Báo cáo đề tài nghiên cứu văn học Hàn Quốc - Sijo

32 3.4K 9
Báo cáo đề tài nghiên cứu văn học Hàn Quốc -  Sijo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sijo được xuất hiện vào cuối thời kì Koryo tức là vào khoảng cuối thế kỷ 14, nó được xem là một thể loại văn học đặc trưng của Hàn Quốc, và ngày nay nó đã trở nên phổ biến. Một trong những lý do khiến cho Sijo trở nên phổ biến là vì nó được viết bằng tiếng Hàn. Những bài hát truyền miệng trong đời sống tôn giáo của người dân Hàn Quốc đều gắn liền với các triều đại lịch sử của Trung Quốc. Sijo thường được xuất hiện trong những cuộc hội mặt, dân làng thường được nghe thôn trưởng kể về cuộc đời của ông ta như những huyền thoại cũng như những chiến tích của ông ta trong thời chiến tranh cũng như hòa bình. Câu chuyện kể sẽ được xen kẽ với các bài hát tạo nên niềm hân hoan, tinh thần thoải mái. Chính những cuộc trò chuyện như thế này đã tạo nên tính thơ ca cho nền thi thơ của Hàn Quốc. Do không muốn ảnh hưởng của ngôn ngữ Trung Quốc cho nên trong thời kì cuối Koryo Sijo chủ yếu được truyền miệng.

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG THƠ CỦA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm Sijo: Đây là phần khái quát đơn giản Sijo là gì? Có đặc trưng như thế nào và sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về Sijo. Sijo là một thể loại thơ truyền thống đặc trưng của Hàn Quốc, phát triển không ngừng từ cuối thời kì Koryo cho đến nay. Chính vì việc phát triển không ngừng của Sijo trong suốt năm trăm năm của vương triều Triều Tiên nên những bài Sijo được sáng tác ở thời Triều Tiên được gọi là Sijo cổ nhằm để phân biệt với những bài Sijo được sáng tác từ thời cận đại trở về sau. Về mặt hình thức toàn tác phẩm Sijo gồm có 3 dòng mỗi dòng có từ 14 đến 16 âm tiết. Tổng số âm tiết trong một bài Sijo từ 44 đến 46 âm tiết. Nội dung của Sijo: Vào đầu thời kì Choseon, Sijo được viết bởi tầng lớp Yangban và nội dung chủ yếu chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo , nhưng đến thời kì hậu Choseon thì được viết bởi tầng lớp bình dân nội dung chủ yếu là những tác phẩm về niềm vui và nỗi buồn của tầng lớp bình dân. 2. Nguồn gốc và bối cảnh xuất hiện của Sijo: Sijo được xuất hiện vào cuối thời kì Koryo tức là vào khoảng cuối thế kỷ 14, nó được xem là một thể loại văn học đặc trưng của Hàn Quốc, và ngày nay nó đã trở nên phổ biến. Một trong những lý do khiến cho Sijo trở nên phổ biến là vì nó được viết bằng tiếng Hàn. Những bài hát truyền miệng trong đời sống tôn giáo của người dân Hàn Quốc đều gắn liền với các triều đại lịch sử của Trung Quốc. Sijo thường được xuất hiện trong những cuộc hội mặt, dân làng thường được nghe thôn trưởng kể về cuộc đời của ông ta như những huyền thoại cũng như những chiến tích của ông ta trong thời chiến tranh cũng như hòa bình. Câu chuyện kể sẽ được xen kẽ với các bài hát tạo nên niềm hân hoan, tinh thần thoải mái. Chính những cuộc trò chuyện như thế này đã tạo nên tính thơ ca cho nền thi thơ của Hàn Quốc. Do không muốn ảnh hưởng của ngôn ngữ Trung Quốc cho nên trong thời kì cuối Koryo Sijo chủ yếu được truyền miệng. ( giữa thế kỉ 15 mới phát minh ra hangul). Mãi cho đến những năm 20 của thập niên 90, hai từ sijo mới trở nên phổ biến, khi nó được sử dụng như “tiêu đề” cho những tuyển tập thơ của các nhà thơ. Sijo được viết dựa trên 2 đặc tính, thứ nhất là về “ thời gian ” và thứ hai là về “ lời bài hát ”. Trước những năm 20 của thập niên 90, cụm từ tan-ga ( những bài hát ngắn ) đã được sử dụng để chỉ những bài thơ, và sijo đã được sử dụng trong những bài hát vào thời đó. Nhưng thực tế cuối cùng cụm từ sijo bao hàm luôn cả hai ý nghĩa của thơ và nhạc. Mặc dù, gốc của sijo dành cho việc hát, thế nhưng tính âm nhạc trong sijo không phải là nhu cầu của những người thưởng thức âm nhạc. Tiếng hát sijo là môn nghệ thuật xa xỉ chỉ dành riêng cho tầng lớp quan lại trong xã hội, nhưng nó không có nghĩa là những tầng lớp khác không thể quen thuộc với những ngôn từ hiện tại ( ví dụ như nhạc opera thì dành cho tầng lớp cao, còn những bài hát đơn giản chỉ có ngữ điệu mà không có phối nhạc thì dành cho tầng lớp bình dân ). Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc của sijo. Trong đó, có 3 giả thiết lớn: • Thứ nhất: có giả thiết cho rằng Sijo đã chịu ảnh hưởng từ thơ chữ Hán, mọt thể loại văn học Trung Quốc, nhưng đã được du nhập vào Hàn Quốc. để chứng minh cho giả thiết này, người ta đã cố gắng chứng minh Sijo giống với loại hình tuyệt cú của Trung Quốc. Thế nhưng, thực tế có một số đáng kể thơ chữ Hán được đổi sang hình thức sijo. • Thứ hai: cũng có giả thiết cho rằng sijo bắt nguồn từ hyang-ga căn cứ vào ý nghĩa của của lời “tam cú lục danh” giải thích cho hyang- ga tương thong với hình thức “tam chương lục cú” của sijo. • Thứ ba: cũng có ý kiến quan tâm đến tính đoản hình của sijo đã cho rằng hình thức sijo có 3 dòng được hình thành từ việc thêm một dòng lời bài hát vào dân ca ngắn có hình thức hai dòng. Giả thiết cho rằng sijo bắt nguồn từ thơ chữ Hán không thể giải thích sự khác biệt giữa cấu trúc tam đoạn của sijo với cấn trúc tứ đoạn của thơ chữ Hán. Còn thuyết cho rằng sijo bắt nguồn từ hyang-ga lại không thuyết phục ở chỗ cấu trúc của sijo không phù hợp với thực trạng của lời bài hát của hyang-ga có hình thức mười dòng. Còn đối với thuyết bắt nguồn từ dân ca lại có nhược điểm là không giải thích được quá trình thêm một dòng vào loại hình dân ca hai dòng và cũng không giải thích được sự khác biệt về giai tầng âm nhạc của hai thể loại này. Chính vì thế, vấn đề nguồn gốc của sijo đến nay vẫn chưa được giải quyết minh xác. 3. Thi luật và phân loại Sijo 3.1 Thi luật Cho đến ngày nay vẫn không thể phân tích được nguyên thể đầu tiên của Sijo một cách rõ ràng .Các nhà nghiên cứu cho rằng Sijo chính là kết quả từ sự phát triển của dân ca cổ hoặc hyaangga vào cuối thời Silla. Tuy nhiên , một điều rõ ràng là Sijo dấu vết từ các bài dân ca cổ. thể loại dân ca cổ Hàn Quốc thường có hai câu, mỗi câu có bốn nhịp, 1 nhịp có 3,4 hoặc 5 âm tiết (âm đơn) . Trong khi đó, Sijo cũng có 3 dòng, mỗi dòng có cùng số nhịp như dân ca cổ, dòng cuối cùng bao gồm cả câu chuyển tiếp và kết đoạn. đặc tính của Sijo trong câu cuối là nâng bài thơ lên một mức xúc cảm cao hơn. Như vậy thể thơ Sijo được soạn với bố cục gồm ba dòng ,mỗi dòng 4 nhịp thơ, mỗi nhịp bao gồm chủ yếu 3 hay 4 âm tiết. . Riêng nhịp 1 của câu 3 luôn có 3 âm tiết, các nhịp sau có thể có tới 5 âm tiết. Bài thơ Sijo có một bố cục tương tự như các thể thơ Trung Quốc: khởi đầu, trình bày, chuyển tiếp và kết luận. Dòng 1: khởi đầu, nêu ra vấn đề, tương ứng với “khai” Dòng 2: trình bày, triển khai ý, tương ứng với “thừa” Dòng 3: Nhịp 1 của dòng cuối tương ứng với chuyển tiếp “chuyển”, 3 nhịp còn lại là kết luận “hợp”, một kết luận mạnh mẽ với sự ngạc nhiên (xoắn) ở, để giải quyết các căng thẳng hoặc câu hỏi được nêu ra ở những dòng khác và đó là một kết thúc đáng nhớ. Tiết nhịp đầu tiên gộp ý tưởng của cả bài thơ lại rồi sang tiết nhịp thứ hai, đẩy ý thơ lên thành cao trào, sau đó hạ dần cug bậc. ở dòng thơ cuối này, ý tưởng của thơ được hoàn tất một cách chặt chẽ. THÂN NÀY NẾU CHẾT (Seong Sang Mun) 이 몸이 죽어 가서 무엇이 될고 하니 봉래산 제일봉에 낙락장송 되었다가 백설이 만건곤할 제 독야청청 하리라. DỊCH THƠ - Một ngày ta ra đi Thì thân này sao nhỉ ? - Thành cây thông vĩ đại Trên đỉnh núi Bông- rê Khi thế gian tuyết đầy Một mình ta đứng đấy ! Ví dụ như đoạn thơ trên, dòng 1 gồm có 3 nhịp: “이 몸이”- “죽어 가서”-“ 무엇이”- “될고 하니”, tương tự dòng 2 và dòng 3 đều có 4 nhịp, trong mỗi nhịp có 3 hoặc 4 âm tiết, riêng ở nhịp đầu tiên của dòng thứ ba bắt buộc là 3 âm tiết.Thường cuối dòng 3 có các âm như “리라” là những âm cảm thán của bài thơ. Chúng ta có thể thấy rõ cấu trúc của bài thơ Sijo cũng tương tự với bố cục “khai, thừa, chuyển, hợp” của thơ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ tứ tuyệt. Thế nhưng khi giải thích hình thức của Sijo trên quan điểm phải có hai nhịp hợp lại mới tạo thành lời có nghĩa, người ta gọi điều này là cú, nên cũng có thể giải thích rằng Sijo là hình thức “tam chương lục cú”. Một điều đáng chú ý và rất riêng ởthơ Sijo là ở dòng cuối cùng thường có các từ cảm thán như: “a…, …ơi, thay…, hãy…, ư…!” hoặc dạng câu hỏi tu từ như: “…chăng, …sao”. Mỗi nhịp của Sijo, tất nhiên cũng bao gồm ngoại lệ 2 thay vì 3, 3 thay vì 4 âm tiết. tổng số âm tiết của một nhịp đôi khi có thể thay đổi nhưng tổng số nhịp của một câu luôn cố định, chỉ có một số rất ít trường hợp trong một câu có 3 thay vì 4 nhịp. tuy nhiên câu 3 nhịp ít hơn nhiều so với câu 4 nhịp. Bằng bố cục và kết cấu thơ ngắn, người Hàn Quốc coi đó là biểu hiện cho mỹ học tập trung của họ Đặc biệt khi bài Sijo được kết hợp cùng với nhạc thì câu thứ 3 có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. khi hát, nhịp thơ dài từ 3 đến 4 âm tiết phù hợp với chiều dài âm giọng của người Hàn Quốc. Cũng giống như thơ haiku của Nhật Bản, sijo có thể sử dụng lối chơi chữ, ám chỉ và chơi từ tương tự. tuy nhiên, Sijo có thể sử dụng phép ẩn dụ và ngôn ngữ tượng trưng khác một cách cởi mở hơn. Núi Lam là tim tôi nước xanh là tình người Núi Lam nào biến đổi nước xanh thì cứ trôi Vẫn còn thương nhớ núi nên nước lại quy hồi (Nhật Chiêu dịch) Hình tượng thiên nhiên không chỉ được sử dụng như là phép ẩn dụ cảm xúc của người nói mà chính bản thân thiên nhiên còn được nhân cách hoá và ngụ ý để xây dựng nên nhiều tầng nghĩa, từ loại biểu tượng này nổi lên một cảm xúc nhất quán. Ở đây phép ẩn dụ còn pha tính triết lý và cả ngụ ý tôn giáo. Một tính năng quan trọng ở đầu dòng cuối cùng là sự biến đổi: là một bất ngờ về ý nghĩa, âm thanh, giai điệu hay kỹ thuật khác. Nó có thể được chủ quan và cá nhân, và nó thường xuyên biến đổi sâu sắc, dí dỏm hoặc phương ngôn. Từ thế kỷ 18, có một khuynh hướng thay đổi thể thơ Sijo theo hình thức dài hơn, nhưng chỉ làm thay đổi chiều dài của một câu , chiều dài một bài thơ 3 câu vẫn không thay đổi. Có hai hình thức: sijo dạng trung và sijo dạng dài (sijo cũ được gọi là sijo ngắn). Sijo trung có sáu nhịp trong một câu, còn Sijo dài thì có tám nhịp trong một câu. Mặc dù có vẻ đơn giản, loại thơ này vẫn đạt được những hiệu quả thẩm mỹ trọn vẹn. Có lẽ chính vì thế mà sijo được cả giới bình dân lẫn giai cấp yangban ưa thích. Với một mức độ nhất định, sijo cũng có chút ảnh hưởng của thơ ca phương Tây, nhưng chỉ là ảnh hưởng về nội dung nhưng bố cục, cấu trúc câu thơ vẫn tuân theo một cấu trúc cổ điển, mang nét riêng biệt mà lịch sử để lại. Trong vườn hoa muôn màu, bướm trắng Bao giờ cũng bay từng đôi. Bên bờ sông thùy dương im lặng Bao giờ cũng đứng từng đôi. Trên đời này trừ tôi ra, tất cả Bao giờ cũng sống từng đôi. 3.2 Phân loại Sijo được phân loại theo dạng văn học, đặc điểm âm nhạc, kiểu vùng miền. a. Sự phân loại văn học @ Pyeong sijo ( 평시조 ): Loại Sijo ngắn, bao gồm ba dòng với khoảng 45 âm tiết, được hình thành từ đầu triều đại nhà Yi, gắn liền với sự bắt đầu nhiệm sở của các quan chức trong triều đình mới. @ Eot sijo (엇 시조): thơ sijo dạng trung, có một trong ba dòng được mờ rộng thêm, @ Saseol sijo (사설 시조 ): sijo dài, có 2 hoặc thậm chí là 3dòng đều mở rộng. Sasoel sijo là sự kế thừa của sijo ngắn về nội dung và bố cục. Sasoel sijo được tổng hợp từ các dạng dân ca của các tầng lớp cấp thấp trong xã hội, gần gũi với thực tế và cuộc sống hơn, có một cảm xúc và bố cục rất tự do, tuy vẫn phải chấp nhận một số nguyên tắc cố định của sijo ngắn. Eot sijo và sasoel xuất hiện muộn hơn, đánh dấu mối wan tâm của đông đảo tầng lớp dưới của xã hội, lưu hành rộng rãi vào cuối thời Choson. b. Phân loại theo sự phổ nhạc. Sijo không chỉ là một thể thơ mà còn được phổ nhạc để hát, mà trước tiên là phục vụ cho tầng lớp nho sỹ. Vào đầu thời kỳ Choson, cách hát Sijo bị hạn chế theo cách hát xướng của ca khúc nhưng đến cuối thời Choson, hát xướng Sijo được lưu hành rộng rãi với lối hát xướng giản dị, nhẹ nhàng không có nhạc đệm. vì thế, tầng lớp sáng tác và thưởng thức Sijo tăng lên nhanh chóng. Sijo tuy xuất phát từ thể loại thơ của tầng lớp nho sĩ nhưng đã phát triển và trở thành thể loại mà mọi tầng lớp đều có thể thưởng thức. Đầu tiên là “pyeong sijo” mượn thể thơ sijo ngắn như là nguyên văn (lời) của bản nhạc, và được hát ở quãng âm giữa. Thứ hai là “jireum sijo” , cũng mượn thể thơ ngắn của sijo, bắt đầu bằng một quãng âm cao ở khúc nhạc đầu, chuyển thành một quãng âm vừa ở khúc thứ hai. “Saseol sijo” lấy thể thơ sijo kể chuyện dài làm nguyên bản (lời bài hát) và có thể sử dụng đa dạng các loại quãng âm. Cũng có nhiều sự biến tấu từ ba loại này của sijo, ví dụ như “saseol jireum sijo” và “jireum sijo” cho phụ nữ (jeojang jireum sijo). c. Sijo được phân loại theo kiểu vùng miền Sijo phong cách soeul và Gyeonggi (gyeonggi sijo) từ vùng trung tâm và sijo phong cách địa phương (hyangjje sijo) từ những miền khác. Phần sau có thể được chia thành “wanjje sijo” từ tỉnh Jeolla, “yeongjje sijo” từ tỉnh Gyeongsang và “naepojje sijo” từ tỉnh Chungcheong. Những bài Sijo từ vùng trung tâm có loại phát âm được phát triển khá sớm nên nó cũng có một chuỗi biến tấu rộng lớn. trong khi đó, những bài sijo địa phương khác thì bao gồm hầu như là loại sijo kể chuyện và đều đặn. MỘT SỐ BÀI THƠ SIJÔ Tình yêu tôi là dòng sông như nước hoài trôi vô tận Tình tôi bao la che phủ Chín mươi dặm cõi hồng trần Em ơi tình tôi trao em sẽ chẳng bao giờ khô cạn (Khuyết danh) Tôi gom hết tình tôi cuộn đầy vào bọc lớn Quàng lên lưng chú ngựa căng sức trai tung hoành Tuấn mã ơi chạy nhanh đến người tôi yêu dấu (Khuyết danh) Có lẽ tôi bỏ cuộc thôi bởi nhớ em mà chẳng thấy Sự mềm yếu của tôi ơi đớn đau làm tan tâm huyết Người yêu tôi ơi có biết nỗi niềm giăng kín trong tôi? Yi Ineng (1832 - 1895) Tên tuổi của các nhà thơ: Lý Hoảng/ Yo Hwang (1501-1570), Lý Nhĩ/ Yi I (1536-1584), Phác Nhân Lão/ Pak Il-lo (1561-1643), Thân Khâm/ Sin Hum (1566- 1628), và nhất là nữ sĩ Hoàng Chân Y/ Hwang Chin Y(1506-1544) và nhà thơ Doãn Thiện Đạo/ Yun Son-do (1587-1671), hai thi sĩ đã đưa thể thơ này lên đến đỉnh cao. 4. Vấn đề tư tưởng của thơ Sijo : - Sijo (những điệu hát hiện hành) tiêu biểu cho thơ ca thời kỳ Joseon. Thể thơ này được hình thành vào cuối thời kỳ Goryeo, nhưng nó phát triển mạnh dưới hệ tư tưởng chủ đạo mới của thời Joseon thành bài ca Đạo tân Khổng. - Đội ngũ sáng tác chủ yếu của thơ sijo là tầng lớp nho sĩ ở cung đình. Những thi sĩ này sáng tác phần lớn là theo thể thơ chữ Hán, nhưng do thơ này chỉ ngâm vịnh mà không hát được cho nên họ đã thông qua sijo để thoả mãn nhu cầu ca hát của mình. - Vì thế, cuối thời Koryo và đặc biệt thời Choson, bên cạnh các thể thơ khác, sijo là một thể loại mà các nho sĩ thường sáng tác và thưởng thức. Đến cuối thời Choson, việc hát xướng được mở rộng, do đó thể loại sijo càng được lưu hành rộng rãi, tầng lớp sáng tác và thưởng thức tăng lên nhanh chóng và mở rộng ra các thành phần xã hội khác. Như vây, tuy xuất phát từ thơ ca của tầng lớp nho sĩ, nhưng trong quá trình phát triển về sau này, sijo đã trở thành một thể loại thơ mang tính đặc sắc của dân tộc Hàn Quốc được đông đảo người sáng tác và thưởng thức. Thơ sijo đã thoát ra khỏi chốn cung đình chật hẹp gắn với tầng lớp quý tộc và đến với quần chúng nhân dân đủ mọi tầng lớp trong xã hội. - Thơ sijo nhằm chuyển tải tư tưởng Nho giáo mà trọng tâm là lý học của tầng lớp nho sĩ Hàn Quốc đương thời, đặc biệt là thời đại Choson. Tính nhạc và chất trữ tình của sijo lúc bấy giờ được các triều đình phong kiến sử dụng như một phương tiện để chuyển tải tư tưởng Đạo Khổng và các tư tưởng triết học khác. Vì thế, trong thơ sijo nổi bật là lòng trung thành và đạo đức Nho gia của bậc quân tử. - Các bài sijo đều mang tinh thần Nho giáo, nội dung chính của một bài sijo thường là sự trình bày của giáo lý Khổng tử hơn là sự trình bày của cảm xúc cá nhân. Các tác phấm sijo đầu đàn của các thi sĩ tiền bối như Maeng Sa- seung, Lee Hyeon-bo, Lee Lee và Lee Hwang đều mang nặng tính Nho giáo. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn này, giáo lý Khổng tử là đối tượng chính, là nguồn cảm hứng chính của sijo. Từ đây, có thể kết luận rằng thơ ca sijo qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử, đã lấy các tư tưởng và tình cảm của lịch sử làm chủ đề chính để tự hoàn [...]... thơ sijo phần lớn diễn đạt các tư tưởng Nho giáo hoặc một số ít cảm xúc thiên nhiên Mặt khác cũng có một nhóm các thi sĩ đi ngược lại cới khuynh hướng đương thời, để mô tả hình ảnh thực tế của tình cảm và nhân cách cuộc sống cũng như con người Cơ sở ý niệm của sijo và Đạo trong những bài ca về sông Hồ: Sijo do tầng lớp nho sĩ làm ra nên cơ sở mỹ học của Sijo là lý học học là một phần Nho học, nghiên. .. dấu vết những tài liệu còn lưu truyền lại, vào giai đoạn sụp đổ của đế chế Koryo, thơ văn lại rất hưng thịnh ở triều đình nhà Lee Tất cả những hình thức thơ từ các khúc nhạc đồng quê đến các bài thơ ca ngợi lòng trung thành yêu nước, tất cả đều khác so với sijo về những bố cục ngữ pháp, nhưng lại đều giống nhau ở một điểm: tư tưởng Nho giáo Từ đây có một thực tế lịch sử là những bài sijo thường do... thẳng thừng, thô mộc mà trau chuốt và tao nhã rất đáng gọi là thơ Yi Sun-Sin Vào thế kỷ thứ 16 từ thời đại của vua Chung Jong (Trung Tông), các nhà thơ bác học bắt đầu tham gia vào các hoạt động trên văn đàn Có hai nhà tân Nho học nổi tiếng là Yi Hwang (Lý Hoáng: 1501 - 1571) và Yi I (Lý Nhị: 1536 - 1584) đã sáng tác ra một chùm thơ Sijo mà trong đó họ đã thể hiện được những cảm quan tinh tế của mình... những nhà thơ Trung Quốc như Đào Tiềm (365 427), Lý Bạch (70 1-7 62), Đỗ Phủ (71 3-7 70) và những nhà thơ đời Tống Các đề tài này có lẽ đều mang tính ước lệ nhưng cách làm và thủ pháp lại khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi nhà thơ Bậc thầy của thể loại thơ Sijo vào thế kỷ 17 hiển nhiên là Yun Son Do (Duẫn Thiện Đạo: 158 7-1 671), một nhà thơ tài năng và sáng tạo thuộc vào loại bậc nhất trong các nhà thơ Triều Tiên Những...         (http://blog.naver.com/PostView.nhn?blogId=wingjind&logNo=90103560652) 1.  -       -chết đi- sống lại chết đi cả trăm lần 2  -         3 () -             4 () -       5   -     Thay đổi, biến chuyển Câu này trong một đọan thơ hiện đại dịch là “xin một lòng hướng về người... tịnh tiến trong bài thơ để nói về lòng chung thành mãi không đổi Chết-> sống lạị rồi lại chết đi cả trăm lần-> đến khi xương trắng-> đến nỗi xương trắng tan thành tro bụi ( không thể hồi sinh được theo như quan niệm của Phật giáo )-> thậm chí linh hồn có tan biến thì vẫn mãi một lòng hướng về đức vua của mình Đuôi câu “()” hỏi ý kiến của người nghe về hành động của mình Nó tương tự như loại câu hỏi... Ch’on - ta’ek (Kim Thiên Trạch) và Kim Su Jang (Kim Thọ Tường) đặc biệt chú ý không chỉ là thơ Sijo mà cả âm nhạc thời đại Họ nhấn mạnh đến nhạc tính của thơ Sijo, sáng tác cả ca từ đến giai điệu, họ hát lên những tác phẩm của mình có nhạc đệm trước đông đảo khán giả Hai nhà thơ nổi lên vào cuối thế kỷ 19 là Pak Hyo-gwan (Phác Hiếu Khoan) và An Min-yong (An Mai Anh) có vị trí nổi bật trong lịch sử thơ Sijo, ... những tác phẩm của họ vừa mang tính học thức vừa đầy giáo huấn, khắc sâu lời dạy của thánh nhân thời thượng cổ lại vừa mị cảm và mơ mộng viễn vông khi hát về non xanh, nước biếc Những bài thơ bác học này đã tác động đến học giới không phải là ít Những bài thơ Sijo của các nhà thơ này cùng với cách mà họ sử dụng thể thơ Sijo thay vì các vần luật cổ điển của thơ Trung Quốc đã khuyến khích các nho sinh... nhận trong thơ ca sijo sijo không phải sáng tác để miêu tả cảm xúc bởi thể giới của các tư tưởng Nho giáo là thế giới đạo đức phi cảm xúc Chính vì vậy tư tưởng và hình ảnh mà sijo phản ánh thường không mang tính thực tế mà chưa nhiều ảo vọng Do đó tư tưởng chính của các nhà thơ sijo là “ đạo đức – chính yếu, tình cảm- thứ yếu” Đó cũng là con đường suy nghĩ và sáng tác của thi sĩ sijo thời trước Điều... Sự hoàn hảo của thơ Sijo đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 17 và 18 Các nhà thơ bác học lại một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá thể thơ này đến gần với công chúng Khi các học giả tham dự vào, thơ của họ vừa “lãng mạn” lại mang đầy tính triết lý Họ nghỉ ngơi dưới những khóm trúc, cảm nhận được sự hài hoà tuyệt vời của thế giới và sự huyền bí của tạo vật Các đề tài của họ thường mang . BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THỐNG THƠ CỦA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm Sijo: Đây là phần khái quát đơn giản Sijo là gì?. những âm cảm thán của bài thơ. Chúng ta có thể thấy rõ cấu trúc của bài thơ Sijo cũng tương tự với bố cục “khai, thừa, chuyển, hợp” của thơ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ tứ tuyệt thi sĩ đã đưa thể thơ này lên đến đỉnh cao. 4. Vấn đề tư tưởng của thơ Sijo : - Sijo (những điệu hát hiện hành) tiêu biểu cho thơ ca thời kỳ Joseon. Thể thơ này được hình thành vào cuối thời

Ngày đăng: 21/05/2014, 22:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan