THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

34 1.3K 1
THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất c...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ *** PGS. TS. LÊ QUANG TRÍ Ths. PHẠM THANH VŨ Giáo trình THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Năm 2008 1 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: LÊ QUANG TRÍ Sinh năm: 01 – 03 - 1956 Cơ quan công tác: Bộ môn: Khoa học Đất & QLĐĐ Khoa: Nông Nghiệp & SHƯD Trường: Đại Học Cần Thơ Địa chỉ Email để liên hệ: Lqtri@ctu.edu.vn 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào: Quản lý đất đai, Trồng Trọt, Nông Học, Khoa học đất, Khoa học Môi trường, Phát triển nông thôn Có thể dùng cho các trường nào: Đại học Cần Thơ Các từ khóa (Đề nghị cung cấp 10 từ khóa để tra cứu): Quy họach, sử dụng đất đai, đất, nước, tham gia, địa phương, cộng đồng, b ền vững, vấn đề, cơ hội Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Học lý thuyết về quy họach sử dụng đất đai, học lý thuyết về đánh giá đất đai Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào: Chưa 2 MỤC LỤC THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 2 MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN I 5 LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG 5 I. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI: 5 1. Định nghĩa về Qui hoạch sử dụng đất đai 5 2. Các tiêu đề trong công tác qui hoạch sử dụng đất đai 6 a. Hiệu quả 6 b. Công bình và có khả năng chấp nhận được 6 c. Tính bền vững 6 3. Tính đa cấp trong qui hoạch sử dụng đất đai 6 a. Cấp độ quốc gia 7 b. Cấp độ Tỉnh 7 c. Cấp độ địa phương (Huyện/Xã) 8 4. Qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân 8 a. Định nghĩa 8 b. Nguyên lý 9 c. Mục tiêu 9 II. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA FAO 9 III. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA VIỆT NAM 10 1. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Tỉnh, Huyện 10 2. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã 10 PHẦN II 12 THỰC HÀNH 12 I. MỤC ĐÍCH 12 II. YÊU CẦU MÔN HỌC 12 1. Yêu cầu chung cho môn học 12 2. Yêu cầu thực hiện 12 III. PHẦN THỰC HÀNH 13 1. Đặt vấn đề 13 2. Tham khảo tài liệu 13 2. 1. Đặc điểm vùng nghiên cứu 13 2.2. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai 14 2.3. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai 20 2.4. Kết quả điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal) 21 3. Bài thực tập: 22 Bài 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan 22 Bài 2: Tổ chức công việc 24 Bài 3: Phân tích vấn đề 25 Bài 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi và Đánh giá đất đai 26 Bài 5: Xây dựng phương án: phân tích kinh tế - xã hội, môi trường - Đánh giá và lựa chọn các chọn lọc tốt nhất 29 Bài 6: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai 32 Bài 7: Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 34 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 34 3 LỜI MỞ ĐẦU Với hiện trạng sử dụng đất đai và với áp lực ngày một tăng cao do sự gia tăng của dân số cũng như những nhu cầu thiết yếu ngày một tăng cao cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và thực tế là nguồn tài nguyên này có giới hạn. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là phải có sự chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực và các nhu cầu cơ bản, cấp thiết khác của con người, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Qui hoạch sử dụng đất đai là yếu tố chính trong tất c ả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. Có những mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày càng cấp bách hơn theo từng nă m. Trong khi đó, dân số thế giới lại phụ lệ thuộc rất nhiều vào diện tích đất có thể đựoc dùng cho sản xuất lương thực, nguyên liệu. Ngay cả ở một số vùng với diện tích đất đai đầy đủ và chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn không đạt được đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đ ai. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay sự suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này. Do đó, giáo trình Thực Tập Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn kèm theo giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai (đã được xuất bả n vào năm 2005) nhằm để cung cấp cho sinh viên thuộc khối ngành Quản lý đất đai, Khoa học đất, và những chuyên ngành có liên quan khác có những kiến thức cơ bản về: + Phân tích các kiểu sử dụng đất đai và hệ thống sử dụng đất đai cả về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. + Yêu cầu phát triển của địa phương (vùng nghiên cứu) dựa vào một số thông tin cơ bản (được cung cấp) về vùng nghiên cứu. + Qui trình Qui hoạch sử dụng đất đai theo qui trình của FAO (1993) Ngoài ra, giáo trình Thực tập Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai cũng trang bị cho sinh viên có những kiến thức về cách suy nghĩ tổng hợp; làm thế nào để lựa chọn các kiểu sử dụng đất đai phù hợp với từng tiểu vùng trong vùng nghiên cứu. Những tiểu vùng này sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau về đặc điểm tự nhiên và các điều kiện về kinh tế xã hội. 4 PHẦN I LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG I. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI: 1. Định nghĩa về Qui hoạch sử dụng đất đai Ngày nay, sự mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai ngày càng gia tăng. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất cho mục đích bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị ngày càng gia tăng vớ i nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn theo từng năm. Ngay cả một số vùng có điều kiện đất đai đầy đủ/phong phú, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn; tuy v ậy, từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có các biện pháp riêng lẽ nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này. • Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất, nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế - xã hội để chọn lọc thực hiện các chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. • Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là chọn lọc và đư a vào thực hành những sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai. • Những khả năng trong quy hoạch cho thấy: Sự cần thiết phải thay đổi, những cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai với mục tiêu là nhằm làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất trong điều kiện nguồn tài nguyên hạn hẹp bằng cách: - Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại – tương lai và đánh giá một cách khoa học, có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó; - Xác định và có giả i pháp cho các mâu thuẩn trong sử dụng đất đai; giữa nhu cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, và giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại với nhu cầu của thế hệ tương lai; - Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra giải pháp cần thiết nhất cho việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định; - Quy hoạch sẽ mang lại sự thay đổi theo mong ước của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển; - Rút tỉa bài học từ các kinh nghiệm trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch. Thông thường, không có một bảng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho sự thay đổi trong sử dụng đất đai, mà quy hoạch là một tiến trình sự lập lại và tiếp nối liên t ục. Trong mỗi giai đoạn, (của tiến trình qui hoạch) khi có được những thông tin tốt hơn thì phần quy hoạch sẽ được cập nhật hóa để toàn chương trình quy họach đạt mức độ chính xác cao hơn. 5 2. Các tiêu đề trong công tác qui hoạch sử dụng đất đai Mục tiêu của quy hoạch được xác định là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án. Mục tiêu của quy hoạch có thể được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, công bình - có khả năng chấp nhận, và bền vững. a. Hiệu quả Sử dụng đất đai phả i mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy hoạch phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng trong sử dụng đất đai. Hiệu quả trong sử dụng đất đaisự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai khác nhau với những vùng đất đai khác nhau cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối v ới các chủ thể khác nhau. Đối với những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến đầu tư vật chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ những vùng đất cụ thể. Còn mục đích của nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng hóa với nước ngoài thông qua sản xuất nhằ m mục tiêu xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu. b. Công bình và có khả năng chấp nhận được Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói. Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là nâng cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ. Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm mức thu nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa Quy hoạch phải đạt được nhữ ng tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng biệt cũng như phân chia tài chánh cũng như các nguồn tài nguyên khác hợp lý. c. Tính bền vững Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai. Điều này đòi hỏi phả i có sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hàng hóa cho nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó sản xuất lại lệ thuộc vào nguồn tài nguyên đó nhằm bảo đảm cho sản xuất được lâu bền trong tương lai. Trong một cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại tương lai c ủa cộng đồng đó. Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng và xem như là một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất đai khác có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng đồng đó. 3. Tính đa cấp trong qui hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 mức độ chung: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương (bao gồm cấp Huyện và Xã). Không cần thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng cấp độ nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định được vi ệc sử dụng đất đai. Mỗi cấp độ có những quyết định cho việc sử dụng đất đai khác nhau, do vậy ở mỗi cấp độ, phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi cấp qui hoạch, cần phải có những chiến lược và chính sách 6 sử dụng đất đai để chỉ rõ các ưu tiên trong quy hoạch; từ đó, trong mỗi đề án sẽ chọn lựa các thứ tự ưu tiên theo chiến lược phát triển và thực hiện đề án quy hoạch theo từng bước nhịp nhàng và thích hợp. Sự tác động qua lại ở 3 cấp độ này là rất cần thiết. Các thông tin cho các cấp độ đều có thể theo cả hai chiều như trình bày trong Hình 1. Mức độ chi tiết c ủa qui hoạch càng gia tăng theo chiều từ trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phương thì sự tham gia của con người tại địa phương giữ vai trò rất quan trọng. a. Cấp độ quốc gia Ở cấp độ quốc gia thì quy hoạch liên quan đến mục tiêu phát triển của quốc gia và đồng thời cũng liên quan đến khả năng phân chia nguồn tài nguyên. Trong nhiều trường hợp, quy hoạch sử dụng đấ t đai không bao gồm sự phân chia thật sự đất đai cho các sử dụng khác nhau, nhưng lại đặt thành dạng ưu tiên cho những đề án cấp Tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm: - Chính sách sử dụng đất đai: cân bằng giữa những sự canh tranh trong nhu cầu về đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lương thực, cây trồng xuấ t khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiện công cộng, đường xá, kỷ nghệ; - Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách: xác định đề án và phân chia nguồn tài nguyên cho phát triển; - Điều phối các ngành khác nhau trong việc sử dụng đất đai; - Xây dựng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai, khai thác rừng, và quyền sử dụng nguồn nước. Mục tiêu phát triển c ủa quốc gia thì phức tạp, liên quan đến việc quyết định chính sách, luật định và tài chính và những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng trong vùng rộng lớn. Chính quyền không thể là những nhà chuyên môn để đối phó với tất cả các vấn đề trong sử dụng đất đai; do đó, trách nhiệm của nhà quy hoạch là trình bày những thông tin cần thiết có liên quan để chính quyền có thể hiểu rõ và có tác động trong việc tiến hành th ực hiện các quy hoạch. b. Cấp độ Tỉnh Qui hoạch cấp Tỉnh thì không thật sự cần thiết do theo sự phân chia trong công tác quản lý hành chánh và là bậc trung gian giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp địa phương. Những đề án phát triển thường nằm ở cấp độ này vì đây là bước đầu tiên trong quy hoạch đa dạng hoá đất đai và tính thích nghi của nó để phù hợp với những mục tiêu của đề án. Quy hoạch ở cấp độ quốc gia, trong giai đoạn đầu thảo luận những ưu tiên phát triển cấp quốc gia sẽ được diễn giải ra và cùng với các đề án cho Tỉnh. Những mâu thuẩn trong ước muốn giữa cấp quốc gia và tỉnh sẽ được hóa giải trong cấp độ này. Những vấn đề cần quan tâm trong cấp độ này bao gồm: - Xác định vị trí phát triển cụ thể như khu dân cư m ới, phát triển trồng rừng, xây dựng hệ thống tưới; - Nhu cầu cho cải thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống cung cấp nước, đường xá và những hổ trợ trong thị trường hàng hóa; - Phát triển những hướng dẫn quản lý trong việc cải thiện sử dụng đất đai cho mỗi loại đất đai khác nhau. 7 c. Cấp độ địa phương (Huyện/Xã) Đơn vị qui hoạch cấp địa phương có thể là: huyện, hay một nhóm các xã hay một khu vực nằm trong vùng dự án. Ở cấp độ này, quy hoạch thường dễ phù hợp với mong ước của người dân, và cũng kích thích sự đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong quy hoạch. Trong bước đầu khi thảo luận qui hoạch ở cấp độ Tỉnh, chương trình thay đổ i sử dụng đất đai hay quản lý phải được thực hiện mang địa phương tính. Về mặt chọn lựa, đây là mức độ đầu tiên của quy hoạch với những ưu tiên được đề ra bởi những người dân địa phương. Quy hoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng đất đai riêng biệt với những gì sẽ được làm, nơi nào, khi nào và ai sẽ chịu trách nhi ệm. Như: - Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu và những công việc bảo vệ; - Thiết kế cơ sở hạ tầng: đường đi, vị trí chợ hàng nông sản, phân phối phân bón, thu gom sữa, hay những hoạt động thú y; - Vị trí các loại cây trồng chuyên biệt thích nghi cho từng vùng đất khác nhau. - Những đòi hỏi từ cấp độ địa phương; ví dụ, vùng thích nghi cho lúa, hay cây ăn trái phả i phù hợp với những đề nghị của các công ty có liên quan như: “đất này thích nghi, đất này không thích nghi; cần thiết phải quản lý thực hiện; chi phí đầu tư cao nhưng thu hồi cũng cao ” Nhìn chung, quy hoạch ở những cấp độ khác nhau cần có những thông tin ở những tỉ lệ khác nhau cũng như những thông tin ở mức độ tổng quát hóa. Những thông tin này có thể được xác định trong các bản đồ. - Tỉ lệ bả n đồ thích hợp nhất cho quy hoạch cấp quốc gia mà trong đó toàn quốc gia có được trong một tờ bản đồ có thể là 1/5.000.000, 1/1.000.000 hay lớn hơn. - Trong khi đó thì quy hoạch cấp Tỉnh cần bản đồ tỷ lệ lớn hơn khoảng 1/50.000 hay 1/100.000; tuy nhiên, ở cấp độ này có thể sử dụng những thông tin tóm lược ở các tỉ lệ bản đồ 1/250.000. - Ở cấp độ địa phương, b ản đồ có thể ở tỉ lệ giữa 1/20.000 đến 1/5.000 là tốt nhất. Có thể sử dụng những bản đồ được tạo ra từ không ảnh để làm bản đồ nền ở cấp độ địa phương, kinh nghiệm cho thấy người dân địa phương có thể nhận diện ra từng khu vực nhà ở và ruộng đất của họ trên không ảnh. 4. Qui hoạch sử dụng đấ t đaisự tham gia của người dân a. Định nghĩa - Qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân là việc đánh giá một cách hệ thống các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo cách khuyến khích và trợ giúp người sử dụng đất đai trong việc lựa chọn hình thức sử dụng đất đai nhằm gia tăng sản lượng, mang tính bền vững và đáp ứng được các nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp của xã hội. - Qui hoạch sử dụng đất đai là một qui trình lập lại và theo hướng ứng dụng dựa vào sự đối thoại trực tiếp giữa các chủ thể có liên quan nhằm mục đích hướng tới những quyết định sử dụng đất đai mang tính bền vững. 8 b. Nguyên lý - Qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân là phương pháp tập trung vào khả năng và nhu cầu của người dân bản địa. Điều này được thực hiện dựa vào “nguyên tắc” việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai chỉ có thể đạt được khi các nguồn tài nguyên này được quản lý bởi cộng đồng địa phương. Nguyên tắc cơ bản này được thực hiện dựa trên phương pháp từ dưới lên (bottom up). Qui hoạch sử dụng đất đai được thực hiện bởi và cho người sử dụng đất đai với những hạn chế về sự tham gia của các nhà lãnh đạo hoặc các chuyên gia. Do vậy, phạm vi của qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân chỉ là ở cấp làng xã hoặc cộ ng đồng địa phương. - Phương pháp qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân đặt người dân là trung tâm trong công tác qui hoạch. Do vậy, cần phải có những phương pháp qui hoạch đơn giản, ít tốn kém, có thể đảm bảo sự tham gia một cách năng động và sự thống nhất của những người tham gia. Việc tham gia của các chuyên gia hoặc của chính quyền địa phương chỉ nên dừng lạ i ở mức hổ trợ mà không trực tiếp tham gia vào công tác qui hoạch. c. Mục tiêu - Mục tiêu của công tác qui hoạch sử dụng đất đai của người dân được xác định là xây dựng một khung hổ trợ sử dụng đất đai bền vững, có nghĩa là sử dụng đất đai phải được xã hội chấp nhận, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với chế độ chính trị và khả thi về kinh tế. Mục tiêu này được đảm bảo bằng cách trợ giúp người dân địa phương trong công tác qui hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa và xây dựng khả năng quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân nhằm mục tiêu xác định các tùy chọn sử dụng đất đai mang tính chấp nhận được giữa các chủ thể và thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể có liên quan. Người sử dụng đất đai bản địa phải thống nhất về kết quả của tiến trình qui hoạch, do họ sẽ là người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi kết quả qui hoạch. - Qui hoạch sử dụng đất đaisự tham gia của người dân hướng đến việc sử dụng một cách t ốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có dựa trên sự mong muốn của việc phát triển bền vững và tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong sự hạn chế về tài chính, nhân lực và khả năng của cộng đồng địa phương. II. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA FAO Các bước trong qui trình Qui hoạch sử dụng đất đai của FAO (1993) - Bước 1: Thiết lập mục tiêu và thu thập số liệ u - Bước 2: Tổ chức công việc - Bước 3: Phân tích vấn đề - Bước 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi - Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai - Bước 6: Đánh giá những sự lựa chọn; phân tích kinh tế - xã hội - Bước 7: Lựa ra các chọn lọc tốt nhất 9 - Bước 8: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai - Bước 9: Thực hiện qui hoạch - Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa qui hoạch III. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA VIỆT NAM ( Theo Thông tư 30-2004 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) 1. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Tỉnh, Huyện - Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiệ n tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước. - Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đaisự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu h ướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của địa phương. - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước - Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. - Bước 6: Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương. - Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. - Bước 8: Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất. - Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất. - Bước 10: Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý. - Bước 11: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất. - Bước 12: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Bước 13: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. - Bước 14: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. - Bước 15: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của Huyện, Tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô. Kế t quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Viện quy hoạch điều tra Quy hoạch sử dụng đất đai, 2001). Trình tự, nội dung và kế hoạch sử dụng đất cấp Xã bao gồm các bước: 10 [...]... phương án qui hoạch sử dụng đất đai được đề xuất có thể mang tính khả thi e Thực tập - Lên bản đồ phương án qui hoạch tổng hợp (xác định sự phân bố không gian của các kiểu sử dụng đất đai; không cần phải xác định diện tích cụ thể, nhưng thông qua những thông tin đã có, xác định sự phân bố không gian của các kiểu sử dụng đất đai cho từng đơn vị bản đồ đất đai) - Để đảm bảo qui hoạch sử dụng đất đai mang... các phân tích về kinh tế - xã hội và tự nhiên – môi trường ở các bước trên, hãy đưa ra các chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất - Xác định xu hướng thay đổi sử dụng đất đai ở từng đơn vị bản đồ đất đai Bài 6: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai a Mục đích - Giúp sinh viên có thể chuyển tải những thông có được từ bài thực tập số 1 đến bài thực tập số 5 lên bản đồ qui hoạch sử dụng đất đai - Lập phương án qui. .. quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước - Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước - Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch - Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất - Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết - Bước 10: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất. .. quy hoạch sử dụng đất chi tiết - Bước 12: Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu - Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường - Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 11 PHẦN II THỰC HÀNH I MỤC ĐÍCH - Giúp sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản trong việc phân tích các kiểu sử dụng đất đai. .. Việc bố trí diện tích cụ thể của từng kiểu sử dụng đất đai cho từng đơn vị đất đai là không thật sự cần thiết vì vấn đề này sẽ được thực hiện trong môn học Thực hành qui hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, qua bài thực tập này, sinh viên sẽ biết được việc bố trí không gian của các kiểu sử dụng đất đai sao cho hợp lý, phù hợp với quan điểm của nhà nước và mong muốn của người dân địa phương 2 Yêu cầu thực. .. thích nghi đất đai - Một cách đơn giản, đánh giá đất đai bao gồm các bước sau: + Mô tả kiểu sử dụng đất đai có triển vọng + Xác định yêu cầu sử dụng đất đai đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai; ví dụ: yêu cầu về nước, dinh dưỡng + Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các kết quả khảo sát và mô tả những đặc tính tự nhiên như độ dốc, khí hậu, loại đất + So sánh yêu cầu của các kiểu sử dụng đất đai với... lý thuyết môn học Qui Hoạch Phân Bố Sử Dụng Đất Đai - Có kiến thức tổng quan về một số lĩnh vực như: Đánh giá đất đai, Phân tích hệ thống canh tác, và các môn học bổ trợ khác: Cây trồng, Hóa – Lý – Phì Nhiêu Đất, Hệ thống thông tin địa lý (GIS)… - Thông qua bài thực tập này, sinh viên cần nắm được trình tự logic của quá trình lập qui hoạch sử dụng đất đai; bao gồm: những bước cần thực hiện, loại thông... đai với những đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai để tiến đến phân hạng khả năng thích nghi đất đai 27 Bảng: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai theo FAO Ký hiệu S2 Đất đai có thể hổ trợ xác định sử dụng đất đai và những lợi nhuận kèm theo đầu tư Thích nghi cao S1 Cấp thích nghi Không có một giới hạn đáng kể nào của đất đai cho việc áp dụng một kiểu sử dụng đất đai hoặc chỉ có những giới hạn nhỏ không... đánh giá tổng hợp lại nguồn tài nguyên đất đai và các mô hình sản xuất nông nghiệp trên toàn xã Từ đó, xác định định hướng sử dụng qui hoạch sử dụng đất đai sao cho hợp lý hơn, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, mang tính khả thi và gần gủi với người dân, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững 2.2 Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai • Hiện trạng sử dụng đất đai - Đây là một xã có thế mạnh về phát... và thuận lợi - Hiện trạng sử dụng đất đai có thể xác định được thông qua Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai và những mô tả về các phân vùng này (Hình 2) • Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai và mô tả các kiểu sử dụng được chọn Dựa vào mục tiêu phát triển và điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương, 06 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng được chọn lọc để đánh giá đất đai • LUT1: 3 vụ lúa (Đông . độ nào mà chính quy n nơi đó có thể quy t định được vi ệc sử dụng đất đai. Mỗi cấp độ có những quy t định cho việc sử dụng đất đai khác nhau, do vậy ở mỗi cấp độ, phương pháp quy hoạch sử dụng. pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của quy hoạch sử dụng đất. khác, quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô. Kế t quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quy n

Ngày đăng: 24/05/2014, 09:03

Mục lục

  • LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG

    • I. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUI HOẠCH

      • 1. Định nghĩa về Qui hoạch sử dụng đất đai

      • b. Công bình và có khả năng chấp nhận được

      • 3. Tính đa cấp trong qui hoạch sử dụng đất đai

        • a. Cấp độ quốc gia

        • c. Cấp độ địa phương (Huyện/Xã)

        • II. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA FAO

        • III. QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA VIỆT NAM

          • 1. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Tỉnh, Huyện

          • 2. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã

          • II. YÊU CẦU MÔN HỌC

            • 1. Yêu cầu chung cho môn học

            • 2. Yêu cầu thực hiện

            • 2. Tham khảo tài liệu

              • 2. 1. Đặc điểm vùng nghiên cứu

              • 2.2. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai

              • 2.3. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai

              • 2.4. Kết quả điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của ngư

              • 3. Bài thực tập:

                • Bài 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan

                • Bài 2: Tổ chức công việc

                • Bài 3: Phân tích vấn đề

                • Bài 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi và Đánh giá đất đai

                • Bài 5: Xây dựng phương án: phân tích kinh tế - xã hội, môi t

                • Bài 6: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai

                • Bài 7: Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan