SẢN XUẤT ĐẬU COVE AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN GAP

15 869 2
SẢN XUẤT ĐẬU COVE AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN GAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SẢN XUẤT ĐẬU COVE AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN GAP tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tấ...

TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HOC ỨNG DỤNG NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ MÔN SẢN XUẤT RAU QUẢ SẠCH ĐỀ TÀI : SẢN XUẤT ĐẬU COVE AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN GAP GVHD: TRẦN THỊ DUNG SVTH: NGUYỄN HẢI BẰNG 072396S ÂU DƯƠNG TUYẾT MAI 072495S PHAN TRUNG HẢI 072434S NIÊN KHOÁ : 2010 – 2011 I. Tổng Quan: 1. GAP là gì? - Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. - GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:  An toàn cho thực phẩm  An toàn cho người sản xuất  Bảo vệ môi trường  Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm 2. Rau an toàn là gì ? - Rau an toànsản phẩm rau tươi, được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật đảm bảo trong đó hàm lượng độc tố nitrat (NO 3 - ) không vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể con người. Mặt khác, các chất kim loại nặng tồn đọng trong rau, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của tổ chức y tế thế giới. 3. Các yêu cầu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP : có 6 yêu cầu a. Chọn đất - Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau . - Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm - Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với nước thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m - Đất có thể chứa 1 lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại. b. Nước tưới - Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. - Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông ao hồ không bị ô nhiễm. - Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV… - Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ, để tưới rãnh. c. Giống - Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh - Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. - Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. - Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoạc nhiệt - Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này d. Phân bón - Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. - Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh trên 1 ha. - Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. - Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau e. Bảo vệ thực vật - Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. - Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. - Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. - Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. - Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý f.Thu hoạch và đóng gói - Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. - Không để rau quả tiếp xúc trực tiếp với đất - Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. - Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng 4. Nguyên nhân rau nhiễm bệnh : + Đối với thuốc BVTV : - Nguồn gây nhiễm : Do phun thuốc quá độc, liều lượng quá cao, hoặc quá gần ngày thu hoạch. - Biện pháp ngăn ngừa: Không phun các loại thuốc cấm sử dụng hoặc khuyến cáo không dùng cho rau. Chú ý sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học (thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc). Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật theo nguyên tắc “ 4 đúng” Thực hiện đúng thời gian cách ly của thuốc. + Đối với kim loại nặng ( thuỷ ngân, chì, asen, đồng, thiếc, kẽm…) - Nguồn gây nhiễm: Trồng rau quá gần các nhà máy công nghiệp, tưói nước từ kênh mương có nước thải từ các khu công nghiệp hay bón phân rác bị ô nhiễm kim loại nặng, phun nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng. - Biện pháp ngăn ngừa: Không tưới rau bằng nước thải của các nhà máy công nghiệp. Không bón phân rác. Không trồng rau trong khu vực có khói thải của các nhà máy, tại các khu vực đất đã bị ô nhiễm do quá trình sản xuất trước đây gây ra. Không phun quá nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng. + Đối với Nitrat ( NO3) - Nguồn gây nhiễm: Bón phân đạm quá nhiều hoặc quá gần ngày thu hoạch. - Biện pháp ngăn ngừa: Không bón phân đạm hoá học ( Urê, SA) quá nhiều. Không bón đạm quá gần ngày thu hoạch. + Đối với vi trùng và ký sinh trùng - Nguồn gây nhiễm: Do bón phân người, phân gia súc hoặc phân bón chưa ủ hoai. - Biện pháp ngăn ngừa: Không bón phân người, phân gia súc chưa ủ hoai. Không bón phân rác. Không rửa rau bằng nước bẩn như: nước ao hồ, nước sông rạch bị nhiễm bẩn 5. Yêu cầu về mức độ an toàn cho phép đối với một số loại rau : * Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat (mg/kg rau tươi) : Loại cây Không quá Loại cây Không quá Bắp cải 500 Dưa bí 90 Su hào 500 Dưa hấu 60 Cà rốt 200 Măng tây 200 Đậu quả 200 Bầu 400 Khoai tây 250 Cà tím 400 Ngô rau 300 Xà lách 500 Cà chua 150 Súp lơ 500 * Hàm lượng kim loại nặng và độc tố (mg/kg) : Asen (As) max: 0,2 Thủy ngân (Hg) max: 0,02 Chì (Pb) max: 0,5 Canidi(d) max: 0,5 Đồng (Cu) max: 5,0 Kẽm (Zn) max: 10,0 Thiếc (Sn) max: 200 Aflatoxin max: 0,005 * Hàm lượng vi sinh vật: Hạn chế tối đa các vi sinh vật có hại cho người và gia súc. Solmonell = 0 Escher chia Coli = 10 2 khuẩn lạc. Alfaxion = 0,005 mg/kg. Putalin = 0,05 mg/kg. Coliform = 10mg/kg 6. Tác hại của việc sử dụng rau không an toàn : Gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người: Hiện tượng ngộ độc do tồn dư thuốc trừ sâu bệnh, ung thư do hàm lượng nitrat quá ngưỡng, tích lũy các ion kim loại nặng, các loại vi khuẩn E. coli, Samorela, đều là những nhân tố có hại đến sức khỏe con nguời. II. Kỹ thuật trồng đậu cove an toàn theo tiêu chuẩn GAP: A. Đặc điểm hình thái: Giới : Plantae Bộ : Fabales Họ : Fabaceae Chi : Phaseolus Loài : P. vulgaris - Đậu cove (Phaseolis vulgaris L.) có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách nay hơn 600 năm. Trái non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc biệt nhiều vitamin A, C và chất khoáng, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh xuất khẩu. Ở các nước Châu Á như Ân Độ, Miến Điện, Nepal, Sri- Lanka, Bangladesh hột đậu cove khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các hộ nông dân. B. Quy trình trồng: 1. Chọn đất, làm đất: * Chọn đất: - Đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Độ pH = 6,5- 7,5 là thích hợp nhất. Đất phải đảm bảo tưới tiêu tốt, đất phải xa khu công nghiệp, bãi rát, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải. * Làm đất: - Dọn sạch, cày đất tơi xốp và phơi nắng từ 1 - 2 tuần trước khi trồng, có thể bón bổ sung vôi từ 500 – 800 kg/ha nếu đất có pH <5,5. 2. Nước tưới: - Nguồn nước phải sạch, nước không bị ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. - Nguồn nước phải đủ tưới cho các mùa vụ trồng. 3. Giống, thời vụ: - Thời vụ: Cây đậu cove là cây trồng chịu ấm nên canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, ở miền Nam thích hợp trong vụ thu đông gieo tháng 8-9, vụ đông xuân gieo tháng 10 – 11. - Tiêu chuẩn chọn hạt giống • Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. • Hạt giống không có mầm bệnh. • Độ sạch của hạt giống ≥ 99 %. • Ẩm độ ≤ 7 – 8 %. • Tỉ lệ nẩy mầm từ 90 – 95 %. - Chọn giống phù hợp - Với nhu cầu thị trường. - Với điều kiện đất đai và thời tiết của địa phương. - Giống: Hiện nay có nhiều loại giống khác nhau của các công ty, giống lai F1 được đa số bà con nông dân ưa chuộng vì có năng suất cao, màu sắc và mẫu mã trái đẹp, một số giống điển hình như: Giống Trang Nông, 2 Mũi Tên Đỏ, đậu cove Đài Loan, cove Thái -Chiatai, cove Nhật –Takii… + Giống đậu cove Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây Trồng Miền Nam chọn lọc và sản xuất. Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng được ở đồng bằng cũng như vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch trái 50 - 55 ngày sau khi trồng; phát hoa dài, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều trái. Trái thẳng, dài 16 - 17 cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu. + Giống cove Thái (Chiatai): cho trái màu xanh trung bình, dài 14 - 16 cm, chất lượng trái ngon ngọt, có thể trồng quanh năm. + Giống cove Nhật (Takii): hạt nâu vàng, hoa trắng, trái dài, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp vụ Đông-Xuân. Các giống kể trên đều là giống trái tròn. 4. Lên liếp và phủ bạt: - Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2 - 1,4 m. - Trồng đậu cove nhất là trong mùa mưa có thể phủ đất bằng bạt nilon để cây ít bị bệnh, hạn chế cỏ dại và cho năng suất cao. 5. Kỹ thuật trồng - Trồng hàng đơn, đậu cove cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc, khoảng cách lỗ trên hàng 20 -25 cm, mỗi lỗ để 2 - 3 cây. - Lượng hạt giống gieo 40 - 60 kg/ha, khi gieo dùng chày tỉa xôm lỗ hoặc cuốc bổ hốc, gieo xong lấp hạt bằng tro trấu. 6. Lượng và cách bón phân: + Lượng phân bón cho 1 ha: - Vôi 1000 kg, phân chuồng hoai mục 20 tấn. - Urê 150 kg, lân vi sinh 300kg. - Kali 200kg + Cách bón: - Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + Phân vi sinh, phân lân trước khi trồng 15 ngày. Bón 20% phân Kali +10% phân Urê trước khi xuống hạt 2 ngày. - Bón thúc lần 1: Sau khi trồng đựơc 10 ngày bón 10% lượng Urê. - Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 20-25 ngày Bón 40% Urê + 40% phân Kali. Hình: Lên liếp, phủ bạt - Bón thúc lần 3: Sau khi trồng 35-40 ngày. Bón 40% Urê + 40% Kali. Chú ý: Tuyệt đối không đựơc dùng phân tươi để tưới, tất cả các loại phân trên đều ngừng bón trứơc khi thu hoạch 15 ngày. 7. Tưới nước - Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa trái rộ (tưới nước buổi chiều làm giảm mật độ bướm sâu đục quả); cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Trong trường hợp tưới rãnh, không nên để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế sự phát triển của rễ hoặc hư rễ. - Nếu điều kiện đất và nước cho phép, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. 8. Chăm sóc - Tỉa bỏ những cây yếu không cần thiết, những cây bị bệnh và đốt. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo. - Cắt tỉa lá: thường xuyên cắt tỉa lá già lá sâu bệnh ở phía dưới gốc. Chú ý: Không dùng nguồn nước thải công nghiệp, nước ao tù, bệnh viện để tưới. 9. Cắm chà, giăng dây và làm giàn: - Làm giàn: Khi cây bắt đầu bỏ vòi (14- 18 NST) cần cắm chà cho cây bò lên giàn. Giàn làm theo kiểu chữ X hoặc chà thẳng đứng. - Giăng dây: Khi cây bỏ vòi, giai đoạn này cây rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, lưới này sử dụng được nhiều vụ. Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3 m. Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn nầy có thể sử dụng được 2 - 3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 - 50.000 cây/ha. Giàn lưới đang được ưa chộng thay thế cho giàn le, sậy. Hình: Cắm chà hình chữ X III. Phòng một số sâu bệnh chính: - Phòng trừ sâu bệnh áp dụng theo nguyên tắc IPM, áp dụng 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) trong phòng trừ dịch hại. Nên sử dụng các nhóm thuốc gốc vi sinh trong thời gian thu trái để bảo đảm không còn dư lượng trên sản phẩm, các thuốc vi sinh có thể dùng: các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (Tập kỳ, Vertimec), Biocin, Aztron, Xentari, Vi Bt… 1. Sâu hại: a. Dòi đục thân ( Ophiomyia phaseoli) - Loài này gây hại đáng kể lúc cây còn nhỏ có 3 - 4 lá và lúc ra hoa. Thành trùng là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ, dài 2 - 3 mm, thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời mát; đẻ trứng vào mô lá non mặt trên lá. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục bên trong gân, qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp võ và phần gỗ làm lớp võ thân bị nứt. Nhộng có màu vàng nâu nằm ngay lớp võ thân gần mặt đất. Dòi gây hại nặng vào giai đoạn cây con, làm cây dễ bị chết héo, hoặc gây chết nhánh. - Tránh trồng gối vụ liên tục, cần theo dõi mật số thường xuyên, có thể phòng ngừa bằng cách rải thuốc hạt lúc gieo theo khuyến cáo. Có thể phun ngừa bằng các dạng thuốc nước trước giai đoạn ra hoa. b. Sâu ăn tạp -Sâu khoang ( Spodptera litura): - Trưởng thành: là loại ngài có màu xám bạc. Cánh trước có vân ngang bạc trắng óng ánh.Trứng:hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ và được phủ một lớp màng có lông màu vàng. Sâu non màu đen, nâu tối, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết. Sâu non có 6 tuổi. Sâu non mới nở tập trung dưới lá, ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 và 4 sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cánh hoa, nụ quả. Phòng trị: sử dụng các thuốc: Regent, Tập Kì, Karate, … kết hợp đặt bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt để dẫn dụ thành trùng. c. Rầy xanh: - Rầy trưởng thành dài 2- 3mm, màu xanh lá cây, hình thoi đuôi nhọn, chính giữa đầu có vệt trắng và có 2 chấm đen nhỏ 2 bên. Rầy non có hình giống con trưởng thành, không có cánh và có màu xanh nhạt. Rầy trưởng thành sống tập trung dưới mặt lá, chích hút nhựa làm lá xoăn lại tạo thành các đốm biến màu, sau chuyển màu vàng làm cho lá nhỏ và khô cháy, hoa nhỏ, quả ít và nhỏ, ngoài ra còn truyền một số bệnh virus trên cây đậu cove. Rầy phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng. Phòng trị : chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, có thể dùng bẫy dính màu vàng để thu hút rầy xanh đến dính vào bẫy. Sử dụng các thuốc Confidor, Mospilan, Trebon, Actara, Ascend… d. Bọ phấn trắng ( Bemmisia tatbaci): - Con trưởng thành, toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt. - Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. - Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật, và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh xoăn lá. Phòng trị :tương tự rầy xanh. Hình: Rầy xanh hại đậu Cove [...]... trái nên khó phòng trị Nên trồng sớm, không nên xen canh với các cây họ đậu Phun các loại thuốc gốc cúc và gốc vi sinh có tính phân hủy nhanh trước khi ra hoa và lúc tăng trưởng trái như Cyperan, Tập Kì, Xentari, … Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, nên ngưng xịt thuốc vài ngày trước khi thu hoạch 2 Bệnh hại a Bệnh chết héo cây con: (Rhizoctonia solani ) - Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con,... thuốc Validacin, Anvil b Bệnh đốm vi khuẩn (do Xanthomonas phaseol i): - Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá Trên trái đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường Vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá trái sau khi thu họach Phun ngừa bằng các dung dịch Champion, Coc, Copper zinc, Kasumin, New Kasuran … c Bệnh đốm lá (do nấm Cercospora canesens): - Đốm... gói sản phẩm * Bảo quản nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời * Lựa chọn trái có chất lượng tốt để bán * Đóng gói trong bao lưới hoặc bao nylon có lỗ thông hơi, 0,5 – 1 kg trái/bao * Khu vực đóng gói phải xa khu sản phẩm phế thải để tránh lây lan dịch bệnh trên sản phẩm sau thu hoạch - Vận chuyển * Chuẩn bị thị trường và vận chuyển trước khi thu hoạch * Sử dụng xe và bao bì đóng gói sạch * Đậu. .. khi thu hoạch * Sử dụng xe và bao bì đóng gói sạch * Đậu cần được bảo vệ trong quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng và hình thức của rau an toàn * Sản phẩm được đóng gói tại nơi thu hoạch - Ghi chép dữ liệu * Người trồng trọt phải ghi chép dữ liệu trong mỗi bước sản xuất để dễ dàng kiểm tra và giải quyết khi có sự cố xảy ra * Môi trường ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, nước mưa, tần số mưa... phòng trừ SVH nên tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng IV Thu hoạch: - Sau khi trồng 50 - 55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít, lứa 4-5 bắt đầu thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần vào sáng sớm Sau đó cách 2-3 ngày thu 1 lần có thể thu 15 – 18 lứa Năng suất đậu trong mùa mưa là 12 - 15 tấn/ha, vụ Đông-Xuân năng suất 25 - 35 tấn /ha Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng,... các loại nấm hoại sinh phát triển như nấm bồ hóng Mật số rầy cao, chất thải nhiều làm nấm phát triển manh, làm giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái Rầy mềm thường gây hại nặng trong mùa nắng Phòng trị: Bảo vệ thiên địch, vệ sinh đồng ruộng, có thể phun các loại thuốc Trebon, Mospilan, Actara i Sâu đục trái (Maruca testulalis): - Ấu trùng màu trắng hơi nâu, sâu non kết hoa lại, ăn... Cercospora canesens): - Đốm bệnh có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá hình dạng và kích thước đốm bệnh không đều Phun ngừa bằng các loại thuốc trừ nấm thông thường d Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe poligoli): - Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là những đốm mất màu xanh, dần dần biến thành trắng xám Các lá non bị bệnh sẽ cuốn lại, bệnh thường phát triển vào... chi phí, sản lượng, thu nhập * Những sự cố, vấn đề xảy ra trong suốt quá trình trồng, thu hoạch, vận chuyển VI Để giống: - Chọn cây sinh trưởng tốt, nhiều trái, trái tốt không sâu bệnh, không thu thương phẩm để trái già thu lấy hạt Thu hoạch khi vỏ trái chuyển sang màu vàng, khô Thu vào phơi khô đập lấy hạt, sàng sạch đem đựng vào thúng hay khạp bịt kín miệng và cất nơi khô ráo, thoáng mát Các sản phẩm... nông nghiệp che phủ đất, tưới đủ nước vào mùa nắng, có thể dùng bẫy dính màu vàng để thu hút bọ trĩ trưởng thành Có thể dùng các loại thuốc Confidor, Mospilan, các loại thuốc hoạt chất Abamectin h Rầy mềm ( Aphis craccivora): - Rầy mềm gây hại trên cây đậu ở cả giai đoạn trưởng thành lẫn ấu trùng, chúng hút nhựa ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non, trái non…gây hại nặng khi cây còn nhỏ (giai đoạn... vào phơi khô đập lấy hạt, sàng sạch đem đựng vào thúng hay khạp bịt kín miệng và cất nơi khô ráo, thoáng mát Các sản phẩm của đậu cô ve VII Tài liệu tham khảo http://www.agpps.com.vn http://www.tailieu.vn http://www.baovecaytrong.com http://www.google.com.vn http://www.vietgap.vn . đa số bà con nông dân ưa chuộng vì có năng suất cao, màu sắc và mẫu mã trái đẹp, một số giống điển hình như: Giống Trang Nông, 2 Mũi Tên Đỏ, đậu cove Đài Loan, cove Thái -Chiatai, cove Nhật. loại vi khuẩn E. coli, Samorela, đều là những nhân tố có hại đến sức khỏe con nguời. II. Kỹ thuật trồng đậu cove an toàn theo tiêu chuẩn GAP: A. Đặc điểm hình thái: Giới : Plantae Bộ : Fabales Họ. Nepal, Sri- Lanka, Bangladesh hột đậu cove khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan