêu cực để giúp trẻ em hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn 1.1.2 Giáo dục giới tính trong gia đình Giáo dục trong gia đình có nội dung toàn diện, bao gồm giáo dục hành vi đạo đức; giáo. .. cảm của thế hệ trẻ đang tràn lan trên thị trường với mức độ khó kiểm soát Do đó, để trẻ có hiểu biết và kiến thức về giới tính thì vai trò của toàn xã hội nói chung và của gia đình nói riêng về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ là rất cần thiết Giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của giáo dục nhân cách, có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành đạo đức đối với người chưa đến tuổi trưởng thành. .. trong gia đình Giáo dục trong gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người Nó không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của xã hội bởi: "Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình đứa trẻ [20,231- 232] Không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục gia đình, nên có thời kì lịch sử... phận quan trọng tính chất nền tảng của giáo dục giới tính nói chung nhằm hình thành nên kiến thức về sự phát triển của giới nam và giới nữ, về các mối quan hệ xã hội theo giới của mỗi người và việc giáo dục, hình thành các kĩ năng xác định các giá trị xã hội như lí tưởng, lẽ sống, hạnh phúc gia đình, Giáo dục giới tính nhằm hướng tới xây dựng những chuẩn mực giá trị của xã hội trong quan hệ giữa... đầu tiên của các em Do đó, để trẻ vị thành niên có những hiểu biết về vấn đề giới tính cũng như giúp các em nắm bắt cấu tạo cơ quan sinh dục, tuổi dậy thì, sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên cha mẹ không chỉ trao đổi trực tiếp với các em, hay cho các em tham gia vào những lớp giáo dục kĩ năng sống dể trẻ vị thành niên nhận ra sự thay đổi của cơ thể, kiến thức giới tính trẻ vị thành niên tránh... kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với trình độ phát triển chung của vị thành niên, bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm riêng của vị thành niên và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể vị thành niên mới lớn dụ như vị trí trong gia đình của các em được thay đổi, các em được xem như là các thành viên tích cực của gia đình, có thể làm một số công việc. .. đến vai trò của người lớn trong gia đình trong việc giáo dục và dạy bảo con cái Trong gia đình, vị thành niên đã có nhiều quyền lời và trách nhiệm của người lớn, thậm chí cha mẹ cũng có thể trao đổi với các em một số công việc trong gia đình Về phía mình các em cũng đã biết quan tâm tới mọi sinh hoạt trong gia đình Những em nào học tập tốt và 20 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp tham gia hoạt . thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Thúy Nguyệt Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề. Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp em nhận được. nói riêng bởi xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, song giáo 1 Dương Thị Thúy Nguyệt Khóa luận tốt nghiệp dục gia đình vẫn luôn ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá

Ngày đăng: 25/05/2014, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan