Lịch sử văn minh thế giới

20 2.8K 16
Lịch sử văn minh thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử văn minh thế giới

Đề Cương LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Câu 1 : Sự phát triển của văn minh Ai Cập cổ đại? Tại sao tín ngưỡng của người Ai Cập cổ không phát triển thành tôn giáo lớn ? Trả lời:  Cơ sở hình thành: (trang 12, 13, 14) • Địa lý và dân cư. • Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau: - Thời kì TảoVương quốc (khoảng 3200 - 3000 năm TCN). - Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN). - Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN). - Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN). - Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN.  Thành tựu cơ bản: • Chữ viết: - Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình. - Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. • Về văn học: - Những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình, Người nông phu biết nói những điều hay • Tôn giáo : - Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. - Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển. • Kiến trúc điêu khắc : - Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Người ta đã phát hiện ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ đô Cairo. - Lớn nhất là Kim tự tháp Kêôp (Kheops) cao tới 146m, đáy hinh vuông, mỗi cạnh tới 230m. Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. - Đặc biệt nhất là tượng Nhân (Sphinx) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình tử với gương mặt Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người và sức mạnh của tử. • Khoa học tự nhiên : - Về thiên văn: + Người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ. + Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang (Sirius). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước. - Về toán học: + Do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14 . - Về Y học: người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa như khoa nội, ngoại , mắt, răng, dạ dày Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc. Tại sao tín ngưỡng của người Ai Cập cổ không phát triển thành tôn giáo lớn ? Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo, và không có 1 hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ, rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Và các hình thức tín ngưỡng hay tôn giáo dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc… thì đều là 1 thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà thôi. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở 1 số điểm như : tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển… được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện,… có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường…, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyêt. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian, cuộc sống và sinh hoạt của con người và lý giải các hiện tượng siêu nhiên lúc bầy giờ. trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ… Như vậy có thể thấy tín ngưỡng ở AC cổ đại chỉ dừng lại ở việc tin vào các vị thần của họ như: các thần tự nhiên, động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây,…Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt trời trở thành vị thần quan trọng nhất, nơi thờ thần MT đầu tiên là thành Iunu… Câu 2: “ Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp”. Vì sao? Trả lời: Thành tựu của các nền văn minh cổ đại trên thế giớiminh chứng cho sự phát triển và trình độ của con người xưa khi mà cả khoa học và kỹ thuật đều chưa ra đời và phát triển. Các giá trị văn hóa vật thể còn tồn tại cho đến ngày nay được coi như vô giá, nó là kho tàng quan trọng giúp con người có thể nghiên cứu và khám phá về sự phát triển của một thời kỳ lịch sử từ rất lâu đời. Trong số các sản phẩm tiêu biểu của nền văn minh cổ đại phải kể đến kim tự tháp của Ai Cập cổ đại. Đây được coi là một trong những công trình vĩ đại nhất của con người trong thời cổ đại, nó vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và tự nhiên để tồn tại cho đến ngày nay. Đã từng có câu nói: “Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”. Câu trả lời cho quan điểm trên được lý giải như sau: Kim tự tháp là ngôi mộ của các vị vua AC thuộc vương triều III, vương triều IV thời cổ vương quốc. các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây nam cairo ngày nay. Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde ( Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là 1 ngôi tháp có bậc, đáy là 1 HCN dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành vieenh trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi 1 vòng tường xay bằng đá vôi. Thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ là thời kỳ vương triều IV. Vua đầu tiên của vương triều này là Xnêphru, đã xây cho 2 kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m, cái thứ 2 cao 99m. các vua kế tiếp như Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những kim tự tháp rất lớn : kim tự tháp Kêốp ( tên Ai Cập ) là Hufu cao 146,5m, Kim tự tháp Kêphren cao 137m, Kim tự tháp Mikêrin cao 66m. Trong số các Kim tự tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp kê ốp, con của Xnêphru. Kim tự tháp Kêốp xây thành hình tháp chóp, đáy là hình vuông, mỗi cạnh 230m, 4 mặt là hình tam giác nghoành về 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây Kim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2300000 tảng đá với 1 khối lượng là 240800m¬3. Phương pháp xây kim tự tháp là ghép kín đến mức 1 lá kim loại mỏng cũng ko thể lách qua được. Ở mặt phía bắc của KTT Kêốp, cách mặt đất hơn 13m, có 1 cái cửa thông với hầm mộ. KTT Kêốp có 2 hầm mộ : 1 hầm mộ nằm sâu 30m dưới lòng đất và 1 hầm mộ ở giữa KTT cách mặt đất 40m. Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu, hầm mộ ở sâu dưới đất, nhưng khi đã làm xong thì Kêốp thay đổi ý kiên, bắt phải xây ở trên cao. Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây KTT. Hêrôđôt cho biết, sau khi quyết định xây KTT, Kêốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên nhau 1 lần. KTT được xây ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đã lại ở hữu ngnaj. Vì vậy người ta phải dùng thuyền trở đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây 1 con đường = những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900m, rộng 18m và chỗ cao nhất là 15m. Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm. Từ đây người ta để đá lên xe trượt rồi dùng người hoặc bò kéo để trở đá đến công trường. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây KTT đã kéo dài hơn 20 năm mới hoàn thành. Việc xây KTT, như Hê rô đôt đã nói rằng : “ đã đem lại cho Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa:. Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, cac KTT hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, từ lâu người A rập đã có câu : “ Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian phải sợ KTT:. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp KTT Kê ốp là kỳ quan số 1 trong 7 kỳ quan thế giới. Đến nay trong 7 kỳ quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi KTT mà thôi. Cho đến ngày nay, chính các nhà khoa học cũng chưa thể lý giải nổi tạo sao các phiến đá lớn đến vậy lại được đưa lên cao để xây dựng KTT, hơn nữa các phiến đá lại có sự ăn khớp đến mức khó tin… Trong khi mà khoa học vẫn chưa chứng minh được các ẩn số đó thì KTT ở AC vẫn còn hiên ngang trước không gian, thời gian, thời tiết khắc nghiệt của nắng và cát bụi trên sa mạc để tồn tại cho đến ngày nay, mặc dù mọi vạn vật trong vũ trụ này đều sẽ biến mất trước thời gian nhưng KTT thì vẫn còn tồn tại và nó được coi là biểu tượng của sự vĩnh hằng giống như các vị vua Pharaon của người dân Ai Cập cổ đại vậy. Câu 3: Tìm ra những yếu tố chứng tỏ Ấn Độ có nền văn hóa phát triển? Trả lời: Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia + Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. + Âm nhạc Ấn Độ được thể hiện ở rất nhiều hình thức. Hai hình thức chính của âm nhạc cổ điển là Carnatic từ Nam Ấn, và Hindustani từ Bắc Ấn. Các hình thức phổ thông của âm nhạc cũng rất phổ biến, nổi tiếng nhất là âm nhạc Filmi. Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về âm nhạc dân gian từ mỗi nơi trên đất nước. Có nhiều hình thức nhảy múa cổ điển hiện diện, gồm Bharatanatyam, Kathakali, Kathak và Manipuri. Chúng thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh thần. + Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở hình thức ghi chép. Đa số chúng là các tác phẩm linh thiêng như (kinh) Vedas và các sử thi Mahabharata và Ramayana. Văn học Sangam từ Tamil Nadu thể hiện một trong những truyền thống lâu đời nhất Ấn Độ. Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain và đạo Xích. Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới) Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN ), giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN - đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN - nay) Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế( bốn điền suy xét kì diệu): • Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo) • Nhân đế-Tập đế(nguyên nhân của sự khổ là dục-lòng ham muốn) • Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo) • Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo) Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap. Câu 4: Tạo sao nói Ấn Độ là 1 trong những văn minh lớn của nhân loại? Trả lời: Văn minhsự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tạo thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hóa xã hội loài người. Các yếu tố của văn minhthể hiểu gon lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối. Ấn Độ là 1 trong những nền văn minh lớn của nhân loại. Để trở thành 1 nền văn minh lớn của nhân loại Ấn Độ đã có những sự thay đổi và phát triển từ rất sớm trong lịch sử loài người và có những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực của xã hội. Những thành tựu đó không những là những giá trọ tinh thần vô giá mà còn có những tác động lớn đến xã hội loài người ngày nay. Những sự tác động ấy biến Ấn Độ trở thành 1 trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Điều kiện và lịch sử tự nhiên cho thấy Ấn Độ là 1 cơ sở hình thành 1 nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên : bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn Độ. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ Dương. Hằng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo 2 con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cách đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh ở lưu vực sông Ấn đã thầm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ. Năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng 1 trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên 1 tầm cao mới. Năm 320 TCN, Hoàng đế Maurya thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành laaoj chế độ tập quyền, kinh đô được đặt lại tại Pataliputa. Đế chế Gupta thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ triều đại Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ này nền văn minh Ấn Độ đã để lại cho nhân loại 1 khối các di sản khổng lồ. Thành tựu chính của nền văn minh Ấn Độ cho thấy Ấn Độ là 1 trong những nền văn minh lớn của nhân loại. Chữ viết, văn học Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xh 1 loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Thế kỷ VII TCN, ở đây đã xh chữ Brani, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brani, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xh chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này. Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabrahata và Ramayana. Mahabrahata là bản trường ca gồm 220000 câu thơ. Bản trường ca này nói về 1 cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là 1 bộ “ bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là 1 bộ sử thi dài 48000 câu thơ, mô tả 1 cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita ( con của nữ thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian 1 số nước ĐNÁ. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đửng rất nhiều tư tưởng gặp lại trong ngụ ngôn của 1 số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền NT tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tời nhiều nước ĐNA. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ 1 tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra 3 dòng nghệ thuật : Ấn Độ giáo, phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20 cm. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích họa rất đẹp. Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên Ấn Độ vào khoảng tki 7-11. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng tki 13 và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng tki 17. Khoa học tự nhiên: Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia 1 năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào 1 tháng nhuận. Về Toán học : Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số 0, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. Họ tính được căn bậc 2,bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, biết quan hệ giữa 3 cạnh trong 1 tam giác; Pi = 3,1416. Về Vật lí: người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại 2 quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luật khảo về trị liệu”. Tư tưởng: Tôn giáo Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như : Ấn Độ giáo ( Đạo Bàlamôn) , Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh. Như vậy, với những điều kiện và sự hình thành cùng với những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ cho thấy Ấn Độ là 1 trong những nền văn minh lớn của nhân loại cùng với các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, … Những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng 1 cách sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, không chỉ vậy nó còn có sức lan tỏa rất rộng ra các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác trên TG. Tiêu biểu có sự lan tỏa của tôn giáo và đặt biệt là phật giáo. Văn minh Ấn Độ đã có sự đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Câu 5: Vì sao nói: “ Cái gì không thấy được trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ” ( Ngạn ngữ cổ Ấn Độ). Trả lời: Ấn Độ là 1 trong những cái nôi lơn của văn minh nhân loại, nơi đây là nơi mà đã có sự bắt đầu sớm nhất của các giá trị tinh thần vượt thời gian, các công trình kiến trúc vĩ đại chưa từng xh trong lịch sử loài người. Những thành tựu lớn của văn minh Ấn Độ càng có tầm quan trọng với chúng ta ngày nay. Văn học Ấn Độ là 1 trong những chứng cứ quan trọng là cơ sở và là sách toàn thư mở để chúng ta tìm hiểu đầy đủ nhất về xã hội và con người ở Ấn Độ thời cổ đại, Và “ cái gì không thấy được trong Mahabharata thì không thể nào thấy được ở Ấn Độ”. Trong văn học Ấn Độ, các hình thức truyền khẩu và viết đều quan trọng. Truyền thống chương Hindu chi phối 1 phần lớn của văn hóa Ấn Độ. Ngoài Vedas ( Vệ Đà) là 1 dạng kiến thức linh thiêng, còn có các tác phẩm khác như sử thi Ramayana và Mahabharata, các luận thuyết như Vaastu Shastratrong kiến trúc và quy hoạch đô thị, và Arthashastra trong khoa học chính trị. Kịch Hindu mộ đạo, thơ và ca đã lan ra khắp tiểu lục địa. Mahabharata là 1 tác phẩm vĩ đại, có thể coi là 1 bộ toàn thư về đời sống văn hóa, chính trị và xã hội Ấn Độ thời xưa. Tác phẩm ấy kết hợp vs tất cả những tín ngưỡng, truyện tích và tập tục cổ truyền của toàn thể dân tộc Ấn Độ suốt từ chân núi Hi_Mã cho tới vịnh Bengale. Nội dung phong phú ấy đã được xác nhận trong 1 câu tục ngữ Ấn: “ cái gì không thấy được trong Mahabharata thì cũng không thể thấy ở Ấn Độ”. Khuynh hướng và khả năng kết hợp của Mahabharat chứng tỏ sự thống nhất về tinh thần của 1 dân tộc rất phức tạp về thành phần cấu tạo ở trên 1 lãnh thổ rất sai biệt về hoàn cảnh địa lý. Tác giả của Mahabharata theo truyền thuyết là đạo sĩ Vyasa. Nguyên bản của tác phẩm trong giai đoạn đầu gồm có: 24000 câu thơ đôi ( sloka), và sau tăng lên 6.000000. Hiện giờ chỉ sưu tầm được 110.000 sloka, chiếm 220.000 dòng, tức là dài bằng 7 lần tổng số câu thơ trong cả 2 tác phẩm Odyssée và Iliade của Homère hợp lại. Nội dung chính của tác phẩm: Ở tp Haxtinapua có 1 dòng họ vua chúa gọi là Curu vốn là con cháu của vua Bharata. Dòng họ này có 2 anh em là Đritarotora và Pandu. Vì Đritarotora bị mù nên Pandu được làm vua. Đritarotora có 100 người con trai, gọi chung là anh em Curu, còn Pandu có 5 con trai gọi chung là anh em Pandu. Sau khi Pandu chết, anh em nhà Pandu và anh em nhà Curu chia đôi vương quốc. Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ vương quốc, anh em nhà Curu đã thách thức anh em nhà Pandu đánh bạc. nhờ gian lận, anh em nhà Curu thắng liên tiếp. Bị mất hết của cải, anh em nhà Pandu đặt phần đất nước của mình vào canh bạc nhưng cũng bị thua nốt. Theo lời giao hẹn, anh em nhà Pandu bị trục xuất và phải trốn tránh suốt 13 năm, ko được để anh em phía nhà Curu phát hiện. Hết kỳ hạn, anh em nhà Pandu trở về yêu cầu anh em nhà Curu trả lại phần đất đai cho họ nhưng lại bị từ chối. Do đó 1 cuộc chiến tranh khốc liệt đã xảy ra. Sau 18 ngày đánh nhau dữ dội, hàng trăm triệu người đã tử trận, phe của Curu chỉ có 3 người sống sót, cả 100 anh em Curu đều chết. Phe Pandu thắng lợi nhưng cũng chỉ còn lại 6 người, trong đó có 5 anh em nhà Pandu. Giá trị nội dung: bộ sử thi đã đề cao lý tưởng và ý thức của thời đại. Lý tưởng và đạo đức kết trong giáo lý Bhaganat Gita, nhiều người cho rằng Bhaganat Gita là hạt nhân giáo lý của sử thi. Sử thi mang những ý nghĩa thuần túy, mang những giá trí của chủ nghĩa nhân sinh và lý tưởng sống của con người. Đồng thời xay dựng 1 xã hội bình yên, xóa đi mọi thù hận, lòng tham và ích kỷ của mình. Giá trị nghệ thuật : Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Yudhi đức độ, sáng suốt, bình tĩnh Acgiuna dũng cảm, kiên hùng. Bhima xông xáo, sôi nổi, quyết giữ lời thề cho đến chết. Kacna hùng dũng và kiêu căng. Karisna tài chí siêu việt…Drita tuy mù nhưng vẫn oai nghiêm trong cốt cách của ông vua hùng và xảo quyệt. Về Nghệ thuật xây dựng tình huống: Càng đọc sử thi Mahabharata người đọc càng bị lôi cuốn vào quang cảnh chiến tranh tràn đầy hòa khí sôi động, cảm xúc khi các tướng lĩnh tài giỏi gục ngã. Ấn Độ là nước luôn tôn vinh tình yêu và niềm hoan lạc vô biên. Trong tác phẩm, tình yêu đc thể hiện trong mqh của nàng Draupadi với 5 anh em nhà Panda với những gắn bó khác nhau. Ảnh hưởng của sử thi tới xã hội: Bộ sử thi này đã tác động rất lớn đến đs tinh thần và tập tục của người dân Ấn Độ. Mahabharata có sự ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặt biệt ở ĐNA. Rất nhiều cốt truyện được phóng túng từ sử thi này ở các nước ĐNA. Ở campuchia, Mahabharat đã xh khá sớm bằng hình ảnh của các phù điêu trên Ăngco và các đền khác. Như vậy, Mahabharata là sử thi lớn nhất của Ấn Độ và thế giới, nó được ví như bộ bách khoa toàn thư ghi lại toàn bộ đời sống văn hóa xã hội. thông qua đó chúng ta cũng thấy được người dân Ấn Độ đề cao tính nhân sinh sự chính nghĩa và các giá trị của cuộc sống. Nó trở thành 1 vật báu quý giá trong kho tàng văn học của Ấn Độ, là cảm hứng cáng tạo cho hội họa, điêu khắc, thơ ca, điện ảnh,… Không chỉ vậy mà nó còn ảnh hưởng ra cả thế giới. Câu 6: Bức tranh tôn giáo ở Ấn Độ. Trả lời: Bức tranh tôn giáo ở ÂĐ là 1 bức tranh đầy màu sắc về sự hình thành, phát triển và suy yếu của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh. Đạo Bàlamôn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng TK 15 TCN trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỷ 1 TCN do thái tử Xitđacta và Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho đây là năm Đức phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời khác hẳn người theo đạo Thiên Chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (4 điều), vô ngã, duyên khởi. Đạo Jaina cũng xuất hiện vào khoảng tki 6 TCN. Cùng thời vs Phật giáo. Đạo này chủ trương bất nát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. Đạo Sikh xh ở Ấn Độ vào khoảng tki 15. Giáo lý của đạo Sikh là sự dung hòa và kết hợp giáo lí của Ấn Độ giáo và giáo lí của Hồi giáo. Tín đồ đạo Sikh tập trung rất đông ở Punjab và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ. Về đạo Bàlamôn : thì ko có người sáng lập, ko có giáo chủ. Thờ thần Brama ( thần sáng tạo), Visnu ( thần Bảo vệ), Siva ( thần Hủy diệt, có hủy diệt cái cũ mới sáng tạo cái mới) … Về mặt xã hội, đạo Balamon là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trogn quá trình phát triển, đạo Balamon có thể chia làm 3 giai đoạn : gđ Vêđa ( TK 15-5 TCN), gđ Balamon ( TK 5- đầu CN), gđ Hinđu ( đầu CN- nay). Về đạo Phật : Giáo lí cơ bản của đạo phật là tứ diệu đế ( 4 điều suy xét kỳ diệu ) là: Khổ đế ( suy xét về khổ cực, luân hồi, nghiệp báo), Nhân đế- tập đế ( nn của sự khổ là dục- lòng ham muốn), Diệt đế ( con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo), Đạo đế ( con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo) Đức Phật còn đề ra 8 con đường chính trực để tu hành- bát chánh. Về mặt thế giới quan, ND cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên khởi. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường. Vô tạo giả quan niệm, thế giới này không do 1 đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà có và vô cùng vô tận. Vô ngã là không có 1 thực thể vật chất tồn tại 1 cách cố định. Vô thường cho là vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, ko có gì là vĩnh cửu cả.Trong hoàn cảnh xh đày rẫy những bất công do chế độ đảng cấp gây ra thì đạo Phật lại chủ trương ko phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương người, tránh điều ác, làm điều thiện nên đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Còn 2 đạo còn lại là Jaina và Sikh là 2 tôn giáo chưa có sự lớn mạnh như đạp Phật và đạo balamon cho nên nó chưa thực sự ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống Ấn Độ cũng như ảnh hưởng ra các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Bức tranh về tôn giáo ÂĐ cho thấy từ lâu con người đã tìm cách lý giải các hiện tượng kỳ bí của tự nhiên, họ tự xd cho mình niềm tin vào các đấng siêu nhiên, kiếp luân hồi. Họ thực sự tin vào những điều đó làm cho sự lớn mạnh của các tôn giáo này càng lớn dần và ăn sâu vsof suy nghĩ của con người trong xh. Tôn giáo còn phản ánh 1 phần quan trọng về cs của con người Ấn Độ khi mà sự phát triển của các tôn giáo kéo theo hình thành các giáo lý và các phương thức thi hành các tín ngưỡng tôn giáo của họ. Nó phản ảnh trình độ nhận thức của 1 xh bấy giờ. Tuy nhiên mỗi tôn giáo lại có sự thể hiện về xh theo cách khác nhau do sự ảnh hưởng trực tiếp của nó vào trong đời sống. Câu 7: Phật thích ca từng nói: “… Cũng như nước đại dương chỉ có 1 vị mặn, học thuyết của ta chỉ có 1 vị là cứu vớt…” Hãy chứng minh luận điểm trên. Trả lời: Nội dung tư tưởng của đạo Phật thể hiện trong lời nói của đức Phật: “ Trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải các chân lý về các nỗi đau khổ và giải thoát các nỗi đau khổ. Cũng như nước chỉ có 1 vị mặn. Học thuyết của ta chỉ có 1 vị đó là sự cứu vớt”. Như vậy, hạt nhân triết lí cơ bản của đạo Phật là đề cao tình yêu thương của con người đối với chúng sinh tập trung ở trong “ tam tạng kinh điển”. Bên cạnh đó, tư tưởng triết học đạo Phật còn ảnh hưởng sâu sắc tín ngưỡng đa thần của người Arya, đặc biệt là ảnh hưởng triết lý từ đạo Baflamon như thuyết nhân-quả, thuyết luân hồi nghiệp báo. Chính vì những yếu tố này mà về sau đạo Phật bị lên án, phê phán là tiêu cực, thủ tiêu đấu tranh giai cấp. Nội dung tư tưởng triết lí cơ bản của đạo Phật thể hiện ở 2 vấn đề chính là quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan. Nội dung tư tưởng, triết lí cơ bản của Phật giáo thể hiện rõ nhất ở “ tứ diệu đế” – tức là 4 chân lý huyền diệu cao siêu để giải thoát nỗi khổ của chúng sinh gồm: Khổ Đế – Tập Đế – Diệt Đế - Đạo Đế. Đức Phật khẳng định: “trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải các chân lý về các nỗi đau khổ và giải thoát các nỗi đau khổ. Cũng như nước của đại dương chỉ có một vị mặn. Học thuyết của ta chỉ có một vị, đó là sự cứu vớt”. + Khổ đế: Là chân lý bàn về các nỗi khổ của con người. Đạo phật cho rằng cuộc sống con người là khổ ải. Khổ đau là tuyệt đối, là bản chất của sự tồn tại của cuộc sống. Cuộc sống của chúng sinh là bể khổ. Trong các nỗi khổ mà từng chúng sinh phải chịu đựng có bốn nỗi khổ lớn gọi là “tứ khổ”: sinh – lão – bệnh – tử khổ. Ngoài ra, Phật giáo còn khẳng định nỗi khổ của chúng sinh tồn tại ở những dạng khác như: Ái biệt ly khổ: tức yêu nhau mà không được ở gần nhau là khổ; Sở cầu bất đắc khổ: tức mong muốn mà không được như ý là khổ; Ngũ thủ uẩn khổ: tức các cơ quan của cơ thể không hoàn thiện là khổ; Oán tăng hội khổ: tức là thù ghét là khổ; Thân là gốc của nỗi khổ; Các thứ bệnh tồn tại trong cơ thể là khổ; Chết vì nhiều nguyên nhân; bất hòa; khổ do ngoại cảnh gây nên mà không biết được lý do. + Tập đế. Là sự tập hợp chứa đựng những chân tướng những sự khổ não, là nguyên nhân về các nỗi khổ đau. Đạo phật cho rằng nguyên nhân của khổ đau là do dục vọng – tham muốn của con người gây nên và đến khi chết vẫn phải chịu khổ đau. Tất cả những nỗi khổ đau mà chúng sinh phải gánh chịu là do “nhị thập nhân duyên” tạo ra mà khởi đầu là “vô minh”. + Diệt đế. Là chân lý về cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau. Đạo Phật cho rằng chúng sinh muốn thoát khỏi mọi sự khổ đau thì phải từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, sự giận giữ và mê muội. Ham muốn hay dục vọng của con người là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ đau còn nguồn gốc sâu xa là từ “nhị thập nhân duyê” mà bắt đầu từ “vô minh”. Cho nên theo đạo Phật, chúng sinh muốn diệt trừ nỗi khổ thì đầu tiên phải diệt trừ “vô minh’. Vì “vô minh” bị diệt thì trí tuệ mới sáng và hiểu rõ được bản chất sự tồn tại không còn dục vọng, không còn hành động sai quấy để tạo ra “nghiệp”. Và chỉ có như vậy, chúng sinh mới thoát khỏi nỗi khổ vòng luân hồi sinh – lão – bênh – tử. + Đạo đế. Là chân lý về các con đường đúng đắn để giải thoát con người. Đây chính là xuất phát từ sự đúc kết quá trình tu hành đắc đạo của đức Phật. Để theo đuổi được những con đường này và giải thoát mình khỏi mọi nỗi khổ đau, người tu hành phải thực hiện những điều kiêng kị là “ngũ giới”. Như vậy, với những quan niệm triết lý về thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật cho thấy tất cả những quan niệm này nhằm chống lại đạo Bàlamôn, chốnglại sự bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bản của triết lý Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộc sống của con người. Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng cấp. Đức phật nói rằng “không thể có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau. Không thể có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn như nhau”. Về tích cực: + Chủ trương giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đau; thực hiện bình đẳng giữa các chúng sinh chống lại quan điểm phân biệt đẳng cấp, khuyên con người phải thương yêu lẫn nhau. Đây chính là tư tưởng nhân văn cao cả phù hợp với đại bộ phận nhân dân bị áp bức, đáp ứng nhu cầu của xã hội đương thời và chống lại chế độ đẳng cấp Vacna hà khắc. Và trên thực tế, đạo Phật góp phần làm loãng rất nhiều quan niệm khắt khe của đạo Bàlamôn và Vacna. + Trong hoàn cảnh xã hội ấn Độ thời cổ đại, đạo Phật đã đề ra được lý thuyết về con đường giải thoát về mặt ý thức. Điều này làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vì tìm thấy ở đạo này một sự an ủi, một niềm tin vào tương lai. + Nghi lễ đạo phật rất đơn giản, điều này phù hợp với hoàn cảnh của người dân lao động nghèo khổ thuộc các đẳng cấp dưới cho nên nó được hưởng ứng nhiệt tình. Đạo phật phản ánh tình yêu thương đồng loại. Về tiêu cực: Giáo lý của đạo phật về nguồn gốc các nỗi khổ đau không phù hợp với thực tế. Học thuyết tự tu dưỡng của đạo Phật không góp phần làm giảm mâu thuẫn xã hội mà đẩy mâu thuẫn đó lên đỉnh cao của nó. Và đương nhiên những tư tưởng của đạo Phật không hợp với một xã hội còn đầy dẫy những bất công trong xã hội ấn Độ cổ đại bấy giờ. Nhưng xét cho cùng, sự ra đời của đạo Phật với những tư tưởng triết lý cơ bản trên cũng đã có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong xã hội ấn Độ cổ đại chống lại những luật lệ hà khắc do chế độ đẳng cấp Varna, luật Manu và đạo Bàlamôn tạo nên. Chính vì lẽ đó, đạo Phật ra đời nhanh chóng phát triển mạnh mẽ về số lượng tín đồ và trở thành tôn giáo thế giới. Và đương nhiên, những nhà chân đất với màu vàng thánh thiện của Phật đã tiếp tục sự nghiệp giải thoát nỗi khổ đau của con người. Câu 8: Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Việt Nam. Trả lời: Câu 9: Điều kiện hình thành, kể tên những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc thời cổ Trung đại. Nhận xét về nền văn minh đó. Trả lời:  Điều kiện tự nhiên: • Địa lý: - Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam. - Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích. - Có đường biên giới giáp với 14 quốc gia và lãnh thổ. - Địa hình: Cao và hiểm trở, 60% diện tích là núi cao trên 1000m. + Phía Tây có nhiều núi và cao nguyên,khí hậu khô hanh. + Phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu  thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. - Sông ngòi: hàng ngàn con sông lớn nhỏ, hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử) (chảy theo hướng tây-đông, hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc). - Hoàng Hà là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. • Dân cư: - Là nước đông dân (do Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán  bị Hán hóa  được coi là người Hán). Hiện nay: 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ (cứ 6 người trên thế giới thì có 1 người TQ). - Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số.  Điều kiện lịch sử: • Trung Quốc thời cổ đại - Đã trải qua Xã hội nguyên thuỷ. - Đến nửa đầu Thiên kỷ III TCN, ở vùng Hoàng Hà xuất hiện 1 thủ lĩnh bộ lạc gọi là Hoàng đế (Họ Cơ, Hiệu là Hiên viên)  Được coi là thuỷ tổ người TQ. - Đến cuối Thiên kỷ III TCN, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ đều là dòng dõi cuả Hoàng đế. (Nghiêu và Thuấn là 2 ông vua tốt nhất trong lịch sử TQ). - Sơ đồ nhường ngôi: Nghiêu (72 tuổi) -> Thuấn (già) -> Vũ (chết đi) -> Khải (con Vũ) được tôn lên làm vua. TQ bắt đầu bước vào XH có nhà nước. [...]... buộc của giáo hội, chủ nghĩa nhân văn ngày càng giữ vai trò chi phối - Là bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh phương tây với những công trình tác phẩm bất huỷ làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại, là chuẩn mực để thế hệ sau noi theo Nhiều quy luật (hội hoạ), quan điểm mới, phát minh đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành sau này Đặt cơ sở cho văn minh Tây âu những thế kỉ sau - Lên án giáo hội Ki... trong những bước ngoặt lớn của loài người, đó là một trong những thành tựu văn minh vĩ đại mở ra một cánh của mới cho lịch sử văn minh thế giới Máy hơi nước là phát minh quan trọng nhất để làm lên một cuộc cách mạng công nghiệp Nhu cầu của sản xuất là động lực trực tiếp thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật Máy hơi nước nhanh chóng được sử dụng để tạo đông lực cho các nghành công nghiệp nhờ đó sức sản xuất ra... nền văn minh cho toàn nhân loại Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển Câu 12: Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực Đông Nam Á và những thành tựu cơ bản của nền văn minh. .. nền văn minh khu vực ? Trả lời:  Điều kiện hình thành nền văn minh khu vực ĐNA: • Điều kiện tự nhiên của ĐNA thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người Vì thếthể hiểu được tại sao con người đã có mặt ở vùng đất ày từ rất xa xưa Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân ĐNA đã sang tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp súc với văn hóa... dân tộc trên thế giới Câu 20: Sự ra đời của máy hơi nước là 1 cuộc cách mạng trong lịch sử sản xuất của loài người Vì sao? Trả lời: Cách mạng công nghiệp là sự kiện cơ bản đánh dấu việc chuyển biến từ xã hội sang giai đoạn văn minh công nghiệp Cách mạng công nghiệp là sự biến đổi sâu sắc về chất của nền kinh tế mà đặc trưng cơ bản của nó là việc thay thế lao động thủ công bằng máy móc Việc sử dụng rộng... nay có chỉ số KEI của Ngân hàng thế giới • Năm 2012, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43; 9,33 và 9,16 Trong bảng đánh giá này, Việt Nam xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000  Kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất tiêu biểu cho nền văn minh trí tuệ - văn minh xã hội XHCN  Một số vấn... sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao Những ảnh hưởng: • Những thành tựu của văn minh thế giới ngày nay là kết quả chung những tri thức mà cả loài người đã xây dựng, tích luỹ qua bao thế hệ Văn. .. hai nền văn minh lớn của Châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa Trong xu thế hội nhập tất yếu ngày nay, dù muốn hay không chúng ta vẫn phải tham gia, phải đương đầu để mà tồn tại và phát triển, chúng ta cần chủ động tìm hiểu sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc khác, tiếp thu những giá trị văn minh chung của nhân loại để góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và... cảnh lịch sử: Diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu diễn ra nhiều sự kiện quan trọng: + Sự xuất hiện nhiều phát minh khao học quan trọng: Các máy móc như: vành sắt, máy ngựa, vai cày, xe cút kít, cối xay gió, đồng hồ cơ học, giải toán học, + Thời kì diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những hiệu quả to lớn và sâu sắc đã thúc đẩy sự phát triển KT và thương mại mang tính chất thế giới. .. tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng - Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ  Hệ quả: … Câu 19: Phát kiến địa lý đã mở ra một trang sử mới trong tiến trình lịch sử loài người Vì sao? Trả lời:  Phát kiến địa lý: thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 - 16 Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ . lớn của loài người, đó là một trong những thành tựu văn minh vĩ đại mở ra một cánh của mới cho lịch sử văn minh thế giới. Máy hơi nước là phát minh quan trọng nhất để làm lên một cuộc cách mạng. ảnh hưởng: • Những thành tựu của văn minh thế giới ngày nay là kết quả chung những tri thức mà cả loài người đã xây dựng, tích luỹ qua bao thế hệ. Văn minh thế giới chứa đựng những nét chung. Đề Cương LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Câu 1 : Sự phát triển của văn minh Ai Cập cổ đại? Tại sao tín ngưỡng của người Ai Cập cổ không phát

Ngày đăng: 24/05/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan