Dẫn luận ngôn ngữ - tóm tắt

34 16.5K 33
Dẫn luận ngôn ngữ - tóm tắt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục:Bài 1: Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 3 Bài 2: Sự phát triển của ngôn ngữ 4Bài 3: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 5Bài 4: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu 6Bài 5: phân loại ngôn ngữ 9Bài 6: Ngữ âm và ngữ âm học 12Bài 7: Âm tiết tiếng Việt 16Bài 8: Hệ thống âm vị tiếng Việt và biến âm cuả nó 17Bài 9: Chữ viết và chính tả 18Bài 10: Từ vựng 19Bài 11: Lớp từ vựng và cơ sở phân lớp 23Bài 12: Cấu tạo từ và ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng 24Bài 13: Quan hệ ngữ pháp 25Bài 14: Dụng học với cú pháp học và nghĩa học 29Bài 15: Hành vi và ngôn ngữ 31Bài 16: Lý thuyết hội thoại 33

Dẫn luận ngôn ngữ 1 Dẫn luận ngôn ngữ Mục lục: Bài 1: Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 3 Bài 2: Sự phát triển của ngôn ngữ 4 Bài 3: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ 5 Bài 4: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu 6 Bài 5: phân loại ngôn ngữ 9 Bài 6: Ngữ âm và ngữ âm học 12 Bài 7: Âm tiết tiếng Việt 16 Bài 8: Hệ thống âm vị tiếng Việt và biến âm cuả nó 17 Bài 9: Chữ viết và chính tả 18 Bài 10: Từ vựng 19 Bài 11: Lớp từ vựng và cơ sở phân lớp 23 Bài 12: Cấu tạo từ và ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng 24 Bài 13: Quan hệ ngữ pháp 25 Bài 14: Dụng học với cú pháp học và nghĩa học 29 Bài 15: Hành vi và ngôn ngữ 31 Bài 16: Lý thuyết hội thoại 33 2 Dẫn luận ngôn ngữ Bài 1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1. Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ (NN) là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị NN và quy tắc kết hợp các đơn vị NN để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng NN ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ . 2. Mối quan hệ giữa Ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau: NN được hiện thực hóa trong lời nói và lời nói chính là NN đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ . 3. Đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ học là một khoa học nghiên cứu về Ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể tồn tại hai trạng thái: trạng thái động và trạng thái tĩnh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học- Miêu tả, tái lập và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ: xác định nguồn gốc, họ hàng của các ngôn ngữ. - Miêu tả những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ. - Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ . -Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội , những ứng dụng của ngôn ngữ trong xã hội. 5. Ứng dụng của ngôn ngữ học: Kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học trên thế giới được ứng dụng vào quá trình dịch thuật, dạy tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng cho người nước ngoài. 6. Các bộ môn của ngôn ngữ học - Ngữ âm học nghiên cứu các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết của ngôn ngữ . - Từ vựng học nghiên cứu từ về các phương diện: đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn gốc, phạm sử dụng, bình diện ngữ nghĩa . - Ngữ pháp học nghiên cứu cú pháp học và từ pháp học . - Ngữ pháp văn bản nghiên cứu các hệ thống, phương thức và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản. - Phong cách học nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt hiệu quả mong muốn trong điều kiện giao tiếp nhất định . 3 Dẫn luận ngôn ngữ - Phương ngữ học nghiên cứu những đặc điểm của ngôn ngữ ở địa phương. - Ngôn ngữ học lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển của nó, hoặc thời điểm nào đó trong lịch sử . - Ngôn ngữ học đồng đại ( ngôn ngữ học miêu tả) chuyên nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay gồm: ngữ âm học miêu tả, từ vựng học miêu tả vv - Ngôn ngữ học đại cương nghiên cứu những vấn đề chung của ngôn ngữ loài người, gắn liền với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển, chức năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ . 7. Ngôn ngữ học với việc dạy tiếng Việt và ngoại ngữ Trong Trường học của ta hiện nay, kiến thức về ngôn ngữ học được dạy qua các môn tiếng Việt và sau đó ở môn học ngoại ngữ . Bài 2: Sự phát triển của ngôn ngữ I. Nguồn gốc của ngôn ngữ 1. Thuyết thần ngôn 2. Ngôn ngữ do con người tạo ra a. Thuyết tượng thanh b. Thuyết cảm thán c. Thuyết tiếng kêu trong lao động d. Thuyết khế ước xã hội e. Thuyết ngôn ngữ cử chỉ.  Tất cả các giả thuyết trên đều sai lầm và không giải thích đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ,chỉ có Angghen giải thích đúng. 3. Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động. Theo ăngnghen : Lao động là điều kiện làm nảy sinh ra ngôn ngữ. Ông khẳng định “ Đem so sánh con người vs các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” -> Nhờ có lao động bằng công cụ mà tư duy của con người phát triển. Ngôn ngữ chỉ nảy sinh do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp, nhu cầu giao tiếp ấy cũng đang do lao động quyết định. Lao động giúp hoàn thiện cơ quan phát âm của con người. II. Sự phát triển của ngôn ngữ 1. Ngôn ngữ bộ lạc 4 Dẫn luận ngôn ngữ 2. Ngôn ngữ khu vực 3. Ngôn ngữ dân tộc 4. Ngôn ngữ văn hoá 5. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai. Bài 3: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ I Bản chất của Ngôn ngữ 1.Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ (NN) gắn bó với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với hoạt động và tư duy của con người .Để khẳng định NN là hiện tượng xã hội, cần khẳng định lại một số quan điểm sau : a. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên b. NN không phải là bản năng sinh vật c. NN không phải là đặc trưng chủng tộc d. NN khác với âm thanh e. NN không phải là hiện tượng cá nhân 2. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt a. NN và hình thái xã hội: Theo chủ nghĩa Mác xít, NN có vị trí khác với các hiện tượng xã hội khác. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chổ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội loài người. Nếu không có NN thì xã hôi không tồn tại và ngược lại . b. NN không mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp NN là tài sản chung của tất cả mọi giai cấp trong xã hội. NN không mang tính giai cấp, là hiện tượng xã hội xuyên suốt mọi thời gian, thời đại lịch sử. II . Chức năng của Ngôn ngữ 1.NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài ngườI a. Giao tiếp và chức năng của giao tiếp - Chức năng của giao tiếp: Giao tiếp có những chức năng sau : + Chức năng thông tin còn gọi là chức năng thông báo + Chức năng tạo lập các quan hệ + Chức năng giải trí: Qua giao tiếp chuyện trò thân mật, stress được giải toả. + Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp, con người tự biểu hiện mình . 5 Dẫn luận ngôn ngữ Nếu cuộc giao tiếp có hiệu quả, các chức năng trên đây đều được phối hợp xem xét đánh giá trong sản phẩm NN. b. Các nhân tố giao tiếp c. NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất 2. NN là phương tiện của tư duy: Chức năng giao tiếp của NN gắn liền với chức năng thể hiện tư duy. Bởi vì NN là hiện thực trực tiếp của tư duy. a. NN là hiện thực trực tiếp của tư duy b. NN tham gia vào quá trình hình thành tư duy c. NN thống nhất mà không đồng nhất với tư duy - NN là vật chất còn tư duy là tinh thần - Tư duy có tính nhân loại còn NN có tính dân tộc - Những đơn vị tư duy không đồng nhất với các đơn vị NN Bài 4: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu 1. Hệ thống kết cấu (cấu trúc) của NN a. Khái niệm về hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện: - Tập hợp các yếu tố đồng loại. - Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó . b.Khái niệm về kết cấu(cấu trúc): Kết cấu là mạng lưới của những mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố khác loại trong hệ thống. - NN là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu và hoạt động tuân theo những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ. Các yếu tố trong hệ thống NN chính là đơn vị NN . 2.Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống - kết cấu của NN a. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói Ví dụ: Âm / b /, / f /, / v /, Ví dụ: màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập giữa âm vị / b / và âm vị / m /, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này. b. Hình vị là chuổi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ. Ví dụ “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “ Quốc” và “ kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước, kỳ: cờ. 6 Dẫn luận ngôn ngữ Trong tiếng Anh, từ Unfair có 2 hình vị, từ boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp. c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị) có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ,vv d. Câu: Câu là chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo. 3. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống kết cấu NN: Sự tồn tại của hệ thống kết cấu NN được xác định không chỉ dựa vào các yếu tố ( các loại đơn vị) mà còn dựa vào những mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống bao gồm quan hệ ngữ đoạn, quan hệ hệ hình. a. Quan hệ cấp bậc (quan hệ tôn ti) b. Quan hệ ngữ đoạn ( quan hệ tuyến tính = quan hệ ngang) Trên trục hình tuyến chỉ có những đơn vị đồng dạng: Từ kết hợp với từ, hình vị kết hợp với hình vị, âm vị kết hợp với âm vị . Ví dụ: Cô bé nhà bên cũng vào du kích . Cái cò lặn lội bờ sông . Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non . c. Quan hệ hệ hình ( quan hệ liên tưởng = quan hệ dọc ) là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng - ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói .Chẳng hạn, để diễn đạt hành động đã và đang diễn ra trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt,các đơn vị NN được kết hợp theo quan hệ hệ hình như sau: - I have been learning English for a long time (1) - J’ apprends Anglais depuis longtemps (2) - Tôi đã học tiếng Anh lâu rồi . (3) Để diễn đạt hành động đang diễn ra, các đơn vị NN được đặc trên mối quan hệ sau : - The students are writing a news- paper . (4) - Sinh viên đang viết báo . (5) Tập hợp các yếu tố ( đơn vị) theo quan hệ dọc, có thể thay thế hàng loạt yếu tố cùng hệ hình . d. Điểm khác nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ hình là quan hệ với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại nhờ sự liên tưởng của con người. 7 Dẫn luận ngôn ngữ Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống NN được thể hiện trên ba mối quan hệ: Quan hệ cấp bậc, quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình 4. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 4.1. Khái niệm về hệ thống tín hiệu: Tín hiệu NN mang tính xã hội, được con người quy ước với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy . 4.2 Điều kiện thoả mãn của tín hiệu: Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta thường gọi là cái biểu đạt và nội dung biểu đạt của tín hiệu gọi là cái được biểu đạt. Tín hiệu phải nằm trong một hệ thống nhất định để xác định đặc trưng tín hiệu của mình với các tín hiệu khác . 4.3 Bản chất tín hiệu của NN: NN là một hệ thống nhưng bản chất tín hiệu của NN khác biệt về cơ bản với các hệ thống vật chất khác ở một số mặt sau: a. Tính hai mặt của tín hiệu NN: Tín hiệu NN thống nhất giữa hai mặt: Cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt ( CBĐ) của tín hiệu NN là âm thanh ( trong NN nói ) và chữ viết trong NN viết, Còn cái được biểu đạt ( CĐBĐ) của nó là nghĩa . Ví dụ: Tín hiệu “ Cây” trong tiếng Việt là sự kết hợp theo lược đồ sau: Âm thanh: cây ( CBĐ ) Ý nghĩa: loài thực vật có lá (CĐBĐ) ( CBĐ) và ( CĐBĐ) của tín hiệu NN gắn bó khăn khít với nhau không thể tách rời . b. Tính võ đoán của tín hiệu NN: Quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ mang tính quy ước được xã hội chấp nhận . c. Giá trị khu biệt của tín hiệu NN :Cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống NN là sự khu biệt. Ví dụ: Các chữ cái trong hệ thống có những nét khu biệt: a <> b <> c <> d <> đ <> e … 5. Các đặc điểm của hệ thống tín hiệu NN : Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Mọi hệ thống tín hiệu nói chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán. 5.1. Tính phức tạp, nhiều tầng bậc Ví dụ hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép vv… 5.2. Tính đa trị của tín hiệu NN 8 Dẫn luận ngôn ngữ Trong NN có khi một CBĐ tương ứng với nhiều CĐBĐ khác nhau ( hiện tượng đa nghĩa ) có khi có một CĐBĐ tương ứng với nhiều CBĐ khác như các từ đồng nghĩa. 5.3. Tính độc lập của tín hiệu NN 5.4. Tính năng sản của tín hiệu NN Ví dụ : Dễ -> dễ dàng, dễ dãi. Đất -> đất đai, đất vườn, đất ruộng. 5.5. Tính bất biến và khả biến của tín hiệu NN 6. Hệ thống cấp độ và cấu trúc 6.1 Hệ thống cấp độ a. Hệ thống ngữ âm: Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm là Âm vị. Ví dụ: / t / / d/ có chức năng khu biệt giữa từ “ta” và “ đa”. Cấp độ âm vị chia thành hai hệ thống : nguyên âm và phụ âm. c. Hệ thống từ vựng: Các đơn vị từ vựng của một NN tạo nên hệ thống từ vựng của NN ấy. 6.2 Hệ thống cấu trúc: Hệ thống và cấu trúc liên quan chặt chẽ nhau. Bài 5: phân loại ngôn ngữ I. Phân loại Ngôn ngữ theo nguồn gốc 1.Phương pháp phân chia NN theo nguồn gốc ( Phương pháp so sánh - lịch sử ) Bằng phương pháp so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của các từ cơ bản, từ gốc của NN, thường là từ đơn rồi xác định quan hệ thân thuộc giữa chúng. Chẳng hạn so sánh từ Tiếng Việt và Tiếng Mường . TiếngViệt Tiếng Mường 1. gà ca 2. mắm bắm - So sánh về ngữ âm có những khác biệt và giống nhau một cách có quy luật - Cặp (1) đều là âm gốc lưỡi có sự đối lập về thanh (hữu thanh < > vô thanh) 9 Dẫn luận ngôn ngữ - Cặp (2) đều là âm môi nhưng một bên là âm vang ( mũi), một bên là âm không vang . - Âm đầu khác nhau có quy luật / g / <> / k / / m / <> / b / - Sự tương đồng có quy luật trên đây cho ta suy nghĩ đến quan hệ họ hàng giữa tiếng Việt và tiếng Mường . 2. Một số họ NN tiêu biểu: Các nhà NN chia các NN thành các ngữ hệ (các NN có cùng một NN mẹ). Các hệ (họ) được chia thành các dòng, các dòng được chia thành các nhánh. Các NN trên thế giới được chia thành 20 hệ . Trong nghiên cứu NN, có 7 hệ NN thường gặp: a. Hệ (họ) Ấn Âu có các dòng: Ấn độ, Irang, Slavơ, Ban- tích, Giecman, Rôman, Khitơ, Hi Lạp, Anbani, Acmêni . b. Họ Kapkadơ có các dòng Tây, Nascơ, Đaghetxtan, Kactơven . c. Họ Ugo, Phần Lan có các dòng Ugo, Manxi, Madiarơ. Dòng Phần Lan gồm tiếng Phần Lan, Estôni . d. Họ Mông Cổ e.Họ Hán - Tạng gồm dòng Hán Thái, dòng tạn Miến, dòng mèo . g. Hộ Môn – Khmer gồm dòng Munda, Xântli, Kho, dòng Môn gồm tiếng Việt, tiếng Mường, Bana, Khmé, Katu h. Họ Mã Lai gồm dòng Mã Lai, Indonexia, dòng Polinedi II.Phân loại các Ngôn ngữ theo hệ hình 1. Các loại hình NN Căn cứ trên đặc điểm hình thái của từ, chúng ta có thể giới thiệu một số loại hình NN sau: 1.1. Các NN không đơn lập 1 1.2. Các loại hình NN khúc chiết a. Một số NN tiêu biểu: Nga, Anh, Pháp, Balan, LaTinh, Phần Lan, Giécman . b. Đặc điểm của loại hình NN khúc chiết - Từ gồm căn tố và phụ tố kết hợp tạo thành chỉnh thể chặt chẽ . Ví dụ: car / s những chiếc ô tô Căn tố phụ tố 10 [...]... vấn đề một cách trực diện 30 Dẫn luận ngôn ngữ Bài 15: Hành vi và ngôn ngữ 1 Ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ thực hiện các chức năng giao tiếp, chức năng phục vụ xã hội Khi ngôn ngữ được con người sử dụng trong giao tiếp, chúng ta nói ngôn ngữ đang hành chức Bởi vì nói là hành động, con người hành động bằng ngôn ngữ khi nói 2 Các loại hành động ngôn ngữ a Hành động tại lời... đặc biệt của ngôn ngữ, gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các khái niệm khoa học và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người b Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ - Tính chính xác - Tính hệ thống - Tính quốc tế 23 Dẫn luận ngôn ngữ Bài 12: cấu tạo của từ và ý nghĩa ngữ pháp,phạm trù ngữ pháp 1 Phương thức cấu tạo từ trong các NN Mỗi ngôn ngữ đều có... ngữ vv c Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp: - Hướng chia thành 2 loại: câu đơn, câu ghép - Hướng chia thành 3 loại: câu đơn, câu phức, câu ghép - Cả 2 hướng đều được dựa trên kết cấu chủ - vị làm cơ sở để phân loại câu - Hướng chia cấu tạo cú pháp câu thành 2 loại có quan niệm câu phức thực chất là câu đơn phức hoá thành phần 27 Dẫn luận ngôn ngữ d Phân loại câu theo mục đích giao tiếp: Ứng... thái học là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ Ví dụ : Je mange, nous mangeons, see -> saw 19 Dẫn luận ngôn ngữ boy -> boys, box -> boxes b Biến thể ngữ âm – hình thái học : là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, chứ không phảI là những hình thái ngữ pháp của nó Ví dụ : Giời – Trời , sờ - rờ c Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa : MỗI từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi lần sử dụng... người phát ngôn và cái được giải thích bởi người nhận Có nghĩa là ngữ dụng học có nhiệm vụ phân tích cái mà người ta muốn nói qua phát ngôn hơn là cái mà tự thân ý nghĩa của các 28 Dẫn luận ngôn ngữ từ biểu đạt trong câu Vậy, ngữ dụng học nghiên cứu ý nghĩa ngữ cảnh của lời nói - Ngữ dụng học đòi hỏi nghiên cứu ý định của người nói, khảo sát cái không được thể hiện thành lời trong phát ngôn và chỉ... loại: tiền giả định và hàm ngôn 5 Cơ chế tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn cố ý 29 Dẫn luận ngôn ngữ a.Cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật Chẳng hạn thay đổi cách xưng hô bất thường cũng tạo nên hàm ngôn b.Các hành động ngôn ngữ gián tiếp Trong giao tiếp, đôi khi người nói sử dụng câu với mục đích gián tiếp, chẳng hạn dùng câu cảm thán nhưng để gợi ý Ví dụ: Chiều nay trời đẹp quá ! Hàm ngôn của câu “ Hãy dạo chơi... ngữ pháp phổ biến Bài 13: Quan hệ ngữ pháp ( cấu trúc ngữ pháp) 1 Các kiểu quan hệ ngữ pháp: Quan hệ ngữ pháp nảy sinh trên cơ sở các quan hệ về nghĩa và chức năng của mỗi đơn vị trong kết cấu ngữ pháp lớn hơn 24 Dẫn luận ngôn ngữ Trong tiếng Việt, quan hệ ngữ pháp có thể được qui thành 3 kiểu chính : Quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ chủ - vị 1.1 Quan hệ đẳng lập; Kiểu quan... một hành động nào đó 7 Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp a Hành động ngôn từ trực tiếp : Trong các cấu trúc - ngữ nghĩa có mối quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng.Những phát ngôn có những yếu tố quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc với một chức năng là những phát ngôn có hành động ngôn từ trực tiếp (direct speech act) b Hành động ngôn từ gián tiếp ( Indirect speech... ngôn từ gián tiếp Ví dụ: Bên ngoài hành lang ồn ào quá Hành động ngôn từ gián tiếp của câu này là yêu cầu đóng cửa lại Bài 16: Lý thuyết hội thoại 1.Giao tiếp hội thoại: Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ 2 Các yếu tố trong cấu trúc của hội thoại 32 Dẫn luận ngôn ngữ 3 Cặp thoại: Trong hội thoại có sự tương tác giữa người tham gia hội thoại Ví dụ: Cặp hội thoại yêu cầu -. .. phản ánh hiện thực được đề cập trong ngôn bản Các nhân tố ngữ dụng có mặt khắp nơi trong ngôn ngữ và hoạt động của ngôn ngữ 2 Ngữ dụng học với cú pháp học - Cú pháp học nghiên cứu các câu với tư cách là những đơn vị của một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng còn Ngữ dụng học nghiên cứu các phát ngôn với tư cách những biến thể trong lời nói 3 Ngữ dụng học với ngữ nghĩa học - Ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa với . Dẫn luận ngôn ngữ 1 Dẫn luận ngôn ngữ Mục lục: Bài 1: Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 3 Bài 2: Sự phát triển của ngôn ngữ 4 Bài 3: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ. người. II. Sự phát triển của ngôn ngữ 1. Ngôn ngữ bộ lạc 4 Dẫn luận ngôn ngữ 2. Ngôn ngữ khu vực 3. Ngôn ngữ dân tộc 4. Ngôn ngữ văn hoá 5. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai. Bài. và ngôn ngữ 31 Bài 16: Lý thuyết hội thoại 33 2 Dẫn luận ngôn ngữ Bài 1. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1. Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ (NN) là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan