Các ngành nghề trong xã hội

33 439 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Các ngành nghề trong xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các ngành nghề trong xã hội

Các ngành nghề trong hộiA. KHỐI NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNHQuản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh (QTKD) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nghề nào đó.Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và đa hiệu quả "hiệu suất" hoặc "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Đây là ngành học tương đối rộng bởi tính ứng dụng cao trong nhiều mặt của đời sống. Hiện tại, có các chuyên ngành đào tạo về QTKD như sau: 1. Quản trị kinh doanh tổng hợp: Cung cấp kiến thức cơ bản về kinh doanh, về quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp, các kỹ năng cơ bản để vận dụng kinh doanh nói chung vào lĩnh vực chuyên môn như hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức quản trị, những kiến thức mới và hiện đại về quản lý kinh doanh… Kỹ năng đạt được khi kết thúc khoá học: xác định mục tiêu kinh doanh, xây dựng các chính sách về kinh tế, hoạch định các công việc quản lý nguồn nhân lực và các chiến lược kinh doanh, quản trị chất lượng, tổ chức điều hành hoạt động thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra, kiểm soát quá trình thực hiện mục tiêu…Vị trí công việc: Nhà điều hành hoặc giữ vai trò chuyên viên trong các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty tài chính, thị trường chứng khoán. Đồng thời có thể làm nghiên cứu, tư vấn đào tạo các hoạt động kinh tế, thương mại dịch vụ trong nước và quốc tế hoặc tự thành lập doanh nghiệp trở thành giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT…2. Quản trị chất lượng: Đào tạo về kỹ năng quản trị chất lượng, thiết kế hệ thống chất lượng, đo lường chất lượng, chi phí chất lượng, tiêu chuẩn hóa, thống kê chất lượng, quản lý nhà nước về chất lượng… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng: lên kế hoạch về quản trị chất lượng dựa trên thực tế, định được mức chất lượng tối ưu nhất trong chiến lược kinh doanh, tổ chức hệ thống quản trị chất lượng trong công ty mình, từ đó thúc đẩy việc tiến hành tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với thực lực công ty mình và có sức cạnh tranh càng cao càng tốt, hướng đến việc đạt chuẩn quốc tế. Những vị trí cho sinh viên tốt nghiệp ngành này là: làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng, công tác quản lý ở các công ty, quản lý điều hành kiểm tra chất lượng ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ… 3. Thương mại:Một nhà hoạt động trong lĩnh vực quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại là người thực hiện các nghiệp vụ cơ bản về kinh doanh, xây dựng và hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách phát triển kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại…Họ có thể là: Nhà điều hành các doanh nghiệp, công ty tài chính, công ty thương mại và dịch vụ trong nước và quốc tế, các lĩnh vực có liên quan như ngân hàng, tài chính, công tác nghiên cứu, tư vấn đào tạo, các Vụ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc làm ở phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu tại các tổng công ty, liên hiệp công ty hoặc có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, giảng viên…4. Kinh doanh quốc tếNói đến kinh doanh quốc tế là nói đến giao lưu, hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài hoặc chí ít cũng làm việc trong môi trường kinh doanh có người nước ngoài phụ trách. Vì thế ngoài những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, người kinh doanh quốc tế cần trang bị một vốn ngoại ngữ thật vững để làm tốt vai trò của mình.Công việc của người QTKD quốc tế: Lập và tổ chức các dự án đầu tư quốc tế; xây dựng các chiến lược kinh doanh dịch vụ quốc tế như vận tải và giao nhận quốc tế, bảo hiểm quốc tế, du lịch quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng đấu thầu quốc tế, quản trị tài chính quốc tế, quản trị nhân lực quốc tế, tổ chức các hội chợ và triển lãm quốc tế…Nghề nghiệp: trợ lý giám đốc, quản lý và điều hành các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng quốc tế và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế; chuyên viên hoạch định các chính sách về ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài của ban đối ngoại từ trung ương đến địa phương; ban quản lý các khu công nghiệp; các hệ thống ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh ngoại hối; các Bộ hoặc các Sở Kế hoạch Đầu tư, Bộ Thương mại, Tài chính, Cục Hải quan của các tỉnh, thành phố hoặc làm cán bộ nghiên cứu giảng dạy ở các viện, trường đại học….5. Ngoại thươngChuyên viên tư vấn, chuyên viên thanh toán quốc tế, quản lý và điều hành doanh nghiệp xuất nhập khẩu; trợ lý văn phòng, trợ lý kinh doanh cho các công ty nước nước ngoài hoặc làm việc ở các ban ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thư tín quốc tế, các hãng vận tải quốc tế, hải quan… là những vị trí mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm. Đây là nguồn nhân lực đang được các nhà tuyển dụng tìm kiếm và chấp nhận trả lương cao cho những ứng viên sáng giá. Do vậy, đây cũng là ngành học hút sinh viên hiện nay và tỷ lệ chọi cũng khá cao.Học gì trước khi là một nhà ngoại thương: khi vào trường "tu luyện" cho ngành này, bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản và hiện đại về QTKD chung và QTKD quốc tế; các kiến thức về xuất nhập khẩu, về pháp luật và thông lệ quốc tế; những chính sách nhà nước đối với các hoạt động ngoại thương và kinh tế đối ngoại; những phương thức và phương pháp tìm kiếm thâm nhập thị trường xuất nhập khẩu; các nghiệp vụ về xử lý thông tin liên quan hoạt động kinh doanh; các nghiệp vụ về thuê tàu trong chuyên chở hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ thanh toán quốc tế…6. QTKD Du lịchKhông nằm ngoài mục đích chung của ngành QTKD, những sinh viên khi học QTKD chuyên ngành Du lịch sẽ được học những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và QTKD, những kiến thức về kinh tế du lịch, QTKD Du lịch, khách sạn, nhà hàng; các kiến thức về hướng dẫn du lịch… Theo đó công việc cụ thể của một nhà QTKD du lịch là lập kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán; khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; đảm bảo tuân thủ các quy định về khách sạn do nhà nước đề ra; thực hiện các chương trình phát triển của công ty và việc quảng bá hình ảnh khách sạn trên phương diện truyền thông báo chí.Vị trí công việc: có thể làm người quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng; điều hành nhân sự tại các khách sạn, nhà hàng, làng ẩm thực; trưởng tiếp tân, sale; điều phối tour du lịch ở các công ty lữ hành, du lịch hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch hoặc có thể làm trong các tổ chức nghiên cứu về du lịch…7. MarketingMarketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình xem họ là ai, họ cần gì, muốn gì và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận bằng các hình thức: cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần; đưa ra các mức giá mà khách hàng chấp nhận trả; đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng; cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nếu bộ phận sản xuất đưa ra những sản phẩm tốt, chất lượng thì người làm Marketing đem nó đến với khách hàng một cách hợp lý, đạt hiệu quả nhất.Khi học QTKD Marketing bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về quản trị, chức năng và quá trình quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp; cách lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, quản trị sản phẩm, quảng cáo và xúc tiến bán hàng; tổ chức các kênh phân phối, dịch vụ marketing; quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường…Công việc của QTKD Marketing là nghiên cứu marketing, nghiên cứu sản phẩm mới, lập chiến lược kinh doanh và chiến lượng marketing; điều hành và tổ chức thực hiện chiến lược giá. Tổ chức và quản lý lực lượng bán hàng trực tiếp; quản lý và thực hiện các hoạt động khuyến mãi quảng cáo sản phẩm…Nghề nghiệp phụ trách: Giám đốc phụ trách tiêu thụ, người quản trị mạng lưới kênh phân phối, quản trị khuyến mãi… Các trường đào tạo ngành QTKD: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Ngân Hàng, Học viện Ngân Hàng, Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội và TP.HCM), ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Hiến, ĐH DL Hùng Vương, ĐH DL Văn Lang, ĐH Marketing, Trường CĐ Tài chính Kế toán…Nếu có điều kiện hơn về kinh tế và vốn ngoại ngữ kha khá, bạn cũng có thể đăng ký dự tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo giữa một trường ĐH trong nước với ĐH nước ngoài có uy tín như chương trình liên kết giữa ĐH Công nghệ Sài Gòn (STU) với ĐH Troy (Hoa Kỳ); ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Curtin (Úc)…Kế Toán Nhu cầu về công việc kế toán trong hội là vô cùng lớn bởi tất cả các dịch vụ, công ty, cơ sở sản xuất lớn nhỏ đến các cơ quan nhà nước đều cần có kế toán. Đây có thể nói là một nghề phù hợp với cả nam lẫn nữ, sinh viên ra trường tìm được việc làm khá nhanh chóng. Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp Nhân viên kế toán sẽ thực hành quy trình kế toán, kiểm toán cơ bản; soạn thảo chính sách và tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp; thực hiện các phiếu thu, chi, phiếu nhập kho, xuất kho, làm báo cáo kế toán, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế và tài chính cho các lãnh đạo của đơn vị kinh doanh hay nhà nước…Bạn có thể là nhân viên kế toán tại bộ phận kế toán của các ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các công ty quản lý đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ…Các trường đào tạo ngành kế toán: ĐH Kinh tế, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Tài chính Kế toán, ĐH Hoa Sen, ĐH DL Văn Hiến…Nghề kiểm toánKiểm toán khác gì so với kế toán? Đôi khi hai ngành này được xếp học chung tại một số trường, vậy chúng có cùng chung chương trình đào tạo hay không?Kế toán thì bạn đã biết, còn kiểm toán với chuyên môn của mình là người kiểm tra, xác minh tính trung thực của các báo cáo do kế toán trình lên và họ phải đưa thông tin về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Dựa vào đó, các nhà doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị mình. Bạn sẽ phải học những định nghĩa, phân loại, lịch sử hình thành, vai trò, hình thức tổ chức và quy trình kiểm toán; chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm pháp lý, kiểm soát nội bộ; chuẩn bị kiểm toán; bằng chứng kiểm toán; kiểm toán trong môi trường tin học; báo cáo kiểm toán… Công việc của một kiểm toán là hoạch định chính sách và hoạt động kiểm toán, kiểm tra kế toán trong các tổ chức; lên kế hoạch tiếp nhận và thoả thuận sơ bộ với khách hàng; thực hiện hợp đồng kiểm toán; xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán; lên kế hoạch chương trình kiểm toán tổng thể; bảo mật và lưu trữ hồ sơ kiểm toán …Người kiểm toán có thể tìm việc tại các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, thanh tra cán Bộ ngành, Vụ, Cục, Tổng cục, mở văn phòng tư hoặc làm việc tại các văn phòng của các công ty tư nhân, doanh nghiệp; làm việc tại các hiệp hội kế toán – kiểm toán…Các trường đào tạo: ĐH Kinh tế TP.HCM; ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngân Hàng, Học viện Tài chính…Nghề tài chính Tài chính hiểu theo nghĩa thông dụng nhất là một lượng tiền hoặc tương đương với tiền được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Và những người làm trong ngành tài chính là những người nắm giữ tiền bạc, "máu" của các cơ quan, doanh nghiệp, công ty… Đây là một ngành nghề hấp dẫn trong môi trường năng động và cạnh tranh quyết liệt. Là người giữ tiền bạc nên bạn cần có những tố chất để có thể đảm đương công việc một cách hiệu quả nhất. Bạn cần giỏi môn toán và cả môn văn bởi vì bạn phải làm việc trong môi trường cần có khả năng diễn giải logic, khúc chiết với các văn bản; tính cẩn thận, khách quan, trung thực, có tinh thần trách nhiệm là những đức tính cần thiết cho công việc này, có khả năng phân tích cao và hiểu biết về những kiến thức tự nhiên và hội. Bạn có thể đảm nhận các vị trí trong các cơ quan thuế, ngân hàng, các cơ quan quản lý tài chính nhà nước với vai trò là chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên gia kinh tế…Những chuyên ngành lớn trong khối tài chínhTài chính nhà nước: những kiến thức cơ bản về tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, tiền tệ ngân hàng… sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước, quản lý điều hành ngân sách nhà nước, tổ chức thực thi các luật thuế… nhân viên tài chính nhà nước có thể làm việc tại các cơ quan thuế, tài chính, kho bạc, hải quan, hệ thống ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước, tư vấn tài chính, các công ty kiểm toán nhà nước…Tài chính doanh nghiệp: Lượng kiến thức mà sinh viên tài chính doanh nghiệp được học trong trường là kiến thức về tài chính công, tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, tiền tệ ngân hàng, lý thuyết bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng ngoại thương, thuế, hệ thống thông tin tài chính kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị, đầu tư tài chính, quản trị tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư, quản trị doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, ngoại ngữ chuyên ngành… Chuyên viên tài chính kinh doanh là vị trí công việc cho những ai tốt nghiệp ngành học này trong tất cả các hình thức công ty, hoặc chuyên viên tư vấn quản lý, chuyên gia kinh tế, giám đốc tài chính…Các trường đào tạo ngành tài chính: ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngân Hàng, ĐH Hoa Sen, ĐH Marketing…Nhân viên ngân hàngĐể làm việc trong một ngân hàng thì bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức về tín dụng quốc tế, tài chính quốc tế, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngoại thương, marketing ngân hàng, quản trị kinh doanh ngân hàng, kế toán ngân hàng…Có thể hình dung những công việc mà một nhân viên ngân hàng sẽ đảm trách: thực hiện các hợp đồng; lên các kế hoạch chiến lược cho ngân hàng dựa trên tình hình thực tiễn trong trong và ngoài nước; thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng; tiến hành giám sát thường xuyên việc thực hiện quy chế, chấp hành pháp luật của các đối tượng ngân hàng; viết báo cáo số liệu; giao dịch hay mã hoá các chương trìnhHiện nay có các trường đào tạo chuyên ngành ngân hàng như: ĐH Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Qui Nhơn, ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đà Nẵng…MarketingMarketing là hoạt động quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vượt xa nguồn nhân lực hiện tại và cũng là nghề có thu nhập cao, cơ hội thăng tiến rất lớn. Những kỹ năng và những đức tính cần thiết của người làm nghề marketing: nghề này đòi hỏi người thực hiện công việc phải thường xuyên đi lại, gặp gỡ, thương thuyết, nghiên cứu, thống kê, báo cáo nên rất cần khả năng giao tiếp, truyền đạt, sự năng động, nhiệt tình. Nhiệm vụ của marketing là "lo" đầu ra của sản phẩm nên áp lực công việc cao, đòi hỏi tính độc lập, tự chủ, tự tin. Để đạt được thành công đòi hỏi sự sáng tạo, tính kiên trì và biết lắng nghe. Thêm một đức tính quan trọng nữa là nhạy bén, sắc sảo, nhanh nhạy trong công việcChương trình học bao gồm: kiến thức cơ bản về kinh doanh, chức năng kinh doanh, các quá trình kinh doanh và quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh doanh, phương pháp tổ chức marketing, thị trường và hành vi người tiêu dùng, quản trị sản phẩm, quảng cáo và xúc tiến bán hàng, tổ chức các kênh phân phối, dịch vụ marketing, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường quảng cáo, kiến thức tâm lý giao tiếp… Vị trí công việc: bán hàng và quản trị bán hàng, nghiên cứu tiếp thị, phát triển tiếp thị sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, quản trị bán lẻ, quản trị marketing, quản trị nhãn hiệu và sản phẩm, quảng cáo, quản trị mua sắm, quản trị khuyến mãi, quản trị mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, quản lý đại lý phân phối trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận… Các trường đào tạo ngành marketing: ĐH Kinh tế, CĐ Kinh tế, ĐH Marketing, các trường ĐH Dân lập, ĐH Mở…Các ngành nghề khác thuộc khối ngành kinh tế tài chính1. Ngành Hệ thống Thông tin Kinh tếNgành này trang bị kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cùng kỹ năng chuyên sâu về tin học quản lý và công nghệ phần mềm tin học ứng dụng trong quản lý, quản lý doanh nghiệp, cơ sở kinh tế hội…Học tốt ngành này, bạn có thể trở thành những chuyên gia có khả năng cải tiến, nâng cao hiệu quả khâu quản lý ở các cơ quan, đơn vị. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm ở bộ phận quản lý dữ liệu các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các trung tâm tin học; tham gia thiết kế cài đặt các phần mềm tài chính kế toán; các cơ quan thống kê; phân tích thông tin kinh tế; làm công tác giảng dạy…Sinh viên có thể học ngành này tại: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế, ĐH Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Ngân Hàng…2. Kinh doanh Bảo hiểmChuyên ngành Kinh doanh bảo hiểm (mã ngành 433) của trường ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành tài chính – ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chuyên môn cao về quản lý ở các tổ chức tài chính nói chung, các tổ chức bảo hiểm nói riêng. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) và các tổ chức kinh tế hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm).Nơi đào tạo: ĐH Kinh tế TP.HCM, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Lao động - hội…3. Kinh tế Thẩm định giáThẩm định giá là công tác định giá giá trị của các tài sản hữu hình như nhà xưởng, đất đai hay máy móc… và tài sản vô hình như thương hiệu của các doanh nghiệp…Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thẩm định giá (mua bán, cầm cố, thế chấp, đầu tư, bảo hiểm, tính thuế…) cũng ngày một tăng theo. Tuy nhiên thị trường lao động VN thiếu trầm trọng đội ngũ thẩm định viên về giá. Sinh viên tốt nghiệp ngành này được các doanh nghiệp săn đón (đặc biệt là các doanh nghiệp muốn hành nghề thẩm định giá) nên cơ hội việc làm cho ngành này khá cao. Để học ngành này bạn phải có tính kiên trì và cẩn trọng trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản, người thẩm định còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình và những yếu tố luật pháp ảnh hưởng đến giá trị tài sản. Do tính chất đặc biệt, thẩm định viên còn phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù: kỷ luật và trung thực. Đây là nghề đòi hỏi trách nhiệm trước pháp luật rất cao và cần nhất là không để bị tiền chi phối.Nơi bạn có thể làm việc: doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoáng hoặc làm tại các trung tâm, bộ phận thẩm định giá từ trung ương đến địa phương…Bạn có thể học ngành này tại ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Marketing.4. Kinh tế họcMục tiêu của ngành này là: Đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế. Có khả năng phán đoán, nắm bắt được diễn biến tình hình kinh tế hội, các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trên thương trường trong nước và quốc tế.Nơi làm việc: các cơ quan nhà nước về lĩnh vực kinh tế, quy hoạch chiến lược các cấp từ trung ương đến địa phương, các sở, ban, ngành của tỉnh (thành phố), quận (huyện); Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học có khả năng làm việc tại các cơ quan, các tổ chức, dự án, các bộ phận quản lý về kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; các viện, trường, cơ sở đào tạo có chuyên ngành kinh tế.Nơi đào tạo: hầu hết các trường ĐH Kinh tế trên cả nước đều có chuyên ngành này như: ĐH Kinh tế TP.HCM, Khoa Kinh tế - ĐH Quốc gia TP.HCM…5. Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thônKhông đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, để học được ngành này cần phải đạt những yêu cầu: thích làm việc trong môi trường nông nghiệp nhưng phải có khả năng phân tích, đánh giá để có thể nắm bắt được tình hình nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, cần phải có óc chiến lược để có thể hoạch định những hướng đi cho công việc sau này…Công việc của người làm nghề này là: tham gia hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản…Nơi làm việc, công tác: các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nông nghiệp và nông thôn, các dự án phát triển vùng, nông nghiệp của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ…hoặc cũng có thể trở thành cán bộ nghiên cứu ở những cơ quan nghiên cứu nông nghiệp và giảng dạy trong các viện nghiên cứu hoặc các trường ĐH có chuyên ngành nông nghiệpBạn có thể học tại: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Cần Thơ…6. Kinh tế Lao động và Quản lý nguồn nhân lực Làm giám đốc nhân sự là một nghề hấp dẫn học sinh khi đăng ký chọn ngành học này. Quản lý nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt động nhằm làm cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, gồm các lĩnh vực như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu mộ và lựa chọn, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích và thù lao, sức khoẻ và an toàn lao động, tương quan lao động… Là một người quản lý nhiều người làm việc trong công ty, doanh nghiệp, bạn phải có những tố chất: tính tổ chức, kỷ luật cao; có thể quán xuyến nhiều công việc; tinh tế trong cách đánh giá con người…Hiện nay ngành này đang được các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tuyển dụng. Bạn có thể đăng ký học tại ĐH Kinh tế TP.HCM7. Kinh tế Tài nguyên và Môi trườngMục tiêu đào tạo của ngành này: đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên – Môi trường, có kiến thức đủ rộng, có khả năng nghiên cứu, có năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế. Có khả năng phán đoán được tình hình phát triển tài nguyên – môi trường để thực hiện khai thác, kinh doanh nguồn tài nguyên có hiệu quả, đảm bảo duy trì và phát triển nguồn lợi về mặt kinh tế, bảo đảm ổn định môi trường bền vững, tạo thế mạnh và phát huy tiềm năng.Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên – Môi trường có khả năng làm việc trong các cơ quan thuộc lĩnh vực kinh doanh, khai thác nguồn tài nguyên – môi trường, ở các bộ phận tổ chức điều hành kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều hành sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế. Hiện nay ĐH Nông lâm TP.HCM là nơi đào tạo chuyên ngành này, ngoài ra bạn cũng có thể học tại các ĐH khác.8. Kinh doanh Nông nghiệpNgười kinh doanh nông nghiệp là cầu nối giữa người nông dân trực tiếp sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm. Đây là nghề rất thích hợp cho những ai là con nhà nông nhưng có "máu" thương gia và mong muốn làm lợi cho quê hương mình, giúp bà con nông dân không bị thương lái "ép giá” khi bán sản phẩm. Tất nhiên ngành học này là dành cho tất cả mọi người có sở thích kinh doanh.Với các kiến thức và hiểu biết về nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và tính chất đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; về mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; về công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản với kỹ năng phát hiện vấn đề, phân tích và ra quyết định đối với những vấn đề mấu chốt, vấn đề phát sinh, đồng thời giao tiếp có hiệu quả đối với những người làm việc trong và ngoài ngành kinh doanh nông nghiệp.Bạn có thể tham gia trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, các cơ quan chức năng quản lý và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực này. Các bạn có thể học ngành này tại: ĐH Kinh tế Huế, ĐH Kinh tế TP.HCM.B. KHỐI NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆCông nghệ thông tin – IT (viết tắt của Information Technology)Trong thời đại công nghệ số, nghề IT thực sự có nhu cầu rất cao, tuy nhiên nhiều bạn cho rằng học phần mềm ra khó kiếm việc làm vì năng lực sản xuất phần mềm của nước ta chưa phát triển mạnh, hay có bạn lại cho rằng học phần cứng ra làm việc vất vả nhưng thu nhập thấp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm thì họ không cho rằng điều đó là đúng bởi thị trường hệ thống mạng phần cứng, phần mềm cũng điều là những thị trường rộng lớn và thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực làm việc của mỗi người.Môi trường làm việc trong ngành IT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực khá cao. Ngoài những công ty về tin học, hiện nay hầu hết các tổ chức, cơ quan điều sử dụng hệ thống máy tính và cần nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin (CNTT). Đặc biệt, thị phần gia công phần mềm ở nước ta đang phát triển mạnh, nhất là TP.HCMMột số địa chỉ đào tạo CNTT: Hiện nay rất nhiều trường ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo về CNTT có các chương trình đủ cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể học tại khoa CNTT của ĐH Bách Khoa Hà Nội và TP.HCM, ĐH KHTN Hà Nội và TP.HCM, SaigonCTT, Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech ở Hà Nội và TP.HCM…Ngành Công nghệ Thông tin "hút" thí sinhSau nhiều tháng có sự sụt giảm vào đầu năm, nhu cầu nhân lực ngành nghề CNTT - viễn thông - truyền thông trong những tháng cuối năm lại tăng cao (3.73%), so với tháng 11/2009 thì nhu cầu tuyển dụng ngành này trong tháng 12/2009 tăng 48.47%, chủ yếu tập trung vào lao động trình độ cao. Vì thế năm 2010, CNTT vẫn sẽ là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn. Cánh cửa rộng mởÔng Trần Anh Tuấn - Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết: "Khảo sát 27.000 DN thuộc các ngành nghề cho thấy, năm 2010, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm 7,75%". Không những thế, hiện hãng Boeing đang tìm đối tác tại Việt Nam với yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm, hãng máy tính IBM vào Việt Nam cũng cần tuyển dụng 2.000 kỹ sư….Những con số khảo sát trên và những đơn hàng tuyển dụng nhân lực, kỹ sư Công nghệ Thông tin (CNTT) từ các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam đã nói lên sức hút nhân lực của ngành này trong thời gian tới như thế nào. Tuy nhiên, thị trường nhân lực mới chỉ cung cấp được 1/3 nhu cầu. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, lượng nhân lực cho ngành CNTT đang thiếu hụt trầm trọng, tính đến năm 2015, con số này có thể lên đến 250.000 lao động, do vậy, ngành CNTT đang xếp đầu bảng về nhu cầu tuyển dụng nhân lực. [...]... kiến thức hội được trang bị một cách có hệ thống trong trường học, bạn sẽ có thể giải mã những hiện tượng hội đa dạng Bạn có thể tiếp tục làm nghiên cứu, làm giảng viên xã hội học tại các cơ sở đào tạo CĐ, ĐH, sau ĐH, hoặc về làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị - hội, thậm chí là cả trong những bộ phận liên quan đến quan hệ đối ngoại, quan hệ hội, quan hệ công chúng của các tổ chức... trong văn phòng Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm cán sự hội hay chuyên viên tư vấn trong các lĩnh vực: y tế, học đường, khu công nghiệp, CTXH với người già, trẻ em, với các nhóm dễ bị tổn thương… hoặc có thể tham gia các dự án hội của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ; giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ quan, trường, viện, hướng dẫn thực hành công tác hội tại thực địa cho cán bộ xã. .. bạn cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nhân viên phòng nhân sự, marketing, thiết kế quảng cáo, nghiên cứu thị trường); các cơ quan nhà nước, chính phủ, bộ, ngành, trong các bệnh viện… Phẩm chất cần thiết cho ngành học này là phải có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, hội; có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống hội hằng ngày; trung thực,... trợ cho các em Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, các trường bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học, học viện; các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục… Nơi đào tạo: các trường ĐH, CĐ, Trung học Sư phạm trong cả nước E KHỐI CÁC NGÀNH NGHỀ KHÁC... Nội và TP.HCM là nơi đào tạo ngành học mang tính quốc tế này Nhóm ngành Ngoại ngữ Đây là ngành khá "hút" thí sinh đăng ký học trong nhiều năm nay khi thi vào khối ngành khoa học hội Có 2 cách gọi khác nhau cho ngành này: đó là ngữ văn và tiếng Nhưng vấn đề là giữa chúng có sự thống nhất trong cách đào tạo hay không? Nếu các khoa học tiếng chỉ đơn thuần học để trang bị các kỹ năng nghe, nói, đọc,... thức hội của mình trên cơ sở gắn với thực tiễn Công việc này tạo cho bạn cơ hội lớn để tham gia vào các hoạt động gắn với sự phát triển hội, phát triển cộng đồng… Dù làm việc ở đâu, con mắt của nhà xã hội học cũng thường xuyên đem lại cho bạn nhiều bất ngờ khi "thám hiểm" hội xung quanh Trong nghề này, đòi hỏi không thể thiếu là những chuyến nghiên cứu dã ngoại, vì thế bạn sẽ có những cơ hội. .. trường Hiện nay, các công ty lớn, xí nghiệp thường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành này cho các vị trí tương đương Địa lý Dân số - hội: Đây là ngành học mang tính liên đới cao, liên quan đến vấn đề dân số, hội và chính sách hội đối với những vấn đề này Có thể nói, bất kỳ một địa phương, quốc gia nào cũng quan tâm đến vấn đề dân số - hội, chính vì thế mà sinh viên tốt nghiệp ngành này đa... chuyển: đào tạo kỹ sư chủ yếu phục vụ cho ngành máy xây dựng và các ngành công nghiệp có liên quan Điều kiện làm việc và cơ hội việc làm: những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước và các nước khác trên thế giới, trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế hội khác nhau như: Viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, TC dạy nghề; làm việc trong nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của... nước về thư viện hay trong các hệ thống thư viện khác nhau ở các tỉnh, thành phố, các cơ quan đoàn thể, các trường học, hoặc làm công tác văn thư lưu trữ ở các công ty lớn… Nơi đào tạo: ĐH KHXH&NV Hà Nội và TP.HCM, ĐH Văn hóa Hà Nội và TP.HCM, ĐH Dân Lập Đông Đô… Công tác hội Công tác hội (CTXH) có nhiều lĩnh vực: CTXH đối với sự phát triển của cộng đồng (giải quyết bền vững các vấn đề đói nghèo,... thuật Công nghệ còn bao gồm nhiều ngành khác như: Công nghệ hóa học, Lọc hóa dầu, Khoa học đất, Mỏ, Địa chất… C KHỐI NGÀNH Y DƯỢC Ngành Y Bác sĩ là một trong những nghề được hội đánh giá là nghề "cao cả” bởi tính chất đặc thù là cứu người Tuy nhiên muốn học ngành này, bạn phải có sức học khối B kha khá trở lên và thời gian học cũng khá dài (6 năm) so với đa số các ngành học khác (4 năm) Sau khi học . Các ngành nghề trong xã hộiA. KHỐI NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNHQuản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh (QTKD) là việc thực hiện các hành vi quản. trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Theo học ngành công nghệ cơ khí bạn có cơ hội chọn lựa một trong các

Ngày đăng: 23/01/2013, 10:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan