Đơn tố cáo

14 13K 42
Đơn tố cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đơn tố cáo

( pist.com.vn)CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc--------Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2012ĐƠN TỐ CÁOKính gửi: THANH TRA TP. HỒ CHÍ MINHKính thưa các đồng chí.Trước tiên, chúng tôi xin tự giới thiệu với các đồng chí về chúng tôi: Chúng tôi là cổ đông của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực, có trụ sở đặt tại số 04 Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh (sau đây gọi theo tên giao dịch viết tắt là Công ty PIST);Chúng tôi cũng đồng thời là tập thể người lao động tại Công ty PIST và các đơn vị trong hệ thống Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC).Kính thưa các đồng chí.Bằng đơn này, chúng tôi xin gửi tố cáo về những hành vi cố ý làm trái nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại Công ty PIST, và với những hành vi sai phạm đó Ban lãnh đạo Công ty PIST đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng tài sản của Nhà nước, cũng như của cổ đông là những người lao động trong ngành Điện như chúng tôi.Chúng tôi xin được trình bày những nội dung về hành vi sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST cụ thể như sau: I. BẢN CHẤT NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC:1/1. Theo quyết định số 799/QĐ-BCT ngày 05/02/2010 của Bộ Công Thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Miền Nam: Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (PIST) là Công ty con của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn tại thời điểm thành lập (tham khảo: quyết định 799/QĐ-BCT ngày 05/02/2010).1/2. Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực có phần vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước là: 91.036.647.982 đồng, tương ứng tỷ lệ 33,9% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu (tham khảo: báo cáo tài chính quý 1/2012 của PIST).Trong đó:- Phần vốn góp của Tổng công ty Điện lực Miền Nam là: 84.036.647.982 đồng, tương ứng tỷ lệ 30,54%;- Phần vốn góp của Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh là: 7.000.000.000 đồng, tương ứng tỷ lệ 2,54%;- Phần vốn góp còn lại, tương ứng tỷ lệ 66,91%, phần lớn do các thể nhân là cán bộ công nhân viên ngành Điện, trong đó chủ yếu là do cán bộ công nhân viên EVNSPC đóng góp.Như vậy, với phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ trên 30% trong cơ cấu vốn, theo quy định của pháp luật Nhà nước về quản lý kinh tế, mọi hoạt động đầu tư, xây dựng tại Công ty 1 ( pist.com.vn)CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (PIST) phải tuân thủ các quy trình tương đương với doanh nghiệp Nhà nước.Tuy nhiên, trong thực tế, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý làm trái các quy định của pháp luật Nhà nước trong hầu hết những hoạt động đầu tư, xây dựng; Những sai phạm này của Ban lãnh đạo Công ty PIST dẫn đến hậu quả là đã làm thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng tài sản của Nhà nước. Không những thế, những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST vẫn đang tiếp tục diễn ra, dẫn đến khả năng đẩy Công ty PIST vào hoàn cảnh phá sản, mất toàn bộ phần vốn của Nhà nước cũng như của cổ đông người lao động tại PIST, là khả năng hoàn toàn hiện thực.Hơn nữa, trong những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST còn ẩn chứa nhiều nghi vấn của hành vi tham nhũng cần phải được làm rõ.II. NHỮNG SAI PHẠM:1. Sai phạm trong việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ (Dự án Công viên nước Cần Thơ):Trong việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ từ Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1), Ban lãnh đạo Công ty PIST đã có những sai phạm như sau:1. Câu kết với doanh nghiệp tư nhân là Công ty TNHH Nam Long, địa chỉ 133C Trần Hưng Đạo, phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ, nâng khống giá trị trong hợp đồng mua tài sản Công viên nước Cần Thơ từ 50 tỷ đồng lên 69,3 tỷ đồng.2. Cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền để cùng tham gia mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, không thu hồi được tiền lãi vay.3. Cho Công ty TNHH Nam Long góp vốn khống trong Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN (công ty con của PIST, được thành lập để quản lý, khai thác kinh doanh Công viên nước Cần Thơ) trong một thời gian dài.4. Không thực hiện thủ tục định giá tài sản trước khi đầu tư, mua sắm tài sản.Sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST trong việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:1. Gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước tối thiểu với giá trị là 13 tỷ đồng (với giá mua 69,3 tỷ đồng trừ đi thuế VAT 6,3 tỷ đồng).2. Không thu hồi được tiền lãi vay của Công ty TNHH Nam Long đối với khoản tiền cho vay trị giá 6,93 tỷ đồng.3. Do nguyên nhân không thể đưa vào hoạt động Công viên nước Cần Thơ từ năm 2008 đến nay, nhưng Công ty PIST vẫn phải thanh toán các khoản chi phí như: tiền thuê đất, chi phí nhân công trông giữ, bảo quản, chi phí sửa chữa, bảo trì. Trong thực tế, cho đến thời điểm hiện tại, chi phí này đã lên tới giá trị 1,3 tỷ đồng.4. Không những thế, do trong một thời gian dài không hoạt động, phần giá trị xây dựng cũng như thiết bị tại Công viên nước Cần Thơ đang bị xuống cấp một cách nhanh chóng, gây ra những thiệt hại tuy chưa xác định chính xác, nhưng chắc chắn là rất nghiêm trọng (tham khảo Báo Công an Nhân dân ngày 10/06/2011).2 ( pist.com.vn)Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:1. Về Công viên nước Cần Thơ:a. Công viên nước Cần Thơ do Tổng Công ty xây dựng số 1 đầu tư hoàn tất giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng tại thời điểm tháng 8/2003, với tổng mức đầu tư theo dự toán là: 54,3 tỷ đồng.b. Thanh tra Chính phủ sau khi tổ chức thanh tra dự án Công viên nước Cần Thơ, đã kết luận như sau (tham khảo: tin thanh tra, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ, ngày 12/06/2007):- “đã có nhiều sai phạm tại dự án xây dựng Công viên nước Cần Thơ, ở nhiều khâu như chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đấu thầu, đến nghiệm thu, thanh quyết toán, dẫn đến thua lỗ hàng chục tỷ đồng”;- “sau ba năm triển khai hoạt động, dự án lỗ hơn 14 tỷ đồng”;- “nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương đầu tư không đúng, quá trình đầu tư có nhiều sai phạm, từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đấu thầu, đến nghiệm thu, thanh quyết toán”;- “Việc lập, thẩm định thiết kế, dự toán có nhiều sai sót. Nhiều hạng mục khởi công trước khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được phê duyệt, thậm chí đã xảy ra tình trạng vừa thiết kế vừa thi công. Việc đấu thầu mua sắm thiết bị cũng có nhiều sai sót, vi phạm quy chế đấu thầu, sai phạm trong việc lựa chọn thiết bị cơ khí hồ thiếu nhi làm thiệt hại 30.000 USD. Một số hạng mục thi công quyết toán sai chế độ, sử dụng vật tư không đúng chủng loại, tính trùng khối lượng và hạch toán sai . với tổng số tiền sai phạm là 1,59 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu giảm trừ quyết toán 1,1 tỷ đồng, đồng thời yêu cầu đơn vị thi công nộp lại ngân sách số tiền thanh toán sai 493,8 triệu đồng”. 2. Những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST:a. Để Công ty TNHH Nam Long thao túng toàn bộ việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ:- Tháng 1/2008: Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Xây Dựng và UBND Tp. Cần Thơ, Tổng Công ty Xây dựng số 1 đã phát hành hồ sơ chào bán tài sản Công viên nước Cần Thơ với giá khởi điểm là 50 tỷ đồng, chỉ bao gồm giá trị phần xây dựng và giá trị phần thiết bị lắp đặt, không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất (do đất thuê Nhà nước, trả tiền hàng năm). Thông qua môi giới của ông Võ Trung Liệt – Phó giám đốc Công ty TNHH Nam Long (ông Võ Trung Liệt nguyên là Phó giám đốc Công ty Điện lực Cần Thơ – EVNSPC đã nghỉ hưu), Ban lãnh đạo Công ty PIST vẫn quyết định mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ.Nghiêm trọng nhất của của việc mua bán này là Ban lãnh đạo Công ty PIST đã để cho Công ty TNHH Nam Long thao túng toàn bộ việc tham gia chào mua, quyết định giá mua tài sản Công viên nước Cần Thơ.Thông qua một cuộc đấu thầu chào mua rất nhiều khuất tất, chỉ với duy nhất một nhà thầu chào mua, Công ty TNHH Nam Long đã thay mặt Công ty PIST thống nhất giá mua tài sản Công viên nước Cần Thơ với giá 69,3 tỷ đồng (bao gồm thuế VAT).b. Cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền mua tài sản Công viên nước không thu hồi được lãi vay:- Ngày 11/04/2008: Ngay sau khi Hợp đồng số 01/2008/HĐ-MB/CC1 được ký kết, mặc dù đã thỏa thuận mỗi bên tham gia 50/50% vốn vào Dự án, nhưng Công ty TNHH Nam Long đã ngay lập tức có văn bản gửi Ban lãnh đạo Công ty PIST đề nghị vay tiền để thanh toán tiền mua tài sản Công viên 3 ( pist.com.vn)nước Cần Thơ, và Ban lãnh đạo Công ty PIST cũng cùng lúc chấp thuận đề nghị này một cách vô điều kiện.- Trong toàn bộ quá trình thanh toán tiền mua tài sản Công viên nước Cần Thơ cho đến trước thời điểm thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN để quản lý khai thác Công viên nước Cần Thơ (với là số vốn theo ghi nhận tại các báo cáo công khai của của Ban lãnh đạo Công ty PIST là sự hợp tác giữa 03 công ty: PIST, Công ty Đầu tư - Kinh doanh Điện lực TP HCM và Công ty TNHH Nam Long theo tỷ lệ 60/30/10(%), Công ty TNHH Nam Long đã xác nhận vay của Công ty PIST số tiền là 6,93 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, nhưng cho đến nay số tiền lãi vay này vẫn chưa thu hồi được.c. Cho Công ty TNHH Nam Long góp vốn khống trong Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN:- Mặc dù, trong thực tế Công ty TNHH Nam Long hoàn toàn không góp một đồng vốn nào vào việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ, nhưng tại thời điểm thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN, Ban lãnh đạo Công ty PIST vẫn đồng ý cho Công ty TNHH Nam Long ghi nhận vốn khống với giá trị lên đến 7,13 tỷ đồng, trong đó xác nhận đã thực góp là 6,93 tỷ đồng, với sự tham gia của Ông Võ Trung Liệt đại diện trong Hội đồng thành viên.d. Mua tài sản giá trị lên đến 69,3 tỷ đồng chỉ để cho thuê lấy 15 triệu đồng một tháng:- Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài Ban lãnh đạo Công ty PIST, không bất cứ ai có thể hiểu được việc mua lại Công viên nước Cần Thơ có mục đích chính là gì; Chỉ có thực tế được mọi người biết rõ là: sau một thời gian dài bỏ trống không sử dụng từ tháng 04/2008, đến tháng 12/2011 một phần diện tích Công viên nước đã được Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cho một cá nhân thuê lại để kinh doanh cà phê với giá 15 triệu đồng/tháng, số tiền thu được từ việc cho thuê này thậm chí không đủ thanh toán tiền lương cho bộ phận bảo vệ Công viên nước; Đây là một câu hỏi lớn cần phải được làm rõ.2. Sai phạm trong việc tham gia vào Dự án khu nhà vườn Cồn Khương, Tp. Cần Thơ của Công ty TNHH Nam Long:Với sự câu kết, móc ngoặc cũng với đối tượng là Công ty TNHH Nam Long, thông qua luận điệu được che dấu bởi thông tin là Dự án hợp tác, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã có những sai phạm khi tham gia vào Dự án Khu nhà ở Cồn Khương, Tp. Cần Thơ, cụ thể như sau:1. Dùng nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước chuyển cho doanh nghiệp tư nhân là Công ty TNHH Nam Long sử dụng trái pháp luật để trục lợi.2. Không được bất cứ sự công nhận của bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào công nhận tư cách tham gia của Công ty PIST tại dự án này (có thể xác định đây là Dự án đầu tư chui và trái pháp luật của Công ty PIST).Sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST trong việc tham gia vào Dự án Khu nhà vườn Cồn Khương của Công ty TNHH Nam Long đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:1. Không thu hồi được khoản tiền trị giá 31.758.434.345 đồng đã chuyển cho Công ty TNHH Nam Long để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án.2. Phần diện tích đã được đền bù (gần 55% diện tích) không liền thửa, không thể triển khai tiếp tục bất cứ giai đoạn tiếp theo nào của dự án.4 ( pist.com.vn)3. Cho đến hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty PIST còn phải buộc treo khoản nợ không có chứng từ của Công ty TNHH Nam Long đối với việc chuyển tiền cho dự án này tại tài khoản tạm ứng là: 611.748.436 đồng và tài khoản phải thu ngắn hạn là: 628.037.690 đồng.4. Tại thời điểm hiện nay dự án này đã hoàn toàn dừng lại, việc này dẫn đến nguy cơ làm Công ty PIST mất trắng khoản tiền đã chi phí.Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:1. Về dự án Khu nhà vườn Cồn Khương – Nam Long:a. Dự án Khu nhà vườn Cồn Khương, có diện tích dự kiến là 14,7 ha, được UBND thành phố Cần Thơ chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Nam Long làm chủ đầu tư từ tháng 4/2004.b. Công ty TNHH Nam Long là một doanh nghiệp hoàn toàn không có vốn, việc Công ty TNHH Nam Long xin thủ tục đầu tư dự án chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm môi giới trung gian để trục lợi.c. Trong thực tế, từ thời điểm nhận được quyết định giao dự án của UBND thành phố Cần Thơ cho đến thời điểm hiện nay, Công ty TNHH Nam Long chưa chi trả bất cứ một chi phí nào cho dự án, toàn bộ phần vốn để thực hiện dự án là do Công ty PIST chi trả. Ngay cả Ban lãnh đạo Công ty PIST đến thời điểm 27/04/2012 cũng đã phải công khai thừa nhận việc này (tham khảo: trang 8, Báo cáo tình hình hoạt động SXKD năm 2011)2. Những hành vi vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo Công ty PIST:a . Dùng nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước cho tư nhân sử dụng trái pháp luật để trục lợi:- Mặc dù hoàn toàn biết rõ Công ty TNHH Nam Long không có năng lực tài chính, nhưng cùng thời điểm tham gia việc mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý vi phạm một cách nghiêm trọng với các quy định của pháp luật Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn thuộc sở hữu Nhà nước trong việc dùng nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại công ty để giao tiền cho Công ty TNHH Nam Long thực hiện việc đền bù giải tỏa dự án của chính họ. - Trong một thời gian dài, qua nhiều lần chuyển tiền, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã chuyển cho Công ty TNHH Nam Long số tiền lên đến 31.758.434.345 đồng, và số tiền này hiện nay hoàn toàn không có cơ sở để thu hồi.b. Sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, nhưng tài sản sau khi đền bù thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nam Long:- Trong thực tế, toàn bộ giá trị tiền đền bù, giải tỏa cho Dự án Khu nhà vườn Cồn Khương đều do Ban lãnh đạo PIST dùng nguồn vốn Nhà nước để thanh toán, trong khi dự án là của Công ty TNHH Nam Long, chính từ nguyên nhân này tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều chuyển sang tên của Công ty TNHH Nam Long, Công ty PIST hiện nay hoàn toàn không có bất cứ giấy tờ nào để chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sử dụng đối với những phần diện tích đất này.- Việc làm này thể hiện rất rõ việc rút ruột nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, chuyển thành vốn sở hữu của tư nhân mang ý đồ trục lợi cá nhân.3. Sai phạm trong việc mua bán đất nông nghiệp bất hợp pháp của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hà Quang:5 ( pist.com.vn)Những sai phạm trong việc mua bán đất nông nghiệp bất hợp pháp của HTX Hà Quang, đã bị Ban lãnh đạo Công ty PIST che dấu, bưng bít bằng các nội dung công bố như: “Dự án Khu biệt thự làng vườn kết hợp du lịch sinh thái (36 ha) tại huyện Củ Chi”, “Dự án Khu biệt thự làng vườn và du lịch sinh thái (13 ha) tại huyện Củ Chi”, “Dự án đầu tư Khu Điều dưỡng và Dịch vụ tổng hợp”, Trong thực tế, những dự án nêu trên đều là những dự án “ma” do Ban lãnh đạo Công ty PIST tự bịa đặt ra, hoàn toàn không có thật. Trong việc mua đất nông nghiệp bất hợp pháp của HTX Hà Quang, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã có những sai phạm cụ thể sau:1. Mua đất nông nghiệp có nguồn gốc bất hợp pháp của HTX Hà Quang.2. Dùng nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước giao cho tư nhân đứng tên để tham gia góp vốn với tư cách xã viên tại HTX Hà Quang.3. Mua tài sản không thực hiện thủ tục đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật Nhà nước.Những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST trong việc mua đất nông nghiệp bất hợp pháp của HTX Hà Quang đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau:1. Đối với phần đất đã được nhận chuyển nhượng từ HTX Hà Quang: giá trị hiện nay đã thấp hơn nhiều so với giá trị tại thời điểm mua.2. Đối với phần đất chưa được nhận chuyển nhượng: không có điều kiện để nhận chuyển nhượng, do quy định cấm chuyển nhượng của UBND TP. HCM đối với phần diện tích đất trong khu vực.3. Do quyết định của UBND TP. HCM chỉ cho phép sử dụng phần diện tích trong khu vực đất mà Công ty PIST đã chuyển tiền mua với mục đích phát triển nông nghiệp, nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sang đất biệt thự và các mục đích phi nông nghiệp, nên nguy cơ Công ty PIST bị mất trắng số tiền lên đến: 40.048.553.467 đồng, là hoàn toàn hiện hữu; Trong đó, khoản tiền có giá trị 3.000.000.000 đồng là chi phí dịch vụ tư vấn dự án (thực tế là chi phí chạy thủ tục bất hợp pháp), chắc chắn đã bị thất thoát toàn bộ.4. Hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty PIST đang treo nợ tạm ứng đối với khoản tiền mua đất của HTX Hà Quang không có chứng từ chứng minh lên đến số tiền: 6.930.398.914 đồng.Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:1. Về dự án làng nghề của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hà Quang:- Dự án làng nghề hoa lan, cây cảnh, cá cảnh tại xã Trung An và xã Phú Hòa Đông, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh được UBND TP.HCM chấp chuận chủ trương cho HTX Hà Quang và Câu lạc bộ cá cảnh thành phố đầu tư thí điểm với diện tích 36,4 ha.- Trong giai đoạn triển khai thí điểm dự án, HTX Hà Quang đã cố ý làm trái khi thực hiện việc phân lô bán nền. Việc làm sai trái này của HTX Hà Quang đã được Thanh tra Tp. Hồ Chí Minh làm rõ và báo cáo Thành ủy và UBND Tp. HCM ngăn chặn kịp thời từ năm 2009.- Hiện nay, Thành ủy và UBND Tp. HCM đã có kết luận chính thức đối với dự án làng nghề hoa lan, cây cảnh, cá cảnh của HTX Hà Quang chỉ được phép phát triển sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm mọi hình thức phân lô bán nền, kinh doanh bất động sản.2. Những hành vi vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo Công ty PIST:6 ( pist.com.vn)- Mặc dù biết rõ chủ trương của Nhà nước là nghiêm cấm không cho kinh doanh bán nền, kinh doanh bất động sản, nhưng Ban lãnh đạo Công ty PIST vẫn cố ý dùng tiền vốn của Nhà nước giao cho một số cá nhân để mua lại phần diện tích đất nông nghiệp có nguồn gốc trái pháp luật của HTX Hà Quang.- Như vậy, với việc làm này Ban lãnh đạo Công ty PIST đã thể hiện rõ ý đồ: trong trường hợp việc mua bán đất không được Nhà nước ngăn chặn kịp thời, thì sẽ chiếm hưởng, trục lợi từ phần lãi có thể phát sinh; trong trường hợp bị Nhà nước ngăn chặn, thì phần thiệt hại được gạt cho Nhà nước, mà cụ thể là Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh phải gánh chịu. Trong thực tế, vụ việc này đang ở trong tình trạng của trường hợp thứ hai, Nhà nước phải gánh chịu hậu quả thiệt hại.4. Sai phạm trong việc đầu tư xây dựng chung cư An Dương Vương – Điện lực (Peridot) phường 16, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh:Trong việc thực hiện Dự án chung cư An Dương Vương – Điện lực, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như sau:1. Sử dụng tài liệu không đúng quy định của pháp luật Nhà nước để mời thầu xây lắp.2. Thực hiện việc mời thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu hạn chế sai với quy định của pháp luật Nhà nước về đấu thầu.3. Thực hiện lựa chọn nhà thầu xây lắp dưới hình thức đấu thầu hạn chế, nhưng thực sự là chỉ định thầu xây lắp.4. Lựa chọn tổng thầu xây lắp là người nhà (em ruột) của Tổng Giám đốc.5. Không thực hiện các hoạt động quản lý dự án, quản lý nhà thầu xây lắp theo quy định của pháp luật Nhà nước.6. Mua đất để thực hiện dự án không thông qua đấu thầu, không thẩm định giá trị đất theo quy định của pháp luật.Những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST trong đầu tư xây dựng chung cư An Dương Vương – Điện lực đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau:1. Do giá thành quá cao, dẫn đến giá bán sản phẩm quá cao, nên phần lớn sản phẩm căn hộ không tiêu thụ được. Trong thực tế, từ thời điểm năm 2009 đến hiện tại, số lượng căn hộ đã bán được là 35/99 căn hộ, với khách mua chủ yếu là một số cán bộ của EVNSPC, số cán bộ này buộc phải mua do sức ép của lãnh đạo EVNSPC.2. Đối với các tầng dịch vụ (03 tầng): không thể cho thuê được.3. Với giá sản phẩm đang được chào bán hiện nay, chính bản thân Ban lãnh đạo Công ty PIST cũng đã phải tự thừa nhận: trong trường hợp sản phẩm được tiêu thụ hết, dự án này cũng sẽ không có lợi nhuận. Tuy nhiên, do chất lượng của công trình thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm đang được Ban lãnh đạo Công ty PIST chào bán, nên muốn tiêu thụ được hết sản phẩm, trong tương lai Ban lãnh đạo Công ty PIST sẽ buộc phải hạ giá chào bán thấp hơn nữa cho phù hợp với thực tế của chất lượng xây dựng; Trong trường hợp này, chắc chắn dự án này sẽ đem lại một số lỗ không nhỏ.Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:7 ( pist.com.vn)1. Cố ý tổ chức mời thầu khi chưa hoàn thành thiết kế kỹ thuật, khối lượng, tổng dự toán, quy cách thiết bị lắp đặt:Ban lãnh đạo Công ty PST đã có hành vi dùng thiết kế cơ sở (thiết kế cơ sở chỉ có giá trị dùng xin phép xây dựng) với khối lượng, tổng dự toán không đầy đủ để lập hồ sơ mời thầu:Việc chỉ dùng thiết kế cơ sở để lập hồ sơ mời thầu của Ban lãnh đạo Công ty PIST đã làm dẫn đến các hậu quả như sau:- Trong quá trình xét thầu và thương thảo hợp đồng, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phải liên tục chấp thuận các thay đổi có lợi cho nhà thầu và hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến đề xuất của nhà thầu.- Trong quá trình tổ chức thi công, nhà thầu liên tục tạo ra và yêu cầu Ban lãnh đạo Công ty PIST thanh toán nhiều khối lượng phát sinh, làm đội giá thành xây lắp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Cho đến thời điểm hiện tại Ban lãnh đạo Công ty PIST đã nhiều lần giải quyết thanh toán khối lượng phát sinh cho nhà thầu xây lắp với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, làm tăng cao giá trị tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu.- Việc không quy định chi tiết về quy cách và chất lượng của thiết bị lắp đặt trong công trình của Ban lãnh đạo Công ty PIST đã dẫn đến việc: trong quá trình tổ chức thi công, nhà thầu đã đưa vào nhiều vật liệu, thiết bị lắp đặt giá trị thấp hơn nhiều so với chi phí mà PIST phải chi trả, để hưởng lợi lớn từ việc này.2. Cố ý không thực hiện việc tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu xây lắp theo quy định của pháp luật:- Khi tổ chức mời thầu gói thầu này, Ban lãnh đạo Công ty PIST chỉ mời duy nhất một nhà thầu là Tổng công ty xây dựng số 1.- Trong quá trình mời thầu, chào thầu và xét thầu, thương thảo hợp đồng, Ban lãnh đạo Công ty PIST cùng với nhà thầu đã tổ chức ngả giá kín với nhau, về mặt hình thức hoàn toàn theo hình thức chỉ định thầu, về mặt bản chất việc này ẩn chứa rất nhiều uẩn khúc.3. Lựa chọn nhà thầu xây lắp là em ruột Tổng giám đốc, trái với quy định của pháp luật nhà nước về phòng chống tham nhũng:Nhà thầu tổng thầu thi công gói thầu này là Công ty CP xây dựng số 1 – Việt Quang do ông Đinh Thái Quang làm Tổng giám đốc, ông Đinh Thái Quang là em ruột bà Đinh Ngọc Hà Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực (tham khảo tại GCNĐKKD số 0304654396 do Sở KHĐT Tp. HCM cấp ngày 14/03/3008, thay đổi lần 2 ngày 01/08/2009 cho Công ty CP xây dựng số 1 – Việt Quang).4. Sai phạm trong việc không thực hiện công tác quản lý dự án, quản lý nhà thầu theo quy định của pháp luật:Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án này, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã hoàn toàn không thực hiện các quy định quản lý dự án, quản lý nhà thầu theo quy định của pháp luật Nhà nước. Cụ thể:- Không tổ chức bộ máy Ban quản lý điều hành dự án.- Không thực hiện công tác giám sát chất lượng vật liệu, chất lượng công trình thường xuyên.- Không tổ chức thí nghiệm cường độ vật liệu, khả năng chịu lực của hạng mục xây lắp.8 ( pist.com.vn)- Phó mặc công tác chất lượng công trình, cũng như tiến độ công trình cho nhà thầu xây lắp. Đến thời điểm hiện tại, công trình đã chậm tiến độ hơn 01 năm và vẫn chưa hoàn thành.5. Sai phạm trong việc mua đất để thực hiện dự án không thông qua đấu thầu, không thẩm định giá theo quy định của pháp luật:Trong việc tổ chức mua khu đất số 226/51 đường An Dương Vương, phường 16, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh để thực hiện dự án chung cư An Dương Vương – Điện lực, Ban lãnh đạo Công ty PIST hoàn toàn không tổ chức đấu thầu mua sắm, không tổ chức trưng cầu thẩm định giá tài sản theo quy định của Nhà nước, để làm căn cứ định giá mua.5. Sai phạm trong việc đẩu tư cao ốc Trung tâm thương mại – Văn phòng – Căn hộ tại địa điểm 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh:Trong việc thực hiện dự án Khu cao ốc Văn phòng – Trung tâm thương mại – Căn hộ tại địa điểm 16 đường Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cụ thể như sau:1. Vay tiền không đủ điều kiện đảm bảo.2. Mua bán lòng vòng tài sản Nhà nước để trục lợi.Những sai phạm trong việc đầu tư cao ốc phức hợp 16 Âu Cơ, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh của Ban lãnh đạo Công ty PIST đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau:1. Tính đến thời điểm hiện tại, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tài sản của cổ đông tại Công ty PIST ít nhất là hơn 29 tỷ đồng, đó chính là khoản lãi vay phải trả cho Công ty cổ phần tài chính Điện lực trong năm 2011. Đặc biệt khoản tiền này có được từ việc chuyển nhượng lại tài sản có nguồn gốc từ chính Tổng Công ty Điện lực Miền Nam.2. Thiệt hại do phải bán dưới giá thành các căn hộ mua từ dự án Phú Thạnh (những căn hộ này về bản chất không phải được mua từ mục đích kinh doanh, mà được mua với mục đích đền bù cho 11 hộ trong diện giải tỏa tại khu đất 16 Âu Cơ, nhưng do giá quá cao nên các hộ này không nhận, chỉ nhận bằng tiền mặt tại PIST). 3. Các thiệt hại đang tiếp tục phát sinh trong năm 2012, do hiện nay vẫn đang tiếp tục phát sinh lãi vay của khoản vay 200 tỷ với Công ty cổ phần tài chính Điện lực chưa được tất toán.Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:1. Vay tiền không đủ điều kiện đảm bảo: Khu đất 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh là tài sản Nhà nước cho Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Nam EVNSPC) thuê và Công ty cổ phần Xây lắp Điện quản lý, sau khi nhập vào PIST, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã xin giao đất có thu tiền sử dụng đất theo hình thức chỉ định và đã nộp đủ tiền cho ngân sách Nhà nước.Do không có nguồn nộp tiền sử dụng đất cho UBND TP. Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã câu kết với Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tài chính điện lực để vay 200 tỷ đồng cho dự án này không có các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định.2. Mua bán lòng vòng tài sản Nhà nước để trục lợi:9 ( pist.com.vn)Do mục đích đầu tư không phải là mục đích chính, mà mục đích xóa dấu vết sai phạm tại Công ty cổ phần Xây lắp Điện là mục đích chính, nên từ khi vay 200 tỷ của Công ty CP tài chính Điện lực, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phải trả khoản lãi vay với số tiền lên đến hơn 29 tỷ đồng trong năm 2011.Bởi không có tiền trả lãi vay cho Công ty cổ phần tài chính Điện lực, Ban lãnh đạo Công ty PIST sau khi đã nộp xong tiền sử dụng đất đã câu kết với một số cán bộ trong Ban lãnh đạo EVNSPC để bán lại một phần khu đất này cho EVNSPC để lấy tiền trả lãi cho Công ty cổ phần tài chính Điện lực, trong khi EVNSPC hoàn toàn không có mục đích chính đáng nào trong việc sử dụng khu đất này. Hơn thế, việc mua bán này đã được thực hiện khi Công ty PIST chưa hoàn thành các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tham khảo: trang 7, Báo cáo tình hình SXKD năm 2011 của PIST).Hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty PIST đang toan tính đến việc bán lại toàn bộ khu đất này để lấy nguồn tiền thanh toán khoản tiền vay cho Công ty cổ phần tài chính Điện lực.6. Sai phạm trong việc cố ý thực hiện việc nhận góp vốn khống, che dấu sai phạm trước đó của Công ty cổ phần Xây lắp Điện:Ngay từ đầu thành lập, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là: góp vốn khống 6.000.000.000 đồng, thông qua việc sáp nhập Công ty cổ phần Xây lắp Điện vào Công ty PIST.Việc nhận vốn góp khống từ Công ty cổ phần Xây lắp Điện của Ban lãnh đạo Công ty PIST, đã thể hiện việc cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật sau:1. Che dấu việc đã làm thất thoát hoàn toàn nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại Công ty cổ phần Xây lắp Điện.2. Hành vi cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước bằng việc: dùng nguồn vốn của PIST để thanh toán các khoản lỗ, khoản phạt còn tồn đọng của Công ty cổ phần Xây lắp Điện.3. Sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của PIST để duy trì vốn và trả cổ tức cho các cổ đông không phải là Nhà nước trong Công ty cổ phần Xây lắp Điện trước đó, nhằm tránh sự phản ứng của nhóm cổ đông này, đồng thời, trốn tránh dư luận xã hội, cũng như trốn tránh sự chú ý của các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật về những sai phạm và và việc thất thoát tài sản của Nhà nước tại Công ty cổ phần Xây lắp Điện.Diễn biến vụ việc cụ thể như sau:1. Về công ty cổ phần Xây lắp Điện:Công ty cổ phần Xây lắp Điện tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp Điện trực thuộc Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng công ty Điện lực Miền Nam - EVNSPC), được cổ phần hóa, với tổng vốn góp theo thời giá tại thời điểm năm 1998 là: 6.000.000.000 đồng, trong đó, chiếm tỷ trọng đa số tổng vốn góp là phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước, do Công ty Điện lực 2 làm đại diện.Qua thời gian hoạt động từ năm 1998 đến 2008, Công ty cổ phần Xây lắp điện có số lỗ lũy kế lên đến 9.225.638.000 đồng (Bằng chữ: chín tỷ, hai trăm hai lăm triệu, sáu trăm ba tám ngàn đồng) (tham khảo: trang 2, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST).Như vậy, có thể kết luận tại thời điểm sáp nhập Công ty cổ phần Xây lắp điện vào PIST, công ty này hoàn toàn không còn tài sản, không những thế, tài sản của đơn vị này còn âm hơn 3 tỷ đồng.10 [...]... xóa hoàn toàn sự tồn tại của đơn vị này; Trong thực tế sau khi sáp nhập, Công ty cổ phần Xây lắp Điện hoàn toàn không còn hiện hữu Với việc sáp nhập này đã phát sinh 02 sai phạm nghiêm trọng: 1 Tăng vốn khống trong tổng vốn góp của Công ty PIST thêm 6.000.000.000 đồng (tham khảo: trang 1, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST) 2 Hạch toán lỗ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh... lớn, dự kiến trong năm 2012 thua lỗ lớn hơn: Thông qua Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và Báo cáo tài chính năm 2011, do Ban lãnh đạo Công ty PIST, hoàn toàn có thể xác định được: 1 Trong năm 2011: Công ty PIST lỗ ít nhất 26 tỷ đồng 2 Trong năm 2012: Căn cứ vào Kế hoạch năm 2012 (tham khảo phụ lục 6: trang 11, Báo cáo tình hình hoạt động 2011 của PIST): dự kiến PIST sẽ thua... lỗ 4 Thông qua các hợp đồng tư vấn để tham ô tiền Nhà nước; 5 Phát hành hóa đơn lòng vòng trong nội bộ để làm tăng ảo doanh thu và tạo ra điều kiện để tham ô tài sản Nhà nước III KẾT LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG SAI PHẠM TẠI CÔNG TY PIST: 1 Kết luận về hoạt động của Công ty PIST từ ngày thành lập đến nay: Căn cứ vào các báo cáo công khai do Ban lãnh đạo Công ty PIST có thể nhận xét về hoạt động của Công... xóa dấu vết sai phạm: như Dự án 16 Âu Cơ, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh e Có thể tạo điều kiện tư lợi cá nhân: như dự án Chung cư An Dương Vương – Điện lực, phường 16, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh Với các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm do Ban lãnh đạo Công ty PIST công bố hàng năm, hoàn toàn có thể nhìn rõ việc này: ngoài một sốt ít căn hộ của Dự án chung cư 11 ( pist.com.vn) phường... trị: 9.225.638.000 đồng (Bằng chữ: chín tỷ, hai trăm hai lăm triệu, sáu trăm ba tám ngàn đồng) và khoản phạt 10.418.000 đồng (Bằng chữ: mười triệu, bốn trăm mười tám ngàn đồng (tham khảo: trang 2, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST) 7 Những sai phạm nghiêm trọng khác: Ngoài những sai phạm nêu trên, Ban lãnh đạo Công ty PIST còn cố ý thực hiện hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng... Công ty PIST đã tự thú nhận về việc không có khả năng để thanh toán khoản tiền vay này 1/3 Khả năng phá sản là hoàn toàn hiện thực: Chỉ tính riêng trong 02 năm: 2011 và 2012, trong điều kiện kinh doanh tốt nhất và khả năng tài chính còn tương đối ổn định, Công ty PIST sẽ thua lỗ, làm mất vốn của Nhà nước khoảng 52 tỷ đồng Đối với các tài sản dở dang của Công ty PIST hiện có hiện nay, trong tương lai, . ty PIST và các đơn vị trong hệ thống Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC).Kính thưa các đồng chí.Bằng đơn này, chúng tôi xin gửi tố cáo về những hành. lập – Tự do – Hạnh phúc--------Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2012ĐƠN TỐ CÁOKính gửi: THANH TRA TP. HỒ CHÍ MINHKính thưa các đồng chí.Trước tiên,

Ngày đăng: 23/01/2013, 11:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan