công nghệ sản xuất đồ hộp măng tây muối chua

53 2.4K 17
công nghệ sản xuất đồ hộp măng tây muối chua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM    TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP Đề tài: ĐỒ HỘP MĂNG TÂY MUỐI CHUA GVHD: ThS Nguyễn Thị Thanh Bình SVTH: ĐHTP6ALT Cáp Thị Thanh Huyền 10378431 Nguyễn Thị Kim Chung 10371261 Nguyễn Đức Cơ 10308331 Lưu Thị Thu Hiền 10332071 Lâm Hồng Điệp 10349501 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 3, năm 2012 Mục lục PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MĂNG TÂY VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY TRÊN THẾ GIỚI 2    !"#$%&'()*+ 2 PHẦN II: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY – QUY TRÌNH SẢN XUẤT MĂNG TÂY MUỐI CHUA ĐÓNG HỘP 25 ,- !-) &.)/* &0 12 3) &42 5$ 67#2 2 8/9:8/;2 +%<+%2 2 *=:=;2 +%+2 >2 :?@;2 +%0<2 A2 B:C;2 +++02 D/-EFG*H2 D2 I!J >I@K"H/L=M /-EFA> >I@KL*A> >I@KNAA >>I@K@#OAA >AI@KPQA0 3 KẾT LUẬN 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lời mở đầu Trong khi rong biển được mệnh danh là vua của các loại rau ở đại đương thì măng tây lại được xem là vua của các loài rau trên đất. Măng tây được con người biết đến đã từ rất lâu, xuất phát từ Châu Âu và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 nhưng gần đây mới được chú trọng và mở rộng phát triển. Măng tây nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người nên được người phương Tây rất ưa dùng. Tuy nhiên tại thị trường nội địa thì loại thực phẩm này chưa được phổ biến vì sản lượng trồng trọt còn rất ít dẫn đến giá thành sản phẩm ở mức khá cao không thích hợp với mức sống của người dân. Nên đa phần sản lượng măng tây làm ra đều được mang đi xuất khẩu. Nhưng để bảo quản măng tây được lâu trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ thì đòi hỏi phải có biện pháp xử lí để kéo dài thời gian bảo quản mà không làm tổn thất nhiều hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm. Và công nghệ chế biến đồ hộp chính là sự lựa chọn hoàn hảo để giải quyết những vấn đề này. Với sự phát triển kinh tế như hiện nay, công việc đã lấy đi khá nhiều thời gian của con người thì việc đi chợ mua thực phẩm tươi về nấu nướng để chuẩn bị cho một bữa ăn đầy đủ đã trở thành một vấn đề khá “xa xỉ”. Chính vì thế, nền công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn được lên ngôi giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn, lại ngon miệng, đẹp mắt, an toàn và vô cùng tiện lợi. Trong đó, các sản phẩm đồ hộp chiếm thị phần khá lớn và được ưa chuộng nhiều nhất bởi sự an toàn gần như tuyệt đối nhờ công nghệ được tối ưu hóa về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm măng tây cũng được đa dạng về mặt chủng loại như: sản phẩm đồ hộp muối chua, đồ hộp nước giải khát, đồ hộp ngâm giấm … tạo sự thú vị, hấp dẫn giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Để thêm hiểu về giá trị của măng tây nói chung và sản phẩm đồ hộp măng tây nói riêng nhằm cải biến chất lượng sản phẩm dựa trên những biến đổi trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng thương phẩm, phát triển hơn nữa ngành công nghiệp chế biến đồ hộp măng tây, mở rộng cánh cửa làm giàu cho người nông dân Việt Nam, đồng thời đưa loại thực phẩm đầy lợi ích này đến tay người tiêu dùng trong nước. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đồ hộp măng tây muối chua” để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Lời cảm ơn Để hoàn thành xong đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của các thành viên trong nhóm chúng tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các các tác giả sách, báo, các chủ website, diễn đàn, đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích, chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Thanh Bình đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình giúp chúng tôi hoàn thành bài báo cáo này. 2 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MĂNG TÂY VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Tìm hiểu chung về ngành công nghiệp đồ hộp măng tây 1.1.1 Cây măng tây? Cây măng tây (Asparagus officinalis), danh pháp khoa học Asparagales thuộc họ Thiên Môn đông là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm, bao gồm một số họ không thân gỗ. Măng tây là loại sống lâu năm, mọc thành khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng, mọc thẳng và cao khoảng 1 – 1,5m. Cành mảnh như sợi chỉ có màu xanh lục. Hoa măng tây nhỏ đơn tính có màu vàng lục. Quả măng tây mọng hình cầu, đỏ thẫm. Cành mảnh đẹp nên được sử dụng làm cành trang trí cắm xen kẽ vào lọ hoa hoặc cài trên ve áo càng tô thêm vẻ hài hòa, duyên dáng. Măng tây ở nước ta được trồng nhiều ở Yên Viên- Hà Nội hay ở huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh làm rau ăn, đặc biệt được sử dụng để chế biến các món ăn trong các ngày lễ, tết. Là loại cây phát sinh từ rễ, hễ vào xuân là mùa măng tây mọc và cho thu hái khi cây cao khoảng từ 10 – 15cm. Măng tây được coi như một loại rau cao cấp trong các loại rau, trên thị trường thế giới rất được ưa chuộng. Hiện nay, măng tây được tiêu thụ nhiều ở các nước Châu Âu và được bán độc quyền cho các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, các hãng hàng không, trung tâm dịch vụ ăn uống và tại các hộ gia đình có thu nhập cao ở các thành phố lớn và các đô thị khác. Măng tây có tiềm năng xuất khẩu tốt, được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường là một mặt hàng xuất khẩu quen thuộc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường nước ngoài. Nhiều dự án lớn phát triển cây măng tây nhằm cung cấp đủ lượng xuất khẩu như cầu đã được thực thi. Các dự án này được đặt trong tại các khu vực vùng núi tại các quốc gia có điều kiện khí hâu thích hợp cho cây măng tây phát triển. Sản phẩm đồ hộp măng tây có nhu cầu khá lớn trên thị trường thế giới vì trong vài năm qua đã chứng kiến như cầu tăng liên tục từ 7- 10% mỗi năm. Với sự phát triển của khoa học công nghệ gần đây tuân thủ theo quy định của FPO và PFA giúp cho việc rút ngắn thời gian trồng măng tây và cho thu hoạch chỉ trong một năm. 1.1.1.1 Phân loại khoa học - Giới (Kingdom): Plantae - Ngành (Division): Magnoliophyta ĐHTP6ALT Hình 1.1: Cấu tạo của cây măng tây 3 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình - Lớp (Class): Liliopsida - Bộ (Ordo): Asparagales Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong bộ Loa kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây). 1.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng bụi thân thảo, được trồng trong các vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 25 o C. Tuy nhiên, ngày nay, do tiến bộ trong việc chọn giống nên đã tạo được những dòng măng tây xanh, sinh trưởng và phát triển tốt trong những vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình trong năm cao. Bộ phận thu hoạch của măng tây là măng. Trước khi nhú khỏi mặt đất, măng có màu trắng, mềm, khi mọc cao lên chúng biến thành màu xanh và phát sinh cành, cây có thể cao từ 1,5 – 2 m. Măng tây là cây ưa sáng, chúng rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 – 7 là tốt nhất. Để có măng mềm, ngọt, cần phải cung cấp đủ nước và giữ ẩm cho cây, ẩm độ đất tốt nhất là từ 65 – 70%. Măng tây được trồng bằng hạt (chủ yếu là hạt lai F1). Thời gian gieo trồng, chăm sóc trong vườn ươm khoảng 2 – 3 tháng, khi cây cao được 25 – 30 cm đem trồng ở ruộng sản xuất. Sau khi trồng, nếu chăm sóc tốt, từ tháng thứ ba cây bắt đầu cho măng. Tại các vùng nhiệt đới không có mùa đông, cây sinh trưởng, phát triển quanh năm nên cho năng suất khá cao. Thời gian khai thác kinh tế kéo dài 10 – 15 năm. Mật độ trồng trung bình từ 20.000 – 22.000 cây/ha. Cây rất ít bị sâu bệnh, thường có 2 loại bệnh phổ biến như sau: bệnh chết cây do nấm Fusarium oxysporum và F. moniliforme và bệnh khô cành, sọc thân do nấm Puccinia Asparagi. ĐHTP6ALT Hình 1.2: Cây măng tây Hình 1.3: Mầm non của măng tây 4 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Măng tây được trồng nhiều trên vùng đất cát có chất lượng tốt, đầy đủ nước và điều kiện không khí mát mẻ. Nó được trồng trong các khu vực đồi núi và được coi là một loài thực vật lấy lá giàu khoáng chất và vitamin. Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20 0 C, thích hợp nhất để cây phát triển tốt là 24-25 0 C. Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30 0 C, tốt nhất là 23-24 0 C, măng tây chịu được rét, nhưng dưới 10 0 C măng ngừng sinh trưởng. Yêu cầu về đất: Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa ven sông. Măng tây có khả năng chịu hạn nhưng kém chịu úng. Vì vậy không nên trồng măng tây ở những chân đất thấp, khó thoát nước trong mùa mưa. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Nhưng ở độ cao 600- 900m so với mặt biển, măng cho năng suất cao hơn. 1.1.1.3 Các loại măng tây 1.1.1.3.1 Măng tây xanh: (Green Asparagus) Cây Măng tây xanh (Asparagus), tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây xanh để lấy Măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),… Ở nước ngoài, Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; họ còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.Thị trường nhập khẩu Măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan, Korea, Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,…) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượng ĐHTP6ALT Hình 1.4: Măng tây xanh 5 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới,hiện nay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Măng tây xanh, và ngày càng tăng lên rất nhiều. Năm 1988, một Việt kiều ở Ðức đã mang 600 gr giống cây Măng tây xanh Mary Washington (F1) của Hoa Kỳ về trồng ở Ðà Lạt. Nhưng khi cây Măng tây xanh vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi mơn mởn làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc ấy bị thất bại. Hiện nay, năm 2011 sau 23 năm cây Măng Tây Xanh được sự khuyến khích của các Hợp Tác Xã và của Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM nên được trồng thành công ở nhiều nơi của Việt Nam và giờ đây cây măng tây xanh đã trở về được với giá trị thật của nó đang và sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Việt Nam trong tương lai. 1.1.1.3.2 Măng tây trắng: (White Asparagus) Măng Tây Trắng trên Thế Giới từ lâu đã đuợc xem là một món ăn ngon, đặc biệt là ở Châu Âu, giá của Măng Tây Trắng gấp đôi Măng Tây Xanh. Măng Tây Trắng thực ra là một dạng của Măng Tây Xanh được trồng ở Úc. Sự khác nhau là măng tây trắng được trồng trong bóng tối. Khi Măng Tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầu tiên chúng sẽ chuyển sang hồng và sau đó là màu xanh quen thuộc. Lý do chính làm cho giá của măng tây trắng cao hơn nhiều so với giá của măng tây xanh là măng tây trắng có một nguồn cung hạn chế và các chi phí sản xuất cao. Măng tây trắng có chất lượng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, măng tây trắng cũng cho năng suất thu hoạch cao hơn so với măng tây xanh nên được các nhà sản xuất ưu ái đầu tư. Tuy nhiên kĩ thuật trồng măng tây trắng vì thế lại khó hơn nhiều so với măng tây xanh, nên ở Việt Nam hiện nay việc trồng măng tây trắng ĐHTP6ALT Hình 1.5: Măng tây trắng 6 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình chưa được phổ biến. Nhưng trong tương lai với những lợi ích to lớn mà loại cây này mang lại thì chúng tôi tin rằng việc phát triển nó là một điều dễ dàng. 1.1.1.3.3 Măng tây tím: (Purple Asparagus) Măng tây tím là một dạng khác của măng tây xanh và măng tây trắng. Màu tím của nó xuất phát từ mức độ cao của anthocyanin (chất chống oxy hóa mạnh) trong các đọt. Nó có hàm lượng chất xơ thấp hơn so với măng tây trắng và măng tây xanh, làm cho nó mềm hơn và toàn bộ đọt có thể ăn từ gốc cho đến ngọn. Măng tây tím ngọt ngào, đọt dày hơn so với măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím thường có ở Úc vào tháng 10 và giữa tháng 12. 1.1.1.4 Hàm lượng dinh dưỡng của măng tây Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của cây măng tây ĐHTP6ALT Hình 1.6: Măng tây tím [...]... măng tây xanh chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đồ hộp măng tây trắng thường xuất sang châu Âu Mức độ sản xuất không nên tăng, đây đã là một thị trường trưởng thành, nếu tăng trưởng về khối lượng sẽ tác động trực tiếp vào mức giá bán trên thị trường ĐHTP6ALT 24 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình 2 PHẦN II: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY – QUY TRÌNH SẢN XUẤT MĂNG TÂY MUỐI CHUA. .. đồ thể hiện sự phân bố sản lượng các loại măng tây tại một số thị trường lớn Hình 1.11: Biểu đồ thể hiện số lượng dạng sản phẩm măng tây được tại một số quốc gia tiêu thụ nhiều măng tây ĐHTP6ALT 12 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình 1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu đồ hộp măng tây ở một số nước trên thế giới Hình 1.12: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu măng tây của một số thị trường... dụng đồ hộp măng tây giảm xuống như một hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế • Mỹ ĐHTP6ALT 22 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Hình 1.27: Đồ thị thể hiện thị trường nhập khẩu chính đồ hộp măng tây của Mỹ Trên thị trường hầu như là đồ hộp măng tây xanh Tại các địa phương sản xuất đã giảm trong những năm gần đây và đã được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Peru chiếm 96% măng tây nhập... rãi hơn • Đức Nước này nhập khẩu đồ hộp mag8 tây theo xuất xứ của sản phẩm Hình 1.23: Biểu đồ thể hiện sản lượng nhập khẩu măng tây tại một số thị trường chính của Đức ĐHTP6ALT 17 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Hình 1.24: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng đồ hộp măng tây với các loại đồ hộp rau củ khác tại Đức Giá trị của thị trường rau quả đóng hộp là € 432,38 MM và khối lượng... thể hiện mức độ tiêu thụ đồ hộp măng tây so với các sản phẩm đồ hộp khác ở Pháp ĐHTP6ALT 20 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Hình 1.29: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tiêu thị các loại rau củ ở Pháp Hình 1.26: Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu thụ sản phẩm đồ hộp với các sản phẩm tươi qua các năm tại Pháp  Nhập khẩu: - Thị trường đã tăng 10% trong tiêu thụ măng tây đóng hộp từ năm 1998 và 2005... Bifidobacteria Ngoài ra măng tây còn được nghiên cứu và tinh chế ra thành nhiều loại thuốc, mỹ phẩm giúp con người phòng, điều trị một số bệnh và làm đẹp ĐHTP6ALT 9 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Hình 1.7: Một số sản phẩm từ măng tây 1.1.2 Ngành công nghiệp đồ hộp măng tây trong quá khứ, hiện tại và tương lai 1.1.2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới Hình đồ thể 1.8: Biểu hiện... Hình 1.13: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của việc xuất khẩu sản phẩm măng tây ở một số thị trường lớn • Trung Quốc Trung quốc là thị trường sản xuất măng tây lớn nhất trên thế giới Việc sản xuất măng tây bắt đầu ở phía nam (Phúc Kiến) là một hệ quả của việc giảm nhanh chóng các đồn điền ở Đài Loan để đầu tư cho cây trồng này Hình 1.14: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu đồ hộp măng tây tại một số... vận chuyển, tiêu thụ phải đảm bảo được 5 chỉ tiêu chất lượng trên 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất măng tây muối chua đóng Tiệt trùng hộp Măng tây 2.2.1 Quy công nghệ Làm sạch, cắt rễ Chần Làm nguội Bao gói – Dán nhãn Làm nguội Vào hộp - Rót dịch Bảo quản Bảo ôn 27 ĐHTP6ALT Bài khí – Ghép mí Sản phẩm Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình 2.2.2 Thuyết minh quy trình 2.2.2.1 Làm sạch -... doanh trong lĩnh vực đồ hộp măng tây Tuy nhiên Peru lại là nhà cung cấp lớn cho Mỹ và Pháp Chỉ với 5 Hình 1.15: Biểu đồ thể hiện sản lượng xuất khẩu đồ hộp măng tây tại một số thị trường của Peru công ty tập trung cho 100% sản xuất Sản xuất trồng trọt chỉ có kích thước trung bình và một vài các công ty lớn kinh doanh Nhưng việc sản xuất lại tiến hành quanh năm Và chất lượng được công nhận rất cao, tốt... On Board) và giámức độ tiêutrị trường đồ hộp với các sản phẩm tươi qua các năm tại Mỹ Hình 1.29: Biểu đồ thể hiện giá cả măng tây tại 3 thị trường xuất khẩu lớn ĐHTP6ALT 23 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình Hình 1.30: Biểu đồ thể hiện măng tây đóng hộp: Chuỗi giá trị cổ phần của giá bán lẻ 1.1.2.5 Tương lai của việc kinh doanh các sản phẩm măng tây và định hướng phát triển Cho đến . BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM    TIỂU LUẬN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP Đề tài: ĐỒ HỘP MĂNG TÂY MUỐI CHUA GVHD:. măng tây Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của cây măng tây ĐHTP6ALT Hình 1.6: Măng tây tím 7 Đồ hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình ĐHTP6ALT Các chất dinh dưỡng Đơn vị Măng tây. hộp măng tây muối chua GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình 1.1.2 Ngành công nghiệp đồ hộp măng tây trong quá khứ, hiện tại và tương lai 1.1.2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới Hình 1.8: Biểu đồ

Ngày đăng: 22/05/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MĂNG TÂY VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY TRÊN THẾ GIỚI­­­

    • 1.1 Tìm hiểu chung về ngành công nghiệp đồ hộp măng tây

      • 1.1.1 Cây măng tây?

        • 1.1.1.1 Phân loại khoa học

        • 1.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng

        • 1.1.1.3 Các loại măng tây

          • 1.1.1.3.1 Măng tây xanh: (Green Asparagus)

          • 1.1.1.3.2 Măng tây trắng: (White Asparagus)

          • 1.1.1.3.3 Măng tây tím: (Purple Asparagus)

          • 1.1.1.4 Hàm lượng dinh dưỡng của măng tây

          • 1.1.1.5 Măng tây có lợi ích cho sức khỏe

          • 1.1.2 Ngành công nghiệp đồ hộp măng tây trong quá khứ, hiện tại và tương lai

            • 1.1.2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới

            • 1.1.2.2 Tình hình xuất khẩu đồ hộp măng tây ở một số nước trên thế giới

            • 1.1.2.3 Tình hình nhập khẩu đồ hộp măng tây ở một số nước trên thế giới

            • 1.1.2.4 FOB (Free On Board) và giá bán trên trị trường

            • 1.1.2.5 Tương lai của việc kinh doanh các sản phẩm măng tây và định hướng phát triển

            • 2 PHẦN II: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP MĂNG TÂY – QUY TRÌNH SẢN XUẤT MĂNG TÂY MUỐI CHUA ĐÓNG HỘP

              • 2.1 Bảo quản và phân loại nguyên liệu măng tây sau thu hoạch

              • STT

              • Kim loại nặng

              • Mức cho phép mg/kg

              • 1

              • Asen (As)

              • 0,1- 0,2

              • 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan