Phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

13 747 3
Phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Số: 918/QĐ-UBND CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHải Phòng, ngày 16 tháng 6 năm 2011 QUYẾT ĐỊNHVề việc phê duyệt Đề án: “Phát triển kinh tế- hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hội;Căn cứ các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hội và số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Căn cứ Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020”;Căn cứ Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt đề cương Đề án: “Phát triển kinh tế kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”;Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 14/TTr-KHĐT ngày 19/01/2011 và Công văn số 504/KHĐT-TH ngày 27/4/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”,QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”, với nội dung chủ yếu sau:1. Quan điểm và mục tiêu phát triển. 1.1 Quan điểm phát triển:- Phát triển kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020 trên cơ sở tuân thủ quan điểm và nguyên tắc chủ đạo về hợp tác phát triển của hai nước là: “Đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sự hợp tác và quan hệ của mỗi nước với nước thứ ba. Đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy các quan hệ hợp tác đa phương khác của mỗi nước". - Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của Hải Phòng trong mối liên hệ vùng để phát triển kinh - hội nhanh và bền vững. - Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội vùng, đồng thời thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương trong tuyến hai hành lang và với xung quanh trong quá trình phát triển, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng.- Hợp tác phát triển phải coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh, quốc phòng, góp phần cải thiện mức sống, tăng thêm thu nhập, nâng cao mức hưởng thụ của người dân.1.2 Mục tiêu hợp tác phát triển chủ yếu:Mục tiêu chung:- Phát triển kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam -Trung Quốc đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng Hải Phòngthành phố cảng cửa ngõ quan trọng của Hai hành lang kinh tế và của cả vùng Bắc Bộ, một trung tâm công nghiệp hiện đại; một đô thị trung tâm cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng; một cực tăng trưởng quan trọng của Hai hành lang kinh tế; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm thương mại lớn của Hai hành lang kinh tế và cả nước . Hải Phòngtrung tâm du lịch lớn của Việt Nam và là địa bàn hợp tác phát triển của Hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt - Trung; một Trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của tuyến hành lang và của cả Việt Nam”. - Xây dựng định hướng về hợp tác phát triển các ngành, lĩnh vực chủ lực cho thời kỳ đến năm 2020, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác phát triển giữa Hải Phòng với các địa phương trong hai hành lang, một vành đai kinh tế; giúp các cấp lãnh đạo và quản lý có thêm các căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương, chính sách, giải pháp hữu hiệu trong chỉ đạo, điều hành quá trình phát triển kinh tế - hội thành phố. Mục tiêu cụ thể:- Khai thác tiềm năng và vị thế của Hải Phòng để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế nhằm đưa tỷ trọng GDP của Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng 5,1 - 5,2% năm 2015 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 13 - 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) đạt khoảng 3.000 USD vào năm 2015 và 4.900 - 5.000 USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD năm vào năm 2015 và khoảng 6 tỷ USD vào năm 2020, tăng bình quân 15,6/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 19 - 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. - Hợp tác với các địa phương trong Hai hành lang, một vành đai kinh tế khai thác, sử dụng hệ thống giao thông, phát triển cảng biển; trong đó, phấn đấu khối lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt 50 triệu tấn vào năm 2015 và 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020. - Hợp tác phát triển du lịch Hải Phòng với du lịch các địa phương trong nước và nước ngoài, đặc biệt là với Vân Nam, Quảng Ninh, Hà Nội trong việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch. Phấn đấu Hải Phòng trở thành một trong các trung tâm du lịch có vai trò điều phối trong vùng và cả nước, đến năm 2015 thu hút khoảng 7,4 đến 7,6 triệu lượt khách du lịch và khoảng trên 9 triệu lượt khách vào năm 2020. - Hợp tác phát triển thuỷ sản phấn đấu để Hải Phòng thực sự trở thành trung tâm sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng. - Hợp tác phát triển nhanh các ngành dịch vụ đạt trình độ vượt trội so với các tỉnh, thành phố trong vùng, đến năm 2020 đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực và thế giới để Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vành đai kinh tế Việt NamTrung Quốc; trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính - viễn thông của vùng duyên hải Bắc Bộ. - Tăng cường hợp tác với các địa phương trong hai hành lang, một vành đai tổ chức các chương trình đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, pháp lý…nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.2. Định hướng hợp tác phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:2.1 Định hướng hợp tác phát triển cảng- Tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước, khu vực và thế giới, nhất là với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, các địa phương trong hai hành lang một vành đai xây dựng hạ tầng cảng, hiện đại hoá, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hoá để đến năm 2015 đảm bảo thực hiện lượng hàng thông qua cảng trên địa bàn đạt trên 50 triệu tấn, 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Vân Nam, Quảng Tây - Trung Quốc.- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; quy hoạch và xây dựng cảng Nam Đồ Sơn thực hiện mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng. Hợp tác để hình thành các cảng cạn trong nội địa để kết hợp với cảng biển tạo thành hệ thống liên hoàn. Phối hợp cùng Lào Cai xây dựng cảng cạn (ICD) tại Lào Cai nhằm tăng cường khả năng thông quan qua cảng Hải Phòng.2.2 Định hướng hợp tác phát triển công nghiệp- Hợp tác đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho các hạng mục, các dây chuyền, các khâu có tính đột phá, quyết định đến việc nâng cao năng lực chế tạo của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu và phương tiện nổi. - Thu hút đầu tư từ Trung Quốc và các địa phương trong hai hành lang, một vành đai để đầu tư chiều sâu cho các viện nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mô hình tàu đến 100.000 DWT, đào tạo công nhân, trung cấp kỹ thuật cho ngành đóng tàu.- Hợp tác với các doanh nghiệp của Trung Quốc và Quảng Ninh để đóng được tàu trên 100.000 tấn vào những năm sau 2015, đóng mới tàu công nghệ cao và các loại tàu chuyên dụng như tàu chở dầu, tàu container, tàu công trình, tàu cuốc, tàu khai thác dầu khí, tàu hút bùn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sửa chữa tàu trọng tải trên 100.000 tấn vào năm 2020. - Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí, đặc biệt là cơ khí nặng, siêu trường, siêu trọng, sản xuất điện, luyện kim, hóa chất cơ bản, dược phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu, đồ điện gia dụng, thức ăn gia súc, may mặc…; thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hoá, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao - Tăng cường tiếp xúc với phía Trung Quốc để xác định những hạng mục hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư phát triển công nghiệp tại Hải Phòng. 2.3 Định hướng hợp tác phát triển các ngành dịch vụ- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, lai dắt, cung ứng tàu biển, giao nhận và kiểm hoá, sửa chữa nhỏ tàu biển tại chỗ, vệ sinh môi trường biển, xếp dỡ hàng hoá, cứu hộ trên biển, dịch vụ cho thuê thuyền viên… Hình thành các đầu mối vận tải, các trung tâm phân phối hàng hóa. - Phát triển và hiện đại hoá đội tàu biển, nâng cao năng lực vận tải và sức cạnh tranh, giữ vững vai trò là trung tâm hàng đầu của cả nước, mạnh trong khu vực. Mở rộng thị phần vận tải biển, đảm bảo đến năm 2015 vận chuyển trên 15% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng và trên 35 - 40% khối lượng hàng hoá vận chuyển xuất nhập khẩu của vùng, toàn miền Bắc, hàng quá cảnh của vùng Tây Nam Trung Quốc trong hai hành lang một vành đai kinh tế; đẩy mạnh vận tải ven biển Bắc - Nam và vận chuyển khách du lịch.- Xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ logistics của quốc gia và khu vực. Hình thành các trung tâm phân phối nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các đầu mối vận tải, xây dựng trung tâm logistics cấp quốc gia tại Lạch Huyện và các trung tâm logistics gần các cảng, hệ thống giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp…. - Hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành tìm kiếm cứu nạn trên biển để đến năm 2020 Hải Phòng trở thành một trung tâm tìm kiếm cứu nạn của cả nước và khu vực. Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp có đủ về số lượng và chất lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp trao đổi thông tin làm nhiệm vụ cảnh báo, cứu nạn và phục vụ các hoạt động kinh tế trên biển. Hoàn thiện hệ thống hậu cần dịch vụ cảng; trục vớt cứu hộ, hệ thống ra đa, đèn biển. Xây dựng và củng cố trạm tìm kiếm cứu nạn trên đảo Bạch Long Vĩ. - Hợp tác hình thành các tour, tuyến du lịch giữa các địa phương trong hai hành lang, một vành đai và các tour, tuyến du lịch quốc gia và quốc tế trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý của vùng biển Hải Phòng với vùng Vân Nam, Lào Cai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch của khách. Đẩy mạnh mô hình hợp tác du lịch mới “hai Quốc gia một điểm đến”, xây dựng Chương trình du lịch “vàng” Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phối hợp cùng tổ chức Năm du lịch của Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.Tham dự các hội chợ triển lãm du lịch, hội nghị quốc tế về du lịch, tham gia các cuộc phát động thị trường giới thiệu về du lịch Việt Nam tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Côn Minh và tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch hàng năm khác tại các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đặt văn phòng đại điện tại Hải Phòng; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch. Thu hút đầu tư từ các địa phương trong hai hành lang một vành đai để nâng cấp, hiện đại hoá khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Đồ Sơn, khu du lịch sinh thái cao cấp Cát Bà gắn với Hạ Long, Bái Tử Long trở thành những trung tâm du lịch lớn của cả nước đạt đẳng cấp quốc tế, xây dựng thêm các khách sạn, đặc biệt là các khách sạn 4 hoặc 5 sao, các công trình tổng hợp (thể dục thể thao, hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế…). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư xây dựng các khách sạn và các công trình vui chơi giải trí cao cấp tại các khu vực trọng điểm như Đồ Sơn, Cát Bà. Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch và hợp tác về bảo vệ môi trường du lịch biển.2.4 Định hướng hợp tác phát triển thủy sản - Hợp tác điều tra, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản trong Vịnh Bắc Bộ và vùng đánh cá chung. Trao đổi kinh nghiệm và phối hợp thực hiện tốt Hiệp định về Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt NamTrung Quốc, Hiệp định hợp tác nghề cá Việt NamTrung Quốc. - Đẩy mạnh hợp tác trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi và trong các lĩnh vực nuôi hải sản trên biển, khai thác hải sản biển, xuất khẩu thuỷ sản cho thị trường phía Tây Nam Trung Quốc. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chung trên biển; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo nghề thủy sản. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. - Thu hút đầu tư nâng cấp trang thiết bị và áp dụng công nghệ mới, nghiên cứu chế tạo, sản xuất các trang thiết bị cho bảo quản, chế biến thuỷ sản và các phụ tùng thay thế. Xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vỹ, Cát Bà trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng; khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ: sản xuất, cung ứng giống, cung ứng nước đá, nước ngọt, nhiên liệu, ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền, cung ứng lao động, đào tạo nghề, thu gom nguyên liệu khai thác và nuôi trồng; các dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ thông qua liên kết hợp tác giữa các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu .2.5 Định hướng hợp tác phát triển thương mại - Hợp tác phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và hạ tầng kỹ thuật phụ trợ; phát triển mạng lưới thương mại, mở rộng thị trường; hình thành sàn giao dịch hàng hoá xuất nhập khẩu. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương triển khai tổ chức thực hiện các chương trình giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh và các chính sách ưu đãi của từng địa phương, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hai hành lang, một vành đai đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm, thương mại trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế .- Hợp tác về phát triển hệ thống kho vận, tiếp tục thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian thông quan và hình thành một hệ thống kho bảo quản hàng hoá chờ thông quan hiện đại (kho lạnh) nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản hàng hoá. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Hải Phòng và các doanh nghiệp Hải Phòng buôn bán với các đối tác Trung Quốc. Cùng hợp tác xây dựng và vận động các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế tham gia xây dựng Quỹ tài chính cho phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. 2.6 Định hướng phát triển các lĩnh vực hội- Khuyến khích các doanh nghiệp trong hai hành lang, một vành đai đầu tư xây dựng các trường phổ thông, trường đại học trên địa bàn thành phố đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hợp tác đầu tư phát triển một số trường nghề đạt chuẩn khu vực; cung cấp lao động trình độ cao và chuyên gia kỹ thuật cho các ngành chủ lực trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh Vân Nam hỗ trợ Hải Phòng đào tạo lưu học sinh và cán bộ quản lý hành chính. - Khuyến khích đầu tư xây dựng bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế, chuyên chữa bệnh cho thủy thủ, khách du lịch, bệnh nhân có nhu cầu, khả năng thanh toán cao và các cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh khác. Tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát, phòng chống và xử lý lây lan dịch bệnh. Hợp tác với tỉnh Vân Nam đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành y tế, đặc biệt là chuyên ngành y học cổ truyền; đào tạo, chuyển giao công nghệ mới về lĩnh vực y tế chuyên sâu cho ngành y tế Hải Phòng.- Giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động văn hóa, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các đoàn nghệ thuật, đoàn vận động viên nhân dịp các ngày lễ lớn, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch… Phối hợp với các tỉnh của Trung Quốc đào tạo, tập huấn cho các đoàn vận động viên của thành phố. Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ. - Hợp tác để cùng phối hợp điều tra tổng hợp Vịnh Bắc Bộ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ việc quản lý và khai thác tài nguyên, môi trường Vịnh Bắc Bộ một cách hiệu quả và bền vững. Hợp tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại các mỏ nằm vắt ngang đường phân định và các mỏ trong khu vực chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. 2.7 Định hướng hợp tác bảo vệ môi trường - Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an toàn hàng hải, ứng phó các sự cố tràn dầu và xử lý ô nhiễm biển do nạn dầu loang. Mở rộng hợp tác trong tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo thiên tai. - Hợp tác chặt chẽ trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, thường xuyên trao đổi thông tin về sự thay đổi của môi trường với các địa phương trong khu vực; xây dựng các khung pháp lý chung nhằm điều tiết và xử lý các hành vi xâm hại đến môi trường.- Hợp tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước, bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên góp phần xây dựng môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, phấn đấu đạt trình độ của khu vực. Xử lý ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là các dòng sông bị ô nhiễm; xây dựng các cơ sở xử lý nước và chất thải hiện đại. 2.8 Định hướng hợp tác về an ninh - quốc phòng- Phối hợp hành động chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh, ngăn ngừa các tội phạm, tệ nạn hội núp bóng hoạt động du lịch như mại dâm, buôn người, trộm cắp, cướp giật .- Mở rộng hợp tác với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích kinh tế của thành phố và nhà đầu tư trong tình hình mới. Hướng dẫn và phối hợp quản lý hoạt động của các cá nhân, tổ chức đầu tư trên địa bàn, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. - Hợp tácphát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước. Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an ninh - quốc phòng. 3. Các nhóm giải pháp chủ yếu. 3.1 Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế.- Phối hợp xây dựng các tuyến đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội và Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, dự án đường cao tốc ven biển đoạn qua Hải Phòng dài khoảng 43 km, nối Hải Phòng với các tỉnh ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng đoạn qua Hải Phòng dài 20,1 km nối Hải Phòng với Thái Bình và Hải Dương.- Cải tạo quốc lộ 5 theo hướng vẫn giữ nguyên qui mô của tuyến đường hiện tại nhưng kéo dài theo tuyến đường xuyên đảo ra tới cảng nước sâu tại Lạch Huyện cùng với xây dựng cầu Đình Vũ kết hợp với việc cải tạo các hành lang dọc tuyến và các công trình hỗ trợ phục vụ an toàn vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ của tuyến. Cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 10 đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng, đoạn qua Hải Phòng dài 52,5 km nối Hải Phòng với Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.- Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua Hải Phòng dài 33,5 km nối Hải Phòng với Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội và kết nối với tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.- Xây dựng, cải tạo nâng cấp các đường vành đai, giao thông liên tỉnh, giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển. Nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nối liền quốc gia và nối với cảng Hải Phòng. Phát triển hệ thống đường bộ nối các điểm trên hành lang kinh tế là điều kiện quan trọng nhất để phát triển hai hành lang và vành đai kinh tế. Phối hợp phát triển các tuyến đường thông thương giữa Hải Phòng với các địa phương khác. Hoàn thiện, nâng cấp các tỉnh lộ, huyện lộ tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế - hội, phục vụ đi lại của nhân dân ngày càng tăng, đồng thời củng cố an ninh và quốc phòng của khu vực.- Nâng cấp đường sắt Hà Nội - Hải Phòng hiện có thành đường đôi khổ rộng 1.435 mm, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường đôi, khổ 1.435 mm đến cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng gắn với tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và tuyến Hà Nội - Lạng Sơn kết nối với toàn bộ các tỉnh, thành phố trong khu vực hai hành lang một vành đai kinh tế. Tuyến đường này được coi là huyết mạch giao thông, thương mại, du lịch giữa Hải Phòng với các địa phương trong vùng và với Trung Quốc. - Hoàn thành tuyến đường sắt kết nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Xây dựng mới tuyến đường sắt vùng Duyên Hải Bắc Bộ (đọan qua Hải Phòng dài 29,5 km) nối Hải Phòng với Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định. - Cải tạo, nâng cấp sân bay quốc tế Cát Bi thành sân bay quốc tế. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng mới sân bay quốc tế cấp vùng tại Tiên Lãng vào sau năm 2025. Nâng cấp sân bay quân sự Kiến An, trong đó có thể kết hợp phục vụ các hoạt động kinh tế. Xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ. Tăng cường và tạo thuận lợi cho việc khai thác của các hãng hàng không, mở thêm các tuyến bay tới các tỉnh của Trung Quốc. - Khơi thông các tuyến đường sông và luồng lạch, chủ yếu tại cửa sông Cấm - Bạch Đằng để phát triển vận tải sông và pha sông biển. Xây dựng hệ thống cảng sông trên các huyện; các cảng khách nội địa đi Cát Bà, Cát Hải, Quảng Ninh. 3.2 Đa dạng hoá các hình thức đầu tư để huy động các nguồn vốn đầu tư.- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, áp dụng các chính sách khuyến khích, thu hút, động viên mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn vốn bằng những biện pháp thích hợp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, cảng biển, các trung tâm thương mại, kho ngoại quan, các cụm thương mại. Xây dựng danh mục thu hút vốn đầu tư phát triển của phía Trung Quốc để phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh.- Nghiên cứu xây dựng, ban hànhtriển khai các cơ chế, chính sách của thành phố để khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đúng pháp luật. Rà soát, sửa đổi các quy định của thành phố về quản lý đầu tư xây dựng theo hướng thông thoáng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, giảm bớt các thủ tục hành chính đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra về đầu tư. - Tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng từ nguồn ngân sách và quản lý đất đai, nhằm chống thất thoát ngân sách, tăng hiệu quả trong đầu tư. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài thành phố tìm hiểu, xúc tiến các hoạt động đầu tư. Tăng cường quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài và các địa phương khác về tiềm năng thế mạnh của thành phố. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin kinh tế - hội, quy hoạch, định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư.3.3 Phát triển nguồn nhân lực. - Xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Có chính sách ưu đãi thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn. Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển quy mô giáo dục và đào tạo theo cơ cấu các loại hình phù hợp với sự phát triển kinh tế - hội. - Tạo điều kiện cho các tổ chức hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phương thức đào tạo, mở rộng hợp tác với các địa phương trong vùng, trong nước và nước ngoài để đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, mời chuyên gia sang đào tạo, . để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động.- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo thuộc các tỉnh trong tuyến hai hàng lang và nước ngoài trao đổi giảng viên để nâng cao năng lực chuyên môn.3.4 Phát triển khoa học - công nghệ.- Liên kết với các địa phương trong vùng hai hành lang một vành đai và với nước ngoài để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. - Nắm bắt khoa học công nghệ cao và hiện đại có tính ứng dụng thực tiễn liên quan đến các lĩnh vực hợp tác. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. 3.5 Đẩy mạnh công tác đối ngoại, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng, các địa phương trong và ngoài nước thuộc chương trình hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" Việt Nam - Trung Quốc. Xây dựng [...]... trình hợp tác cụ thể của tất cả các lĩnh vực trong hợp tác kinh tế hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Điều 2 Ban hành kèm theo danh mục dự án ưu tiên đầu tư thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020 (có danh mục kèm theo) Điều 3 Đề án Phát triển kinh tế - hội thành. .. kinh tế - hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020 được phê duyệt là cơ sở định hướng hợp tác phát triển các ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Điều 4 Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thành phố liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung... Ngân sách Xây dựng trung tâm logistics 27 cấp quốc gia tại Lạch Huyện Vốn nước ngoài + hội hóa + ngân sách Xây dựng Trung tâm thương 28 mại, Hội chợ - triển lãm quốc tế Việt Nam - Trung Quốc Vốn nước ngoài + hội hóa + ngân sách 29 Xây dựng Trường Đại học quốc tế 30 Xây dựng Bệnh viện quốc tế hội hóa hội hóa Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu 31 tại Khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải Ngân sách + huy... Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt Điều 5 Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện liên quan căn cứ Quyết định thi hành Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./ Nơi nhận: - TTTU, TTHĐND Thành phố; - CT, các PCT UBND TP; - CVP, các PVP; - Các CV UBND TP; - Như Điều 5; - Lưu: VT TM UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHỦ TỊCH Dương... /2011/QĐ-UBND ngày / /2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng) STT Tên dự án Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) Nguồn vốn 1 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng 15.400 Ngân sách + huy động 2 Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 24.566 Ngân sách + tín dụng + ODA 3 Đường Tân Vũ – Lạch Huyện 8.187 Huy động 4 Đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ODA + ngân sách + hội hóa STT Tên dự án 5 Nâng cấp đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. .. + hội hóa 13 Khu du lịch biển Bạch Long Vĩ Ngân sách + hội hóa 11 14 Nâng cấp sân bay quân sự Kiến An Ngân sách Trường Đại học Hàng Hải trở 15 thành trường đại học trọng điểm quốc gia Ngân sách + hội hóa 16 Nhà máy Nhiệt điện III Vốn doanh nghiệp + huy động + vốn vay 17 Cải tạo quốc lộ 5 Ngân sách + ODA + huy động 18 Cải tạo quốc lộ 10 Ngân sách + ODA + huy động 19 Đường nối quốc lộ 5 với quốc. .. STT Tên dự án 20 Hạ tầng khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải Ngân sách + huy động 21 Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp Ngân sách + huy động 22 Khu du lịch sinh thái ven sông Đa Độ - Kiến Thụy hội hóa 23 Khu du lịch sông Giá – Thủy Nguyên hội hóa 24 Các dự án hạ tầng du lịch Nguồn vốn 100 Ngân sách + huy động 25 Cảng và khu neo đậu tàu thuyền Bạch Long Vỹ 560 Ngân sách 26 Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề... bộ ven biển 7 Cảng quân sự Nam Đồ Sơn 8 Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Cát Bi 9 Quốc lộ 37 Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) 10 Cầu Cát Hải – Cát Bà Nguồn vốn Ngân sách + hội hóa Ngân sách + huy động 15.600 Ngân sách + tín dụng + huy động Ngân sách Ngân sách + huy động + ODA Ngân sách + huy động Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Đồ Sơn Ngân sách + hội hóa Khu du lịch sinh thái,... ngân sách 29 Xây dựng Trường Đại học quốc tế 30 Xây dựng Bệnh viện quốc tế hội hóa hội hóa Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu 31 tại Khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải Ngân sách + huy động Xây dựng Trung tâm phân phối 32 bán buôn theo mô hình Cash & Carry Vốn nước ngoài + huy động 33 Xây dựng kho đầu mối xăng dầu Huy động . Quan điểm phát triển: - Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến. duyệt Đề án: Phát triển kinh t - xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”UỶ

Ngày đăng: 23/01/2013, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan