Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản.

26 2.1K 9
Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÓM 8: VĂN HÓA KINH DOANH. Đề tài: Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản. MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………2 A. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH……………………………………….3 Phần I: Các vấn đề về đạo đứcđạo đức kinh doanh…………………3 1. Khái niệm đạo đức……………………………………………….3 2. Khái niệm đạo đức kinh doanh………………………………… 4 3. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh……………………….7 Phần II: Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản…………8 1. Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản…………………………………………………8 2. Những lưu ý chung………………………………………………9 3. Những lưu ý khi đàm phán…………………………………… 13 4. Kết luận……………………………………………………… 13 Phần III: Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam…………………………….15 B. KINH NGHIỆM TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN……………………………………… …………………….19 Phần I. Những nét đặc trưng của đạo đức doanh nghiệp Nhật Bản… 19 Phần II. Liên hệ với Việt Nam…………………………………………22 1. Trường hợp của công ty Vedan…………………………… 22 2. Các vấn đề còn tồn đọng về đạo đức kinh doanh đối với người lao động ở Việt Nam………………………………………… 22 3. Trách nhiệm đối với xã hội……………………………………23 KẾT LUẬN……………………………………………………………25 Page 2 LỜI MỞ ĐẦU Đạo đức kinh doanh đã và đang trở thành nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,từ tổ chức quản lý,các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái,phong cách của người lãnh đạo và cách hành xử của các nhân viên trong cùng một công ty. Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tìm hiểu về đạo đức kinh doanh,cũng như văn hóa doanh nghiệp là một biện pháp để nâng cao nhận thức và vai trò của đạo đức kinh doanh,tạo dựng những kỹ năng cần thiết để vận dung các nhân tố đạo đức và văn hóa vào hoạt động của doanh nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp ra bên ngoài xã hội. Đề tài “Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản’’ có ý nghĩa vô cùng quan trọng,ko những trang bị cho sinh viên chúng em kiến thức về đạo đức trong kinh doanh,mà còn là lời nhắn gửi đến các công ty,doanh nghiệp đã đang và sẽ thực hiện trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh,là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh lâu dài,xây dựng hình ảnh tốt đẹp và tầm ảnh hưởng tích cực của doanh nghiệp đối với xã hội và người tiêu dùng. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện,nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc chắn phần trình bày này của chúng em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý chân thành của thầy giáo,cũng như toàn thể các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!! Page 3 A. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. Phần I: Các vấn đề về đạo đứcđạo đức kinh doanh. 1. Khái niệm đạo đức. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. - Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. Chức năng cơ bản của đạo đứcđạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội.Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: + Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy. + Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Page 4 2. Khái niêm đạo đức kinh doanh? - Đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 19741. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh doanh. Trước hết, giữa kinh doanhđạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Một mặt, xã hội luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương mại lại muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi trường, còn các công ty lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Vì tất cả những điều đối lập nói trên là tất yếu nên các nhà quản lý buộc phải làm sao để cân bằng lợi ích của công ty với lợi ích của các cổ đông (shareholders) và những người có quyền lợi liên quan (stakeholders), bao gồm nhân viên, khách hàng và toàn thể cộng đồng. a) Đạo đức kinh doanh là gì? - Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: “Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh”. Định nghĩa này khá chung chung, vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào những nguyên tắc đạo đức có thể điều chỉnh; Hay những ai có thể được coi là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào? Page 5 Ý thức được sự phức tạp của vấn đề, giáo sư Phillip V. Lewis từ trường Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứuvà trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo dức kinh doanh như sau: “ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. Như vậy, theo khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn đề sau: Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để thực hiện nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức.Ví dụ như: Nếu Luật Lao động của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang với đàn ông trong công việc, sẽ có thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người thuê lao động khi tuyển dụng. Hành vi đúng với đạo đức - hành vi cá nhân phù hợp với lẽ công bằng, luật pháp và các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp lý và trung thực. Một người làm kinh doanh luôn phải lưu ý là mọi người đều phải có trách nhiệm với những hậu quả xuất phát từ hành vi của mình. Nghĩa là, người đó không được phép làm bất kỳ điều gì có thể khiến hình ảnh của họ bị lung lay. Sự trung thực - mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phải mang tính thực tế hoặc thể hiện sự thật. Có thể đưa ra ví dụ, như “Lời mở đầu của những quy tắc trong xã hội của các nhà báo chuyên nghiệp” có ghi: “Chúng ta tin vào sự khai sáng xã hội như một người tiên phong của công lý, cũng như tin vào vai trò của Hiến pháp trong tìm ra sự thật vì một phần quyền lợi của xã hội là được biết sự thật.” Điều khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng, chính là xác định cái gì đúng và cái gì sai. Điều được coi là đúng đắn về mặt đạo lý với người này có thể không đúng với người khác; những điều hôm nay còn đúng thì mai đã thành sai. Lewis đã đặt tên nó là “Trường hợp đặc trưng - những tình huống mà sự lúng túng trong suy xét đạo lý cá nhân cần đến phán quyết Page 6 mang tính đạo đức”. Ví dụ: Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ thông qua nguyên tắc hoạt động khách quan của họ là “phục vụ nhân loại với toàn thể sự tôn trọng phẩm cách con người”. Những bác sĩ điều trị phải quan tâm đến “không chỉ cá nhân người bệnh mà còn đến toàn xã hội”. Như vậy, bất kỳ hành vi nào không vì “mục đích nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng” sẽ được coi là phi đạo đức. Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa khác về đạo đức kinh doanh: theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng” Vì định nghĩa này có nhiều phần trùng với định nghĩa của Lewis nhưng lại thể hiện rõ ràng hơn những người có liên quan đến đạo đức kinh doanh. Theo định nghĩa này, đạo đức kinh doanh có rất nhiều điểm chung với sự tuân thủ luật pháp, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông: như trách nhiệm ủy thác, so sánh khái niệm cổ đông (shareholders) với khái niệm người có chung quyền lợi (stakeholders). Điều này có nghĩa là đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng. b) Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. - Tính trung thực. - Tôn trọng con người. - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội. - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. c) Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh. Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh. Page 7 - Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó.Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ. - Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có” chưa hẳn đúng. 3) Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh. Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công …. Page 8 Phần II. Đạo Đức Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản. 1. Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. - Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp hàng đầu. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: - Tôn ti trật tự " Công ty mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp sau" Khách hàng và người bán hàng. - Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tất cả cái đó cũng phản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản. - Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ. - Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến Nhật Bản chỉ còn lại đống tro tàn, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Điều này khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả. Cạnh tranh và hiệp tác được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở thành những nét mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì Văn hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công. Văn hoá kinh doanh được coi là cốt lõi trong hoạt động xây dựng và quản trị quan hệ trong mỗi doanh nghiệp hiện đại. Người Nhật nổi tiếng thế giới với một phong Page 9 cách làm việc đặc biệt và hiệu quả. Văn hóa của người Nhật chứa ẩn những điều bí ẩn mà ít ai ở ngoài có thể hiểu hết được. Người Nhật lại là những người câu nệ một cách cứng nhắc trong hợp tác làm ăn. Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt nghiêm khắc và luôn đề phòng. Nhưng bạn hãy để ý, đằng sau công việc ấy là những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhât. Đó lại chính là một trong những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật. 2) Những lưu ý chung. a) Cách xưng hô, chào hỏi. Nên gọi điện thoại trước một cuộc gặp mặt hay tốt nhất là nhờ một người trung gian nếu hai bên chưa từng gặp mặt nhau. Cách chào của người Nhật có sự phân biệt theo thời gian, sáng, trưa-chiều, tối và không có đại từ nhân xưng kèm theo. - Cúi chào là cả một nghệ thuật: khi cúi chào phải duỗi hai tay dọc than đối với nam giới và chắp hai tay ra đối với phụ nữ, đầu và than cúi thẳng xuống, mắt nhìn xuống sàn.Nếu chào một người có chức cụ tương đương, có thể cúi ngang mức ông ta chào, nếu người đó lớn tuổi hơn, nên cúi sâu hơn một chút. - Người Nhật thường hay mỉm cười, há hốc miệng bị xem là thô lỗ. Tư thế ngồi cũng là một điều quan trọng trong tiếp xúc và gặp gỡ. Người trẻ tuổi nên ngồi với tay đặt trên đùi, đầu và vai hơi nghiêng về phía trước một chút để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi. - Đối tác Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc biểu thị sự khôn ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác. Vì vậy tránh tỏ thái độ bực dọc, nóng nảy. Điều này có thể làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. b) Giờ làm việc. - Người Nhật rất coi trọng việc đúng giờ, vì vậy mỗi khi hu xếp các cuộc hẹn, các doanh nhân cần phải quan tâm đến những yếu tố có thể làm trễ hẹn. - Các công chức Nhật thường làm việc vất vả hơn, họ bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 11 hoặc 12 giờ đêm. Họ thường ra ngoài ăn trưa, ăn tối và uống chút gì đó đồng thời vừa ăn vừa nói chuyện làm ăn. - Họ đánh giá cao những người ở lại làm việc muộn. Kiểu thể hiện này mang lại cảm giác người đó cần cù, nhanh nhẹn và có trách nhiệm. c) Trao nhận danh thiếp. Page 10 [...]... muốn nhấn mạnh những sai lầm trong đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, của một số nhà kinh doanh, của một số cơ quan lí và người lao động… Page 15 Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này Các vấn đề như: đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty…mới chỉ nổi... nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp Điểm thiếu sót lớn nhất trong đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp Nhật Bản đó là... của các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển kinh tế thì các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến vấn đề đạo đức kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận… B KINH NGHIỆM TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Phần I Những nét đặc trưng của đạo đức và văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi... trừ các liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài , nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa tạo dựng cho mình triết lí kinh doanh Có thể dẫn chứng thực tế ra là tồn tại cách kinh doanh phản văn hóa như làm hàng giả hàng nhái, buôn lậu lừa lọc, trốn thuế … Vấn đề đạo đức kinh doanh còn liên quan tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nhiều nhà kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận mà không chú ý tới văn hóa kinh. .. trong kinh doanh Vì vậy chúng ta cho rằng ở Việt Nam muốn kinh doanh thành công kìm hãm những hạn chế tổn thất thiệt hại cho các bên thì phải xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, phải tạo cho mình phong cách kinh doanh riêng, có đạo đức đậm đà bản sắc dân tộc dần dần từng bước hội nhập kinh tế thế giới Page 18 Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đạo đức kinh doanh trở thành mối quan tâm đặc biệt của các. .. qua một chút về khái niệm đạo đức kinh doanh. Theo Stoner (1989), ông đã nên khá rõ đó là đạo đức kinh doanh là khi và chỉ khi: Xem xét quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, áp dụng các nguyên tắc nhân bản trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh và quan tâm đến tác động của quyết định lên người khác cả bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp Như vậy thực thi đạo đức kinh doanh trước hết phát tuân... môi trường kinh doanh trở nên đa dạng và sôi động hơn Hoạt động kinh doanh là những hành vi, những quyết định, cách ứng xử, nguyên tắc hoạt động của doanh nhân trên thương trường Do vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nhân nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích của toàn xã hội, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành... bên trong con người NB Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản - Triết lý kinh doanh: rất hiếm các doanh nhân NB không có triết lý kinh doanh (là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội thông qua triết lý kinh doanh, doanh nhân tôn vinh một nên giá trị chủ đạo xác định nên tảng cho sự phát triển, gắn kêt mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân Hơn nữa các doanh nhân NB sớm ý thức đươc... lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một Page 17 hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung phân tích một số quan điểm về đạo đức kinh doanh trong một... rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài Hơn nữa các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt . NHÓM 8: VĂN HÓA KINH DOANH. Đề tài: Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản. MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………2 A. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH …………………………………….3 Phần. và định hình thành Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì Văn hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công. Văn hoá kinh doanh được coi là cốt. không những đối với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các vấn đề như: đạo đức kinh doanh ,văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty…mới chỉ nổi

Ngày đăng: 23/05/2014, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan