NIÊN LUẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI

28 6.3K 20
NIÊN LUẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA NGUYỄN THI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên và rồi cứ thế nó xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết từ xưa cho đến nay. Đáng quý biết bao người phụ nữ trong truyện cổ tích, ca dao với những phẩm chất cao quý. Đáng trân trọng biết bao người phụ nữ trong văn học trung đại dù trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giử tấm lòng son sắt, để rồi qua bao thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong văn học hiện đại ghi lại dấu ấn của hai cuộc chiến tranh chống pháp và mĩ.

MỤC LỤC 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên và rồi cứ thế nó xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết từ xưa cho đến nay. Đáng quý biết bao người phụ nữ trong truyện cổ tích, ca dao với những phẩm chất cao quý. Đáng trân trọng biết bao người phụ nữ trong văn học trung đại dù trải qua nhiều bất hạnh nhưng vẫn giử tấm lòng son sắt, để rồi qua bao thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong văn học hiện đại ghi lại dấu ấn của hai cuộc chiến tranh chống pháp và mĩ. Người phụ nữ tượng trưng cho cái đẹp, là người sinh ra dành cho gia đình, người bà, người mẹ, người vợ hay người chị… Người phụ nữ được ví như cành liễu biểu tượng của sự mỏng manh, yếu đuối cần được sự che chở nhưng bên cạnh sự yếu đuối đó lại có những cành liễu vô cùng rắn chắc vượt lên chống trọi với số phận nghiệt ngã, hướng về lý tưởng của mình, họ sẵn sàng vứt bỏ tình riêng để hướng tới cái chung. Làm sao ta quên được từ ngàn năm trước đã có người phụ nữ như thế, Trưng Trắc, Trưng Nhị hay đến sau này trong lịch sử Việt Nam không thiếu tên những người nữ anh hùng như thế Võ Thị Sáu, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Minh Khai … Tất cả họ đã hi sinh anh dũng trên chiến trường. Tất cả những đều trên cho ta thấy người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ nhân vật chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng đã khắc họa rõ nét tinh thần chiến đấu ấy. Trong kháng chiến chống Mĩ người phụ nữ được miêu tả bằng những nét khỏe khoắn, trẻ trung dũng cảm một cách lạ thường. Hình ảnh chi Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã để lại đấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc với tinh thần chiến đấu mãnh liệt “ còn cái lai quần cũng đánh”. Mang bầu bảy tháng nhưng chị vẫn xông pha giết giặc. Chị đã đại diện cho người phụ nữ Miền Nam anh hùng bất khuất. Bên trong chị hơn cả người mẹ, người vợ mà còn là người chiến sĩ cách mạng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tác giả xây dựng hình tượng chị Út Tịch mang đầy đủ các đặc điểm của người phụ nữ Nam Bộ hết lòng vì chồng, vì con, vì đất nước mà hy sinh. Chính những lí do trên đã thôi thúc người viết chọn đề tài hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. Qua quá trình làm niên luận, người viết tăng thêm hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi cùng tác phẩm Người mẹ cầm súng, tăng thêm vốn hiểu biết để làm tư liệu học tập sau này. Bên cạnh đó việc hoàn thành đề tài này sẽ là tiền đề quan trọng cho bản thân làm quen với việc nghiên cứu khoa học. 2 2. Lịch sử vấn đề Sống và chết với tư cách là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi có nhiều cống hiến cả về sức lẫn trí tuệ cho cách mạng và văn học. Cho nên, sự nghiệp sáng tác của ông từ lâu đã được nhiều nhà lý luận phê bình, nhà văn, bạn đọc đề cao và để tâm nghiên cứu.Các nhà lý luận, phê bình đã có một số công trình nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Từ những cứ liệu đã có trên người viết đã kế thừa, tiếp thu những cứ liệu này để tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm Người mẹ cầm súng.Sau đây là một số công trình tiêu biểu. Ngay khi ra đời, Truyện ngắn Nguyễn Thi được đánh giá rất cao. Trần Hữu Tá nhận xét hai tập truyện ngắn “Trăng Sáng” (1960) và “Đôi Bạn” (1962), với hai tập truyện này thì “ những yếu tố đầu tiên của một tài năng đã được bộc lộ. Khả năng dựng truyện tự nhiên, khả năng nhận xét tinh tế, phân tích tâm lý một cách sâu sắc, ngôn ngữ trong sáng và giàu chất trữ tình”.[8;10] Đỗ Đức Hiếu – Nguyễn Hữu Tá, “từ điển văn học bộ mới”, NXB thế giới, Hà Nội – 2004 đánh giá về tác phẩm Người mẹ cầm súng và cuộc đời sự nghiệp của tác giả Nguyễn Thi: “Người mẹ cầm súng có tính dân gian Nam Bộ rất rõ nét, được thể hiện qua cách kể chuyện, lối mở đầu, các chương đoạn, đặc biệt trong lời ăn tiếng nói, nếp suy nghĩ, cảm xúc nhân vật. Người mẹ cầm súngtác phẩm hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Thi, chứa đựng những yếu tố mầm mống của một nhà tiểu thuyết có tài.” [3;1184] Ngô Thảo, “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập”, NXB văn học Hà Nội, “sách viết những trải nghiệm và chặng đường đời của Nguyễn Thi trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, đã có hàng trăm văn nghệ sĩ, trong đó có mấy chục nhà văn hy sinh ở khắp các chiến trường. Nhưng có một khối lượng tác phẩm lớn, trong đó có nhiều truyện ký đặc sắc về các anh hùng trong chiến đấu và đến lượt mình đã ngã xuống trong tư thế của một người khi đấu súng với kẻ thù như nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi là trường hợp ít ỏ”i. [7;102] Cuốn truyện ký Nguyễn Thi, NXB Giải phóng, Hà Nội – 1969 đề cập đến Nguyễn Thi trong văn học chiến đấu: “Nguyễn Thi có một cuộc đời riêng nhiều biến động, Từ một thiếu niên không nghề nghiệp, lang bạt kiếm sống khắp nơi, bắt gặp và được cách mạng thức tỉnh, đưa vào đội ngũ, trở thành người chiến sĩ cầm súng rồi thành nhà văn là cả một chặng đường có lúc như một huyền thoại”.[6;68] Hồng Diệu đánh giá cao truyện ngắn “ Im lặng” “truyện thật buồn nhưng thể hiện sớm, thể hiện đúng, thể hiện sâu nổi đau của chúng ta trước tình trạng đất nước bị chia cắt 3 Năm 1998 nhân kỉ niệm 70 năm ngày sinh và 30 ngày mất của Nguyễn Thi, có nhiều nhận định về con ngườitác phẩm của ông qua bài “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, con người và sự nghiêp”.[8;100,101] Đó là một số công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Thi cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của ông, mỗi công trình nghiên cứu từng đề tài riêng lẽ làm phong phú thêm vấn đề. Người viết đã dựa vào các công trình trên để nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm người mẹ cầm súng nhằm mục đích sau. Đi sâu tìm hiểu nhân vật chị Út tịch thông qua đó tìm hiểu thêm về những đặc điểm của người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ. Đề tài này còn giúp ta hiểu rõ hơn về lòng yêu nước của nhân dân ta vào thời kỳ chống mĩ, với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của người dân Nam Bộ đặc biệt là người phụ nữ. Trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm nhiều kiến thức qua các tác phẩm về lòng yêu nước trong thời kì này. 4. Đối tượngphạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu niên luận nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm Người mẹ cầm súng. Phạm vi nghiên cứu niên luận đi sâu vào nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ qua tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, trong thời kì kháng chiến chống mĩ. 5. phương pháp nghiên cứu Tùy theo mỗi công trình nghiên cứu mà ta đề ra phương pháp phù hợp, trong niên luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau. Phương pháp khảo sát từ cơ sở của những tài liệu thu thập được tiến hành sắp xếp lựa chọn cho từng đặc điểm chính cụ thể như sau. Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật Phương pháp so sánh đối chiếu từ các tài liệu đã có tiến hành so sánh với nhau, phân tích làm nổi bật lên tính cách của Người phụ nữ Nam Bộ. Sử dụng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận… Sau cùng là kết hợp giữa hai phương pháp diễn dịch và quy nạp đẻ làm sáng tỏ vấn đề dược đề cập một cách rõ ràng và khái quát hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các phương pháp không chỉ sử dụng riêng lẽ, tách rời mà còn có sự phối hợp, bổ sung sau cho đạt được kết quả cuối cùng và giải quyết được yêu cầu đặt ra. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hình tượng nhân vật và chức năng củatrong tác phẩm 1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật Miêu tả con người, chính là việc xây dựng của nhà văn. Ở đây, cần chú ý rằng nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không là sự sao chép đầy mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,… Nói đến văn học thì không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó của hiện thực. Bởi vì, nhân vật là người đọc vào một thế giới riêng trong một thời kì lịch sử nhất định. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này được nhà văn miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên như ( Tấm, Cám, Thúy Kiều…), có thể là những người không có tên ( như một số nhân vật xưng tôi trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, mình ta trong ca dao…). Khái niệm con người này cũng cần phải hiểu một cách rộng rải trên hai phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại điều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật … Nhưng lại gán cho nó phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân vật như là một nhân vật trung tâm trong “chiến tranh và hòa bình” của L.txtoi. Tuy vậy, nhìn chung nhân vật vẩn là hình thức của con người trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Ví dụ việc giới thiệu Tràng trong tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân dường như cũng báo trước về số phận Tràng sau này “hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bong chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt 5 thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì lý thú, vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lam nhảm than thở những điều hắn nghĩ”. Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng chí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 1.1.2. Chức năng của hình tượng nhân vật Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, vì chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết những ứơt ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và những quan niệm về các cá nhân đó. Mặt khác, nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận con người và quan niệm về chúng vấn đề này . Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, thực hiện cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là cá nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Chí Phèo là vấn đề thực hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đằng sau nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước ơ tốt đẹp của con người… Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên quá trình mô tả nhân vật , nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ những quan điểm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời. (chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng, chị Sứ trong Hòn đất…), nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc niêu lên vấn đề hiện thực của đời sống. 6 1.2. Sơ lược về tác giả và tác phẩm 1.2.1. Nguyễn Thi – cuộc đời và sự nghiệp Đời sống nhà văn luôn là thế giới sinh động muôn màu muôn vẻ, người thì xuề xòa giản dị, người thì kỉ lưỡng nghiêm cẩn, người thì phải vật lộn mưu sinh cày sâu cuốc bẩm. Riêng đối với Nguyễn Thi thì cuộc đời ông là cả một quá trình gian khổ, từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành ông gặp không ít thử thách trông gai nhưng ông đã vượt qua, và vững vàng cho sự nghiệp cầm bút. Sau đây người viết giới thiệu đôi nét về nhà văn chiến sĩ Nguyễn Thi, một ngòi bút cá tính và đặc sắc của tạp trí văn nghệ quân đội. Tên thật : Nguyễn Hoàng Ca Sinh ngày : 15/5/1928 Mất ngày : 9/5/1968 Quê quán : xã Hải Anh, huyện Hải Hâụ, tỉnh Nam Định Cuộc đời nhà văn trải qua thăng trầm bất hạnh.Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha làm hương sư tên Nguyễn Bội Quỳnh, sau bị xa thải vì hoạt động yêu nước và cách mạng, mẹ tên Thành Thị Du ( vợ hai ) buôn bán vặt. Nguyễn Thi sớm bước chân vào đời, năm mười tuổi ông mồ côi cha, mẹ đi bước nửa. Ông phải sống cảnh ăn nhờ ở đậu, và có lúc phải sống như đứa trẻ lang thang, Tuy hoàn cảnh khó khăn ông vẫn ham học. Năm 1945 ông đã có mặt ở Sài Gòn, chính nơi đây đã tạo điều kiện cho ông học hỏi nhiều thứ. Học vẽ, học đàn, học ca, đọc sách… Và cũng chính mảnh đất Sài Gòn đã vun đấp cho mối tình đầu tiên của ông, những nét tính cách của Ngyễn Thi bắt đầu hình thành từ những bức thư, truyện ngắn gởi tặng người yêu. Đó là một người hay thu mình vào đời sống nội tâm, ngại tiếp xúc, vẻ ngoài lạnh lung thủ thế dể oán giận Nguyễn Hoàng Ca tham gia vào cách mạng năm 17 tuổi, làm thơ, viết văn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn, là đội viên đội Cảm tử quân trong những ngày tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn, được kết nạp Đảng năm 1947 sau hai năm tham gia cách mạng. Năm 1953 Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ, vợ ông là một diễn viên dân công quê ở Sài Gòn. Vốn có lòng yêu nước Nguyễn Thi sớm tham gia vào cách mạng khi cách mạng tháng tám nổ ra ông đã tham gia tại Sài Gòn. Trong kháng chiến chống Pháp ông làm công tác tuyên huấn, đội trưởng văn công quân khu Miền Đông Nam Bộ. Đâù năm 1955 ông tập kết ra Bắc làm đội trưởng đội văn công sư đoàn 330, đến năm 1962 ông quay lại chiến trường Miền Nam tham gia chống mĩ trong lực lượng văn nghệ giải phóng tiếp tục trên con đường lý tưởng của mình. 7 Có thể nói “vốn liếng” mà Nguyễn Thi tích lũy trong cuộc đời và những tác phẩm của ông sẽ là tiền đề chuẩn bị cho một hoài bảo lớn. Thế nhưng số phận không may đối với Nguyễn Thi, một tài năng chớm nở nhưng đã vội tắt. Nguyễn Thi đã hi sinh trên đường Phụng trong đợt nổi dậy lần thứ hai. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm chưa hoàn “Ước mơ của đất”, “Sen trong đồng”, “Cô gái ba dừa”… Cả ba tác phẩm điều vẽ chân dung của người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến chống mĩ, tính cách của họ được thể hiện trong tám chữ vàng “anh hùng, buất khuất, trung hậu, đảm đang”. Nguyễn Thi là một nhà văn có ý thức trách nhiệm rất cao đối với ngòi bút. Chỉ mới học hết tiểu học do đó ông phải tâp viết rất công phu khổ luyện. Cuộc đời riêng tuy gặp nhiều éo le, trắc trở nhưng ông không khuất phục trước hoàn cảnh, biết nén nước mắt vào trong phong kính nổi đau làm nên hạt ngọc cho đời.Nguyễn Thi là nhà văn chiến sĩ sống chết với văn chương. Tuy ông mất ở lúc sự nghiệp văn chương còn đang dang dở nhưng ông đã để lại một số lượng tác phẩm rất lớn cho đời. Từ 1950 đến 1962, sáng tác trên miền Bắc, với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Các tác phẩm tiêu biểu : tập thơ Hương đồng nội, hai tập truyện ngắn Trăng sáng và Đôi bạn. Đầu 1950, tập thơ Hương đồng nội ra đời, gồm 20 bài. Đây là tiếng lòng của con người đang chập chững bước vào đường văn chương, tập quan sát, miêu tả và tự thể hiện, như cậu học trò tập làm luận nên giá trị nghệ thuật chưa cao. Hai tập truyện Trăng sáng và Đôi bạn tập trung vào ba mảng đề tài khá quen thuộc bấy giờ tấm lòng Nam – Bắc chia cắt, tình nghĩa quân dân (giữa đồng bào miền Bắc với bộ đội miền Nam đi tập kết), tội ác của mĩ ngụy. Mỗi tập gồm 7 truyện. Thời kì này, truyện của Nguyễn Ngọc Tấn không có gì đặc biệt về đề tài. Sự kiện được phản ánh chưa mang tầm dốc lớn lao của lịch sử. Nhà văn chưa có ý định, chưa đủ sức vẽ nên những bức dân tộc về kháng chiến. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tấn còn đặc biệt chú ý thể hiện nội tâm nhân vật và nội tâm của chính mình. Nhiều chi tiết có ý nghĩa tự truyện. Hiện thực chủ yếu là hiện thực tâm hồn, rất chân thực gần gũi. Văn phong giàu chất chữ tình, chất thơ, ít hành động, sự việc giàu tâm tình.Kết hợp với những hình ảnh so sánh thông minh, độc đáo tạo nên những hứng thú thẩm mỹ bất ngờ: “ sự nóng ruột giấu trong đôi mắt đảo lia dảo lịa củatưởng có thể tóm ra mà đặt xuống bàn được” (Một chuyến về phép); “ tin ấy như con rắn luồn từ ngõ này sang ngách khác” (Về Nam). 8 Từ 1963 đến 1968, sáng tác ở Miền Nam, với bút danh Nguyễn Thi. Những sáng tác tiêu biểu ở các thể loại: ký, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được tập hợp trong Truyện và ký Nguyễn Thi. Về truyện ngắn, Nguyễn Thi viết truyện ngắn không nhiều nhưng truyện nào cũng có giá trị, đặ biệt: truyện viết về những nhân vật thanh thiếu niênngười phụ nữ. bối cảnh là nông thôn Nam Bộ những năm tháng ngột ngạt trước xuân Mậu thân 1668. Ở đó, một khi tội ác càng chồng chất thì lòng căm thù và quyết tâm trả thù càng ngùn ngụt bốc cao. Tác phẩm Chuyện xóm tôi (1964), sáng tác đầu tiên với bút danh Nguyễn Thi. Nhân vật chính là hai đứa trẻ tên Đực và Bỉnh, sống chung trong một xóm nhỏ vùng Mỏ Cày, Bến Tre. Cả hai có chung mối thâm thù. Qua câu chuyện giữa hai đứa trẻ, tác giả muốn đi tìm căn nguyên sâu xa sức mạnh quật cường của người Việt Nam, tất cả bắt đầu từ lòng căm thù và quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước. Tác phẩm Mùa xuân (1964), như viết tiếp Chuyện xóm tôi, vẫn những nhân vật và bối cảnh củ nhưng không khí khởi nghĩa đã khẩn trương hơn nhiều với cảnh bộ đội về làng, thanh niên nô nức lên đường tòng quân,… Truyện có cái nhìn bao quát hơn về tình thế cách mạng, về vai trò khả năng của quần chúng. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình (1966), chuyện về hai chị em Chiến và Việt tiêu biểu cho thế hệ trẻ Miền Nam, trong cuộc đối đầu tưởng chừng không cân sức với giặc mĩ và bọn tay sai ác ôn. Nặng thù nhà nợ nước, cả hai tranh nhau lên đường tong quân và trở thành anh hùng trẻ tuổi. Tác phẩm Mẹ vắng nhà: viết sau khi Người mẹ cầm súng ra đời, vẫn dựa trên tính cách của đám con chị Út Tịch. Nguyễn Thi muốn bổ sung thêm việc miêu tả tính cách, sinh hoạt của chúng đẻ cắt nghĩa băn khoăn của độc giả: vì sau một người mẹ đông con như vậy lại rảnh rang, bình tỉnh theo du kích đánh giặc suốt ngày đêm. Về ký, được viết dưới nhiều dạng: ghi chép, tùy bút, truyện ký. Những tùy bút tiêu biểu: Đại hội anh hùng, Những câu nói trong đại hội, Dòng kinh quê hương. Bút ký tiêu biểu: Những sự tích ở đất thép, tập trung thể hiện sự bình tỉnh, gan dạ của chúng ta giữa sự lồng lộn tuyệt vọng của kẻ thù ở đất thép Củ Chi. Truyện ký tiêu biểu: Người mẹ cầm súng, Uớc mơ của đất. Về tiểu thuyết Nguyễn Thi thường viết nhiều tác phẩm cùng một lúc nên hầu hết điều vở dang khi nhà văn hy sinh. Tuy nhiên, với dung lựơng hiện thực ngồn ngột phong phú, tươi rói sức sống cộng với tài năng đang độ sung sức của tác giả những tác phẩm dở dang ấy ấy mang giá trị văn học to lớn. các tác phẩm tiêu biểu: Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô gái Ba Dừa. 9 Truyện và ký Nguyễn Thi là bản án đanh thép tố cáo chế độ mĩ ngụy dã man, một dự báo của cuộc cách mạng tất yếu xảy đến. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ, Đặc biệt là người phụ nữ, được khắc họa bằng những nét điển hình đẹp đẽ, dân tộc mà rất hiện đại, phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Trang viết Nguyễn Thi góp vào văn học cách mạng Miền Nam một hương sắc riêng, độc đáo. Nhìn chung, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi có tổng cộng hai mươi truyện ngắn. Trong đó có mười bốn truyện ngắn viết ở Miền Bắc, con lại những sáng tác ở Miền Nam. Chỉ ngần ấy thôi, ta nhìn thấy một tài năng trẻ có đóng góp cho thể loại truyện ngắn cả về nội dung lẩn hình thức. Chắc chắn rằng những trang viết ấy sẽ còn nhiều bổ ích cho chúng ta hôm nay và cả may sau. 1.2.2. Tác phẩm người mẹ cầm súng 1.2.2.1. Hoàn cảnh sang tác Tác phẩm Người mẹ cầm súng được tác giả viết vào năm 1965 khi ông dự đại hội tuyên dương anh hùng. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Thi gặp chị Út Tịch lấy tư liệu để hoàn thành tác phẩm, tác phẩm được viết trong giai đoạn nước ta lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng. Vào năm 1965 Hoa kỳ đã đưa một đội quân hùng mạnh vào Việt Nam gây xáo trộn về kinh tế xã hội, lạm phát trầm trọng chiến tranh leo thang. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Thi đã sáng tác, tác phẩm Người mẹ cầm súng, với những hình ảnh có thật của chị Út Tịch một người mẹ nghèo đông con, bụng mang dạ chửa nhưng vẫn hiên ngang cầm súng đánh giặc làm cho người đọc thấy được sự anh dũng của nhân dân ta, sẵn sàng chiến đấu vì đất nước. Tác phẩm còn mang tính cổ vũ tinh thần chiến đấu cho nhân dân ta. Nguyễn Thi đã khai thác chất liệu sống quý giá của hiện thực với tinh thần tôn trọng lịch sử. Mặt khác ông đã khéo léo sử dụng có mức độ nghệ thuật điển hình hóa cá biệt hóa tính cách nhân vật bằng những chi tiết chọn lọc nên nhân vật của Nguyễn Thi rất thật trong cuộc sống. Nguyễn thi đã viết tác phẩm Người mẹ cầm súng với nhân vật có thật là chị Út Tịch. Ông đã thể hiện được tính cách, hành động của chị qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhờ vào sự miêu tả của Nguyễn Thi ta thấy được chị Út Tịch là một người có đầy đủ tính chất của một người phụ nữ Nam Bộ, chị đảm đang trong việc nhà, anh dũng trong chiến đấu. Chị xứng đáng với tám chữ vàng “ Anh hùng, buất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác dành tặng cho phụ nữ Việt Nam. 1.2.2.2. Đôi nét về nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Út Chị Út Tịch sinh năm 1931 là một người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam cuộc đời bà được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng. 10 [...]... viết của mình Nguyễn Thi đã làm giấy lên niềm tin và lòng tự hào dân tộc Đặc biệt là sự chiến đấu quật cường của người dân miền Nam Cũng bằng bút pháp của mình Nguyễn Thi đã viết tác phẩm Người mẹ cầm súng, một tác phẩm với câu chuyện có thật Đây là câu truyện miêu tả chị Út Tịch một người phụ nữ từ ngoài đời bước vào trang truyện Chị được Nguyễn Thi xây dựng với đầy đủ phẩm chất của một người phụ nữ Nam. .. cho người đọc cảm nhận được sự anh dũng không đầu hàng trước số phận của những con người bị áp bức Trong tác phẩm qua nhân vật chị Út Tich đã làm nổi bật lên hình ảnh của người phụ nữ Nam bộ anh dũng đảm đang Với truyện ngắn này Nguyễn Thi đã góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ của Nam Bộ, tất cả lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân đã được ông tiếp thu và đưa vào tác phẩm của mình làm cho tác phẩm. .. đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn” Sau 1945 bà được điều về quân khu chính công tác trong một trận oanh kích bằng máy bay B52 của Mĩ xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc, bà và người con gái thứ ba không may bị tử thương.Với những chiến công hiển hách này bà được nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý 12 CHƯƠNG 2: VẼ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG... thịt của những con người ở đây mà trong tác phẩm Người mẹ cầm súng chị Út Tịch đã đại diện cho họ Bắt đầu cầm súng, chị Út Tịch đã mang tất cả những nét gan lì, táo bạo vào trong chiến đấu Một con người như chị trở thành anh hùng làm cho ta phải thán phục, kính trọng trước những chiến công của chị Điều làm cho chúng ta thêm thán phục, chị là người mẹ của sáu đứa con, sáu đứa con lần lượt sinh ra trong. .. người phụ nữ miền Nam bình thường chị đã dung hòa được hai mối quan hệ này, chị hoàn thành việc nhà và cũng hoàn tất việc nước Có đôi khi chị phải gác việc nhà ra, để hoàn thành việc nước tuy có khó khăn nhưng với lòng yêu nước và với ý nghĩ chỉ có nước nhà độc lập thì cuộc sống gia đình mới hạnh phúc 21 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG CỦA... đèn” Chị Dậu người phụ nữ nông dân đảm đang, chung thủy, tiềm tàng một tính chất ngoan cường, một sức mạnh mãnh liệt Những đứa con của chị thông minh ngoan ngoãn, sớm vất vả, sớm biết lo liệu sắp sếp công việc nhà thay cha mẹ Trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi ta có thể bắt gặp tất cả những điều này, chị Út Tịch cũng là một người phụ nữ đảm đang, thủy chung, kiên cường, đám con của chị cũng... phẩm Cũng vậy trong tác phẩm Người mẹ cầm súng tác giả đã dẫn chúng ta vào ngỏ nghách của tâm hồn của một người phụ nữ nghèo đông con nhưng vẫn ra sức chiến đấu vì tổ quốc Tác giả gợi lên những suy nghĩ của nhân vật mà qua đó chúng ta cũng như tác giả sẽ bắt gặp hình ảnh một con người bình thường nhưng có sự kiên cường và lòng yêu nước Thông qua lối kết cấu theo dòng hồi ức, Nguyễn Thi muốn thể hiện, làm... liệu cho tác phẩm của mình Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng đề cao ngôn ngữ nhân dân “ mỗi ngày gặp một người, họ là một mảnh của thi n tài nhân loại Máu và mồ hôi của người đúc kết nên bao hình ảnh ngôn ngữ” Nói đến những nhà văn sử dụng thành thạo tiếng Nam Bộ trong tác phẩm chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Biểu Chánh, ông đã sử dụng ngôn ngữ đại chúng giàu màu sắc địa phương Nam Bộ Nguyễn Thi cũng... Út Tịch người con gái Nam Bộphẩm chất anh hùng và những người phụ nữ Miền Nam đang quên mình chiến đấu vì dân tộc Chưa bao giờ truyền thống anh hùng của Bà Trưng, Bà Triệu lại được bộc lộ rõ nét như trong cuộc kháng chiến chống mĩ này, Nhưng biểu hiện tập trung nhất đầy đủ nhất phẩm chất cao đẹp và sự bất khuất trong chiến tranh mang sự anh dũng của người phụ nữ đó chính là hình ảnh chị Út Tịch,... Thi cũng là một trong những nhà văn sử dụng ngôn ngữ nhân dân một cách thuần thục, là người tỉ mỉ, cần cù, ông tích lũy cho mình một kho từ ngữ phong phú đầy đủ chất sống Đi đến đâu là ghi chép đến đó Ông nhặt những chữ của đời mà góp lên lời văn của chính mình, ghi chép nhiều ông đã sử dụng một số phù hợp cho tác phẩm Trong tác phẩm Người mẹ cầm súng Nguyễn Thi đã đem ngôn ngữ đối thoại của nhân vật . những trang viết ấy sẽ còn nhiều bổ ích cho chúng ta hôm nay và cả may sau. 1 .2. 2. Tác phẩm người mẹ cầm súng 1 .2. 2.1. Hoàn cảnh sang tác Tác phẩm Người mẹ cầm súng được tác giả viết vào năm 1965. vàng “ Anh hùng, buất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác dành tặng cho phụ nữ Việt Nam. 1 .2. 2 .2. Đôi nét về nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Út Chị Út Tịch sinh năm 1931. chén vào mặt mụ” [7 ,21 2. Chính sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ và phẩm chất anh hùng sẵn có Út đã tìm tới cách mạng “ở đợ cực quá”, “ đánh tây sướng bằng tiên chứ cực gì”[7 ,21 5]. Và cũng chính

Ngày đăng: 25/05/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan