Báo cáo đồ án tốt nghiệp QUẢN lý CÔNG tác GIÁO VIÊN

71 1.1K 0
Báo cáo đồ án tốt nghiệp QUẢN lý CÔNG tác GIÁO VIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay việc quản công tác giáo viên trong từng học kỳ và năm học vẫn đang là một vấn đề rất cần thiết. Tại Học viện, đã có một số chương trình quản từng được thử nghiệm thành công tại một số Bộ môn nhưng chưa được mang ra áp dụng rộng rãi. Vấn đề đặt ra trong đồ án này là thiết kế, xây dựng một hệ thống phần mềm hỗ trợ quản công tác giáo viên sao cho hệ thống này có thể đưa ra áp dụng rộng rãi tới các Bộ môn trong toàn Học viện.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản công tác giáo viên tại Học viện. Hệ thống được xây dựng này sẽ giúp cho công việc quản trở nên gọn nhẹ, khoa học và chính xác. Công việc lưu trữ dữ liệu cũng đơn giản và an toàn.  Mục đích nghiên cứu Xây dựng chương trình hỗ trợ cho việc quản công tác giáo viên tại các bộ môn trong mỗi học kỳ và năm học. Tổng hợp và đưa ra đánh giá mức độ hoàn thành công tác của mỗi giáo viên vào cuối học kỳ và năm học Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồ án bao gồm các chương sau: - Chương 1: Mô tả bài toán quản công tác giáo viên. - Chương 2: Phân tích hệ thống. - Chương 3: Thiết kế hệ thống. - Chương 4: Thiết kế chương trình. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN 1.1 Mô tả cách thức quản trước khi xây dựng hệ thống. Công tác giáo viên tại Học viện kĩ thuật quân sự bao gồm rất nhiều mảng, được chia ra làm 2 mảng chính là: Hoạt động đào tạo và Hoạt động khoa học công nghệ.  Hoạt động đào tạo bao gồm các hoạt động nhỏ sau: - Hoạt động giảng dạy. - Các môn học đảm nhiệm. - Biên soạn giáo trình, tài liệu. - Xây dựng chương trình môn học. - Xây dựng cơ sở vật chất. - Hoạt động phương pháp. - Hướng dẫn đồ án, luận án.  Hoạt động khoa học công nghệ bao gồm các hoạt động sau: - Các bài báo đã công bố. - Các báo cáo khoa học. - Các đề tài nghiên cứu. - Các đề án, dự án. Ngoài ra còn có một số hoạt động khác nhưng ở đây trong đồ án này chỉ đề cập tới các hoạt động vừa nêu trên và tập trung chủ yếu vào hoạt động giảng dạy. Sau đây là mô tả cho các hoạt động: 3  Hoạt động giảng dạy: Công việc quản lịch giảng dạy của giáo viên thường do nhân viên hay thư ký trong Bộ môn đảm nhiệm. Quy trình làm việc như sau: - Đầu mỗi học kỳ, Phòng Đào Tạo lập danh sách các môn học cho tất cả các lớp trong toàn Học viện (tất cả các khoá). Sau đó báo dạy sẽ được gửi trực tiếp về các Bộ môn, ngoại trừ các môn học chung thì sẽ gửi về Khoa. Sau khi báo dạy về tới Bộ môn, căn cứ vào định mức, chức danh và năng lực chuyên môn của giáo viên mà Chủ nhiệm Bộ môn sẽ phân công cụ thể các môn học trong báo dạy mà Phòng Đào Tạo gửi xuống tới từng người. Danh sách giáo viên đảm nhiệm giảng dạy các môn học trong học kỳ sẽ được các Bộ môn gửi lên Phòng Đào Tạo để làm thời khoá biểu cho các lớp. Thời khoá biểu mà Phòng Đào Tạo lập ra chỉ là thời khoá biểu của Lớp, không có thời khoá biểu cho từng giáo viên như trước đây. Vì vậy đầu mỗi học kỳ, Bộ môn sẽ nhận tất cả các thời khoá biểu của tất cả các lớp đảm nhiệm giảng dạy từ Phòng Đào Tạo, sau đó nhân viên hoặc thư ký Bộ môn sẽ tổng hợp trên từng thời khoá biểu của từng lớp để ghi lên kế hoạch công tác tuần. Mỗi giáo viên cũng sẽ được nhận thời khoá biểu của từng lớp đúng với sự phân công, căn cứ vào ngày, cặp tiết, tên môn, tên lớp, tên hội trường trên từng tờ thời khoá biểu mà giáo viên có nhiệm vụ đến đúng địa điểm đó để giảng dạy. Việc quản lịch giảng dạy của giáo viên cũng tương đối phức tạp và hay bị nhầm lẫn do công việc này thường lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, khi cần tìm kiếm lại các thông tin về lịch giảng của năm học trước là rất khó và hầu như không thực hiện được. Ví dụ: muốn biết trong học kỳ x, năm học y, ngày z có giáo viên nào giảng dạy cho lớp học nào, môn gì thì cũng phải kiểm tra lại trong thời khoá biểu của của học kỳ và năm học đó. Hoặc muốn biết trong tuần thứ x, có những giáo viên nào phải giảng dạy những lớp nào, môn học gì cũng cần xem lại thời gian trên thời khoá biểu và giáo viên tương ứng. 4 Bên cạnh việc quản lịch giảng này một số công việc có liên quan như: tính tải giảng, định mức, vượt tải, kết hợp với tính tiền giảng dạy cho từng người. Nếu như việc quản không chặt chẽ thì đương nhiên các công việc liên quan cũng sẽ không chính xác.  Đánh giá  Ưu điểm: - Thường xuyên phải cập nhật các thông tin về lịch giảng của giáo viên.  Nhược điểm: - Việc quản yêu cầu phải mất nhiều thời gian. - Độ chính xác không đảm bảo do phải làm với nhiều dũ liệu, lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến nhầm lẫn. - Tốc độ chậm, không linh hoạt. - Không thể tra cứu, tìm kiếm.  Các hoạt động khác: xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chương trình môn học, hoạt đông phương pháp, hướng dẫn đồ án - luận án, các bài báo đã công bố, các báo cáo khoa học…Đây là một số trong nhiều hoạt động của giáo viên mà hàng năm đều phải diễn ra. Việc quản tất cả các hoạt động này đòi hỏi hệ thống phải lớn và nhiều bộ phận đảm nhiệm. Với đồ án này, chỉ tập trung vào một phần quản chính là hoạt động giảng dạy. Để mô tả cách thức quản các hoạt động này trước khi xây dựng hệ thống ta hình dung như sau: Nếu không có hệ thống nào đảm nhiệm lưu trữ, cập nhật các thông tin của các hoạt động này thì việc lưu trữ bằng các phương pháp truyền thống bằng giấy tờ, sổ sách là điều bắt buộc, mà nếu hàng năm đều diễn ra các hoạt động đó thì các văn bản giấy tờ ngày càng nhiều. Do đó để tổng hợp và đưa ra 5 báo cáo chi tiết là rất khó khăn và tốn thời gian. Việc lưu trữ lại cồng kềnh, không thuận tiện. 1.2 Mô tả cách thức quản sau khi xây dựng hệ thống. Với các nhược điểm mà trước khi xây dựng hệ thống mắc phải, hệ thống sau khi được xây dựng sẽ khắc phục và loại bỏ các nhược điểm đó, làm cho phương thức quản trở nên gọn nhẹ, dễ dàng. Sau đây là mô tả cho các hoạt động sau khi xây dựng hệ thống:  Hoạt động giảng dạy: Sau khi xây dựng hệ thống, công việc quản lịch giảng dạy của giáo viên trong Bộ môn sẽ được hỗ trợ thực hiện bằng máy tính. Chỉ cần nhập một lần các dữ liệu vào đầu mỗi học kỳ là có thể thực hiện các công việc liên quan khác. Vào cuối mỗi giai đoạn nếu có kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo viên thì chương trình sẽ thống kê và đưa ra các báo cáo cần thiết. Quy trình của công việc quản bắt đầu khi nhận báo dạy của Phòng đào tạo về. Nhân viên Bộ môn sẽ nhập lịch cho từng giáo viên Bộ môn mình căn cứ vào dữ liệu trên thời khoá biểu đã nhận. Sau khi nhập dữ liệu xong, việc tương tác với dữ liệu đó như thế nào chỉ tuỳ thuộc yêu cầu của Bộ môn. Chương trình có thể dùng cho tất cả các giáo viên trong Bộ môn, mỗi giáo viên có thể tự xem lịch giảng của mình và xuất ra văn bản khi cần thiết. Giáo viên Bộ môn không được phép cập nhật hoặc xoá dữ liệu, mọi thao tác đó chỉ có nhân viên đảm nhiệm chính mới được làm và có sự kiểm tra của Chủ nhiệm Bộ môn. Các giao diện cập nhật các danh mục được làm đơn giản, dễ sử dụng, có nhiều chức năng, giúp cho người quản bao quát được mọi công việc. Chương trình có tạo ra các loại báo cáo cần thiết trong quá trình quản lịch 6 giảng cũng như quản nhân sự tại Bộ môn. Hệ thống này có thể áp dụng cho tất cả các Bộ môn trong toàn Học viện vì cơ cấu và cách thức làm việc ở các Bộ môn là như nhau.  Đánh giá  Ưu điểm: - Tốn ít thời gian. - Độ chính xác bảo đảm. - Tốc độ nhanh và linh hoạt. - Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm và báo cáo.  Nhược điểm: Không.  Các hoạt động khác: Khi có chương trình bằng máy tính thực hiện công việc quản thì hiệu quả mà nó mang lại sẽ là rất lớn nếu đó là một chương trình quản tốt, nghĩa là nó có thể đáp ứng về các nhu cầu về lưu trữ, cập nhật hoặc tổng hợp, báo cáo. 7 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1 Khảo sát hệ thống thực 2.1.1 Một số quy định về cán bộ giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân sự Điều 1: Phạm vi điều chỉnh: Quy chế cán bộ giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân sự (HVKTQS) quy định về tiêu chuẩn , nhiệm vụ, quyền lợi và chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy (CBGD) tại HVKTQS. Điều 2: CBGD tại HVKTQS là các cán bộ có các chức danh do Nhà nước quy định: trợ giảng (TG), giảng viên (GV), giảng viên chính (GVC), phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) tham gia công tác đào tạo của Học viện. Điều 3: CBGD tại HVKTQS bao gồm: 1. CBGD chuyên trách: là những cán bộ biên chế chính thức trong các bộ môn, khoa, trung tâm hoàn thành đầy đủ các chức trách, chế độ công tác quy định cho CBGD. 2. CBGD kiêm nhiệm: là các cán bộ không thuộc biên chế các bộ môn, khoa, trung tâm của Học viện có tham gia công tác đào tạo với thời lượng lớn hơn hoặc bằng 25% thời lượng quy định cho CBGD chuyên trách. 3. CBGD cộng tác: là những cán bộ không thuộc biên chế các bộ môn, khoa, trung tâm của Học viện có tham gia công tác đào tạo với thời lượng nhỏ hơn 25% thời lượng quy định cho CBGD chuyên trách. 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ giảng dạy Điều 6: Nhiệm vụ chung: 8 1. Thực hiện công tác giảng dạy cho các loại hình đào tạo trong Học viện theo sự phân công của Chủ nhiệm Bộ môn theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt; chấp hành nghiêm các quy chế, quy định về đào tạo. 2. Biên soạn giáo trình, tài liệu cho các môn học mà mình phụ trách; tham gia xây dựng cơ sở vật chất của Bộ môn, khoa. 3. Tham gia và thực hiện nghiêm túc kế hoạch nghiên cứu khoa học (NCKH). 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Thực hiện tốt chế độ quy định đối với người sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), viên chức quốc phòng (VCQP) theo quy định của điều lệnh quản bộ đội. 6. Tham gia công tác quản đào tạo. Quỹ thời gian dành cho từng nhiệm vụ của điều này do Bộ Quốc Phòng (BQP) và nhà nước quy định theo chức danh CBGD. Điều 7: Nhiệm vụ cụ thể theo chức danh: 1. Trợ giảng: - Tự bồi dưỡng kiến thức môn học, các môn học liên quan, chính trị, quân sự, tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để trở thành giảng viên đại học. - Giữ vai trò trợ cho các CBGD có chức danh từ giảng viên trở lên trong công tác giảng dạy và NCKH. - Thực hiện một số bài giảng với mục đích tập sự; hướng dẫn học viên làm bài tập, thí nghiệm, thực hành, ngoại khoá… - Tham gia NCKH, hướng dẫn học viên NCKH. 9 - Tham gia công tác xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo và NCKH. 2. Giảng viên: - Giảng dạy các giáo trình được phân công. - Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm đồ án môn học, luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). - Biên soạn tài liệu tham khảo môn học khi được phân công. - Tham gia các đề tài NCKH, hướng dẫn học viên NCKH. - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ, quy chế các trường đại học. - Tham gia công tác quản đào tạo: chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập. - Tham gia bồi dưỡng trợ giảng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. 3. Giảng viên chính: - Giảng dạy có chất lượng giáo trình các môn học thuộc nhóm môn học được phân công. Tham gia bồi dưỡng học viên giỏi. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng sau đại học nếu là tiến sĩ. - Chủ trì hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Tham gia hướng dẫn luận văn cao học; tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn NCS và thực tập sinh (nếu là tiến sĩ và có chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ môn. - Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo. 10 [...]... khối lượng công tác của một hoặc một số mặt công tác không đủ định mức quy định thì có thể bù bằng khối lượng của các mặt công tác còn lại 13 Điều 14: Hàng tháng các CBGD báo cáo kết quả công tác của mình với Chủ nhiệm bộ môn Cuối năm học, CBGD tổng kết công tác của mình theo nội dung kế hoạch công tác để lưu hồ sơ quản ở các cấp Điều 15: CBGD chịu sự thanh tra, kiểm tra các mặt công tác của Bộ... quản danh sách giáo viên, quản công tác giáo viên Sau đây là bảng cụ thể mô tả cho 3 nhóm chức năng này: 1) Đăng nhập hệ thống 2) Thay đổi mật khẩu 3) Quản người sử dụng 4) Sao lưu dữ liệu 18 5) Khôi phục dũ liệu 6) Thiết lập máy in 7) Thoát hệ thống 8) Hồ sơ giáo viên chi tiết 9) Hồ sơ giáo viên rút gọn 10) Quá trình công tác 11) Quá trình cấp bậc Quản danh sách giáo viên 12) Quá trình khen... hoạch giảng dạy 16) Cập nhật lịch giảng dạy Quản công tác giáo viên 17) Cập nhật các hoạt động đào tạo khác và hoạt động khoa học công nghệ 18) Cập nhật quy định về định mức chi cho đào tạo 19) Các chức năng tìm kiếm, thống kê, báo cáo Trên đây là bảng mô tả tổng quan về hệ thống quản công tác giáo viênđồ phân rã chức năng như sau: 19 Hình 2.2.1.1: Sơ đồ phân rã chức năng CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ... soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo - Chủ trì hoặc tham gia đề tài NCKH, tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của Bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Học viện và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tham gia công tác quản đào... viên của lớp học K3 = 0,70 với lớp học < 4 học viên 1,00 với lớp từ 4 đến 39 học viên 1,10 với lớp từ 40 đến 79 học viên 1,20 với lớp >= 80 học viên - Các khoản chi khác: tham khảo trong quy chế CBGD tại Học viên kĩ thuật quân sự 2.2 Phân tích hệ thống Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của các Bộ môn tại Học viện, hệ thống được xây dựng bao gồm 3 nhóm chức năng chính: Quản trị hệ thống, quản danh sách giáo. .. trợ (đồng/tiết giảng), được giám đốc quy định cho từng năm học K1 – là hệ số phụ thuộc vào chức danh CBGD K1 = 1,2 với Giáo sư 1,1 với Phó giáo sư, Tiến sỹ Khoa học 1,0 với Giảng viên chính, Tiến sỹ 0,9 với Giảng viên 0,8 với Trợ giảng K2 – là hệ số phụ thuộc vào số lượng học viên trong lớp học K2 = 1,0 với lớp có số học viên . chương trình. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN 1.1 Mô tả cách thức quản lý trước khi xây dựng hệ thống. Công tác giáo viên tại Học viện kĩ thuật quân sự bao gồm rất. chính: Quản trị hệ thống, quản lý danh sách giáo viên, quản lý công tác giáo viên. Sau đây là bảng cụ thể mô tả cho 3 nhóm chức năng này: 1) Đăng nhập hệ thống 2) Thay đổi mật khẩu 3) Quản lý người. phương pháp, hướng dẫn đồ án - luận án, các bài báo đã công bố, các báo cáo khoa học…Đây là một số trong nhiều hoạt động của giáo viên mà hàng năm đều phải diễn ra. Việc quản lý tất cả các hoạt

Ngày đăng: 23/05/2014, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan