kỹ thuật trồng hoa lily trong nhà lưới

25 1.3K 3
kỹ thuật trồng hoa lily trong nhà lưới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kỹ thuật trồng hoa lily trong nhà lưới tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả cá...

LỜI MỞ ĐẦU Với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, đối với Việt Nam ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Đi cùng với sự phát triển của thế giới, nhà kính (hay đúng hơn là Nông nghiệp công nghệ cao) đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Và cho đến ngày nay, việc sản xuất rau sạch và các loại hoa cao cấp bằng công nghệ cao đã trở nên phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở Đà Lạt – vùng sản xuất rau và hoa trọng điểm của cả nước. Rau sạch và hoa được sản xuất trong các nhà lưới, nhà kính mà ở đó các yếu tố môi trường được điều chỉnh phù hợp, đồng thời ngăn côn trùng xâm nhập, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng và vì thế mà tất yếu đạt được năng suất cao và phẩm chất tuyệt hảo. So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng theo mô hình nhà kính hiện đại thực sự đã mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm đến 1/3 công lao động, năng suất tăng gấp 10 - 15 lần; cây trồng đảm bảo tuyệt đối sạch và quan trọng là người chủ đầu tư có thể tính được chính xác sản lượng thu hoạch mà không bị các yếu tố rủi ro như điều kiện khí hậu, ảnh hưởng của dịch bệnh…. Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, với việc trồng cây hoa trong nhà kính đem lại năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác giúp tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình trồng hoa và đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương. 1 DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 1: Cấu trúc của một nhà kính đơn giản 7 Hình 2: Nhà che phủ kiểu áp tường 8 Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A 9 Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp 9 Hình 5 : Luống trồng cây 10 Hình 6: Hệ thống đèn chiếu sang nhà kính 10 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN I. Khái quát về cây hoa Lily Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt). 1. Đặc điểm thực vật học: 1.1.Thân vảy Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại vảy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình dịp Thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đồi tuỳ theo loài và các giống khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím kích thước của thân vảy cũng tuỳ thuộc vào các loài giống khác nhau 1.2.Rễ Rễ lily gồm 2 phần rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rẻ trên, do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là dễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của Lily, tuổi thọ của rể này tới 2 năm… 1.3.Lá Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1-7 gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng. 1.4.Củ con và mầm hạt Đại bộ phận của tay có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5- 3 cm, số lượng củ con tủy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Một số giống địa phương và các giống lai tạo ở nách lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5-1,5 cm. 1.5.Hoa Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại lily. Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trước cong ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; loại hình cái cốc, phía trước hơi cong; loại hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành, màu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có 3 hình dịp, gốc có tuyến mật. Màu sắc hoa tay rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp sắc… Màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu Phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím… 1.6.Quả: Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ lớn của hạt, trọng lượng hạt, số lượng hạt tùy theo giống Ví dụ: giống L.coniolor hạt nhỏ, đường kính ≈5mm, mỗi gam có 700-800 hạt, giống L.henrgi, giống L.auratum hạt to, đường kính12mm, mỗi gam có 170-180 hạt. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản được 3 năm. 2.Yêu cầu ngoại cảnh 2.1. Nhiệt độ: Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-25 C, ban đêm là 12 C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28 C, ban đêm 18-20 C . Dưới 12 C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hoá hoa. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của Lily, quan trọng nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Xử lý củ giống nhóm lily thơm ở nhiệt độ 45 C trong 5 tuần, có thể kích thích lá vươn dài, đốt dài ra và nâng cao khả năng sinh trưởng của cây nhưng làm cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày dài củ sẽ to hơn. Vì vậy vào mùa đông mỗi ngày cần tăng thêm 4 giờ chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng lên từ 16-24 giờ/ngày, có tác dụng làm cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời tăng tỷ lệ ra hoa, giảm số hoa bị bại dục. Củ giống dòng tạp giao phương Đông như CasaBalanca, StarGager, từ cuối tháng giêng mỗi ngày chiếu sáng thêm một số giờ và chiếu liên tục trong 6 tuần, thì tốc độ ra hoa tăng rõ rệt. Chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16- 18 C) có thể rút ngắn được thời gian ra hoa của tất cả các giống. 2.2.Ánh sáng Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ 4 Hè Thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra cường độ ánh sáng thích hợp (từ 12-15 nghìn lux), nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm. Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng. Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến phân hoá hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Boonteps (1973) phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể hoa ra sớm 5 tuần 2.3.Nước Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ. Cần chú ý là củ lấy rất mọng nước nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới thật đẫm để không xẩy ra hiện tượng đất rút nước từ trong củ là củ héo và sau này sinh trưởng kém. 2.4. Không khí Lily là cây khá mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên độ mặn cảm của các giống rất khác nhau: giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác. 2.5.Đất Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15mg/cm , chất ôxy hoá không cao quá 1,5mmol/l. Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, ma giê nhiều gây hại cho cây; đất kiềm quá, lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các giống thuộc giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5-6,5). Lily cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá. Vì vậy không được bón phân có chứa do như muối Flophotphat, mà phải bón loại phân có hàm lượng do thấp. Đất thiếu canxi, lily dễ bị vàng lá, lá phát triển không gọn. 2.6 .Dinh dưỡng 5 Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi trồng. Tuy nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn phân bón, nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Vì vậy để tránh tác hại của muối trong đất, trước khi trồng 6 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫn cảm với hợp chất chứa clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 15mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ. II. Khái quát về nhà kính 1. Cấu trúc nhà kính Cấu trúc nhà che phủ là tổng thể các bộ phận cấu thành nhà che phủ. Về cấu trúc cơ bản của một nhà che phủ gồm 4 phần: - Phần nền móng: đây là bộ phận liên kết giữa nhà che phủ với mặt đất. Bộ phận này thường được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như: gạch, bê tông. Phần nền móng có thể xây toàn bộ đường viền xung quanh nhà, xây cách khoảng, hoặc cũng có thể chỉ xây nền móng giữ cho các trụ chính của khu nhà. - Sàn nhà, mặt sàn: được làm bằng các vật liệu khác nhau. Thông thường, đối với nhà che phủ hoa, vật liệu sàn nhà thường làm bằng đất, cát đây cũng chính là vật liệu chủ yếu của giá thể, luống trồng. Trong nhà che phủ trồng hoa, các lối đi có thể làm bằng bê tông hoặc gạch lát đường. Tuy nhiên, yêu cầu của vật liệu sàn nhà là khả năng thoát nước. Như vậy, xét về khả năng này, nếu vật liệu lát sàn là bê tông thì yêu cầu phải xem xét đến hệ thống tiêu nước. Đối với nền đất thì khả năng tiêu nước thường tốt hơn bê tông. Sàn nhà thường được xây theo hướng ngiêng về một phía để đảm bảo khả năng tiêu nước trong nhà che phủ. Sàn nhà có thể xây toàn bộ nhà che phủ hoặc có thể chia theo ô, theo các lối đi xung quanh các luống trồng. - Phần mái che: làm bằng các vật liệu trong (kính, màng nhựa trong, kính nhựa, ) cho phép ánh sáng xuyên qua. - Phần sườn nhà: là bộ khung chính của nhà che phủ, có thể làm bằng các vật liệu khác nhau như: sắt, các loại hợp kim, khung nhôm, và cũng có thể làm bằng gỗ, tre, Phần khung sườn nhà có thể được tạo thành bởi các vật liệu hình ống được nối với nhau. Độ dài cũng như diện tích nhà che phủ đã được lắp đặt theo thiết kế với các hình dạng khác nhau như: vuông, hình chữ nhật, hình đa giác, 6 Hình 1: Cấu trúc của một nhà kính đơn giản Các loại cấu trúc nhà kính:  Nhà kính có một vách dính liền với một công trình khác (attached greenhouse): Đây là kiểu nhà kính đơn giản nhất. Một số kiểu thuộc loại nhà kính này được sử dụng để sản xuất cây trồng mang tính thương mại và đồng thời cũng có thể được sử dụng để trưng bày cây trồng trong các quầy hàng bán lẻ, cho các khu vườn trung tâm, văn phòng làm việc, và có thể trưng bày trong nhà. Điểm thuận lợi chủ yếu của loại nhà kính này là giảm được chi phí xây dựng, và quá trình xây dựng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, do chúng được xây dựng áp sát với công trình, có thể bị công trình che chắn trong hướng chiếu sáng, nên thường thiếu ánh sáng. Đồng thời cũng rất khó điều khiển sự thông thoáng và nhiệt độ nhà trồng. Có ba kiểu nhà cơ bản thuộc loại này: • Nhà kính áp tường: Kiểu này được xây dựng dựa vào một công trình hiện tại. Đỉnh của mái nhà kính được gắn một bên của công trình và mái nghiêng ra xa khỏi công trình. Để hạn chế mức độ che bóng của khu công trình thì loại nhà kính này nên được xây dựng theo hướng Nam của công trình. • Nhà kính hai mái áp tường - Kiểu nhà này gồm 2 mái với những thanh rui có chiều dài bằng nhau và bức tường cuối cùng được áp sát với một công trình. Loại nhà kính kiểu này được ứng dụng phổ biến hơn loại áp vách. Bởi vì chúng có thể thấy được ở nhiều nơi và nói chung, chi phí xây dựng và chi phí để sưởi ấm cho nhà trồng cao hơn loại áp vách. • Nhà kính nhỏ di động được thiết sẳn – Đây là loại nhà kính được làm sẵn, có thể tìm được những nhà kính kiểu này với những mẫu kích thước phù hợp với những khung cửa sổ có kích thước chuẩn. Kiểu nhà loại này thường có kích thước nhỏ, chỉ sử dụng để trưng bày hoa ở các gia đình, không phù hợp với kinh doanh mang tính chất qui mô. Đồng thời loại này rất khó điều khiển các 7 điều kiện nuôi trồng. Hình 2: Nhà che phủ kiểu áp tường  Nhà kính độc lập: Những nhà kính sản xuất ở qui mô thương mại thường là những cấu trúc độc lập có hai mái. Đây là loại nhà kính có cấu trúc phức tạp hơn được cân đối để không gian được tận dụng tốt cho những lối đi thuận tiện và những dãy nhân giống. Và có nhiều ưu điểm hơn, loại này có thể điều khiển được yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng. Như các loại nhà kính hình chữ A (phổ biến nhất) có dạng nhà kính có mái không đối xứng thường thích hợp cho các vùng xây dựng ở những khu vực có địa hình đồi dốc. Có loại nhà kính có mái hình vòm chóp (quoset) hoặc hình chóp. Loại nhà kính độc lập có nhiều ưu điểm như: - Môi trường dễ điều khiển - Việc thông thoáng gió dễ dàng hơn - Việc tu bổ, bảo trì dễ dàng hơn so với loại nhà kính có vách tựa. Tóm lại có 8 loại nhà kính độc lập: 1. Even-span: nhà có mái đối xứng chữ A 2. Uneven-span: loại nhà có mái không đối xứng 3. Lean-to: loại nhà kính tựa vách 4. Quonset: dạng vòm chóp 5. Gothic arch: dạng chóp 6. Curvilinear: dạng hình cong 7. Curved eave: dạng hình cong có mái hiên. 8. Dome: dạng vòm 8 Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A  Nhà kính liên tục (connected greenhouse). Là loại nhà kính phổ biến hơn cả, một số các phần nhà kính đơn thường được gắn sát bên nhau, giảm được chi phí lắp kính bên trong các bức tường kế bên. Sự sắp xếp các luống trong nhà kính thường khác nhau. Một số sự lắp đặt cho nhân giống vận hành tốt không gắn các băng một cách cố định, sự sắp đặt chúng khác nhau tùy theo loại trang thiết bị như các xe nâng, xe bò điện được dùng để mang những ngăn đất và cây trong và ngoài nhà nhân giống. Loại nhà kính này phục vụ cho hình thức sản xuất trên qui mô rộng lớn và chuyên nghiệp. Giữa các nhà kính được gắn với nhau bằng các máng xối (gutter). Mỗi nhà kính có cấu trúc chữ A, cấu trúc một mái nghiêng, hoặc cấu trúc vòm và được xây dựng nối liền nhau. Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp 2. Cấu trúc nhà có mái che: Thực chất cấu trúc nhà có mái che cũng như cấu trúc nhà kính. Tuy nhiên, đơn giản hơn cấu trúc nhà kính. Về cơ bản thì cấu trúc nhà có mái che cũng gồm 4 phần: nền móng, sàn nhà, khung sườn và phần mái che. Nhưng vật liệu làm mái không phải là kính, mà sử dụng các loại vật liệu trong khác như polyethylene, và một số loại chất liệu nylon tổng hợp khác, Đây là những vật 9 liệu tương đối rẻ tiền, chi phí xây dựng thấp hơn so với các loại nhà che phủ bằng kính, do đó loại nhà che phủ và các các nhà che phủ cải tiến đã được sử dụng rộng rãi ở qui mô nhỏ hộ gia đình. 3.Các dạng luống, máng, chậu trồng cây sử dụng trong nhà kính: Trong nhà kính người ta thường trồng cây trên luống, chậu hoặc các loại giá trồng khác: 3.1. Máng trồng: Đối với các nhà kính trồng rau, hoa người ta thường trang bị thêm các máng giá thể. Loại máng trồng này được sản xuất một cách chuyên dụng, và được trang bị cho phù hợp với các loài cây trồng khác nhau. Giá thể chứa trong các máng này có thể là đất, các hỗn hợp trộn hoặc cũng có thể là các hỗn hợp giá thể nhân tạo không chứa đất. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ vận hành, mang lại: o Năng suất cây trồng cao o Đảm bảo sử dụng tối đa diện tích nhà kính o Tạo điều kiện giữ sạch môi trường tối đa o Cây sạch bệnh o Chi phí thấp o Hệ thống thoát thu hồi nước thải hoàn chỉnh 3.2. Luống trồng: Cây trồng trong nhà kính cũng có thể được trồng trên luống. Các luống trồng này cũng được chuẩn bị tương tự như các luống cây trồng ngoài đồng ruộng. Có các dạng luống trồng khác nhau, và việc lựa chọn kiểu luống trồng cũng phụ thuộc vào đối tượng cũng như điều kiện môi trường và khả năng điều tiết các điều kiện của nhà kính. 10 [...]... hệ thống bơm sẽ được đặt trong nhà điều khiển tưới và bao gồm: Một khung giá đỡ bảo vệ bằng thép, một bơm cho hệ thống trộn phân bón, một bơm cho hệ thống làm mát nhà kính và một máy bơm cho hệ thống tưới nhỏ giọt 5 Hệ thống chiếu sáng trong nhà kính: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng trong nhà kính vào mùa mưa, người ta thường lắp đặt hệ thống đèn điện trong nhà kính Thường thì hệ thống... của nhà che phủ có thể làm việc được 7.Bảo dưỡng nhà che phủ 7.1 Sự cần thiết của việc bảo dưỡng nhà che phủ: Các loại nhà che phủ, sau một thời gian sử dụng thường gặp phải những trục trặc nào đó Các nhà che phủ, nhà kính thường được xây dựng ngoài trời Do đó chúng phải trãi chịu sự biến đổi đột ngột của các điều kiện khí hậu nắng mưa gió bão, Mặt khác, tất cả các hệ thống điều hoà môi trường trong nhà. .. việc sản xuất giống trên khay hay xuất rau sạch trong vụ mưa – Có thể tận dụng một số vật liệu có sẵn nhằm giảm bớt giá thành – Năng suất và chất lượng cây trồng đều tăng cao nhiều lần so với trồng ngoài trời – Trong điều kiện trời mưa vẫn – Cần phải có một số vốn đầu tư nhất định ban đầu – Người lao động thường ngại làm việc trong nhà che phủ vì nóng – Trong thời gian sử dụng phải có chi phí tu sửa... Luống trồng cây 4 Hệ thống tưới: Hệ thống tưới đầy đủ của một nhà kính sẽ gồm có những phần sau: Hệ thống lọc, hệ thống bơm, hệ thống tưới nhỏ giọt cho nhà kính, hệ thống làm mát cho nhà kính, hệ thống ống chính, ống nhánh và phụ kiện Ngoài ra còn có bồn chứa nước, hệ thống tưới phân, hệ thống ống hỗ trợ để chạy quanh bố trí trong nhà kính Và hệ thống tưới này có một phòng điều khiển chế độ tưới Trong. .. Do vậy, để kéo dài tuổi thọ nhà kính nhà che phủ, thì nhất thiết phải có những phương pháp bảo dưỡng thích hợp 7.2 Các nguyên nhân gây hư hỏng nhà kính: 7.2.1 Hư hỏng do các yếu tố thời tiết: Đây là yếu tố chủ yếu gây hư hỏng cho nhà kính nhà che phủ Nhà kính được xây dựng ở ngoài trời, nên khí hậu thời tiết là yếu tố đầu tiên tác động mạnh nhất gây hư hỏng các bộ phận của nhà kính 7.2.2 Hư hỏng do sự... chủ yếu đối với nhà che plastic 7.2.4 Hư hỏng các hệ thống điều tiết môi trường: Do sử dụng không hợp lý hoặc do bất cẩn trong quá trình điều khiển đã gây nên những tổn thất hư hại ở các linh kiện của hệ thống Mặt khác, các hệ thống điều khiển trong nhà che phủ sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải những trở ngại 7.3 Các biện pháp khắc phục và bảo dưỡng nhà kính – nhà che phủ: Một trong những biện... dọn sạch chúng khi nhà kính không có cây trồng Nên mặc đồ bảo hộ và đội mũ chống thấm trong suốt quá trình dọn dẹp nhà kính Axit crezola hay các loại dung dịch rửa kính thông dụng khác rất có hiệu quả cho việc làm sạch bên trong nhà kính bởi vì chúng có khả năng làm sạch rêu và tảo rất hiệu quả Rêu và tảo ở chỗ kính phủ nhau nên được dọn sạch bằng một mẩu kim loại và vòi nước 13 Một trong những việc... làm cỏ: 10 - 15 ngày /lần 3.3 Chế độ chiếu sáng: Hoa Ly là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện chiếu sáng tán xạ, cường độ chiếu sáng thấp Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam cần có lưới che chắn nắng thường xuyên, nên trồng cây trong nhà kính hoặc che phủ nilon giả kính Đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 50-60% ánh sáng trực xạ Duy trì nhiệt độ trong nhà kính từ: 20 - 25 0 C Độ ẩm không khí từ 60... đựng hoa gói chặt các cành hoa, xếp vào thùng gỗ hoặc thùng giấy theo hướng nằm ngang, chú ý chèn chặt các bó hoa tránh va chạm trong khi vận chuyển 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Ngọc Tuân, Giáo trình Kỹ Thuật Nhà Kính, ĐH Đà Lạt, Khoa Nông Lâm, 2008 2 Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, Giáo trình Cây Hoa, NXB Nông Nghiệp,Hà Nội, 2007  Tài liệu internet: 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_C%C3%BAc... vi 5cm trở nên đem trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (1 đêm trở lên) Củ có chu vi 1 -3 cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được 3 Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (Invitro) Lily nhân giống bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm, virut tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu hoa nhỏ Để khắc phục . 0,5-1,5 cm. 1.5 .Hoa Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại lily. Đối với. kiện khí hậu, ảnh hưởng của dịch bệnh…. Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, với việc trồng cây hoa trong nhà kính đem lại năng suất cao và hiệu quả kinh. loại hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành, màu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có 3 hình dịp, gốc có tuyến mật. Màu sắc hoa tay rất phong phú:

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A 9

  • Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp 9

  • Hình 5 : Luống trồng cây 10

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

  • 1. Đặc điểm thực vật học:

  • Hình 1: Cấu trúc của một nhà kính đơn giản

  • Các loại cấu trúc nhà kính:

  • Hình 2: Nhà che phủ kiểu áp tường

  • Hình 3: Nhà có mái đối xứng chữ A

  • Hình 4: Nhà che phủ nối tiếp

  • Hình 5 : Luống trồng cây

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan